*
Ghi

Tai 1




















Ta La Tai

Tin Tala Cù.
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn

Lần chạy trốn quê hương, và nhờ Ơn Trên, thoát, cuốn sách bạn đường của Gấu suốt cuộc hành trình từ Sài Gòn ra Trung, tới đèo Lao Bảo, qua xứ Phật, là Người lữ hành kỳ dị của Harold Robin, bản tiếng Việt, Gấu quơ vội tại sạp báo của nhà, do Gấu đích thân hàng ngày đứng bán, ngay trước cổng chúng cư 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Cuốn sách thật tuyệt, và có vẻ như dựa vào cuộc đời nhà tỷ phú kỳ dị Howard Hughes.
Khi ra được hải ngoại, một lần, Gấu đọc được một bài viết về Harold Robin trên tờ Người Nữu Ước. Cái tay viết bài này nhận xét thật là thú vị, Robin thừa sức để đoạt Nobel văn học, nhưng ông tự bán mình cho thị hiếu quần chúng, đám đông thưởng ngoạn, và chọn cho mình thứ nhà văn best-seller.
Chúng ta tự hỏi, nguyên nhân nào gây ra mối đứt giữa Thiên Sứ và cái còn lại, của cõi văn Sến Cô Nương. Ánh lửa "minh triết" sáng rực lên, khi Sến Cô Nương nhận ra nụ cuời, nụ hôn của cô bé con, ở đâu thất lạc vào gia đình cô, và sau đó bỏ đi, nhưng cho dù Thiên Sứ bỏ đi, thì vưỡn còn Sến Cô Nương!
Liệu Sến Cô Nương cũng "thừa sức đoạt Nobel", nhưng tự chọn cho mình làm vị thủ lĩnh ảo trên net, do bùi tai trước những lời tung hô xu nịnh của một lũ lâu la đệ tử, đám mầm non văn học bất tài đang cần một minh chủ?
Không phải tự nhiên mà Gấu lẩn thẩn về chuyện này, mà đây là một vấn nạn liên quan tới cả cõi văn của Gấu!
Giả như Gấu tiếp tục viết, bằng cách lần theo những bước chân của những con dã tràng trên bãi biển Nha Trang, thì sao?
Cũng thế, có một quãng cách rất lạ, giữa những truyện ngắn đầu tay của Phạm Hải Anh, với cõi văn sau đó của bà.

Liệu, đây là hiện tượng ‘tẩu hoả nhập ma’, đang chính chuyên biến thành tà ngụy? Đang tu luyện để thành nữ bồ tát, bất thình bị lũ ma quỷ ở… Tây Vực rủ rê, rù quyến, biến thành… đại ma đầu? (1)
Cõi văn 'bồ tát' nhất, nhân hậu nhất, của miền đất của giống dân Yankee mũi tẹt, lạ thay, chính là cõi văn NHT, theo Gấu, và ông này, cũng vì một nguyên cớ nào đó, bị tẩu hoả nhập ma, biến thành, cũng một thứ đại ma đầu!
Thảo nào, nhà văn đàn bà suốt đời trẻ thơ thú nhận, bà lụy cõi văn NHT, ấy là bởi vì, chỉ con nít mới nhìn ra được xứ sở thần tiên của Alice.
(1) Cõi văn hải ngoại kể như có ba miền, Thành Đô là Tiểu Sài Gòn, Canada là Đông Ngô, Tây Vực là xứ Kăng Gu Ru.
Liệu, đúng vào lúc nữ bồ tát bị tẩu hoả nhập ma biến thành nữ đại ma đầu, thì, cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước biến thành xâm lăng, kẻ cứu rỗi biến thành quỉ ma, thành bọ, thành ruồi?
Nói rõ hơn, liệu, tất cả đều do Cái Ác Bắc Kít mà ra?
Thì vẫn câu chuyện An Nam nhất thốn thổ, cái tam giác nhỏ bé, là đồng bằng Sông Hồng, “bờ khe hạ” nhiều hơn ruộng, ruộng nhiều người cầy quá, cầy đi cầy lại, ngày càng khô cằn, khiến con người ở đây ngày càng quắt lại.
Đọc lại, bỗng giật mình, và phát giác ra một điều, đài gương quả là soi đến dấu bèo: Sến Cô Nương chưa từng khen một ai, trừ... Gấu!
Cô nương khen Gấu, không công khai mà là khen riêng, trong mail riêng, những ngày đầu, khi Gấu tự nguyện đầu quân dưới trướng ta là gì.
Lần đó, Gấu viết bài Dịch Là Cướp, cô nương mừng lắm, cám ơn rối rít, vì đã kỳ vọng, và ban tặng ta là gì toàn những nhiệm vụ cao cả, [thằng ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, tên biệt kích văn hóa...], và cô nương hứa, sẽ quyết tâm thực hiện bằng được những nhiệm vụ lớn lao này. Và cô nương viết thêm, khi nhận xét về Gấu, nhà văn: Cũng đã từng đọc, thấy thâm trầm, sâu sắc, nhưng chưa hề thấy tức cười như bài viết mới này.

Ui chao, mới đó còn mặn nồng, mà nay sao đau thương như thế này ư, Giời hỡi Giời!
Kể cũng lạ, Gấu có thói quen, giữ mail của "tri âm tri kỷ", vậy mà không hề giữ, bất cứ một mail nào của một "nửa linh hồn" của mình!
Đúng là... tiên tri!
Lời nào em không nói em ơi,
Meo nào không gian dối!
[Nhại Tình Khúc Thứ Nhất]
NQT

Viết tới đây, bỗng nhớ nhà văn nhớn Mai Thảo, và một giai thoại liên quan tới ông, do KT kể.
Bạn ta kể là, một lần cả đám ngồi hầu rượu MT, bỗng ông quay qua NMG hỏi, này, cái la dô ở nhà anh còn chạy tốt không?
NMG ngớ người ra, MT bèn gật gù:
-Mình hỏi thăm bà xã của cậu ấy mà. Sao, thế nào, bà C. vẫn nói nhiều như ngày nào, như mọi ngày chứ?
Ui chao, Gấu này quả là not fair (1), khi lợi dụng lúc tang gia bối rối, Sến Cô Nương tự bịt miệng, để mà xài xể hết lời!
(1) not fair: không điệu, [chơi] không đẹp… Đây là từ của Sến Cô Nương, trách Gấu, cứ một, hai viết, "ta là gì của Sến Cô Nương". Anh viết vậy không có fair, ta là gì là của một số anh em.
Nhưng Bi Bì Xèo, mới rồi, trong lời ai điếu, cũng coi ta là gì  là tài sản, "của hồi môn", của Cô Sến, có anh em nào đâu?
Hay là bỏ chạy hết cả rồi? NQT
*

Dịch là cướp
Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes des terres sereines"  của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ.
Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.
Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.
Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.
NQT
[Bài viết cho diễn đàn talawas, khi mới xuất hiện trên net]
*
Cái tay mới ăn Goncourt năm nay phán về vụ ông từ bỏ tiếng Persan, để viết văn bằng tiếng Tây, mà không thú vị sao!
Cũng vẫn là ăn cắp, ăn cướp, nhưng biến luôn nhà của người thành nhà của mình, đâu có khốn nạn như mấy anh Yankee mũi tẹt biến nhà người đất người thành bãi đánh hàng!

*
Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui

Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?
Vào năm 14 tuổi tôi khám phá ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung tâm văn hóa Tây, tôi khám phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc Godard, Hisroshima tình tôi, và những cuốn phim của Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.
Ở xứ Afghanistan CS đó mà cũng có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?
Đúng như vậy, mặc dù khủng bố, mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về Camus, và được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức trưởng giả”.
Viết văn bằng tiếng Tây,về nỗi đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên cái thân hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay một nơi chốn nào đó…
-Có thể là do đề tài của cuốn truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ. Để nói về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ nhì, ngôn ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm nhập vào bên trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác thì là một niềm vui thích, giống như làm tình.

Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.

Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
*
"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich, trong một lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra: Khi bạn bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn – rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó – như vậy là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.
Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố nhà nước. Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady) vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi [Volkov] bắt buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào thời gian mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).
Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên talawas.org), vào đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới thấy thế nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí Bắc Hà.

Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Đúng ra, bà phải đăng trên ta là gì, xin lỗi độc giả ta là gì.
Gấu đâu cần bà xin lỗi?
Nay, post lại, và xin lỗi độc giả ta là gì, về cái phần sơ sót của Gấu. NQT
*
Thú thực, cái giấc mộng văn chương ở hải ngoại của Gấu, thực sự không có, cho tới khi đọc Steiner. Bởi vì, dễ gì mà viết văn bằng tiếng Anh tiếng U, nhất là vào đến lúc chót đời, khi ở trại tị nạn, mới bắt đầu ê a học!
Bất giác lại nhớ mấy đấng bạn quí: Này, mày có biết tiếng Tây không đấy. Nè, bà con ơi, thằng đó đết phải dân khoa bảng, đết có bằng cử nhân triết, vậy mà bầy đặt đọc Xác Xiệc, Cà Mụt, Cà Miệc.
Cái mộng của Gấu, những ngày mới ra hải ngoại, là đọc thầy Faulkner, bằng nguyên bản tiếng Anh, những lúc rảnh, đói khách.
Bởi vì cái bằng ngoại đầu tiên của Gấu ở nơi xứ người, là cái bằng cho phép bán bảo hiểm nhân thọ!
Chỉ đến khi thất bại trong cái việc làm một tên bán nước miếng, Gấu mới lại đành quay lại làm cái việc viết lách.
NTV rất rành chuyện kể trên. Vì anh là người đầu tiên Gấu gặp lại nơi hải ngoại. Và anh lắc đầu, khi nghe Gấu phán, đếch thèm đọc ai nữa, ngoài Faulkner ra, đếch thèm viết gì nữa. Lèm bèm vài đường hồi ức, "ký ức còn mãi", thì có thể, nếu được phép, nói gì chuyện phê bình, làm bố thiên hạ.
Nếu được phép? What it means?
*

Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui
Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?
Vào năm 14 tuổi tôi khám phá ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung tâm văn hóa Tây, tôi khám phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc Godard, Hiroshima tình tôi, và những cuốn phim của Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.
Ở xứ Afghanistan CS đó mà cũng có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?
Đúng như vậy, mặc dù khủng bố, mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về Camus, và được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức trưởng giả”.
Viết văn bằng tiếng Tây,về nỗi đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên cái thân hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay một nơi chốn nào đó…
-Có thể là do đề tài của cuốn truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ. Để nói về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ nhì, ngôn ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm nhập vào bên trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác thì là một niềm vui thích, giống như làm tình.
*
Có thể nói, giấc mơ viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu chấm dứt, đúng vào buổi tối hôm đó, ở một thư viện Toronto, vô tình cầm lên của Ngôn ngữ và Sự Câm Lặng của Steiner, và cũng đúng lúc đó, ý tưởng của Tolstaya sống dậy: Chủ nghĩa CS không phải từ trên trời rớt xuống trúng đầu dân Nga, mà nó đã từ những từng sâu hoang vắng của lịch sử Nga sống dậy, cái tư tưởng, “người Nga không ăn thịt mà ăn thịt lẫn nhau” áp dụng cho xứ sở của giống dân Yankee mũi tẹt thì cũng mắm xốt kít. Gấu tự bảo mình, chuyện viết văn bằng tiếng Anh tiếng U đếch phải việc của mày, việc của mày là phải làm sao cho bao nhiêu triệu con người của cả hai miền không chết một cái chết tức tưởi, mờ ám vì cái nước sơn son mạ vàng: chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Họ chết là vì Cái Độc, Cái Ác, Cái Dã Man Tàn Nhẫn của một miền đất.
*

The Arcades book, whatever our verdict on it - ruin, failure, impossible project - suggests a new way of writing about a civilization, using its rubbish as materials rather than its artworks: history from below rather than from above. And his call (in the 'Theses') for a history centred on the sufferings of the vanquished, rather than on the achievements of the victors, is prophetic of the way in which history-writing has begun to think of itself in our lifetime. (2001)
Coetzee: Walter Benjamin, the Arcades Project (1)
"Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
*
Đám Yankee mũi tẹt và những nhà văn của chúng chắc là chẳng bao giờ biết đến thứ lịch sử của thời của chúng ta, thứ lịch sử xoáy vào nỗi đau khổ của người thua, thay vì thứ lịch sử của kẻ thắng.

(1) Bài viết sau được in trong Inner Workings, tập tiểu luận, với cái tít như trên. Gấu đọc Coetzee, lần đầu tiên, là bài này, bèn dịch liền, với tí vốn Anh văn ăn đong những ngày mới tới xứ lạnh, và đã được ông bạn NTV giúp đỡ rất nhiều. Cả hai thường ngồi trong một tiệm cà phê bình dân của thành phố Toronto, nơi gần nhà ông, và có lần say sưa bàn cãi về một từ cần phải dịch như thế nào, ồn ào đến nỗi anh chủ quán phải đến nhắc nhở.
Dân Mít chúng ta thiếu những nhà văn như Coetzee, và lại càng thiếu những nhà phê bình, điểm sách như ông. Nên nhớ, tác phẩm đầu tay của ông, lấy đề tài Việt Nam (2).
Trong những kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết giới thiệu ông, ở đầu cuốn Inner Workings.
(2) John Michael Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học Cape Town và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi năm 1972, dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch giả; những cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa, "Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử 31 năm của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt giải, lần thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of) Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Ô Nhục).

Sự thực, Gấu này chẳng hề có hiềm khích gì với bà chủ quán cá. Ngay cả việc gọi như vậy, cũng chẳng hề cảm thấy mình hạ tiện, mà cũng chỉ là theo kiểu của Đặng Tiến, dzui thôi mà. Nhưng, chính là nỗi thất vọng, sao bao hoài vọng, mà đành phải lên tiếng, đòi cho được một nửa linh hồn của mình.
Một khi còn thiếu một nửa linh hồn, thì vẫn không phải là.. linh hồn, nói theo kiểu, một nửa mẩu bánh mì thì OK lúc đói lòng, nhưng một nửa sự thực thì là một lời dối trá.
Cô con gái, con ông chủ nhà xuất bản trong truyện Eva của J.H. Chase, trước khi chết, đã nói với anh chồng của mình: Một người viết một tác phẩm như thế, không thể hành xử như thế. Tôi lầm rồi, anh không phải là người viết cuốn sách đó.
Gấu cũng nghĩ như thế về bà chủ quán cá.
Và xin chấm dứt bài viết về Ta La Tai. NQT


Gấu cũng có vài kỷ niệm thú vị với diễn đàn talawas. Viết ra đây, có khi nhờ đó mà hiểu thêm được, về cái sự chúc dữ của cái vòng tròn ma thuật, chăng?
Có một lần, Gấu viết một bài về cái sự mê mì gói của Mít, nhân một viết của Thảo Hảo, cũng về cái thú sơi mì gói.
Ấy là vì đọc bài viết của Thảo Hảo, thì Gấu nhớ ra một kỷ niệm về mì gói, khi nó vừa mới xuất hiện ở Miền Nam trước 1975.
Bữa đó, ngồi Quán Chùa, có ký giả Lô Răng, ký giả Ba Tê, và Gấu. Lô Răng khen um lên, Ba Tê lắc đầu, sao bằng phở được!
Lô Răng, dân nhà binh, khen mì gói, là đúng quá rồi. Ba Tê, lính bất đắc dĩ, làm sao mê mì gói?
Gấu nghĩ, bài này mà đăng ở talawas thì mới đắc địa. Gửi. OK đăng, nhưng cuối cùng, bà chủ quán mail, giọng rất bực: Vừa mới tính post lên, tình cờ đọc Tin Văn, đã thấy post lên rồi. Lần sau, đừng làm chuyện như vậy nữa nhé: talawas không bao giờ đăng bài đã từng đăng ở chỗ khác!
Bỗng nhớ đến chân lý: Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!  Quái thật!
Ngợi ca mì gói
*
Tô mì gói đứng lù lù trên bàn như một cái ao làng thân thương, nhìn thấy nó rồi thì những cậu trai mới dám (rón rén) đi chinh phục những miền đất mới.
TH
Ui chao, những thùng mì gói, những cuốn video phim chưởng, còn là thức ăn trường kỳ kháng chiến của những nhà trồng cây, trồng cỏ tại xứ người.

*

Miếng cơm, manh chữ

Người viết đọc lại những gì đã viết, về một quãng đời trong có bóng dáng một họa sĩ (Ngọc Dũng) vừa ra đi, và nhận ra một điều: cái đói ám ảnh ngay từ dòng chữ mở đầu... Hay nói một cách khác: đây là những kỷ niệm về cái đói.
Nào là cái ruột tượng đựng gạo, nỗi sợ mỗi lần nhìn thấy... cháo, cơn đói lả mà cứ tưởng là bịnh..
Nhưng “cái no” cũng có những kỷ niệm để đời, đối với một thằng nhỏ Bắc Kỳ! Ông cụ tôi mất sớm. Bà cụ một nách bốn con, cứ phải tha đi nhà này nhà nọ, để ăn chực. Ăn chực chán quê nội, qua tới quê ngoại. Hai làng cách nhau cũng chừng gần chục kí lô mét. Lần đó, thằng bé tới nhà bà trẻ, được ăn no cành hông, đi không nổi, rồi đau bụng quá, vì quá nặng bụng! Thấy thằng nhỏ nhăn nhó, mọi người lại tưởng bịnh, riêng bà trẻ hiểu ngay nguồn cơn, ra lệnh: ra sân chạy! Ì ạch một hồi, mới đỡ đau. Lúc đó mới nhớ lại cái cảnh “tầu phù” nằm chết như rạ, khi sang tước khí giới quân đội Nhật, tại một ga xe lửa miền bắc. Do ăn no quá, bể bụng, (‘phù’ ở đây chắc là biến thể của ‘phình’).
Tác giả một bài viết trên tờ Gió Ðông, xuất bản ở Ðức, (đã đình bản), sau khi đọc lại một số tiểu phẩm, đã đưa ra một nhận xét: nhà văn Việt Nam hay nói về miếng ăn. Và hình như đây là một nỗi ám ảnh, một “định mệnh văn chương”. Nhân đó, ông nói về tác phẩm Marie Sến, của Phạm Thị Hoài: cũng vẫn những chiếc phong bì. Cũng vẫn miếng ăn, miếng nhục.
Trần Ðăng Khoa, trong cuốn Chân Dung và Ðối Thoại, chê Nguyễn Tuân, tuy mê ‘ăn’, nhưng chưa đưa nó lên thành nghệ thuật. Ông tự hỏi, hết chuyện viết rồi hay sao, chẳng lẽ văn chương chỉ là chuyện về miếng ăn... tồi tàn?
Theo tôi, cần phải phân biệt giữa cái đói, ám ảnh của nó, với miếng ăn, như một cái cần, và sau đó, như một cái đẹp.
Trả lời phỏng vấn, về chuyện phải từ bỏ đất nước, và quan trọng hơn, phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, nhà văn Romania, Cioran cho biết: phải viết văn bằng tiếng “ngoại” là một tai nạn lớn lao đối với một nhà văn. Ông kể hai kinh nghiệm, tưởng như chẳng liên hệ, về chữ viết “ngoại”, và về miếng ăn “ngoại”.
Cho tới năm 1947, ông vẫn viết văn bằng tiếng Romania. Tới bữa đó, ông tính dịch Mallarmé sang tiếng Romania. Bất thình lình, ông tự hỏi chính mình: “Thậm vô lý! Ích chi đâu, khi dịch Mallarmé sang một thứ tiếng mà chẳng ai biết?” Thế là, tôi từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Tôi bắt đầu viết văn bằng tiếng Tây. Thật trần ai khoai củ. Viết văn bằng một ngôn ngữ khác là một kinh nghiệm đáng sợ. Người ta phải mầy mò với từng chữ. Khi viết bằng tiếng mẹ đẻ, tôi cứ thế mà viết, giản dị như vậy đó. Chữ viết không có quyền độc lập, đối với tôi (Les mots n’étaient pas ‘indépendants’ de moi). Khi viết văn bằng tiếng Tây, mấy con chữ như thách đố tôi: chúng như ở trong những xà lim (cellules), và tôi phải nhặt ra từng con: nào tên này, nào tên kia, ra đây biểu!
Kinh nghiệm đó, theo ông, y hệt kinh nghiệm về miếng ăn, cũng ngày đầu tới Paris. Lần đó, ông trọ tại một khách sạn nhỏ, khu ‘người em xóm học’ (khu Latinh). Bữa đó, ông xuống nhà gọi điện thoại, và thấy nhân viên coi khách sạn, bà vợ, và ông con trai: cả ba đang sửa soạn bữa ăn, họ như đang sửa soạn kế hoạch cho một trận đánh! Tôi sững người: ở Romania, tôi luôn luôn được nuôi ăn như một con vật, chẳng thèm để ý tới “ăn nghĩa là gì”. Ở Paris, tôi mới nhận ra ăn là một nghi lễ, một hành động văn minh, gần như xác định một thái độ chính trị.
Vũ Bằng phân biệt hai miền qua món ăn: món ngon miền bắc ‘đấu’ với món lạ miền nam. Ôi chao, những cái lỉnh kỉnh, nhiêu khê, cầu kỳ, nhưng thật cần thiết, không có không được của một tô bún thang, cái mỏng dính của một lá bánh cuốn Thanh Trì, cái thú ngồi canh bánh trưng ngày tết... chỉ tới khi vào Nam, hết sợ đói, thằng bé Bắc Kỳ mới mới thấy “thấm thía” cái tuyệt vời của một miếng ăn.
Cái tuyệt vời của những kỷ niệm khi còn là một đứa bé chuyên môn đi ăn chực, tại một miền đất.
[Tít bài viết, của PTH].
*
Những chuyện không vui gì giữa Gấu và bà chủ quán cá, xẩy ra ngay từ ngày đầu tiên Gấu này xung phong xung phong đóng góp bài vở, và ngay cả khi Gấu bị phạng tới tấp, mà vẫn nín thinh, đến nỗi bị bà chủ quan mắng mỏ, anh già thực rồi ư, tại sao không đích thân trả lời, lại phải nhờ đến độc giả bênh vực, chứng tỏ: Gấu không hề muốn viết về quán cá, nhất là khi nó tự ý đình bản.

Có một sự thất vọng nặng nề về sự vô dụng của một diễn đàn đa số gồm những cây viết ra đi từ Miền Bắc, và cùng với nó, là sự thất vọng về tài năng, về tri thức, về trí thức, về sự đóng góp của họ, so với những người ra đi từ những nước CS khác, thí dụ từ Đông Âu, thí dụ những nhà văn như Milosz, như Kundera, như Manea.
Chúng đưa đến kết luận về một miền đất: Tại làm sao mà nó nghèo nàn, khô kiệt đến như thế?
Đã nghèo nàn, mà lại ưa cấu xé lẫn nhau. Kẻ ra được bên ngoài, ngoái cổ lại chửi những người ngày nào còn là bạn của họ.
Trong quá khứ quán cá chưa hề có một bài viết nào về DTH. NHT có, nhưng chê, thí dụ bài của DT, và Gấu phải nhẩy vô ‘phản biện’, như đã từng "phản biện", trong những trường hợp liên quan tới HNH, PTVA, PHT…

*
Cuối cùng, chúng tôi ghi nhận tác động của các cơ quan và cá nhân trong bộ máy chỉ đạo, kiểm soát và trấn áp tư tưởng - văn hoá của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việc thiết lập tường lửa tại Việt Nam từ cuối tháng 5.2004 đối với talawas cũng như những biện pháp gây áp lực đối với những người tham gia talawas tại Việt Nam, mà gần đây nhất là những vụ thẩm vấn nhiều ngày liên tục, do ngành an ninh tiến hành, đã góp phần giúp talawas giữ nóng lí tưởng về một công luận độc lập, điều mà sớm hay muộn nhất định sẽ trở thành bộ phận không thể thiếu trong xã hội Việt Nam hiện đại.
*
Đọc, có vẻ như cửa hàng cá “cám ơn” tác động của nhà nước v/v tường lửa, thẩm vấn, gây áp lực… chính nhờ vậy mà hâm nóng, giữ nóng lý tưởng về một công luận độc lập!
Quái đản thật. Thế này thì đành phải cám ơn nhà nước đã gây ra cuộc chiến, đã chiến thắng, đã ăn cướp, đã xô đẩy cả một dân tộc chạy ra biển…
Bộ phận không thể thiếu? Sớm muộn?
Điều này đã xẩy ra rồi, và cái công luận độc lập đó, là blog, (1) và cửa hàng cá, nói cho cùng, cũng chỉ là một blog cá nhân, ở hải ngoại, vậy mà còn thua rất nhiều những blog cá nhân ở trong nước. NQT
(1) Ông Robert Boorstin, Giám đốc Truyền thông của tập đoàn Google, đã trả lời phóng viên Trà mi của RFA trong bản tin loan ngày 7-12-2008 rằng:
“Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào quyền tự do bày tỏ ý kiến qua các trang web cá nhân hay các trang blog. Cho nên chúng tôi cho rằng blog là cách thể hiện quan điểm cá nhân của một người, cho dù là về văn hóa, nghệ thuật, đời sống thường nhật, chính trị, hay về bất cứ điều gì anh ta muốn bày tỏ. Chúng tôi không kiểm duyệt dựa trên nội dung của các trang blog và cũng không muốn làm điều đó.”
Nguồn net
*
Từ giã một thành công. Phách lối thật.
Bảnh thật!