*

Diary


















*

Trân trọng giới thiệu tác phẩm nóng hổi, vừa thổi vừa đọc, của Thảo Trường

Rừng Tràm
   Hôm sau gặp một sĩ quan bạn làm tiền sát viên pháo binh đi theo đơn vị bộ binh vào lục soát  vùng mục tiêu, hỏi:
        - Ông thấy gì trong đó?
        - Chẳng thấy mẹ gì cả.
        - Là sao?
        - Là sao là sao?
        - Quân địch ấy, những tiểu đoàn của Miền ấy?
        - Ai mà biết. Chỉ thấy những vết máu và các ruộng dứa bị cày nát.
        - Dứa là cái gì?
        - Nói chuyện với ông chán bỏ mẹ đi ấy. Dứa là trái thơm, trái khóm để nấu canh chua cá bông lau đó, biết không? Không nghe nói khóm Bến Lức bao giờ à?
        - Ờ, ờ, biết rồi. Nghĩa là trong ấy không thấy có xác người, chỉ có những trái dứa nhuốm máu, dứa để nấu canh chua cá bông lau, ông nói thế, phải không?
        - Ừ thì đại khái là như vậy, dứa, xuồng ba lá, ghe tam bản, chuồng trâu, chòi lá, nóp, cuốc xẻng, súng ngựa trời v..v.. tất cả đều “banh sà rông” vì đạn pháo của ông. Người thì có thể nó chuồn đi nơi khác rồi. Người thì ở chỗ nào nó cũng có thể dại và cũng có thể khôn. Ông sao thắc mắc làm mẹ gì những chuyện vớ vẩn ấy.
*
    Em yêu như đòi nợ. Anh phá hại đời em thì anh phải đền bù. Anh không được tỉnh bơ quịt nợ được. Nợ thì phải trả. Nhất là nợ tình. Hơn thế nữa đây là nợ đời. Phá nát cả một đời con gái đâu có thể xí xoá phải không anh. Anh không có gì để trả thì anh phải đem cái thân già của anh ra mà gán nợ. Hãy trả bằng những gì anh có.
*
Note:
Gui ong cai toi moi chế. Tham ong ba manh khoe Tet Tay Tet Ta. OK Salem. Toi moi trai qua mot con benh nhung da qua khoi va vua moi di nghi 2 tuan le o S. Carolina ve.  
*
Cái khúc bắn pháo vào làng dân làm Gấu nhớ đến kỷ niệm của Gấu, và cùng với nó, là cú pháo vào trường tiểu học Cai Lậy, đã một thời tốn sinh mạng con nít, tất nhiên, và biết bao nhiêu là giấy mực, lời qua tiếng lại giữa đôi bên. VC nói pháo VNCH.  Nhưng VNCH nói, VC bắn, đổ tội cho họ.
*
Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự truyện

Có một chiều tháng năm
Đỗ Trung Quân

"Thầy còn nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra
người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy gò
ngồi sau tủ thuốc ven đường.

"Thầy còn nhớ con không...?"
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng.
Hoa phượng tháng năm rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai người thầy học cũ.

"Không... xin lỗi... ông lầm... tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn..."

Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.

Còn biết nói gì hơn
Đứa học trò tâm sự
Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.

Và hôm nay...
Bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách
Trước đứa học trò quần áo bảnh bao ?

Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay ?

NGUYEN (1)
Chuyển tiếp đến Qúi Vị một bài thơ mang nỗi niềm tâm sự man mác, với tình cảnh Thầy Trò trong xã hội VN ngày nay.
Tủ thuốc : một tủ hay thùng kính nhỏ bày bán đủ loại thuốc lá có ở khắp ven đường góc phố
TV
*
Note: Ông thầy này, theo Gấu, là từ hồi VNCH, sau phải đi cải tạo, không nhìn một đứa học trò, có thể đã từng là VC nằm vùng, hoặc sau 30 Tháng Tư bắt buộc phải tình nguyện đi TNXP, như những đấng Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Nhật Ánh....
Ông thầy thất thế, không nhìn một ông học trò thành đạt, là chuyện thường.
ĐTQ, theo Gấu, đang bắt chước Gunter Grass!
Ông thi sĩ đã từng phều phào, câu thơ đó đếch phải của tớ. Xin xem Phúc Phương Phì
Nhưng, như vậy quá bảnh. Phải có tí cứt mang theo, khi từ giã thế kỷ quá bửn.
Không lẽ sạch bong như những anh Lạc Đường?
NQT
(1) Nhận qua mail, của bạn học cũ. NQT
*
Gấu đã từng tiên đoán và mong mỏi như vậy!
*
Chuyện của Grass làm Gấu nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đọc khi còn nhỏ, về một anh chàng cứ mỗi lần phục vụ Quỉ Sứ là bèn đóng một cái đinh lên "thập tự thơ". [Chữ này Gấu chôm của thi sĩ NĐT khi ông vinh danh một nhà thơ đang còn sống và hiện đang sống ở trong nước]. Sau này, khi đã buông dao đồ tể, mỗi lần làm được một việc phúc đức, thì lại nhổ một cây đinh ra khỏi thập tự ác. Thế rồi, cây thập tự sạch đinh. Anh ta mừng quá, ngồi... khóc.
Hỏi tại sao. Vưỡn còn những dấu đinh!
Ôi chao còn dấu đinh, là một điều quá tuyệt vời, chứ sao lại khóc?
Một cái thập tự không có dấu đóng đinh, thì ai thèm!
Mong sao nhà thơ ở trong nước vào lúc này đang hì hục nhổ những cái đinh ra khỏi thập tự thơ, cùng với cả thế hệ nhà văn nhà thơ của ông ta! NQT.
*

*

Bức "Tự họa & Hành", chính tay Grass vẽ, cho cuốn sách của ông. Báo Người Quan Sát Mới, số 24-30 Tháng Tám.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn Daniel Cohn-Bendi, một nghị viên Âu Châu, của tờ Người Quan sát Mới, nhân cú Tự Thú Trước Bình Minh của Grass.
Tại sao lại phải để bằng đó năm tháng, mới dám xì ra, chỉ một cú bốc đồng của tuổi trẻ, nhất là đây lại là một nhà văn lớn, một ông luật sư của sự thực?
Cái đầu đề bài phỏng vấn, mới thật là ngộ: "tache", vết chàm, "lâcheté", sự hèn nhát, hai từ đọc lên na ná, lại còn kéo thêm từ "tâche", bổn phận, nhiệm vụ.
*
-Ông nghĩ sao về cái cú tự thú của Grass?
Daniel Cohn-Bendi: Tôi nghĩ đến cuốn tiểu thuyết Vết Chàm của Philip Roth. Sau cùng vậy là ai cũng có một vết chàm trong cuộc đời của mình, ngay cả những ông tổ sư đạo đức của thời đại chúng ta. Gunter Grass như vậy là cũng có vết chàm của ông ta trong đời. Thật buồn cho ông ta, và những lời giải thích của ông ta thì thật là thảm hại. Nhưng như vậy làm cho ông càng thêm người hơn. Theo một nghĩa nào đó, điều này còn làm cho chúng ta an tâm.
-An tâm, khi tiếng tăm của ông ta trở thành tăm [tai] tiếng? Một người như Grass?
Tôi nghĩ như vậy. Điều này làm cho chúng ta an tâm, về chính cuộc đời đáng thương của chúng ta! Nó cho thấy, ngay cả trong văn chương, cũng đếch có siêu nhân!
...
-Nhưng còn giải thưởng Nobel văn chương thì sao? Chẳng lẽ Grass phải trả lại?
Hỏi gì ngu thế. Nếu phải trả lại, thì Garcia Marquez cũng phải trả. Nobel văn chương, cho ông nhà văn, chứ đâu cho ông thánh!
Nguồn
*

Mấy đấng Đỗ thi sĩ, Nguyễn Thanh Trịnh, tức Đoàn Thạch Biền sau này, đều rất quí Gấu. Hay nói rộng ra, những mầm non văn chương cách mạng được ‘trồng’ bởi thức ăn Miền Nam, bởi bầu khí VNCH! Họ khác hẳn đám nhà văn Miền Bắc, khi trở về Miền Bắc, là Gấu nhận ra liền sự khác biệt. Tuy cả hai đều quí Gấu, thế mới lạ!
Đoàn Thạch Biền đã từng in cho Gấu một cuốn sách dịch, Khiêu vũ với Thần Chết, On achève bien les cheveaux.
Chuyện này xẩy ra sau Cách Mạng. Lúc Gấu đói lắm. Tks.
Cái cú in sách này cũng ly kỳ lắm. Sắp đi rồi, khui ra cũng dzui!
*
Những đứa con của trí tưởng

Tôi vẫn còn nhớ thái độ thân thiện, cởi mở của những người tôi đã từng trò chuyện, tôi vẫn còn nhớ những khuôn mặt trong sáng đầy tin tưởng của những người bạn trẻ như Đoàn Thạch Biền, Đỗ Trung Quân, và nhất là dáng ân cần khi đưa ra đề nghị cộng tác, của anh phụ trách tờ Tuổi Trẻ (hình như tên Thức, không phải Nguyễn Đông Thức. Đó là thời gian còn Kim Hạnh)...
Những người viết Miền Nam trước 1975, ở lại, hình như đều viết trở lại. Tôi có lẽ là người đầu tiên được nhà xuất bản Văn Học đề nghị tái bản bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc.
*
Cuốn Người ta làm thịt cả ngựa, của Horace Mac Coy, là một cuốn thuộc loại sách đen, série noire, Gấu đọc từ trước 1975, thời gian vừa đọc vừa học tiếng Tây, cùng với những tác giả như Simenon, J.H Chase..  thời kỳ ra trường Bưu Điện chừng hai năm, đã đổi qua bên VTD Quốc Tế, cầy thêm job cho UPI, đọc cùng lúc với ông Hưng, chuyên viên gửi hình VTD, radiophoto, của AP, ông Hưng thì mê những tác giả khác không giống Gấu, thí dụ Carter Brown.
Sau 1975, tay PMH nhờ Gấu dịch theo nguyên tác tiếng Anh, They Shoot Horses, Don’t They? Tay này làm cho nhà xuất bản Văn Học, bộ phận phía Nam, và còn là một lái sách. Gấu biết anh ta, khi đến VH để lo biên tập cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, theo bản dịch trước 1975 của Gấu, dưới sự giám sát của tay Nhật Tuấn, nhà văn Miền Bắc, anh ruột, hay em ruột của Nhật Tiến. Cái vụ xb lại cuốn này, là cũng nhờ Nguyễn Mai, khi đó làm thợ sửa mo rát cho VH. Để có được bản dịch cuốn MTVM, Gấu phải cầu cứu Jospeph Huỳnh Văn, có bà con làm ở Thư Viện Quốc Gia, nhờ mượn về, đưa cho nhà xb VH làm mẫu. Joseph HV tới lúc đó mới đọc văn dịch của Gấu, gật gù, mi bảnh thật, hơn cả thằng em tao, nó Tú Tài Tây, mà thua mi!
Đưa trước một mớ. Dịch xong, anh ta đếch thèm in. Thế rồi một bữa, Gấu thấy cuốn sách của mình nằm ngay trước mắt mình, vì lúc đó, Gấu đang làm thằng bán báo, tại sạp nhà, ngay trước chúng cư 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn



A CRITIC AT LARGE
WAR AND REMEMBRANCE
Shrouded by the Günter Grass controversy is an extraordinary new memoir.
by Ian Buruma

“History, or, to be more precise, the history we Germans have repeatedly mucked up, is a clogged toilet,” the narrator in Günter Grass’s most recent novel, “Crabwalk,” says. “We flush and flush, but the shit keeps rising.” Now the author, a Nobel laureate widely regarded as “the conscience of Germany”—a man who has regularly sermonized against the forces of reaction and the corruptions of power—is up to his neck in it himself.
Grass, who was born in 1927, never pretended to have escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Nguồn


Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Mạnh ai nấy phá
21g ngày 31-12-2008, phần lễ kết thúc. Ống kính truyền hình trực tiếp đóng lại. Các quan chức ra về. Bộ phận công an làm nhiệm vụ bảo vệ tháo dây giăng xung quanh khán đài, cho bà con vui hội có thể vào lễ đài thưởng thức những nét kiêu hãnh và tinh tế của đôi rồng chầu dưới chân tượng vua Lý Thái Tổ, do nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng kỳ công làm suốt hơn một tháng trời. Tấn thảm kịch bắt đầu. Mạnh ai nấy vặt. Những vảy rồng được kết bằng những cánh hồng môn tơi tả. Cạnh đó, những chậu hoa cảnh bày trên sân khấu bị những con người ăn mặc rất thanh lịch thản nhiên... bê đi.
“Làm sao chúng tôi dám làm...”
Phố hoa Hà Nội không phải chỉ của nghệ nhân. Nó là tấm lòng của người yêu Hà Nội với thành phố của mình. Nhưng tình yêu không được đón nhận đúng mức mà còn bị hủy hoại thì tất yếu nó phải bị thui chột.
Một thành viên ban tổ chức giọng khản đặc nói với chúng tôi qua điện thoại vào sáng 1-1-2009: “Thành phố ghi nhận thành công của phố hoa và yêu cầu chúng tôi giữ phố hoa thêm hai ngày, tức kéo dài đến 6-1 thay vì 4-1. Còn đề nghị chúng tôi làm phố hoa cả tết âm lịch. Nhưng như thế này thì làm sao chúng tôi dám làm, còn nhiệt huyết đâu nữa mà làm...”.
Những chiếc chuông gió, lồng chim... đang được cầm trên tay nhân viên ban tổ chức cũng bị cướp một cách rất thản nhiên. Một nhân viên bảo vệ phẫn nộ quá văng tục, người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức quay lại mắng: "Ăn nói vô văn hóa thế à!". Người bảo vệ trẻ nghẹn ngào: "Anh mới là người vô văn hóa, anh dẫn con theo mà vẫn ăn cướp hoa giữa đường thế à?". Người đàn ông thản nhiên ôm chậu hoa dắt con đi thẳng
Không một bóng dáng công an mặc sắc phục nào. Họ đã tản đi từ khi kết thúc phần lễ khai mạc. Chúng tôi hỏi ban tổ chức thì được biết: "Ðã có hợp đồng bảo vệ với công an thành phố nhưng họ bảo chỉ bảo vệ an ninh trật tự, còn các nghệ nhân và ban tổ chức phải tự bảo vệ lấy tài sản của mình".
*
Miền Nam cũng đã bị ăn cướp như thế.
Bệ bài viết về Tin Văn, sợ bị delete liền!
Xin đọc trên
Blog mới
*
Và đứa con của "người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức" trong bài viết sẽ lại như bố nó trong một lễ hội nào đó?
Đúng như thế. Những công tử Hà Thành như Dart ngày nào, [vụ HTL], sau này sẽ tiếp tục làm như thế.
Làm sao nhân loại tẩy sạch được Lò Thiêu?
Nhân loại phải nhờ đến chính người dân Đức làm điều này.
Còn Việt Nam, cực khó, bởi vì Cái Ác này là do Đỉnh Cao Chiến Thắng mà ra, trong khi người dân Đức, họ cảm thấy nhục vì vụ Lò Thiêu, vì nhục thất trận.

Giữa lòng đen

Note: Bài viết này, hay nhất là từ" chấn  thương"! Tác giả không thể viết thẳng như Gấu: Đây là hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam: Con người bây giờ ác quá!
Tay này, chuyên viết về cái ác "hậu hiện đại", nhưng không dám nói thẳng ra như TGM Kiệt, thí dụ, thành thử cứ loanh quanh con người bây người tha hóa quá.
*
Buồn vì sự vô ý thức của người xem 'Phố hoa'

Cái vụ ăn cướp giữa ban ngày này không phải “ý thức hay vô ý thức”, mà nó liên quan tới Cái Ác Bắc Kít, và đừng có nghĩ là Gấu này tố bậy!
Nên nhớ, xã hội Miền Bắc đã từng vươn tới hoàng kim thời đại, khi của rơi ngoài đường không ai dám nhặt, và nhặt là để trao cho nhà nước quản lý. Đó là thời kỳ tem phiếu.
Bởi vậy, có những người Bắc cho rằng, cái sự "vô ý thức" này là lây từ Miền Nam, từ xã hội Mỹ Ngụy bị tha hóa bởi đô la, bởi chủ nghĩa hiện sinh yêu cuồng, sống vội, chỉ có biết ngày hôm nay. Đây là đòn Sát Thủ Giản, Hồi Mã Thương, Gậy Ông Đập Lưng Ông, Con Ngựa Thành Troie... của Mẽo Ngoẹo, khi chúng bỏ chạy, để lại của cải vương vãi đầy đường, nào những chiếc Falcon, nào những tàn dư, của ăn thừa, nào những phồn vinh giả tạo, những nhà máy, những cầu cống, những dinh thự.... Năm trăm ngàn GI, một triệu Ngụy Quân, Ngụy Quyền không làm đứt sợi lông chân anh bộ đội cụ Hồ, vậy mà chỉ một cái đồng hồ không người lái, hai cửa sổ, made in Chợ Lớn đánh gục: Gót chân Achilles là đó!
Nếu không mổ xẻ tới tận gốc gác của vấn đề, thì chẳng thể nào có hy vọng có ngày lành bệnh.
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.


Nobel 2008
Qui he?
Tuy dựa vào lý thuyết Mác-xít để giải thích sự xuất hiện của trào lưu tiểu thuyết mới, như L. Goldmann đã làm, trên thực tế, ngay tại Pháp, và tại những nước Cộng Sản, trào lưu này đã không tránh khỏi những chỉ trích nặng nề là đã không có trách nhiệm (lack of commitment) với văn chương, lịch sử, với con người... "Một sự từ chối cái thực. Không thể hiện những mâu thuẫn trong xã hội tư bản. 'Trong mê cung' ("Dans le labyrinthe", của A. Robbe- Grillet) là cái quái gì nếu so với Việt Nam?" Sartre đã từng phát biểu, ông không thể đọc Robbe-Grillet trong một xứ sở kém phát triển. Câu nói của ông sau được ghi lại trong bài viết của Claude Simon, Orion aveugle, (Geneva, 1970, trang 106), trong bài nói chuyện của một thành viên tham dự một hội nghị văn chương bàn về nghĩa vụ xã hội của nhà văn, được tổ chức tại một xứ Mỹ Châu La Tinh: "Hình như đối với tôi, chúng ta hội họp ở đây để bàn về những vấn đề này (không phải những vấn đề mang tính hàn lâm), những vấn đề về sáng tạo văn chương mà những dân tộc bị áp bức chẳng có gì mắc mớ với chúng". "Nhóm" tiểu thuyết mới tại Việt Nam đã từng bị những người theo Cộng Sản, như Lữ Phương chẳng hạn, gọi là nhóm văn chương "viễn mơ".
Người xưa nói, đừng đem thành bại luận anh hùng. Trong "cõi văn chương", tất cả những tác phẩm thành công đều là những kinh nghiệm về sự thất bại. Hoặc chính là sự thất bại.
"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho (1) (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại.
Nhìn theo cách thế đó, tiểu thuyết mới và các tác giả của nó chính là một sự thất bại, như James Joyce, như Beckett, như Kafka... đã từng thất bại.
(1) Ho, Ho! là thời cả thế giới hò reo trước Đỉnh Cao Chói Lọi: Ho! Ho! Worstward!: Hô, Hô!, Tiến Lên Tàn Mạt!


Đỉnh cao chói lọi

Tribute to Harold Pinter


Tưởng nhớ TTT
Nguyễn Chí Kham

Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...
Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain


Chuyện tình Lan và Điệp

Đầu năm viết về chuyện tình có lẽ thú vị hơn là viết về mấy đấng bạn quí!
Kẻ lạ ở quảng trường kể cuộc tình của Koestler với cô thư ký, và là bà vợ sau cùng của ông, tự nguyện chết theo cùng với ông. Đây là tác phẩm do hai người cùng viết.
Trong lời dẫn, introduction, Harold Harris viết:
Cuốn sách này, yếu tính của nó, in essence, là một câu chuyện tình, nhưng không giống thứ mà tôi đã đọc. Có lẽ đúng hơn nên gọi là câu chuyện về một ám ảnh, obsession.
Vào tháng Bẩy 1949, Cynthia Jefferies, một cô gái từ Nam Phi, đẹp, ưa hổ thẹn một cách rất ư là đáng thương, và khá vụng về, trả lời một mục rao vặt. Một nhà văn cần một người thư ký tạm, temporay. Nhà văn là Arthur Koestler. Ông lúc đó sống tại một căn nhà gần Fontainebleau, với Mamaine Paget, một trong hai cô gái xinh đôi, xinh đẹp, và sau lấy làm vợ khi ly dị xong bà thứ nhất. Cynthia khi đó sống tại Paris.
Cô được nhận làm, và sau đó, là thư ký cho ông trong  sáu năm, khi ở Pháp, khi ở Anh, khi ở Mẽo. Cô có chồng nhưng đã ly dị. Vào năm 1955, cô bỏ việc làm của mình tại New York, khi nhận được điện tín của K. và trở lại London làm thư ký toàn giờ, full time, cho ông. Vào lúc này, họ là người yêu của nhau, nhưng độc giả của cuốn sách này phải quyết định, điều này: cô gái đã yêu ông nhà văn, ngay lần thứ nhất cô gặp, trong cuộc phỏng vấn tại Paris, khi cô đáp lời mục rao vặt.
Từ cuộc tái hợp, 1955, họ cùng chia sẻ cuộc đời của họ, và kết hôn vào năm 1965. Vào ngày 3 Tháng Ba, 1983, tử thi của họ được kiếm thấy tại phòng khách trong căn nhà của họ tại Montpelier Square, tức quảng trường được nêu tên trong cái tít của cuốn sách. Koestler ngồi trong ghế bành, ly rượu brandy còn trong tay. Cynthia nằm trên sô pha, một ly rượu whisky trên bàn kế bên. Cả hai đều sử dụng quá liều thuốc ngủ.

Koestler khi đó 77 tuổi. Trong bẩy năm chót, ông bị bịnh Parkinson, lúc đầu còn kiểm soát được, nhưng sau đành chịu. Trong bốn năm chót, thêm bịnh hoại huyết, thời kỳ chót. Cynthia lúc đó 55 tuổi, và hoàn toàn mạnh khoẻ. …
Bản thảo này nằm trong mớ giấy tờ tìm thấy trên bàn làm việc của K. Và là một thứ tự thuật kết hợp giữa hai người. Bên cạnh ghi chú giã từ cuộc đời của K, là của Cynthia: “Tôi có lẽ nên tiếp tục công việc của tôi với K, còn dở dang - một câu chuyện bắt đầu khi hai con đường chúng tôi giao nhau vào năm 1949. Tuy nhiên, tôi không thể sống khi không còn K, mặc dù tôi cũng có một số nguồn riêng.”
*
Trong bộ ba
Những Tên Giác Đấu, Đêm giữa Ngọ, thì cuốn thứ ba, Tới và Đi, Arrival and Departure, hợp với tâm trạng của mấy anh VC nằm vùng, viết về sự xung đột giữa đạo đức và tính thời cơ, giai đoạn, bằng những thuật ngữ phân tâm học. Peter Slavek một nhà cách mạng trẻ, tại một xứ sở bị Nazi thống trị, mù mờ về những động cơ vô thức liên quan tới những hành động của riêng anh, without much insight into the unconscious motives of his own actions, khi chiến tranh bùng nổ, trốn qua một xứ “Neutralia” [Bồ Đào Nha], và phải chọn lựa, hoặc theo vị hôn thê đi Mẽo, lúc đó vẫn còn trung lập, hay tự nguyện chiến đấu trong lực lượng Đồng Minh. Trong quá khứ anh ta từng bị đánh đập, tra tấn, và khi đối diện với nan đề nhức nhối, bỏ chạy hay không bỏ chạy, lên rừng hay không lên rừng, vết thương tiềm ẩn bộc phát, cả về tâm thần lẫn vật chất, và một chân của anh bị tê liệt.


Cúi xuống là đất
Nguyễn Ngọc Tư

Đúng là Hoàng Ngọc Hiến có quý nhân phù trợ thật.
Hồi Hiến sang Mỹ, có một bọn Việt kiều chống cộng quá khích định hành hung anh. May sao lại có một thượng nghị sĩ Mỹ phái một vệ sĩ của ông ta tới bảo vệ - Mới đây Hiến kể với tôi như vậy.
Nguồn: Hồi ký NDM
No còm!


Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý


The Paris Review:
Tình cảm của ông, về mặt vô đạo đức, đối với những liên hệ giữa Humbert Humbert và Lolita thì rất mạnh. Tuy nhiên, đây là chuyện thường ngày ở.. Hoa Lệ Ước, và ở Nữu Ước, giữa những đấng ngoài bốn bó và mấy em mi nhon chỉ nhỉnh hơn Lolita tí ti. Họ lấy nhau là thường, và chẳng ai thắc mắc, nhiều khi còn cầu chúc trăm năm hạnh phúc…
Nabokov: Không, đâu phải tình cảm của tôi, mà của xừ luý, xừ Humbert Humbert, về những liên hệ giữa xừ lúy với Lolita. Xừ lúy đau khổ, không phải tôi. Tôi đếch thèm để ý đến vấn đề đạo đức của đám trâu già gặm cỏ non, vả chăng, những cỏ non như thế chẳng mắc mớ gì tới Lolita. Humbert yêu những cô bé, les “filletes” – không giản dị những thiếu nữ, les “jeunes filles”. Những ‘nymphettes’ là những cô gái-trẻ con, filles-enfants, không phải những "starlettes", hay những “sex kittens”. Lolita 12 tuổi, không phải 18. Bạn còn nhớ, khi cô 14, Humbert đã gọi cô là “người tình già”.
Một nhà phê bình phê bình ông: “Những tình cảm của ông ta không giống như của những người khác”. Ông biết điều đó chứ? Liệu có thể cắt nghĩa, ông rành tình cảm của ông hơn số đông đồng loại? Hay ông khám phá ra mình, ở những mức độ khác? Hay trường hợp của ông là độc nhất?
*

*

Lưu vong
Có những bàn tay dưới mặt bàn.
Có một bông hồng trầm ngâm.
Hừng đông đỏ như trái cây chín mọng. 

Bây giờ, xứ sở của tôi xa dần cùng với những người ra đi.
Bây giờ, nỗi buồn và thời gian thì giống nhau.
Xa dòng sông, con suối mất con đường của nó.
*
- Ông dịch bài thơ Lưu Vong:
"Có những bàn tay dưới mặt bàn. (table)
Có một bông hồng trầm ngâm.
Đúng ra:
Có những bàn tay dưới cát. (sable)
Có một bông hồng trầm ngâm.
Đường xa ...mắt mờ? :-)
Kính
G.
Phúc đáp: Muôn vàn cảm tạ.
Đúng như vậy. Đường xa mắt mờ, một phần, thêm chữ 'hồng" làm nhoè nhoẹt mặt người, và chữ. Tôi dịch bài thơ, chỉ vì hình ảnh "bông hồng trầm ngâm".
Sẽ sửa lại.
Kính.
NQT
TB: Tôi nhớ ra rồi, bàn [table] chứ không phải cát [sable], bàn kết hợp với bông hồng sầu muộn. Đây là cảnh đã xẩy ra ở ngoài đời, tôi lẫn lộn giữa dịch và sống lại một kỷ niệm. 
Cám ơn bạn một lần nữa. NQT
"Khi đứng dậy sửa soạn đi ra, đột nhiên chàng nói, 'Tay em đến bây giờ vẫn còn lạnh'. Lạnh, lạnh, chợt tôi rùng mình, có phải chàng định nói..."
Lan Hương

*
Khủng khiếp thật !
Cái cú bỏ chạy quê hương miền bắc, và cái cú chạy theo một em Bắc Kỳ nơi cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn ngày nào, càng về già càng thấm: Nhìn em Bắc Kỳ nào cũng tưởng là Bông Hồng Đen. Đang dịch một bài thơ, vừa đọc bông hồng sầu muộn, và thế là sable biến thành table, và thế là vượt thời gian, không gian, vượt, vượt, trở về quán ngày xưa, ngồi bên em, và hai bàn tay thì đang tìm nhau ở dưới mặt bàn!
Nguồn
*
BHD 11 tuổi, quả đúng là bông hồng sầu muộn. Cô bé già dặn hơn Gấu rất nhiều, có vẻ như cô đã trù tính ra được, hoặc tới cả, những ngày cuối cùng của đời mình, và đã biết trước, nó sẽ xẩy ra như vậy.
Một lần, Gấu đọc Woolf, bà kể khi còn là một đứa con nít bị một đứa anh em bà con làm bậy, sờ soạng, mò mẫm tới phần sâu kín của bà, và bà nghe như tất cả phái nữ ở trong bà phẫn nộ, cùng lên tiếng, nói, không được, không được.
Tất cả phái nữ theo nghĩa, kể cả những cô gái chưa sinh ra, chứ không phải chỉ những đứa con nít.
Đọc, là Gấu nhớ ngay đến BHD, nhớ đến cái sự già dặn của cô bé mới 11 tuổi.
Sau này, Gấu vẫn cứ tự hỏi chính mình, tại làm sao mà chẳng có tí mùi vị trai gái gì ở trong mối tình đó. Gấu cũng đã từng hôn em nhiều lần, khi gặp lại Đà Lạt, khi cô vừa đậu Tú Tài I xong, và được ông bố khắc nghiệt cho đi nghỉ hè tại nhà một người bà con, nhà cô em tên Vi, em nhưng lớn hơn BHD vài năm.
Cô rất bực mình, về cái chuyện mỗi lần gặp là Gấu đứng như trời trồng, miệng há hốc ra cười. Lúc đầu, cô cảm động, rồi chắc là bị bạn bè chế riễu, cô bực.
"Em biết không, Ngọc chỉ chê anh một điều là anh hay cười." Ngọc là em trai một người bạn gái của tôi. Ngọc khoảng tuổi tôi, nghĩa là kém chàng khoảng chín, mười tuổi.... "Không hiểu Ngọc có nhìn thấy như anh không? Không hiểu Ngọc định tìm gì ở nơi em?"; tìm gì, tìm gì, tôi chỉ là một món đồ kỳ lạ, khác thường, nên mọi người muốn tìm tòi, khám phá, một món đồ làm gợi lại trí nhớ, làm sống lại tuổi thơ của chàng, hay là tôi là một cái cớ để giải thích tại sao chàng sống, tại sao chàng sẽ chết, anh, Ngọc, Quang, và cả Tuấn nữa, tại sao nhiều người yêu tôi vậy?... "Không phải đâu, em mang dáng điệu của một người đàn bà ngay khi còn bé con, và suốt đời em sẽ phải tập làm một đứa trẻ...".
Lan Hương
*
Chuyện tình buồn
talawas là của một số anh em, không phải của riêng PTH, anh viết bài mà cứ để là của PTH không thôi, là không có fair, Gấu nhớ những ngày đầu, có lần bà chủ quán căn dặn. Nhưng 5 năm trời 'rong ruổi', (1), nhìn lại, Gấu vẫn có cảm tưởng, đằng sau nó, chỉ có PTH !
(1) Gấu có một bài viết, cứ ấp ủ mãi, mà không làm sao viết ra được, cho đến lúc thấy cái tít kỷ niệm 5 năm talawas !
Bài viết liên can đến một bài hát, Gấu nghe, lần đầu trong đời, những ngày ở trại lao động cải tạo Đỗ Hoà, Cần Giờ.
Chuyện Tình Buồn.
Có hai tay ca bài này thật là tới, một là bạn thân của Gấu, Sĩ Phú, và một, Tuấn Ngọc.
Năm năm trời không gặp,
Từ khi em lấy chồng
.....
Anh một đời rong ruổi,
Em tay bế tay bồng.
Chả là, trước khi bị tóm, bị tống đi lao động cải tạo, một buổi tối, Gấu nhớ cô bạn quá, mò tới con hẻm ngày xưa, đứng thật xa nhìn vô căn nhà, lúc đó cũng đã tối, thành thử cũng chẳng ai thèm để ý, và Gấu thấy cô bạn ngày nào đang đùa với mấy đứa con, đứa bò, đứa nằm dưới sàn nhà, tay cô thì bận một đứa nữa.
Cảnh này, cứ mỗi lần nghe bản nhạc là lại hiện ra, ngay cả những ngày sắp sửa đi xa như thế này....
Thế mới thảm !
Thế mới nhảm !
Thế mới chán ! NQT
Chúc mừng talawas 5 tuổi


Văn chương và Siêu hình: Về cuốn Linh Sơn
May 1991, Stockholm (bài đọc tại Viện Đông Á, Đại học Stockholm).
Cao Hành Kiện
TQ là một nhóm ngôn ngữ rộng lớn trên thế giới hiện nay nếu tính đến con số những người nói thứ ngôn ngữ này, nhưng với một người sử dụng nó, người đó có được bao lăm tự do. Trước hết, đây là một vấn đề chính trị, rồi tới những sức ép xã hội, chúng gây tự chế ở nơi nhà văn, và sau hết, đây là một vấn đề tự thân của chính ngôn ngữ. Nhà văn đối đầu chỉ với ngôn ngữ, trong những gì ông viết ra, nhưng trước tiên người đó phải đụng [deal] tới không biết bao nhiêu là sức ép và tìm kiếm cách để vượt qua [transcend] chúng. Nhà văn viết bằng tiếng TQ thường xuyên chiến đấu một cách vô vọng với những gánh nặng cực kỳ nặng này, bởi vậy, tới khi ông phải đương đầu với nghệ thuật ngôn ngữ, thì đã mệt nhoài, hết hơi. Người ta có thể nói nhà văn TQ quả là có quá nhiều điều để mà vật lộn với chúng.
Vào năm 1981, tôi được một người bạn khuyến khích cho xuất bản một cuốn sách mỏng, về nghệ thuật ngôn ngữ, cho tầng lớp đông đảo độc giả, có tên là Những thám hiểm, khai phá sơ sơ về Nghệ thuật Giả tưởng Hiện đại, Preliminary Explorations into the Art of Modern Fiction. Tôi nghĩ thật khó xuất bản, nhưng cứ thử mở ra một con đường cho nó. Tôi đã từng gửi một tuyển tập truyện ngắn tới năm nhà xb ở TQ, và sau cùng ở Hongkong, nhưng chẳng nơi nào in.
Lạ làm sao, cuốn sách mỏng dính đó, chẳng mắc mớ gì đến chính trị lại lôi kéo thật nhiều bàn cãi, tranh luận, và nổ lớn mãi ra, về chủ nghĩa hiện đại vs chủ nghĩa hiện thực. Nó gây đủ vấn đề cho tôi và gây rắc rối cho rất nhiều bạn của tôi, và một số nhà văn lão làng tỏ ra quan tâm tới tôi như Ba Jin, Xia Yan, Ye Junjian, Yan Wenjing, và Dhong Dianpei. Tệ hại đến nỗi, Wang Meng, người viết một thư ngỏ cho tôi, trở thành mục tiêu tấn công. Thành thử có thể nói, bàn về nghệ thuật ngôn ngữ không dễ dàng, mà còn là quá khó khăn tại TQ.
Vào mùa xuân 1982, một biên tập viên của một nhà xb muốn biết liệu mọi chuyện có khác đi chút nào, và đề nghị tôi viết một cuốn tiểu thuyết, và tôi bằng lòng với điều kiện không được cắt bỏ bất cứ cái gì. Linh Sơn đã được toan tính cho ra đời là như thế.