*
Nhật Ký










Đối Sầu Miên
Giang Phong Ngư Hỏa
Yet any translation, however influencial, harbors its own dissolution. Literature endures; translation, itself a branch of literature, decays.
Cynthia Ozick: The Impossibility of Being Kafka, Sự Không Thể Là Kafka.
In trong Quarrel & Quandary, tập tiểu luận, nhà xb Vintage, 2001.
Dịch, cho dù ảnh hưởng tới cỡ nào, cũng chỉ là trò thả mồi bắt bóng, nghĩa là, lấy cái tâm sự nát tan - hay như người ta nói, sự phản bội kia - như là niềm cưu mang của chính nó. Văn, như gừng, càng già càng cay. Dịch, như củi, càng lâu càng mục.
*
Chính tiếng chuông làm vỡ không gian tĩnh đó, có khác gì tiếng một con ếch nhảy vô một cái ao, trong một bài thơ haicu nổi tiếng, [hay trong bài thơ dở, tệ nhất trong thơ, con cóc trong hang con cóc nhảy ra ?]
Tiếng chuông từ trên ngọn đỉnh trời, là núi Hàn San, [Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, chùa Hàn San ở ngoại thành, chưa chắc đã ở trên một đỉnh núi, ở đây, chỉ là tưởng tượng. NQT], hạ san, đi tới và làm vỡ, (1), không gian "nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên... " của bến Phong Kiều, phải nói như vậy, mới thấy cái thần của động từ 'đáo'  ở đây. Tiếng chuông, như Đức Phật, hạ sơn, từ núi Hàn San, nhập thế trở lại, (2) đến bến, đến thuyền, gặp thi nhân, cả hai nhập vào nhau, hoàn tất bài thơ, hợp nhất người và thần, thơ và đạo, núi và sông....
Phong Kiều Dạ Bạc là bài thơ đỉnh cao của thơ Đường, đỉnh của đỉnh, có thể là như vậy chăng?
(1) Hiểu, là vỡ òa về: Connaitre, c'est s'éclater vers. Sartre.
(2) Giấc mộng lớn của Hồ Hữu Tường, trong Trầm tư của một tên tội tử hình: Chỉ có Đức Phật nhập thế trở lại, mới cứu vãn nổi dân Mít mà thôi!

The Great Bolano
Bolano vĩ đại


Trân trọng giới thiệu
Chuyến Tầu Ngày Mai
tập truyện
Nguyễn Chí Kham
"Chỉ cần một kẻ ném lửa, tương tư, rồi bắt đầu đọc, một cuốn sách, là sự ghê tởm, tính quái vật của Nhà Nước lộ rõ."
Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...
Bếp lửa trong văn chương

Dọn

Phê
 “Yếu tố quyết định trước hết chính là nhà phê bình”.
Nguồn
Đọc ông này, và những lời phán của ông, về tình trạng nhiễu loạn phê bình ở trong nước làm Gấu nhớ đến Cioran, và lời than của ông, trong bất cứ mỗi chúng ta, đều có một nhà tiên tri đang ngủ. Và khi nhà tiên tri này thức giấc, là thế giới lại hơi được có thêm, tí ti xấu, tí ti tệ. (1)
Và , "tiện thể", còn làm Gấu nhớ đến bạn hiền NXH, người có nick thật đặc biệt, "ông chủ hãng than"!
Câu phán của ông, "yếu tố quyết định, trước hết chính là nhà phê bình", thực sự, là để nói về chính ông ta, và những phê bình gia như ông, những người không biết viết văn, chỉ biết viết phê bình.
Thứ như thế, đã trở thành phế thải, và chẳng mong chi thay thế, bằng một thứ bảnh hơn - nhà văn là nhà phê bình, và, bảnh hơn nữa, là nhà độc giả, như cả hai nhà kia cộng lại - đây mới là thảm họa văn chương Mít chúng ta.
(1) Dans tout homme sommeille un prophète, et quand il s'éveille il y a plus de mal dans le monde...
Cioran: L'anti-prophète, trong Précis de décomposition (Gallimard, 1949).

Cái sự nhiễu loạn phê bình, về một mặt nào đó, là triệu chứng tốt, cho văn chương ở trong nước, nói theo kiểu một nhà phê bình Mẽo, hình như Epstein thì phải, khi ông cho rằng, những cuốn sách dở có khi cho chúng ta nhiều dữ kiện về một thời đại. Lịch sử ghi nhận, những cuốn sách hồng dành cho thiếu nhi của Bà Công Tước de Segur, có nhiều xác chết quá, và sau đó người ta khám phá ra, ở vào thời của bà, yêu đương thì thầm lén, nhưng chết chóc thì... vô tư. Sự nhiễu loạn phê bình ở trong nước, chắc chắn sau này, sẽ để lại rất nhiều dấu vết...  vô tư như thế, và nhờ đó, hậu thế sẽ hiểu ra, bằng cách nào văn chương Việt Nam vượt qua cơn khủng hoảng, từ chưa từng có phê bình, qua thời kỳ quá độ, nhiễu loạn phê bình, tới một thời tương lai chưa biết ra nàm sao của nó.
Gấu đã có lần đã sử dụng ý niệm "xấu hơn tốt" này, khi đọc Cơ Hội Của Chúa của Nguyễn Việt Hà: Cuốn đầu tiên 'thất bại', mở ra thời đại văn chương tiếp theo thời hoàng kim viết dưới ánh sáng của Đảng.
Cũng vậy, nhiễu loạn hay không nhiễu loạn, đây là lần đầu tiên có phê bình, ở Việt Nam, sau cơn trầm luân "xuyên suốt sợi chỉ đỏ", "hồng hơn chuyên"...
Bài phỏng vấn cho thấy cơn dẫy chết của những tay phê bình chính thức, nhà nước... Sự cay cú của ông ta, khi có người toan tính chỉ tay vào bóng đen, cho thấy điều này. Nhưng nhận xét  "bẻ queo vào chính trị" cho thấy, chừng nào còn toàn trị, là chưa thể nào có văn chương.
Còn điều này, cũng thật quan trọng, là, cái sự khủng hoảng phê bình, đầu nậu, nhà xb chi phối phê bình, có vẻ như chỉ xẩy ra ở thành phố Sài Gòn, chứ không phải ở Hà Nội.
Ở Hà Nội, chẳng có vấn đề gì, cái đó mới thật thê thảm, ngoài sự kiện đang nổi cộm, NHT được phong thánh, bởi Ông Tây thực dân thuộc địa ngày nào, vì những đóng góp trong thể loại truyện ngắn, cũng ngày nào, ngày nào...
NHT đã từng chê, không thích được phong thánh, như trong bài phỏng vấn ở trong nước, cho biết. Ông còn khuyên thế hệ đàn em, biết văn là phải biết mẹo. Mẹo gì, ông không nói.
Không hiểu, ông có biết, nhà văn Nobel Thổ, cũng đã từng từ chối phong thánh như ông?
*
ORHAN PAMUK (1952-)
Did you know?
In 1998 Pamuk refused to accept the prestigious title of "state artist" from the Turkish government. He said that if he accepted it he could not "look in the face of people I care about".
Guardian

Bạn biết chưa?
Vào năm 1998, nhà văn Pamuk - người tố cáo vụ "Mậu Thân Thổ":  Tội diệt chủng - đã từ chối danh hiệu cao quý "Nghệ Sĩ Ưu Việt Của Nhà Nước". Ông nói, nếu nhận, là chẳng dám "nhìn tận mặt những đồng bào mà ông lo lắng cho họ."
Journal 8/31
*
Cái sự kiện thành phố Sài Gòn, trở thành kinh đô văn học, với tất cả những thói hư tật xấu của cái bệnh trưởng thành "của nó", trong có cơn khủng hoảng phê bình, là một điều thật đáng mừng cho những đứa con phải bỏ chạy "của nó", như Gấu này!
Đây là dấu hiệu con phượng hoàng tái sinh, từ cơn phần thư sách năm nào chăng?
Bởi vì Sài Gòn, thủ đô kinh tế, thì là chuyện Diễm ơi xưa rồi, nhưng nay, trở thành thủ đô văn hoá, mới là chuyện đáng mừng, chứng tỏ cơn trầm luân, ở trong Lò Luyện Ngục của nó đã hết?
*
G. Steiner, trong bài viết "Triết gia cuối cùng?" trên tờ TLS (The Times Literary Supplement 19 May, 2000), đã nhắc tới một phương ngôn của người Pháp, theo đó, trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, ngôi sao của Sartre lu mờ so với những "địch thủ" của ông như Camus, Raymond Aron, bởi vì thời gian này, ông còn ở trong lò luyện ngục (purgatoire). Và đây là "phần số", chỉ dành cho những triết gia lớn, tư tưởng lớn. Theo ông, hiện nay, ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, và một số quốc gia Đông Âu, thế giá và huyền thoại của nhà văn đã từng từ chối giải thưởng Nobel văn chương này, đang ở trên đỉnh. Ở đâu, chứ ở Pháp thì quá đúng rồi: sau 20 năm ở trong lò luyện ngục, Sartre trở lại, và đang tràn ngập trong những tiệm sách, với nào là tiểu sử (loại multi-volume), nào hội thảo, đối thoại, gặp gỡ (rencontres)… Theo như Jennifer Trần tôi được biết, tạp chí Văn, trong tương lai, sẽ dành trọn một số báo để nhìn lại "triết gia cuối cùng của nhân loại", đặc biệt bởi những nhà văn Miền Nam đã một thời coi ông là "thần tượng", như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân…
Buồn Nôn

-Franz Kafka_Primo Levi, tại sao?

-Không phải tôi chọn, mà là nhà xb. Họ đề nghị và tôi chấp thuận. Kafka không hề là tác giả ruột của tôi. Nói đúng ra, thì là thế này: Tôi đã hơi coi nhẹ một việc dịch như vậy, bởi vì tôi không nghĩ, là mình sẽ phải cực nhọc với nó. Kafka không hề là một trong những tác giả mà tôi yêu thích. Tôi nói lý do tại sao: Không có gì là chắc chắn, về chuyện, những tác phẩm mà mình thích, thì có gì giông giống với những tác phẩm của mình, mà thường là ngược lại. Kafka đối với tôi, không phải là chuyện dửng dưng, hoặc buồn bực, mà là một tình cảm, một cảm giác thủ thế, phòng ngự. Tôi nhận ra điều này khi dịch Vụ Án. Tôi cảm thấy như bị cuốn sách hiếp đáp, bị nó tấn công. Và tôi phải bảo vệ, phòng thủ. Bởi vì đây là một cuốn sách rất tuyệt. Nhưng nó đâm thấu bạn, giống như một mũi tên, một ngọn lao. Độc giả nào cũng cảm thấy như bị đưa ra xét xử, khi đọc nó. Ngoài ra, ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành với cuốn sách ở trên tay, khác hẳn chuyện hì hục dịch từng từ, từng câu. Trong khi dịch tôi hiểu ra lý do của sự thù nghịch (hostile) của tôi với Kafka. Đó là do bản năng tự vệ, phản xạ phòng ngự, do sợ hãi  gây nên. Có thể, còn một lý do xác đáng hơn: Kafka là người Do Thái, tôi cũng là Do Thái. Vụ Án bắt đầu bằng một chuyện bắt giam không dự đoán trước được, và chẳng thể nào biện minh, nghề nghiệp viết lách của tôi bắt đầu bằng một vụ bắt bớ không lường trước được và chẳng thể biện minh. Kafka là một tác giả mà tôi ngưỡng mộ, tuy không ưa, tôi sợ ông ta, giống như bị sao quả tạ giáng cho một cú bất thình lình, hoặc bị một nhà tiên tri nói cho bạn biết, bạn chết vào ngày nào tháng nào.

Review
A Tranquil Star: Unpublished Stories
by Primo Levi, translated from the Italian by Ann Goldstein and Alessandra BastagliNorton, 164 pp., $21.95

It is not at all surprising that Levi translated Kafka (The Trial). Even if Kafka died, fortuitously, before the Holocaust, its shadow imbues the work of both. If one saw it looming in the future, the other looked back to see how it suffused the past. What is curious is that Levi said, in an essay on his translation in the collection The Mirror Maker, "I don't think I have much affinity for Kafka," and went on to explain the difference he perceived between them.
Chẳng có gì là ngạc nhiên, khi Levi dịch Kafka, (Vụ Án ). Ngay cả chuyện, nếu Kafka may mắn đi sớm, trước khi xẩy ra Lò Thiêu, thì cái bóng của Lò Thiêu cũng tẩm đẫm trong tác phẩm của cả hai. Nếu một, nhìn thấy bông hoa độc nở bung ra, ở trong tương lai, một, nhìn ngoái lại, để hiểu bằng cách nào nó tẩm độc quá khứ. Điều lạ lùng là, Levi phán, tôi chẳng có gì giống lắm với Kafka.
"Playful" is probably the last adjective one would think to use for the oeuvre of the Primo Levi who wrote Survival in Auschwitz, describing the ordeal he lived through but never left behind. And yet, on reading the latest collection of his stories to be translated into English, A Tranquil Star, on the anniversary of his death twenty years ago, one cannot avoid the impression of playfulness in these small stories written between 1949 and 1986, each of which seems to be an offspring of the question "What if...?
"Vui thôi mà! Đây có lẽ là tĩnh từ sau cùng mà người ta có thể sử dụng, cho tác phẩm của Primo Levi, người đã từng viết Sống sót ở Auschwitz, để diễn tả những cay đắng, nghiệt ngã ông đã sống, và không làm sao bỏ lại ở phía sau...
*
"perhaps Kafka laughed when he told stories to his friends, sitting at a table in a beer hall, because one isn't always equal to oneself, but he certainly didn't laugh when he wrote..
"Có thể, Kafka cười, khi ông kể những câu chuyện cho bè bạn, trong lúc bia bọt, ... nhưng chắc chắn, ông không cười, khi ngồi viết".
Levi
What If?
By Anita Desai

Đây có phải một người? What If?
Địa ngục đã làm việc ra sao?

Ác Mộng

Marxism

Kinh Cầu

Nhà Hội

Thời Độc Nhất Vô Nhị

Faulkner trẻ

William Faulkner: The Sanctuary of Evil

Gấu, nhà văn

Không ai kèn cựa với người đã chết.
Văn Tế
Trong Tam Quốc, có xen Khổng Minh chết đuổi Tư Mã Ý chạy dài.Câu văn tế trên, có chút liên quan tới chuyện đó, và, thực sự liên quan tới chuyến đi xa, thật xa, của BHĐ

Vĩnh Biệt
Lan Hương,hay Bông Hồng Đen, hay Cô Bé, của Gấuđã mất ngày 28.8.2005, tại Huê Kỳ,hưởng dương 58 tuổi.
Cách tốt nhất tưởng niệm Cô, là,xin mời độc giả Tin Văn đọc lại.
Tứ Tấu Túc viết về Lan Hương và Sài Gòn
Mi đâu có thương ta. Mi thương một con bé con, mười một tuổi,là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!
*
Gấu Cái quá bực vì những dòng Ai Tín trên đây!
*
Gấu, căn nhà ở hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, chiếc solex ngày nào, và..
"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm, sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu."