*

Diary


















*
*

Gấu đời thứ ba
Chúc Mừng Năm Mới 2009


Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Bà Hảo cho rằng những gì mà bà đã làm khi nói lên sự thật là điều tối thiểu mà một nhà văn phải làm.
Nguồn
Ít ra phải dzậy chứ!


Đỉnh cao chói lọi

Le système communiste avait confisqué le passé. Redoutable épreuve, pour les nouvelles démocraties, que de renouer le fil de l'histoire, sans rouvrir les plaies ni céder à la tentation de l'amnésie.
VC tịch thu quá khứ!
Thử thách mới đáng sợ làm sao: Làm sao nối lại được sợi dây lịch sử, mà không cần mở banh những vết thương, và không lạc vào vườn quên lãng?

*
Qui sait de quoi hier sera fait ?
[Ai mà biết được ngày hôm qua sẽ được làm ra như thế nào?]
L'infirmité de la mémoire historique sur le communisme national, ses erreurs et ses horreurs, est largement responsable du mépris populaire pour tout ce qui est politique.
Sự què quặt của hồi ức lịch sử, về chủ nghĩa CS quốc gia, những lầm lẫn và những ghê rợn, những kinh hoàng của nó, chúng dẫn tới sự khinh bỉ của đám đông, đối với tất cả những gì liên quan tới chính trị.
Nhận xét như thế thì thật quá đúng đối với không chỉ TQ. Nhưng với xứ Mít, cái sự khinh miệt chính trị có tí khác, và là do những lời dối trá về cuộc chiến thần thánh.

*
Chính trị mới là đỉnh cao của… văn chương. Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để miệt thị thứ văn chương bỏ qua nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm đuối trong cõi mộng, trong cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó, ông ta lôi chữ “bất tử” ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện. Steiner phán, chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn chương hơn là sự khốn cùng của người hàng xóm. Chính nơi đây, mà cái thời mới xẩy ra, cho chúng ta những bằng chứng cay nghiệt. Những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn Werther hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục thực.

Đọc blog trong nước, của những nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói chuyện chính trị, chán lắm, là cũng nghĩa đó. (1)
Nên nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn học quốc tế, dân Mít ngày xưa, học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề gia, bình thiên hạ’.

(1) Cũng chỉ là để nghỉ xả hơi, sau khi đã xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Cứu nước đâu không thấy, mà chỉ thấy đúc nên cỗ máy toàn trị. Theo
Steiner, nghỉ xả hơi kiểu này, là có thể trở thành... Nazi (2)
(2) -Tư tưởng trừu tượng chắc hẳn bị đám đông quần chúng trên đường phố rù quyến, một cách nghịch thường, có lẽ vậy?
-Nói như vậy, chỉ là để cho rằng, có sự khát khao hành động, nhập vào bùn nhơ, từ trên chót vót của trừu tượng, trong cuộc sống trí thức tuyệt đối thuần túy. Có thể nó chỉ là tiềm thức, nhưng hầu như tuyệt vọng. A. J. Ayer cho rằng, ông chỉ hạnh phúc khi coi đá banh (fooball); với Wittgenstein, thì là phim cao bồi Viễn Tây: cứ mỗi xuất trưa, là ông phải mò đi coi, vẫn một phim cao bồi này, hay là một phim trinh thám khác. Chỉ để nghỉ, tôi nghĩ vậy, chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể trở thành Nazism; hay như trong trường hợp của Sartre, trở thành tất cả những lời dối trá Stalinist; với Plato, là bạo chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi được làm thủ tướng dưới trướng. Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
*
Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
Ui chao, bảnh thật, cứ như thể, ông biết, thái độ của mấy anh Yankee mũi tẹt, mấy anh miệt vườn nằm vùng, mấy anh Bắc Kỳ di cư trước 1954… sau khi vỡ ra là mình bị lừa, chẳng còn có một cách nào khác, là nghỉ xả hơi.
Bao nhiêu tâm huyết, nhiệt huyết, xương máu, đều đã phung phí vào cuộc chiến đấu thần thánh mất rồi, không nghỉ xả hơi, viết blog lăng nhăng thì làm cái gì bây giờ?
*
Tôi viết để trả thù cho Lưu Quang Vũ…
Gấu đọc, và nhân đang đọc một bài điểm sách về một tay chuyên viết trinh thám người Hoa, Qiu Xialong, ông cũng viết như thế, trong thư gửi độc giả: Tặng cho tất cả những người đã đau khổ vì Mao —“For all those suffered under Mao.”
Tình cờ Gấu đọc tờ Điểm Sách London, mới biết tới Qiu. Cuốn đầu tay của ông được coi là số 1, bởi giới báo chí, trong có tờ Báo Phố Tường: Một trong năm cuốn số 1 của mọi thời!
Nhưng, không phải số 1 về tiểu thuyết trinh thám, mà là về chính trị!
Khen như thế mới bảnh chứ!
Khen cũng bảnh, mà được khen lại càng bảnh!
Một cuốn nữa, trong số năm cuốn số 1, tiểu thuyết chính trị, là Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler!
Cuốn đầu tay của Qiu: Cái chết của một Nữ Hồng Vệ Binh [tạm dịch, không biết có đúng không cái tít bằng tiếng Anh, Death of a Red Heroine].
Cái tít này, là từ cái tít Hồng Lâu Mộng mà ra, theo người điểm, trên Điểm Sách London, số 18 Tháng Chạp, 2008, khi đọc cuốn mới nhất của Qiu: Red Mandatin Dress. Ông này, quái, vì bản đầu tay cho ra lò, cho Tây Phương, là bản dịch tiếng Tây:
As before, the French edition came out first. Ông "còn" là một thi sĩ
*

When Qiu Xiaolong was a boy in Shanghai, Red Guards loyal to Mao Zedong ransacked his parents' home. The thugs took jewelry, books and anything else associated with a bourgeois lifestyle. But they left a few photo magazines. In one, Qiu saw a picture of a woman wearing a red qipao, the form-hugging Chinese dress that became an emblem of capitalist decadence during the Cultural Revolution.
Decades later, the stirred memory of that photo suggested the plot of Qiu's Red Mandarin Dress, the fifth and latest of his popular, Shanghai-set Inspector Chen detective novels. This time, Qiu's hero, a cop and poet, is on the trail of a serial killer who dresses his female victims in tailored qipao dresses — a macabre gesture freighted with political meaning. As in the previous books, the investigation leads Inspector Chen to a brutal legacy from the past, for even the most vicious of Qiu's criminals are victims of China's bloody history. So, incidentally, are many of the people close to the author. "My mother had a nervous breakdown at the beginning of the Cultural Revolution and she never really recovered," Qiu says. "But I also have friends who suffered even worse things. I'm not saying they're dead or anything. But they're really ruined. Their life, dreams, career — gone."
Time
Khi Qiu còn là một đứa trẻ ở Thượng Hải, Hồng Vệ Binh trung thành với Mao đã lục soát nhà cha mẹ ông. Chúng lấy đi nữ trang, sách vở, và bất cứ một thứ gì liên quan tới cuộc sống trưởng giả, nhưng vứt lại vài tờ báo hình. Trong một tờ, Qiu nhìn thấy bức hình một người đàn bà bận áo xẩm đỏ, thứ áo đặc biệt của người TQ, sau trở thành biểu tượng của sự sa đọa thoái hoá của tư bản trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.
“Lần đầu nhìn thấy bức hình, tôi sững sờ vì vẻ đẹp,” Qiu nói, lúc này ông 54 tuổi, trông thư sinh nho nhã như một giáo sư trung học. “Cũng là tự nhiên khi tôi nghĩ rằng, những con người ở trong những bức hình như thế này từ một gia đình có gốc rễ trưởng giả, và như thế, chắc là họ đã chịu đựng rất nhiều đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Chuyện gì đã xẩy ra cho họ.
Nhiều chục năm sau, kỷ niệm về bức hình vẫn khuấy động trí tưởng của ông, và là nguồn hứng khởi khiến ông viết “Áo đỏ tiểu thư” [tạm dịch Red Mandarin Dress]
Mẹ tôi sụm xuống, khi Cuộc Cách Mạng Văn Hoá nổ ra, và chẳng bao giờ hồi phục. Nhưng tôi có bạn bè còn khốn đốn hơn nhiều. Tôi không nói, họ chết. Nhưng họ hoàn toàn tiêu ma, điêu tàn, huỷ diệt. Đời của họ, mộng của họ, nghề nghiệp của họ. Đi hết.
Một nhà văn nữ, ra đi từ Miền Bắc, có một loạt bài về một miền đất, khi nó chưa đi cả, đi hết. Thay vì cái áo dài tiểu thư của một cô xẩm, như của Qiu, thì là một cái bát cổ.
Thứ dễ vỡ nhất.


Tribute to Harold Pinter


Tưởng nhớ TTT
Thư độc giả [nhân đọc bài viết về Võ Phiến, trên báo Văn Học,1998].
......
Trước khi đọc NQT, vẫn có những bài phê bình sắc sảo tài hoa. Nhưng vẫn theo thể thức chết: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (một cách áp đặt). Phê bình (thật) đòi hỏi cung cấp một cách giải quyết vấn đề, nghĩa là phải có thông tin. Theo V: hình như giờ chỉ có một NQT thực sự nắm được thời sự văn nghệ thế giới. N thì đặc biệt yếu kém khoản đó do ngoại ngữ kém. (Không biết tiếng Anh). Do vậy cảm giác như chú Trụ rất trẻ. Như chỉ hơn VN mấy tuổi.
Một tác phẩm hay là một tác phẩm gợi được một cảm giác 'đẹp' cho người đọc. Người ta có thể quên tất cả câu chuyện, nhưng nhớ một cảm giác. Và cái đó sẽ đưa người ta tìm về với tác phẩm trong những tâm trạng nhất định, không phải một lần.
Thế một tác phẩm lớn? Không phải là một tác phẩm mà trong nó lịch sử được mô phỏng theo một tỷ lệ nào đó, dù đậm đặc. Nó phải soi sáng được tinh thần lịch sử, không phải của một giai đoạn, không dừng ở những biến cố, mà là, phải là những chuyển dịch sẽ sàng nhất của hồn người (phi thời gian và không gian, đôi khi)
Lấy lịch sử soi vào một tác phẩm là một thao tác cần thiết. Nhưng lấy một tác phẩm soi vào lịch sử mới quan trọng. Nhưng như thế là đòi hỏi rất nhiều ở người viết tác phẩm và người viết về tác phẩm.
Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. N cũng nghĩ thế. Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao qúy hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu N tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.
N rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay tùy tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì đúng là truyện ngắn. Hồi đầu đọc N nể quá.
Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.
V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.
Hàng tháng N đều đọc chú cho thằng cu nghe. Cả tưởng niệm O. Paz làm V buồn cười. Hôm qua đọc được một nửa thì cháu ông trẻ ngủ. Như vẫn thường khi nghe đọc thơ.
Kính.
10.10.98
*

Anh NQT kinh,
Toi da doc lai, ky hon, ban dich anh gui. Rat thich. Thich noi dung bai viet va cung thich cach dich rat bay buom cua anh. Doc ban dich, co cam tuong nhu doc van sang tac.
Ban dich ay chac chan se gop phan lam cho Viet so 3, ve Cai Moi trong Van Chuong, phong phu hon. Va cung sau sac hon.
Khi nao dich xong cac title sach tu tieng Tay Ban Nha xong, xin anh gui cho som de toi bat dau lay-out.
Xin cam on anh va kinh chuc anh va gia dinh an manh.

Note: Cái này gọi là 'thanh toán quá khứ' trước khi cửa mở (1)
(1) Mở giùm tôi cánh cửa này, tôi đập, và khóc ròng.
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant.
Apollinaire
Vĩnh Biệt BHD
*
Anh Tru than,
Vua nhan duoc sach. Cam on anh nhieu. Doc truyen "Lan cuoi, Saigon" thay ngam ngui. Anh hoi nho Hong Lam va anh Nhan khong, nho lam , anh Nhan da bi ban chet sau 2 thang GIAI PHONG. Du Tu Le cung hoi nhu vay.
September 12 nay Du Tu Le sang toi de cung ra mat sach mot lan.
Anh nho NGUYEN TUONG GIANG (Tap San Van Chuong ) khong ? Da gap lai chua ? Luc truoc o Boston bay gio don  xuong Virginia cho gan DINH CUONG.

Chu tieng viet anh dung  bo chu nao ? De lan toi danh chu tieng viet co bo dau cho de doc.
Cho toi dia chi cua anh de gui sach va CD cua toi.
Than NTK
*
Đọc truyện Lần Cuối Sài Gòn, thấy ngậm ngùi.
Tiến Dế, bạn của thằng em trai đã tử trận, cũng viết như vậy, nhưng viết thêm, có lẽ vì thấy hình ảnh của cả tụi này ở trong đó.
Note: Nhân tiện, nhắn Tiến Dế, nếu có đọc những dòng này, Chiêu hỏi thăm, và cần liên lạc. Mail cho Gấu. Best wishes to U and Family. NQT
*
Cái thư này là của Tiến Dế, sau lần gặp lại tại Montreal
Hello Ga^'u,
Ga(.p la.i ba'c sau hai mu+o+i ma^'y na(m ra^'t vui. Du'ng la` Ga^'u, va^~n ra^'t..."ga^'u" mo^.t ca'ch bi`nh tha?n va` "ha'ch" nhu+ ho^`ina`o ! Da'm ca? gan do`i "da('c da.o" ma` kho^ng ca^`n pha?i nghie^ncu)'u kinh die^?n Pha^.t Gia'o thi` qua? la` "ga^'u" tha^.t !
Cho ho?i tha(m ba` chi. Cha(?ng hie^?u la^`n sau sang (tha'ng 7) co' di.p ga(.p nhau nu+~a cha(ng
Note: Tiến Dế, sau khi đi tù về, rất giỏi Phật học. NQT
*
Tiến Dế, ra hải ngoại, hách lắm. Làm một cái chức to lắm. Bạn của thằng em trai, nhưng sau khi thằng em mất, cả đám thành bạn của Gấu. Một số, sau gặp lại, vẫn thân như hồi nào. Một số, hết thân.
Đám này cũng rã ra, chỉ còn một hai tên vẫn thường liên lạc.
Cú chấn thương hậu chiến, lạ lắm, khó hiểu lắm.
Sau chiến tranh, có những đấng bạn quí, bỗng nhiên hết còn quí, chẳng có tại sao gì hết.
Có lẽ đó là nguyên nhân TTT không cho xuất bản Ung Thư chăng?
Ung Thư là tiếp nối Bếp Lửa, viết về mấy đấng bạn quí còn ở lại Hà Nội của tác giả.
Có lần, Gấu hỏi ông, hồi anh ở tù, có đấng nào tới thăm, ông bật cười, sức mấy mà dám!
*
Cái tai họa giáng xuống gia đình Gấu, sau này ngẫm lại, giống chuyện "giết chó khuyên chồng", nhưng đám bạn quí chẳng hề hấn, mà kẻ bị hại, lại chính là gia đình Gấu!
Tuy nhiên, Gấu cứ tự hỏi, tại làm sao mà mấy đấng bạn quí của Gấu lại thù Gấu đến như thế. Có vẻ như khi Gấu ngã ngựa, xuống chó, là bọn chúng đã hoàn toàn tin rằng thằng khốn nạn chết rồi, xong rồi, thôi tha cho nó, không thèm nhắc đến nó nữa, và nếu có ai lỡ nhắc tới, thì kèm một tiếng tội nghiệp thằng Gấu, rồi, đùng một cái, nó đội mồ sống dậy.
Thế là lại càng điên lên!
Gấu này, chỉ quyết định viết về đời mình, và tất nhiên, làm sao không nhắc tới những đấng bạn quí, khi ngộ ra câu cách ngôn của Tầu mà Brodsky nhắc tới, khi viết về tình bạn, về sự sống sót:
If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by.
Joseph Brodsky trích dẫn trong bài viết "Collector's Item"
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....]
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi]
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
[Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh].
Nhưng, chỉ đến khi nhớ lại, trên đường thỉnh kinh, Đường Tam Tạng qua con sông cuối cùng, tới Đất Phật, lớ ngớ té xuống sông, và lóp ngóp bò được lên bè, ngó lại thấy một cái xác đang trôi lềnh bềnh ra xa, hỏi, Phật phán, xác mi đó, thì Gấu ngộ liền.
Gấu đã từng trải qua tai kiếp này, thời gian nằm tại chùa Long Vân ở Parksé, chờ qua sông Mekong, chiều chiều xuống mé sông tắm, và chắc là đã từng nhìn thấy xác bạn quí của Gấu trôi qua, và ngộ ra là xác của... Gấu!


Note: Do trục trặc kỹ thuật, mất truyện ngắn mới post của NNT, coi lại bản gốc trên THD, thấy cũng mất luôn. Sorry abt that. NQT
*
Dưới đây là bản độc giả Tin Văn gửi.
Tin Văn post với sự dè dặt. Chừng nào thấy không êm thì lấy xuống. NQT
*

Cúi xuống là đất
Nguyễn Ngọc Tư

Cậu tôi chém một nhát dao phay vô cột nhà, tuyên bỏ từ bỏ con gái khi chị bỏ nhà theo tiếng gọi của tình yêu. Chị thương một anh chàng đào đất mướn lêu têu không nhà không đất, không biết từ đâu tới và sẽ đi đâu. Chuyện cũng đã lâu, một năm vài ba lần, ghé qua nhà cậu, tôi lại nhớ người con gái lanh lẹ, giỏi giắn, hay cười, đồng tiền lún sâu một bên má. Nhớ mà không dám nhắc, vì vết dao khắc sâu vào gốc cột, cảm giác bén lẹm ớn xương…
Cảm giác có chút đau ở đâu đó. Mười năm, ký ức về chị vẫn đứng yên, trong khi chị đã cùng thời gian đi xa lắm. Nhưng gặp lại ở một nơi bất ngờ, thị trấn cửa biển, trong xóm lao động nghèo, chị ngồi bên cái cối đá xay bột trước hàng ba, tôi không chút ngại ngần nào, lập tức gọi tên một nhan sắc cũ.
Cuộc gặp nhau mừng tủi, chị khen tôi nhớ giỏi, chứ chị giờ đen đúa, má nám, tóc xác xơ… Chỉ vào cây chùm ruột trước nhà, tôi cười, em nhận ra chị từ nó. Cái cây này trước nhà cậu tôi cũng có, và khoảng sân nhỏ nhoi ở nơi này cũng gợi nhớ nhà cậu. Chùm ruột đã cao khỏi đầu, cây mai tứ quý đèo đẹt, dây mồng tơi leo kín cái rào thấp lủn tủn ngăn hờ hững với nhà bên cạnh. Một mớ cải xanh gieo ở góc đất sát hàng ba, vài cây cuối giồng đã lên ngồng, màu hoa vàng như sắp cháy. Chị cười buồn, bảo, nhớ nhà quá, nên trồng chơi…
Mười năm lập thân, chị vẫn chưa có mảnh đất cho mình. Chồng đi biển, chị ở nhà xay bột làm bánh cam, bánh còng bưng bán dạo, chăm chút hai đứa con nhỏ. Tôi nhìn thấy cuộc đời rày đây mai đó ở hình ảnh những viên gạch tàu kê tạm bợ rời rạc trên nền nhà. Ờ, sống trên đất mướn mà, khi cần thì xếp lại, cặm đời chỗ khác. Chỉ cây ở trước nhà là không sống đời tạm bợ, chúng vẫn lớn lên dù hơi cằn cỗi, bởi gió biển bàng bạc vị muối.
Không cần chị nói, tôi cũng biết chị nhớ đất lắm, nhớ mảnh vườn mảnh sân quê nhà, nên thiết tha ân cần với cây cỏ dù đất dưới chân giờ chưa phải là của chị. Mà có hề gì đâu, đất không quan tâm mình thuộc về ai, hễ có một bàn tay biết vun xới gieo trồng, đất sẽ run rẩy nuôi cây lớn. Cây mai này đỏng đảnh lắm rồi cũng trổ mươi cái bông, cải với mồng tơi nhà ăn không hết san sẻ cho cả láng giềng, chùm ruột ra trái đã ba mùa, trẻ con cả xóm trèo hái chấm muối chán chê, số còn lại chị ngào đường để dành trong tủ. Chị cười nhẹ, “hồi đó, ba chị thích ăn chùm ruột ngào lắm…”. Chợt nhớ ra, chị hỏi, “em thấy cây chùm ruột bên nhà còn không ? ”
Không, nó bị đốn mất rồi. Ký ức của chị ở lại với ngày xưa, trong khi mảnh sân, khu vườn và cánh đồng đó thì đi với mười năm. Nhiều đổi thay, mất mát. Giờ từ ngoài đường ngó vô thông thốc, trống hoang, trụi lủi căn nhà đã già tường vôi mái ngói. Đứng dựa cửa sau, trong mắt cũng chỉ còn hình ảnh cái chòm mả trơ trọi giữa vườn. Ở đó có một ông già cứ gặp tôi là ca cẩm, càm ràm mấy đứa con. Ông ca cẩm, hờn giận luôn cái xóm Rạch Ruộng đã bỏ đất khi vẫn đang đứng trên đất.
Họ mất cảm giác đất, như cầu thủ đá bóng mà mất cảm giác với trái bóng, cứ xuôi ngược vật vờ. Sáng sớm, đi đổ lú xong, lượm được mấy con tôm bán cho vựa, bỏ túi ít chục ngàn, là xong một ngày. Vuông tôm bỏ mặc cho nắng trời, gió trời. Mọi người nằm toòng teng trên võng nghe cải lương, coi phim tình cảm Đài Loan, rồi cáp độ nhậu nhẹt, ca hát, đánh bài… Cuộc chơi bất tận. Cần một cọng hành, trái ớt, nải chuối… thì ra sông ngoắc ghe hàng bông. Ở đó cái gì cũng sẵn, và bất cứ gì con tôm cũng đổi được, nên chẳng ai còn tha thiết chuyện cuốc đất lên giồng, chuyện gieo trồng kiếm chút tiền con con. Sáng sáng ra vuông lượm tiền có phải khỏe hơn không, anh con lớn của cậu vừa nói vừa cười hệch răng vàng.
Dưới chân anh là đất, chỉ cần cúi nhìn sẽ thấy, nhưng anh không nhìn. Nên cha và con cứ hục hặc nhau hoài, bởi kẻ nhớ người quên, kẻ đi người ngoái lại . Cậu tôi nhớ, nhưng những cơn đau cột sống, đau khớp, những chứng bệnh tuổi già cứ giữ chặt cậu trong nhà. Ngoài kia là đất thênh thang, đang từng ngày bạc đi từ khi nước mặn tràn về trắng xóa. Nhớ quá, cậu lụm cụm đi trồng cây ớt, đặt mấy hom mía, tỉa mấy dây dưa gang, đi vắng ít ngày về thấy cây héo queo, người ở nhà quên tưới.

Buổi trưa, ra ngồi bộ bàn giữa uống trà, nhìn khoảng sân chang chang nắng, cậu ngậm ngùi, mầy coi, có cây chùm ruột mà thằng Hai nó cũng đốn rồi, nó chê cây này rụng lá quá, dơ nhà. Tao đi một cái đám giỗ về là thấy mất thêm mấy cái cây. Nó nói trống trải con tôm mới thở được, mới mau lớn. Tôm tép làm ra tiền nên xá gì mấy cây chùm ruột, cây vú sữa… Trời, giữ mấy cái cây đâu phải chuyện tiền bạc mậy, cứ để đó, người đi đâu xa mới nhớ đường về nhà…
Nghe mấy chữ, “người đi đâu xa…” tôi biết cậu đang nhắc tới đứa con gái lưu lạc bìa trời. Một thâm tình mà trong cơn giận hờn ông đã từng vung tay phung phí. Ông già nhớ chị, nhưng vì tự ái, vì gốc cột không chịu lành lặn lại, để xóa đi một lời thề. Bỗng dưng tôi thấy cậu già hơn cái tuổi bảy lăm. Già nua bởi bất lực và nuối tiếc.
Và trong buổi chiều ngồi kể chuyện nhà cho chị nghe, tôi tự hỏi, cái vuông sân nhỏ nhoi này, một lần nào đó nhìn thấy, có làm cậu tôi ứa nước mắt ? Mỗi lần nhìn cây nhìn đất là họ nhớ nhau, mối quan hệ cha con có đứt đoạn bao giờ đâu. Tôi hỏi chị chừng nào về nhà, về thật, bước qua ngạch cửa, chứ không phải đi ngang qua, hay đứng xa xa nhìn như những lần không cầm được nhớ chị từng quay về xóm cũ. Chị cúi nhìn cái cối xay bột, tần ngần, một cuộc ra đi gây tổn thương bằng đó, không biết lòng cha già đã lành lặn chưa, nên cứ chần chừ…
Thôi thì, tôi mang món quà nhỏ về trước. Ngó cái hủ chùm ruột ngào đường đỏ au mà tôi nói là của một người quen cũ gởi biếu cậu, ông già thoáng nghẹn ngào. Hồi lâu, cậu ngập ngừng hỏi, con nhỏ… lúc rày sống sao, làm gì. Tôi cười, chị ấy trồng cây, trái này hái từ cây mọc trên đất quê người. Nó chua, nhưng chị không quên cách làm cho nó ngọt.
Hành trình ngược về quê, không biết trái có mọc thành cây, khi mùa mưa tới.
Trở về trang chủ Nguyễn Ngọc Tư
Lên trang này ngày 30-12-08
*
Note:
Mung nam moi,  Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay? Su+c da^u vay?
Tui cang gia` thi cang khg doc no^~i nu+a, nu+a chan trong nu+a chan ngoai roi.
Bac tiep tuc song khoe ma.nh va giup do+i nhe.
Blog cua NNT cung lay xuong bai nay. Sao vay? http://ngngtu.blogspot.com/
*
Doc "Cui Xuong La Dat", roi doc may loi ban cua anh ve truyen GdM , ve thang con the khong nhin mat me, nho mot bai viet o Viet Bao , viet ve nuoc My, bay gio khong nho ten tac gia, chi nho chuyen chi ke : Di vuot bien voi chong con, bi hai tac Thai tom duoc . Chi bi hiep, chong bi giet. Chi thuong con còn be, chiu dung cho qua con kho nhuc . Vao trai ty nan, qua My, mot minh di lam hai job, lo cho con an hoc . Thang be lon len, bi canh sat bat vi toi an cuop giet nguoi . Duoc hoi tai sao, no bao tai vi me khong lo cho no, khong o ben canh no, khong huong dan no luc no can den chi . Bai viet co noi dung rat cam dong, toi nghiep, ma vi tac gia khong biet cach viet sao cho van hoa , khong dao sau duoc phan tam ly the tham cua phan nguoi VN , cho nen doc xong roi cung thoi , chang thay ai nhac nho den nua .
Ket luan la van chuong moi la yeu to can thiet de dat den mot muc dich nao do . Khong co no, du cho hoai bao co to bang troi cung khong ai nghe .
Doc gia TV
*
Tks. NQT
Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay?
Gấu đang chạy đua với Thần Chết!
*
Cúi xuống là đất.
Tuyệt.
Làm sáng hẳn ra, những cái tít cũ: Lá Rụng Về Cội, Nước Mắt Chẩy Xuôi...


Rồi ông được giao làm những thước phim đầu tiên cho truyền hình Sài Gòn. Hồi ấy chưa có đài phát, phải phát từ máy bay bay quanh thành phố.
Nguồn
Không hẳn như vậy.
Lúc đó, cũng chưa có Đài số 9 của VNCH. Trong khi chờ đợi xây cột ăng ten, quân đội Mẽo phát hình từ máy bay cho quân nhân Mẽo coi.
Tay NTT này, bài viết nào cũng có lỗi. Tên người, tên địa chỉ, và cái này là do tính cẩu thả của người viết, và còn do thái độ coi thường chính mình, và độc giả của mình. Bởi vì vào cái thời google, bạn thật dễ kiểm tra những sai sót như thế.
Tuy nhiên cú này thì thực không thể tha thứ được.
Trên trang Hội Ngộ Văn Chương của thi sĩ, có post một bài dịch, của một tay nào đó. Dịch một bài phỏng vấn Murakami, trên tờ Time. Murakami cho biết, hồi còn thanh niên, ông thật mê cuốn The Great Gatsby của nhà văn Mẽo, F. Scott Fitzgerald. Nhưng ông thú thực nội lực tiếng Anh của ông khi đó chưa đủ để dịch nó, mãi sau này, mới dám đụng vô. Cái tay dịch bèn đổi trắng thay đen, để vô miệng ông Nhật này lòng say đắm Liên Xô của ông ta, và thay The Great Gatsby bằng Ruồi Trâu.
Khốn nạn thật.
Gấu thấy bất nhẫn quá, bèn đã hai lần lên tiếng, cả ở Tin Văn lẫn trên trang web của ông thi sĩ. (1)
Nhưng ông thi sĩ coi như pha!
Những chuyện nho nhỏ như thế liên quan đến danh dự của cả một đất nước. Thử hỏi, có một ông Mít nào đọc, rồi nói cho Murakami biết, thì sẽ ra sao. Nên nhớ tay nhà văn này rất "đau đáu" với cuộc chiến Việt Nam. Khi còn trẻ, ông tin rằng, người Nhật có thể tìm ra giải pháp cho cuộc chiến.
(1) Cuốn tiểu thuyết mà M. tính dịch, khi còn trẻ, không phải Ruồi Trâu. Tôi đã lưu ý nhà thơ NTT một lần rồi, trên trang Tin Văn của tôi, nhưng chắc là thi sĩ không để ý. Xin coi bài dịch của eVăn, cũng bài trên tờ Time về Murakami.
http://evan.vnexpress.net/News/chan-dung/2008/11/3B9AE192/
Một lầm lẫn như thế này, đúng ra là không nên có, và không thể hiểu nổi. NQT
Viết bởi NQT |11/11/2008, 01:05
*
Nên nhớ, Murakami mặc khải là nhà văn vào tháng tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên Nhật, ông tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.
Nguồn
*
Đọc bài viết về thời gian nhà đạo diễn Lê Hoàng Hoa bị tù VC về cái tội vượt biên, và ‘sống sót’, nhờ tài vẽ của ông, Gấu lại nhớ đến những ngày ở tù Đỗ Hòa, và cũng ‘sống sót’, nhờ cái tài viết của Gấu.
*
Sự thực, Gấu không thể nào hiểu nổi, tại làm sao cái ông dịch bài phỏng vấn Murakami thay The Great Gatsby bằng Ruồi Trâu?
Gấu thực sự cũng không thể hiểu nổi tại sao nhà văn nhớn VTH chôm cái tít Đêm giữa ban ngày của Koestler?
Chắc chắn chôm, theo Gấu, bởi vì cái tít của K. ly kỳ lắm.
*
Ở đâu ra cái tít Đêm giữa Ngọ, của Koestler?
Từ Milton, nhưng không phải do tác giả chọn, như những dòng sau đây, trong Kẻ Lạ Ở Quảng Trường cho biết:
Chính là khi ở Pentonville mà tôi nhận được bản in thử của Darkness at Noon, và lần đầu tiên biết được cái tít tiếng Anh của cuốn sách - dựa trên một trích dẫn từ Milton, mà Daphne đề nghị, và tôi rất thích. Đúng là một sự trớ trêu, ở trong tình trạng tù đọc bản in thử của một cuốn tiểu thuyết về một người đàn ông ở trong tình trạng tù. Nhưng tôi may mắn hơn, vì ở tù ở Pentonville thì chắc chắn hơn hẳn ở Lubianka [nhà tù nổi tiếng của Liên Xô].
Đêm giữa Ngọ, cái tít đúng là như vậy.
Ngọ, Noon ở đây, là chỉ hiện tượng nhật thực, giữa trưa mà trời đất đen thui.
*
"...O dark, dark, dark, amid the blaze of noon,
Irrecoverably dark, total eclipse
Without all hope of day!"
Nguồn
Những dữ kiện như trên, cho thấy, không dễ gì mà có được cái tít Đêm giữa ban ngày.
Từ đó suy ra, không dễ gì, mà không tin, Ngài VTH cầm nhầm cái tít của Koestler!
*
Khi cuốn sách của VTH xb ở hải ngoại, và nó nổi lên như cồn, Gấu đã nghi rồi, nhưng thấy cũng chẳng đáng khui ra, nhưng bi giờ, hàng nhái lại trở nên bảnh hơn đồ zin, đồ xịn, thì đành phải lên tiếng. Chán thật! NQT
*
Mấy anh Yankee mũi tẹt thật khó mà mở miệng xin lỗi, khi lỡ lầm. Trên talawas, có một ông dịch lại cuốn của Koestler, và coi cái tít Đêm giữa ban ngày thật đúng với nó, nhưng nó là của Ngài VTH mất rồi!
Bực quá, Gấu khui ra, thế là talawas bèn lẳng lặng cúp bản dịch, không thèm nói lý do tại sao.
VTH vs Koestler
Lần Gấu viết về Tố Hữu, cũng thế.
*
Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.
Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
*
"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich, trong một lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra: Khi bạn bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn – rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó – như vậy là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.
Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố nhà nước. Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady) vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi [Volkov] bắt buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào thời gian mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).
Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên talawas.org), vào đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới thấy thế nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí Bắc Hà.
*
Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Ta La Tai
*
Đề tài trung tâm của bộ ba Những giác đấu, The Gladiators, Đêm giữa Ngọ, Darkness at Noon, Tới và Đi, Arrival and Departure là đạo đức cách mạng, ehics of revolution, hay, cuộc xung đột giữa đạo đức và tính thích hợp, giai đoạn - liệu, và cho tới mức độ nào, mục tiêu cao cả biện minh cho phương tiện nhơ nhớp?
Đây là một câu hỏi hắc búa, nó hành hạ tôi [Koestler] suốt thời gian là đảng viên Đảng CS.
Cuốn đầu, Những tên giác đầu, cuộc cách mạng do Spartacus cầm đầu đã thất bại, vì ông ta thiếu quyết tâm, từ chối áp dụng luật “law of detours”, luật này đòi hỏi, vị thủ lãnh, trên con đường dẫn tới Không Tưởng, Utopia, cần phải “không thương hại ai, nhân danh sự thương hại” [pitiless for the sake of pity]. Ông từ chối xử tử những phần tử ly khai, và những kẻ gây rối [trouble makers], và cai trị bằng kinh hoàng, rule by terror – và qua sự từ chối này, ông đưa cách mạng tới thất bại, he dooms the revolution to defeat.
Trong Đêm giữa Ngọ, tay Bolshevik già, Rubashov đi ngược con đường Spartacus chọn, ông chấp nhận “law of detours", tới tận cùng bi thương của nó, chỉ để khám phá ra rằng,
"có lẽ, lý lẽ không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù."
Arthur and Cynthia Koestler: Kẻ lạ nơi quảng trường
Trầm luân vì niềm tin
*
Sông Đông Êm Đềm
Trong cuốn Những Người Vô Hình, Les Invisbles, bản dịch tiếng Pháp, Solz dành một chương viết về cái vụ đạo văn của ông Trùm văn nghệ của Đảng, như Solz viết:
Sau khi Gorki ngỏm, Cholokhov được thăng chức nhà văn số 1 của Liên Xô. Không phải chỉ là uỷ viên Trung Ương, mà còn là tiếng nói nhập thân sống động của nó, và khi ông cất lời tại đại hội Đảng, và tại Xô Viết tối cao, thì đó là tiếng nói của Nhân dân, và của Đảng.
Solz cho biết ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nghe những lời xầm xì, nhưng mãi đến mùa hè năm 1965, qua một người quen cho tôi biết, nhà văn Pétrov-Biriouk đã kể chuyện đạo văn này tại câu lạc bộ văn hóa [restaurant de la Maison des letters]. Và đây là câu chuyện ông ta kể:
Vào khoảng năm 1932, lúc đó ông ta là chủ tịch hội nhà văn vùng Azov-mer Noire, một người trình diện ông, và tuyên bố, ông ta có trong tay, chứng cớ cho biết Cholokhov không phải là người viết Sông Đông Êm Đềm. Pétrov-Biriouk phản đối, chuyện bố láo, làm gì có chứng cớ quái quỉ như vậy? Và người đó bèn để lên bàn bản thảo, [le brouillons, bản nháp] cuốn SDED. Cholokhov luôn luôn lèm bèm là ông làm mất bản thảo.

Nó ở trước mắt tôi, viết bằng một thứ chữ viết tay khác hẳn chữ của nhà văn nhớn Nobel văn học của chế độ Đỏ.
Petrov-Biriouk, đặt ra ngoài những tình cảm cá nhân của mình với ông nhà văn số 1 của Đảng (ông nghi, vào thời gian đó, Cholokhov rất sợ nếu có người khui ra chuyện này] , bèn gọi điện thoại cho cơ quan lo tuyên truyền của Đảng thuộc vùng đó. Được trả lời: Cái tay đó đâu, đưa lên gặp chúng tôi, cùng với bản thảo.
Và anh chàng đó biến mất, cùng với bản thảo.
Ông chủ tịch nhà văn miệt vườn giấu kín câu chuyện trên, và chỉ đến khi gần chết mới dám khui ra, nhân một lần nhậu say, vậy mà cũng phải nhìn quanh quẩn coi có thằng nào nge lén không.
Solz cho biết, cũng vào năm 1965, tại thành phố quê hương của ông, vùng Rostov-sur-le-Don cũng có một tay viết, Molojavenko viết một bài về vụ F.D. Krioukov [không biết có phải cái ông Biriouk trên?]
[Số phận run rủi, sau đó, Solz có dịp được đọc tập bản thảo nói trên… qua một trong những ‘người vô hình’]


Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý