*
Nhật Ký









*
Happy Birthday To U
Mừng Richie đầy tuổi tôi!
5.7.2007
Richie @ Canada Day, July 1st 2007

Dọn
 Kẻ nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái nghe kẻ ở nhà, sống cuộc đời lương thiện của mình, và rành rẽ chuyện xóm làng cùng phong tục địa phương.
 "When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions. W. Benjamin: Người kể chuyện
NHT, trước khi viết tiểu thuyết ba xu, đã từng làm kẻ ở nhà này...
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
Của Bọ và Người
*
Phan Nhật Nam cũng là một người tù "kiệt xuất". Nhưng, là một nhà văn, ông khác ông kia [NHL], và về mặt khác này, ông giống Solzhenitsyn, theo nghĩa, cũng thất bại như ông Solz, khi tự ban cho mình, hoặc tin rằng, Ông Trời ban cho mình, thiên chức, độc nhất vô nhị, một mình một ngựa theo đuổi cuộc chiến chống Cái Đại Ác, Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải thứ thường, mà là thứ độc nhất, dữ nhất: Chủ Nghĩa Cộng Sản "made in North Viet Nam", con virus ghê gớm, cội nguồn phát sinh con bọ VC đương thời, hiện đại, và có thể, biết đâu đấy, hậu hiện đại!
Cá rô cây
*
Baal
Vào mùa hè năm 1862, Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa Hè, Winter Notes on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông, viết ra những điều thê thảm, dữ dằn đến như thế - như là Dos. viết - về thủ đô của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn về mặt đạo đức của Dos. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông. Nghèo đói khủng khiếp, lao động nặng nhọc, tệ nạn say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành niên, chứng tỏ một điều, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh nhân dân của họ, cho ông Thần Tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố đó, Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó, tức chủ nghĩa Cộng Sản, máu đến như thế, hận thù đằng đằng đến như thế!
Milosz's ABC's
Đọc những gì Dos phán về London, cứ nghĩ, ông phán về... Hà Nội, về Đất Bắc.
Không tin? Đọc Ác Mộng lắc, Gạ Tình Lấy Điểm, Quỉ Râu Xanh LQD, Ba Người Khác..

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Không phải tự nhiên, mà Rubashov, nhân vật của Koestler trong Đêm giữa Ngọ, Darkness at Noon, bằng lòng thú tội trước bàn thờ, chấp nhận đủ thứ tội ác mà Đảng và Nhà nước phịa ra cho ông, bằng lòng thú tội trước tòa án nhân dân, chấp nhận tử vì đạo, Đạo Cộng Sản, cái chuyện, một ông nhà văn bi giờ, [HKP, xem talawas], đọc nhật ký của đám Nhân Văn Giai Phẩm, cảm thấy bị tình phụ, ấy là vì, cho đến bi giờ, nhân loại cũng chưa "vươn tới tầm, chưa đủ chín", chưa đồng thuận, chưa chịu giao lưu hòa giải, để mà hiểu thấu đáo, thảm họa lớn lao, là thảm họa VC trên toàn thế giới, tức Cơn Kinh Hoàng, Cuộc Khủng Bố của Stalin, như Aileen Kelly chỉ ra, trong bài viết nêu trên, cho dù càng ngày càng có thêm hồ sơ, chứng liệu.
[... that despite the prodigious increase in documentation on the mentalities and motives of those who implemented or colluded with Stalin's Terror, we are still far from a consensus on the lessons to be drawn from that great historical catastrophe.].
Cái câu nói, cái nước ta, cái xứ sở ta, nó vốn như vậy, của me-xừ HNH, có một ý nghĩa sâu thẳm hơn nhiều.


Kinh Cầu
Những kẻ độc ác không có những bài ca. Người Nga lấy ở đâu ra những bài ca?
F. Nietzsche: Hoàng hôn của những thần tượng.
Andrei Makine trích dẫn, ở đầu cuốn Kinh Cầu Hồn Cho Phương Đông.
Nhật Ký

    Fiction does not reproduce life; it denies it, putting in its place a conjuring trick that pretends to replace it. But, in a way that is difficult to establish, fiction also completes life, adding to human experience something that men do not meet in their real lives, but only in those imaginary lives that they live vicariously, through fiction.
    The irrational depths that are also part of life are beginning to reveal their secrets and, thanks to men like Freud, Jung or Bataille, we are beginning to know the way (which is very difficult to detect) that they influence human behaviour...

    Giả tưởng không tái sản xuất cuộc đời, nó chối từ cuộc đời, và, đặt ở đó, một trò ảo thuật, [một trò mà con mắt, như Sartre đã từng chê Sartoris của Faulkner], giả như là cuộc đời. Nhưng, bằng một cách nào đó, thật khó xác định, giả tưởng cũng hoàn tất cuộc đời, bằng cách thêm vào kinh nghiệm con người, một điều gì con người chưa từng gặp, trong đời thực của họ, và nhờ giả tưởng, mà họ được nếm mùi vị của nó.
    Những vùng sâu phi lý, ngoại lý, cũng là một phần của cuộc đời, nhờ những người như Freud, Jung, hay Bataille bắt đầu lộ ra, và chúng ta bắt đầu hiểu, cung cách, đường hướng [thật khó tách bạch hẳn ra được], chúng ảnh hưởng lên cách ứng xử của con người.

Gấu, nhà văn
"Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được", một thằng cu Gấu, đã từng ăn cắp khoai lang ở đồng làng Thanh Trì, Quốc Oai, Sơn Tây, lại có ngày... trở thành... Gấu, nhà văn.
*
Bữa đó, vừa gặp, em tủm tìm cười, nhe chiếc răng khểnh thật là tuyệt vời, nói:
-Hôm qua anh với anh V. đi lên xóm phải không?
Gấu mặt nghệt ra, không biết nói năng ra làm sao. Em nói tiếp:
-Ông cụ nói, gặp hai người, mới sáng sớm từ trên đó về!
Mãi sau này, sao bao nước chẩy qua cầu, sắp xuống lỗ, Gấu mới ngộ ra câu của em, hồi đó:
-Thứ tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ 'amour platonique' mà anh nói đó cũng làm Hương sợ.
Gấu nhà văn
*
Bác Hồ, đưa em đi Sở Thú, hậu thế có một em nhà báo, ngu ngơ dại khờ, khui ra, thế là em mất job, may mà không đi tù.
Sao bằng thằng cu Gấu được!
*
Đúng ra, phải nói, "đào trộm" khoai lang, chỉ một củ, rồi sẵn nước ruộng kế bên, rửa sạch bóc. Mùi vị củ khoai, lạ làm sao, phải mãi đến sau này, khi, đầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua, nơi Củ Chi Thành Đồng Cách Mạng, vớ được một chú tép, bỏ vô miệng, và vị ngọt tươi của chú tép nhảy tanh tách giữa những cơn đói làm bật ra vị tươi ngọt của củ khoai lang ngày nào.
Nói rộng ra một chút, chỉ đến khi được nhà nước mới cho đi học tập cải tạo, thì Gấu mới lại được hưởng thêm một lần nữa, hoặc nhớ ra được, mùi vị, của củ khoai lang đào trộm, của con ốc nhồi nằm dưới một cánh bèo nơi ao làng Thanh Trì ngày  xưa.
Cám ơn Cách Mạng một phát!
*
Câu chuyện Gấu, nhờ ơn Cách Mạng, được đi học tập cải tạo, được hưởng lần thứ nhì, hương vị lần đầu, thực phẩm trần gian, Gấu được nghe ông nhạc sĩ kiêm luật sư KDT kể, một câu chuyện tương tự.
Thú vị nhất, là, ông kể cho Gấu nghe, lần ông, tuy không phải dân trong làng, đi cùng một hai người bạn, [trong có nữ sĩ TD, văn sĩ NĐT, đều không phải trong làng, Gấu nhấn mạnh], ghé thăm "vòm", ở mãi tít trên nóc một tòa nhà, tại một ngã tư khu Nancy, Gấu và ông bạn, ca sĩ SP, thường xuyên có mặt.
Ông kể vài ba chuyện, đều giai thoại trứ danh, nhưng lạ sao, Gấu chỉ nhớ câu chuyện, về một anh chàng, khi còn hàn vi, làm cái nghề thu gom đồng nát, ve chai, cứ mỗi buổi chiều, đi làm về, trước khi về nhà, ghé nhà ông phú hộ đầu ngõ, xin ông để cho vài bi. Vì chân tay lem luốc, quần áo lôi thôi, anh cũng không dám vô nhà, dù ông chủ cho phép, và, cứ đứng ở bên ngoài cửa sổ đưa cái miệng vô phía bên trong ngậm dọc tẩu. Và, để cho thăng bằng, một chân anh ta cứ phải dầm vô trong một cái bể nước tưới bông, ngay kế bên tường.
Thế rồi, cuộc đời thay đổi, anh có ngày trở thành giầu có, nhưng, lạ làm sao, dư dả thuốc rồi, mỗi lần ngậm dọc, không làm sao hưởng được, cái hương vị những ngày hàn vi ngậm dọc nơi cửa sổ nhà ông phú hộ.
Đành phải đi vấn kế một ông đệ tử của Freud. Ông này còn là nhà văn, rất ư chú ý đến cái gọi là "chi tiết là Thượng Đế", bèn ra lệnh, mi hãy kể thực là chi ly, cái cảnh mi, từ bên ngoài cửa sổ ghé miệng vô bên trong cho ta nghe coi.
Nghe xong, ông phán, mi về nhà, mỗi lần ngậm tẩu, dúng một chân vô chậu nước lạnh, thì sẽ được toại nguyện.
Nhờ ơn Cách Mạng, Gấu được sống trở lại, những ngày hàn vi nơi quê nhà, và lại được hưởng, cái hương vị lần đầu của một con ốc, của một củ khoai, sự thể là như vậy.
Giai thoại trên, hình như Gấu đã hơn một lần lèm bèm, và coi đây như là đề tài, cho một luận án, Cái Khổ, Cái Đói sẽ cứu chuộc thế giới, chứ không phải Cái Đẹp. (1)
Sau khi bội thực vì thực phẩm Miền Nam, những "chiến lợi phẩm", Miền Bắc đã quên hẳn cái hương vị tuyệt vời, đầu đời của thực phẩm trần gian rồi chăng?
Có thể, đó là lý do, cứ mỗi khi ngồi vô bàn, trước khi cầm đũa, là dân Ky Tô giáo cầu nguyện, cảm ơn Chúa.
Xin Cám ơn Chúa, đã cho con có bữa ăn đầu đời, và không bao giờ quên được cái hương vị của nó.
(1) Cá Rô Cây
Khi chiến tranh xẩy ra, Graham Greene [1904-1991] làm Bộ Ngoại Giao, rồi làm mật vụ, phục vụ Nữ Hoàng, nhân viên MI.6, bí số 59200. Đệ tử Kim Philby. Tay này sau phản bội nước Anh, và chạy qua Liên Xô.
Trò gặp lại thầy ở Moscow, mãi sau đó.
Thầy biểu trò: "Graham, cấm lời bàn Mao Tôn Cương [pas de commentaire]."
-Em chỉ hỏi thầy một câu thôi: "Thầy bi giờ nói thạo tiếng Nga chưa?" (1)

Ôi chao, đọc tới đây, Hai Lúa bất giác lại nhớ đến câu, một em út Bắc Kỳ chưởi cái thằng Bắc Kỳ di cư 1954 là Hai Lúa, hơn nửa thế kỷ sau, về lại Hà Nội:
-Anh là người Nam, sao bầy đặt nói giọng Bắc? Hay ho gì cái giọng Bắc?
Lạ một điều, cô gái rất là bực vì chuyện này!
Chính thái độ bực tức của cô gái làm khổ Hai Lúa, mỗi khi nhớ lại.
(1) Oliver Barrot/Bernard Rapp: Lettres Anglaises. Une Promenade littéraire de Shakespeare à Le Carré. Nhà xb Gallimard, tủ sách Folio.
[Văn Học Anh: Dạo chơi từ Shakespeare tới Le Carré.]
Nước Mắm Lá Chuối
*
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang, [thơ TTT], là cũng theo nghĩa này, chăng?
*
Ui chao, câu này mà áp dụng cho nhà văn Miền Nam, nhưng phải trừ mấy ông như Sơn Nam, Vũ Hạnh...  ra, thì thật là tuyệt vời:
Về phần chất liệu, những gì chàng thâu lượm được, trong những năm học Oxford, hay rong chơi nơi quê hương tôi đất mặn...  Cà Mâu, [Mississipi], hóa ra lại quá đủ, nếu không muốn nói, thừa mứa: Một sử thi, kể đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác, về bất công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề kháng.
Thời Độc Nhất Vô Nhị
Và cái thời độc nhất vô nhị, phải chăng là thập niên 1960, thời của... Gấu?
Cái ấy gọi là, hãy sống cho tới tận đáy, thời của mình, đừng... bỏ chạy nó, dù có sợ nó đến thế nào!
*
Cuốn của Faulkner mà Gấu mê nhất, là cuốn đầu tiên đọc, và "trúng tủ": Absalom, Absalom!
Cái đoạn mở ra nó, mới thật là tuyệt vời. Như thể cả Miền Nam, "mãi mãi về sau này", mở ra trước mắt Gấu.
Bài đọc Hình Bóng Cũ  của Sơn Nam, là viết dưới ánh sáng của Absalom, Absalom!

Điệp viên tuyệt hảo
He has been a perfect spy, but at the cost of his soul.
Anh ta là điệp viên tuyệt hảo, nhưng phải trả giá bằng linh hồn của  mình.
Wikipedia