*
Ghi




















Ta La Tai


Tin Tala Cù.
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn
Đúng là một tin buồn cho một số cộng tác viên (1)
Qua những thành tích tự khoe, Gấu thực sự không hiểu được chức năng của một nhân vật có tên là "giám định viên"?
V/v những thành tựu này, Gấu không có ý kiến, tuy nhiên, nếu phải đưa ra một cảm tưởng, thì là, thất vọng. NQT

(1) Hồi mồ ma tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của Bà BT, báo chí phỏng vấn một bà con của bà chủ quán về bí quyết bán báo, tay này phán, độc giả của chúng tui cũng ví như cá lòng tong, và chúng tôi câu bằng mồi 'kít'.
Ui chao không lẽ những kẻ viết cho "ta là gì", cũng bị một cái mồi gì gì đó, quyến rũ hay sao? NQT
Đài gương soi đến dấu bèo này chăng?
*
Câu trả lời của Kafka.
... but we make no mistake: Kafka is not Kafka-ism... For the [sterile] old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how wrtite? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a  truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer [to all those who want to write]: the being of literature is nothing but its technique. (1)
Roland Barthes: Kafka's Answer.
Câu văn trên, [the being of literature...], Hai Lúa đọc qua bản tiếng Tây, ngay vào lúc chập choạng bước vào cõi văn, quả là một câu văn mặc khải.
Về già, Hai Lúa hiểu thêm ra là, cái mà Kafka gọi là kỹ thuật đó, chính là đạo, đạo ở đời.
Viết, đối với mấy tên nhà văn nhà thơ, là đạo ở đời.
Theo nghĩa đó, Nguyễn Du viết, "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài."

"Chữ tâm kia", chính là kỹ thuật của nhà văn, vậy.
(1) Tạm dịch:... Nhưng chớ có lầm: Kafka không phải là chủ nghĩa Kafka.... Đối với câu hỏi cũ kỹ, kiệt mọi đường sinh đẻ, tại sao viết?, [tác phẩm] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới viết thế nào? Và chính cái thế nào quật cho cái tại sao một trận mê tơi, đến kiệt thở. Và thế là cùng tắc thông, sự thật xuất hiện. Sự thật của Kafka, câu trả lời của Kafka [cho tất cả những ai muốn viết]: Hữu thể [Linh hồn] của văn chương, chính là kỹ thuật của nó.
Nhật ký
*
Thất bại lớn nhất, có thể vì đó mà cửa hàng cá Bơ Linh dẹp tiệm, liên quan tới "câu trả lời của Kafka"! NQT
*
Nhưng rộng hơn, chính việc trộn lẫn các đề tài lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và chính trị, cùng bút chiến trong ngoài nước và cách trình bày mang nhiều tính tư liệu nặng nề khiến trang khó vươn ra khỏi giới độc giả chuyên môn.

BBC
I can U! NQT
Gấu đã từng nghe hơn một lần, cái kiểu phán trịch thượng 'khó vươn khỏi giới độc giả chuyên môn", thí dụ, lần nghe ông sếp của Gấu, là NMG, khi ông từ chối đăng những bài dịch Steiner: Cao quá, không hợp khả năng, trình độ độc giả báo Văn Học.
Vả lại, những cú quái trạng chẳng lẽ cũng khó vươn ra khỏi?
Bẩy năm là một thời gian dài, quá dài, theo Gấu. Những thành công, thành tựu, thành quả của quán cá, nếu có, thì quá mơ hồ, nhưng những thất bại thì lại quá hiển nhiên, và hầu hết, là do cái tâm địa hẹp hòi, đố kỵ của bà chủ quán. Trong bẩy năm dài dằng dẵng, không hề có một bài viết nào về Dương Thu Hương, về Nguyễn Huy Thiệp, tức là những người cùng thời, cùng nổi lên, và càng ngày càng trội hơn lên, so với chủ quán.
*
Cái sự xung phong, xung phong viết cho quán cá, ngay khi vừa xuất hiện, sau này nghĩ lại, Gấu thấy nó tương tự như trường hợp được một tay chuyên môn viết tiểu thuyết đen người Mẽo, J.H. Chase, miêu tả, trong cuốn Eva, Gấu cũng đã từng lèm bèm một đôi lần, nhân đây kể lại, để giải thích những cú đánh Gấu liên tiếp, như được kể trong bài
Đài gương soi đến dấu bèo này chăng.
*
Nhưng rộng hơn, chính việc trộn lẫn các đề tài lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và chính trị, cùng bút chiến trong ngoài nước và cách trình bày mang nhiều tính tư liệu nặng nề khiến trang khó vươn ra khỏi giới độc giả chuyên môn.
Tay này phán theo kiểu tào lao, và sai hoàn toàn. Chứng cớ: Cửa hàng cá là một trong những nơi độc giả Mít ưa chuộng nhiều nhất, theo như thành tích lần kỷ niệm 5 năm của chính cửa hàng cá, và theo như Alexa. Một trong những top ten [top 100 ngàn]. Gấu này sợ rằng, cái giới độc giả chuyên môn thì lại càng ngày càng chạy khỏi cửa hàng cá. Và điều này chủ yếu là do sợ dính miểng, dính dơ, hoặc bị ném dơ vào người.

Nhưng rộng hơn, chính việc trộn lẫn các đề tài lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và chính trị, cùng bút chiến trong ngoài nước và cách trình bày mang nhiều tính tư liệu nặng nề khiến trang khó vươn ra khỏi giới độc giả chuyên môn.
BBC
Tay này không chịu đọc lời chia tay, tạm biệt mà có khi là vĩnh biệt của quán cá:

Từ hôm nay, diễn đàn talawas trong hình thức hiện tại chấm dứt hoạt động. Chúng tôi tin rằng, cùng với toàn thể quý vị và các bạn, talawas có thể từ giã một thành công để đi tìm một thử thách mới, bằng một hình thức hoạt động khác. Hãy gửi đến chúng tôi các gợi ý, góp ý, đề nghị, trao đổi của quý vị và các bạn.
“Từ giã một thành công” mà dám rủa “khó vươn ra khỏi…” thì láo quá!

Câu thơ thần, câu thơ bắt được của Trời, bà chúa Thơ nhập… chúng ta vẫn thường nói như vậy, ghi vớ được một tứ thơ lạ.
Gấu, có lần viết ra được câu văn sau đây, khi quá nhớ Sài Gòn:
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài Gòn âm ỉ cháy, tôi đốt lên ngọn nến Sài Gòn của tôi, để cho Sài Gòn của bạn sáng ngời.
Phải đến mãi sau này, vào những ngày cuối cuộc đời của mình, Gấu mới hiểu ra, ý tưởng trên là từ một câu thơ của Cao Thoại Châu:
Xin lấy máu làm dầu soi sáng,
Cho con cháu mình soi tỏ mặt nhau.
Câu thơ này, Cao Thoại Châu làm khi còn trẻ, vào lúc sắp sửa bước vào một cuộc chiến. Câu văn của Gấu viết khi đã ra được hải ngoại, sống đời thứ nhì của Gấu.
Truyện ngắn đầu tay Những ngày ở Sài Gòn của Gấu được hoàn tất, từ mớ bản thảo dang dở, nhân đọc thơ của CTC trên tờ Nghệ Thuật.
Truyện ngắn đầu tay ở hải ngoại, Lần Cuối Sài Gòn cũng lại bắt đầu bằng câu thơ, vẫn câu thơ đó, của CTC.
*
Nhưng, vấn đề mà Gấu muốn nêu ra ở đây là: Liệu một hình ảnh thơ đẹp như thế, thì có liên quan gì tới câu phán của Brodsky: Mỹ là mẹ của đạo hạnh?
Có đấy. Và điều này liên quan mắc mớ đến cái sự đọc Sến Cô Nương của Gấu.
*
Nhà văn người Nhật Kawabata, Nobel văn chương 1968, trong bài mở đầu tập truyện "Những truyện ngắn ở trong lòng bàn tay", viết: Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay.... Tinh thần thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống mãi ở trong chúng".
Biển, của Miêng cũng thuộc loại truyện lòng tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, còn có những giọt nước cam lồ nhỏ xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương một người đàn ông mất trí nằm trong bệnh viện, và trong những giờ phút cuối cùng, người đàn ông lầm vị nữ bồ tát với người vợ đã chết, cùng với con cái, trong lần vượt biển.
Linh Hồn Của Biển
*
Bài “Linh hồn của Biển”, lần đầu tiên xuất hiện trên Văn Học của NMG, và ông chủ báo, vì ngại ngần chi đó, bèn delete mẹ mấy chữ ‘nữ bồ tát’, thay vào bằng một chữ gì đó, Gấu quên mẹ nó mất.
Chắc là một chữ vô thưởng vô phạt! Sau "nỗi buồn", có vẻ như “Người” hơi ớn!
Nhưng, những hành động như thế, là của những đấng bồ tát.
Theo nghĩa đó, Steiner gọi Simone Weil là thánh, mà De Gaulle thì lại phán, “người đàn bà này khùng!”
Biển là truyện ngắn đầu tiên Gấu được đọc ở hải ngoại.
Một truyện nữa, cũng thuộc loại "Biển", là Thiên Sứ .
Chính vì đọc truyện này, mà Gấu viết cho ta là gì. Sau đó, đọc văn bà chủ quán cá, Gấu cứ ngờ ngợ, nhất là sau những sự kiện xẩy ra cho Gấu, và một số người nữa cũng viết cho ta là gì. Nói rõ hơn, có một khoảng cách rất xa, giữa Thiên Sứ, và những gì còn lại của bà chủ quán cá.
Sau này, Gấu có đọc một số bài viết trên net, tố cáo bà chủ quán cá đạo văn, nhưng theo một số người khác, bà có cho biết cái ý tưởng thiên sứ đó, là của một tác giả nước ngoài, bà chỉ chuyển nó vào trong một truyện ngắn viết bằng tiếng Việt. Những khi đọc Thiên Sứ, Gấu không thấy ghi chú về
điều này, thành thử lầm. NQT
*

Nhưng "juste", ở đây theo tôi, còn muốn nhắc tới huyền thoại về một con người công chính tiềm ẩn (the myth of the hidden just man) của dân tộc Do-thái. Đây là một huyền thoại được nhiều nhà văn sử dụng, như là một biểu tượng để nói về phận người, (nhất là phận người Do Thái, trong thế kỷ của Lò Thiêu), thí dụ như trong truyện ngắn Cây Vĩ Cầm (Rothschild's Fiddle) của Chekhov (đã giới thiệu trên Văn Học Nghệ Thuật trên lưới do Phạm Chi Lan chủ biên, Việt Báo online, và trên Hợp Lưu). Hoặc trong cuốn tiểu thuyết "Người Công Chính Cuối Cùng", (của André Schwarz-Bart, đã được giải thưởng văn chương Pháp Goncourt năm 1959), theo đó, thế giới ngự trị trên 36 kẻ công chính. Kẻ công chính, le juste, hay "lamed-waf", người què gánh tội (waf: with all faults). Tuy là "những cội rễ nhà trời" (les racines du ciel, chữ của Romain Gary), nhưng bề ngoài, họ chẳng khác gì những con người bình thường. Giữa họ, cũng chẳng thể nhận ra nhau. Nhưng chỉ cần một, trong số 36 kẻ công chính thiếu đi, là nỗi đau khổ của con người làm độc ngay cả đến tâm hồn của những trẻ thơ, và nhân loại nghẹt thở vì tiếng khóc bi thương này. Bởi vì "lamed-waf" là trái tim của thế gian, nơi mọi đau khổ đều đổ xuống đó. Như thể nhân loại có bao nhiêu khổ đau, là có bấy nhiêu truyền thuyết về "người què gánh tội", bởi vì sự hiện diện của họ là ở khắp nơi. Vào thế kỷ thứ 7, những người Do Thái thuộc vùng Andalousie, Tây Ban Nha, đã sùng bái một khối đá mang hình giọt nước mắt, mà theo họ đây là linh hồn của một "lamed-waf". [Liệu chúng ta có thể hiểu huyền thoại hòn vọng phu, như là giọt nước mắt, linh hồn người đàn bà suốt chiều dài dựng nước của dân tộc?]. Và khi một kẻ công chính vô danh về trời, trái tim của người đó giá lạnh đến nỗi Thượng Đế phải ấp ủ một ngàn năm trong lòng bàn tay của Người, để sưởi ấm cho nó. Và như người ta được biết, hầu hết trong số họ, trái tim chẳng làm sao ấm lại được nữa. Thượng Đế cũng chịu thua. Và Người thỉnh thoảng lại phải vặn nhanh lên ‘một phút’ chiếc đồng hồ báo Cuộc Phán Xét Cuối Cùng.
Kẻ Xa Lạ
*

Xin lấy máu làm dầu soi sáng,
Cho con cháu mình soi tỏ mặt nhau.
CTC

Đường ra trận mùa này đẹp lắm
PTD
*
Mỗi bài thơ là một khó. Thường xuyên, dòng đầu là quà tặng, tôi không biết, của Giời hay của khả năng bí hiểm mà người ta gọi là hứng khởi. Thí dụ bài Sun Stone, Đá Mặt Trời, của tôi: Tôi viết ba muơi dòng đầu, như có một người nào đó âm thầm đọc cho tôi chép. Tôi ngạc nhiên thấy thơ cứ thế tuôn trào, chúng như ở thật xa, mà cũng như thật gần, như ở ngay trong lồng ngực. Bất thình lình, ngưng! Tôi đọc lại, thấy chẳng phải sửa chữa gì hết. Nhưng đó chỉ là đoạn mở. Và tôi chẳng làm sao tiếp tục. Vài ngày sau, tôi khởi sự tiếp, không phải theo kiểu thụ động, mà là cố đẩy những dòng về hướng này, hướng nọ, và tôi viết thêm được ba muơi, hoặc bốn mươi dòng nữa. Tôi ngưng. Vài ngày sau, lại trở lại với nó. Bằng cách dị mọ như vậy, tôi khám phá ra trọn giọng điệu của bài thơ, và nó hướng về đâu. Nó giống như một cách điểm lại đời mình, một sự tái sinh của kinh nghiệm, nỗi quan hoài, những thất bại, những ám ảnh của tôi. Tôi nhận ra tôi đang sống khúc cuối tuổi trẻ của mình, và bài thơ, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là một bắt đầu.
Octavio Paz
Ui chao, ông này phán về thơ, y chang như Gấu tính phán, về mối tình của Gấu, với BHD: Tôi nhận ra tôi đang sống khúc cuối tuổi trẻ của mình, và [bài thơ] BHD, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là một bắt đầu. (1)
(1) Tận cùng: Nhiều tận cùng lắm! Tận cùng một cuộc đời, một cuộc chiến, một cuộc tình....
Bắt đầu: Ouvrez-moi cette porte... Cửa sắp mở, Gấu sắp đi, và gặp BHD, và bắt đầu, và biết đâu, cuộc đời sau sẽ rộng lượng hơn cuộc đời này! [mô phỏng Brodsky]:
Give me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former
Cho tôi một đời khác, và tôi sẽ hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời này
To my daughter
*
Câu thơ CTC, bây giờ đọc lại, và nhận ra, nó nhắc tới tai ương sau cuộc chiến, chứ không phải tromg cuộc chiến. Sau cuộc chiến, Mít mới cần soi tỏ mặt nhau, thế mới tiếu lâm! Câu thơ của chàng thanh niên, “lúc nào cũng có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi”[Camus]: lúc nào cũng trong dáng điệu chờ nhận lệnh trình diện Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, vậy mà lại là lời tiên tri sau cuộc chiến!
Trong tiềm thức của Gấu, có thể đã mường tượng ra điều trên, và thốt lên thành lời từ giã Sài Gòn:
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài Gòn âm ỉ cháy, tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để cho Sài Gòn của bạn sáng ngời.
*
Note:
Có thể, độc giả Tin Văn bực mình, thằng cha Gấu này lạc đề rồi, đang nói chuyện Sến Cô Nương, bèn chuyển qua… thơ, nhưng chính trong tinh thần, “soi tỏ mặt nhau”, “tôi đốt lên ngọn nến của tôi”…. mà chúng ta đành phải chấp nhận cuộc chiến, khi nó chưa bắt đầu, hay là sau này, sau bao nhiêu đau thương, khi nó đã chấm dứt.
Cũng trong tinh thần đó chúng ta hồ hởi đón chào cửa hàng cá, khi nó mới xuất hiện, chứ không phải trong tinh thần ăn thua đủ, đường ra trận mùa này đẹp lắm, hay ăn thua… điểm, như bà chủ quán cá trả lời BBC:
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.


*
Như thế, "thiên sứ" của bà chủ quán cũng là một trong những "juste", đem nụ cười đến cho một miền đất, nhưng do không hợp "thổ ngơi", nên đành lầm lũi về trời.
Nhưng bé Hon không bao giờ dậy nữa, sứ giả pha lê yếu ớt, lạc vào thế giới này ban phát nụ cười và môi hôn. Nó không cần ai vuốt mắt, tự nó, đủ cho nó, cho cả muôn vật xung quanh. Nó đi, mang theo bí mật về sự có mặt lạ lùng của nó ở gia đình tôi.
Thiên Sứ
Thiên Sứ ra đi, báo hiệu sự nhập thế của... Con Bọ?
*
Trong những cú đánh bạn văn VC trong nước, tàn nhẫn nhất là cú đánh PXN. Quái đản nhất, cú đánh PHT.

Trường hợp Thiên Sứ, theo Gấu, tương tự những bài thơ phổ nhạc của PD, như có lần Gấu đã lèm bèm về ông nhạc sĩ tài hoa này. Võ học gọi là mượn sức, sức mình không tới, bèn mượn tí sức ở bên ngoài. Thể tháo gọi là doping, chắc hẳn! Văn học gọi là ‘chôm chĩa, mô phỏng, ăn cắp, đạo văn… “ tuỳ “nặng nhẹ” mà gia giảm, mà định tội!
J.H. Chase, nhà văn Mẽo chuyên viết tiểu thuyết đen, série noire, đã từng tới Sài Gòn và viết một cuốn đen về những cú đảo chánh xẩy ra như cơm bữa của Miền Nam một thời, Gấu đã từng dịch cho nhà xb của tay Quyên Di, hiện nay ở Mẽo, truyện đã sắp chữ, đã in bản kẽm, chỉ còn chờ dịp tung ra thị trường thì đứt phim. Cuốn này dựa theo một trong những cuốn bảnh nhất của ông, Không hoa Orchids cho cô Blandish nhưng thay vì Orchid, thì là Bông Hồng Đen, thay vì cô Blandish, thì là Phượng, trùng tên với nhân vật trong Người Mỹ trầm lặng. Ông có hai cuốn thật bảnh, một, cuốn trên, và một, Eva, cả hai đều đã được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác. Bảnh đến nỗi Tây phải đưa qua loại bìa trắng, tức văn chương "thứ thiệt", thay vì bìa đen.
*
PXN là một người có nhiều bạn, như lần Gấu về Hà Nội lần đầu, vào năm 2000 hay 2001, nhận thấy. Nhưng Gấu không hiểu, anh có hiểu, có bao nhiêu bạn là có bằng đó… kẻ thù?
Gấu ngộ ra điều trên, khi về già, sau bao đau thương cay đắng. Bạn quý chừng nào kẻ thù dữ dằn, thâm hiểm chừng đó.
Và chúng xúm lại đánh PXN tơi bời, trên ta là gì, ngày nào, say sưa đến nỗi bà chủ quán cá phải ra lệnh, thôi đủ rồi, tha cho nó!
Về cái lệnh “tha cho nó”, thì cũng chẳng tốt lành gì. Gấu sợ, bà chủ quán cá, trước khi ra lệnh, cũng đã ra dấu riêng với đám đệ tử đàn em rồi: Chúng mày tha hồ đánh, cho tới lúc ta ra lệnh ngưng, để tạo tí ân tình với nhà phê bình đầu bạc, biết đâu sau này cần tới!
Thời gian anh bị đánh, Gấu cũng ái ngại, bèn mail hỏi thăm đám bạn VC ở Hà Nội. Nhận được mail trả lời, tất cả OK, trừ PXN, nhưng chuyện này thì anh rành hơn tụi này mà!
Ui chao, Gấu làm sao rành hơn được tụi này?
Nhưng chỉ đến mãi sau này, Gấu mới hiểu ra ý nghĩa ngầm của cái mail: Bà chủ quán đã từng chiếu cố đến anh, cũng đâu có thua gì PXN!
*
Từ giã một thành công! Bảnh thật!
Gấu để ý, đám Yankee mũi tẹt ra được hải ngoại, chưa tay nào nói được một câu nào cho ra hồn về dân Mít miền Nam phải bỏ chạy, về văn học hải ngoại, về tình đồng bào hai miền. Ông thì hất hàm, ra ý ngạc nhiên, có cái văn học hải ngoại thật ư? Bà thì đanh đá "ngửi khói hàng xóm đủ no". Toàn một giọng vô giáo dục, mục hạ vô nhân trong khi hải ngoại hồ hởi đón nhận, phải có mấy anh mấy chị thì VHHN mới có trọn vẹn linh hồn. Gấu bỗng nhớ đám Miền Nam dự hoà đàm Paris, vừa ký xong một cái là vội vàng đi kiếm nửa linh hồn còn lại của họ, là phái đoàn Miền Bắc, ôm hôn thắm thiết, xong rồi, ba mươi năm mới có ngày hôm nay, [vui sao nước mắt lại trào thì phải chờ đến ngày 30 Tháng Tư mới thấm thía!].
Tuy nhiên, trường hợp DTH, thái độ, ngôn ngữ của bà, khi nói về nhà nước VC, không mắc mớ gì đến chuyện vô học, đá cá lăn dưa. Gấu này sẽ phân tích trường hợp của DTH sau, vì không thể để bà lẫn với cái đám Yankee mũi tẹt này được. Một người phụ nữ đã tin hết mình, dâng hết đời mình cho chủ nghĩa CS, cho độc lập, thống nhất, và bị phản bội, tha hồ nói, bằng bất cứ ngôn ngữ gì, về chế độ đó, không phải chỉ vì bà mà còn vì ba triệu con người đã thiệt mạng ở cả hai miền. (1)
Có lần, Gấu này được đọc một bài viết của Bùi Tín, ông sám hối về những hành động trong quá khứ, về cái phần đóng góp của ông vào cuộc chiến khốn nạn đó. Đành lại phải bắt chước ông nhà văn Mai Thảo, đi một đường gật gù, được, được!
(1)
“I had nothing but hate in me, but I had enough for everyone.”
Chỉ có hận thù trong tôi, nhưng tôi có đủ cho mọi người. Một nhân vật của Nam Lê nói
NY Times đọc The Boat
*
Một cánh én không làm nổi Mùa Xuân, một Sến Cô Nương không làm sao tạo ra được cả một thời tổ tả, nếu không có tinh thần "ê kíp", tức sự a dua, hỗ trợ, thổi ống đu đủ, tranh giành nhau đội dĩa...  của đám đệ tử lâu la cả ở trong lẫn ngoài nước.
Không chỉ đám này, mà còn mấy anh Yankee mũi tẹt làm cho Đài ngoại này, ngoại đài nọ, chỉ chờ dịp bà chủ quán hắt hơi xỉ mũi là xin vấn an, xin phỏng vấn, trong khi chẳng thèm nhắc nhở gì đến đám Mít Miền Nam, thí dụ Gấu chẳng hạn! Cũng quê chứ bộ! Chúng viết lách, đăng đàn diễn thuyết về hậu hiện đại mà không thèm nhắc đến những vị tổ sư Hậu sản Mít là không thể bỏ qua!
*

£60,000 Dylan Thomas prize goes to globetrotting debut author
The chairman of the judges, Peter Florence, hailed Le as a "winner worthy of Dylan Thomas".'
'A clear eye, focused intelligence and wonderful use of words'
Thật xứng đáng với Dylan Thomas và giải thưởng mang tên ông.
Một cái nhìn trong sáng, một sự thông minh xoáy vào [đề tài], và một sự sử dụng tuyệt vời những con chữ.
*
Thuyền Viễn Xứ


*

Off-course 

HIRSH SA WHNEY 

Nam Le THE BOAT 288pp. Canon gate. £12. 9781847671608 

"Ethnic literature's hot. And important too", remarks a character in The Boat. Nam Le, an Australian who was born in Vietnam and studied writing in the US, moves beyond the confines of that kind of cultural stereotyping. His first short story collection takes readers to a variety of places, including Tehran, Japan in the Second World War and Manhattan's Carnegie Hall, some of which he has never visited.
Ron, the protagonist of a story called "Cartagena", lives in Medellin, Colombia, a city ravaged by drug lords and guerrillas. An adolescent assassin armed with Glocks and grenades, he is in hiding because he has failed to carry out his most recent job - the murder of Hernando, a former partner in crime who has gone to work with "gringo-led programs" that "are known to combat violence and drugs and poverty". It is a gripping, intricately woven piece of crime fiction, and Le's attempt to imagine the boy's world only falls short when it comes to politics. The division between the do-gooder gringos and the Colombian drug lords lacks complexity. Another story, "Tehran Calling", is hindered by its tendency to simplify. Sarah, a corporate lawyer from Oregon, visits her friend, Parvin, a women's rights activist in Iran. Seen from the vantage point of Sarah, a typical American, the arguments between mulllahs, secularists and those in between seem formulaic. The story is redeemed, however, by its depiction of the women's friendship.
Psychological insight is a hallmark of Le' s work, but he also has a facility for a kind of dark humour. In "Meeting Elise", the narrator Henry Luff, a neurotic, ageing New York artist, is about to meet up with his estranged daughter, but first he must see his gastroenterologist. His day doesn't go quite as planned: he is told he has cancer, and his daughter refuses to see him. Luffs life, like the lives of many here, is blighted by disease and death and dislocated love. But it is not morose plot twists that give this book cohesion. The Boat is most compelling when a mother's enduring battle with MS, or the human effects of racial violence, are part of the background, while teenage romance and betrayal deliver the drama.
Le uses carefully imagined details to conjure up distant worlds and individuals, most poignantly in the collection's title story. Mai, a young Vietnamese teenager, has been sent away from her war torn home to seek a new life abroad. For days she hides in rat-infested boats, where she wakes "to the sound of wood tapping hollowly against wood". She makes it to the open ocean on a broken-down vessel, but a storm pushes the boat off course, and as supplies diminish, the dead passengers are eaten by sharks. The voyage ends on a note of hope conveyed with the severity that marks this collection. Stories like this demonstrate Nam Le's ability to use sensory experiences to evoke the most distant situations and show that he has a considerable talent.
TLS 10.Oct. 2008 đọc "Thuyền Viễn Xứ" của Nam Lê. Khen.



Thiên sứ: Le Dernier des Justes?

André Schwartz-Bart
The Last of The Just

This powerful and austere novel tells the story of Ernie Levy, the last of the just, who was killed at Auschwitz in 1943.
In every generation, according to Jewish tradition, thirty-six 'just men’, the Lamed-waf, are born to take the burden of the world's suffering upon themselves. At York in 1185, the 'jus man' was Rabbi Yom Tov Levy, who, besieged in a watchtower, sacrificed himself and many hundreds of the faitful. Rabbi Yom Tov's anguish so touched God that he grace to his descendants the grace of one Lamed-waf to each generation.
The centuries which divide the lives of these two men witnessed the terrible and catastrophic history of the Jewish people - victims of pogroms and massacres, discrimination and violence.
'An outstanding achievement, of an altogether different order from even the best of earlier novels which have attempted this theme' -John Gross in the Sunday Telegraph
Winner of the Prix Goncourt
[Lời giới thiệu bìa sau cuốn Kẻ Công Chính Cuối Cùng]


Quái đản nhất, là cú đánh PHT. Và cú này cho thấy, bà chị chơi cô em quá nặng, chính là do đố kỵ mà ra. Thứ văn chương đanh đá, ra đầu ngõ vỗ đồm độp của bà chị thì làm sao mà vươn tới cõi thơ cho được!
Cả nữ sư phụ lẫn đệ tử đều khốn nạn như nhau.
Cô em cố tìm cách đưa một nhà thơ Miền Nam, sĩ quan Ngụy, vô Văn Miếu Hà Nội, bằng cách dựng một cái poster, chắc thế, với một tí tiểu sử, một tí giới thiệu về thơ của thi sĩ, và về thơ tự do. Và sẵn những thông tin về nhà thơ, từ những bài viết hiện đang có sẵn, cô bèn bệ luôn vô trong poster.

Thế là ông cớm văn học, kiêm đệ tử của bà chủ quán cá, bèn chơi ngay một bài viết tố cáo cô em đạo văn. Thì rành rành ra đấy, khúc này lấy ở bài này, khúc kia lấy ở bài kia. Thế là cô em bèn nhanh nhẩu đi một đường thú tội, và xin lỗi, và, và…
Khốn nạn nhất, là cả trong lẫn ngoài nước bèn xúm lại đập tơi bời cô em thi sĩ của bà chị chủ hàng cá. Và theo Gấu, đều là do đố kỵ, đều là một lũ lùn, không đứng bén gót cô em, như là một thi sĩ.
Cô em, theo Gấu, quả là thi sĩ, thứ đích thực. Trường hợp cô bị đánh cũng xêm xêm như Gấu bị đánh, cả trước lẫn sau 1975. Bị đánh vì có tài hơn cái lũ khốn nạn kia!
*
Trường hợp cô em làm poster làm Gấu nhớ đến… Bồ Tùng Linh, và tác phẩm đời đời trứ danh của ông, Liêu Trai Chí Dị.
*
Chúng ta cứ giả dụ, cô em, vì muốn, bằng mọi cách, trong thời gian nhanh nhất, cho kịp Ngày Hội Thơ, bê được cái poster trứ danh đời đời kia vô Văn Miếu, bèn vơ vội vơ vàng mấy bài viết hiện đang có trong tay. Cô không hề nghĩ, mình làm cái việc đạo văn, cho đến khi ông cớm tố cáo, thì mới ngã ngửa, và nằm nghiêng ra...  chịu trận!
Theo như dịch giả bộ Liêu Trai (1), Bồ Tùng Linh, khi viết Liêu Trai, đã viết truyện "Liên Hương" trước tiên, và cũng nói là, ông tóm lược truyện Tang Sinh, theo bản văn của Vương Tử Chương. Nhưng khi soạn thành bộ sách, thì truyện "Liên Hương" được để vào trong quyển 2, và tác giả mở ra bộ sách của mình, bằng truyện "Khảo Thành Hoàng".
Tại sao lại để truyện này làm truyện mở ra bộ sách trứ danh? Ấy là vì ông cũng chuyên môn đi ăn cắp như cô em thi sĩ PHT của chúng ta, và ông giải thích lý do tại làm sao ăn cắp, bằng truyện Khảo Thành Hoàng. Đúng như hai dịch giả Liêu Trai, Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn & Trần Văn Từ viết, "việc sắp đặt này tất nhiên có dụng ý. Có thể coi Khảo Thành Hoàng là câu chuyện để biểu thị triết lý của bộ sách bằng hai câu thơ:
Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng
Vô tâm ác ý, tuy ác bất phụ.
Làm việc thiện mà có chủ ý thì không được thưởng
Làm việc ác mà không có chủ ý thì không bị phạt."
Như chúng ta biết, Liêu Trai là bộ sách "đạo văn", tác giả đi giang hồ, tới đâu, nghe được chuyện nào, đọc được truyện gì, bèn viết lại. Giai thoại kể, cứ mỗi phiên chợ lớn, là có ông, ngồi ở vệ đường, với bàn trà, ai ghé uống trà, thì phải trả tiền bằng một câu chuyện.
Ui chao đưa một nhà thơ Miền Nam, sĩ quan Ngụy, thành phần "có nợ máu với nhân dân", vô Văn Miếu, chẳng là việc đại ác sao?
Nhưng, nếu cô em không biết, cô đang làm việc ác, thì thôi tha cho, thế mới phải đạo... cớm văn học chứ?
(1) Liêu Trai Chí Dị toàn tập, nhà xb Văn Hoá Thông Tin, 1996.
*
Note: Trên Tin Văn đã có post truyện Thi Thành Hoàng, nhưng không làm sao kiếm ra! Gấu này chỉ biết đánh bài, rồi post! Sorry. Nay scan lại. NQT
Thi Thành Hoàng
*
Faulkner, phán, cũng xêm xêm, nếu chúng ta coi cái việc đưa nhà thơ Ngụy vô Văn Miếu là một tuyệt tác (1)
(1) Luôn mơ và bắn cao hơn là mình nghĩ rằng mình có thể. Đừng ngu si so bì với mấy gã cùng thời, hay mấy tên đi trước. Hãy cố mà so bì, kèn cựa, với chính mình. Nghệ sĩ là loài bị quỉ truy [bị quỉ dẫn dắt]. Anh ta không hiểu tại sao quỉ lại chọn anh ta, và thường quá bận rộn nên cũng chẳng có thì giờ để mà tìm hiểu. Anh ta hoàn toàn vô hạnh đến nỗi trấn lột, mượn đỡ, xin xỏ, hay trộm cắp, bất cứ ai, bất cứ điều gì, miễn sao xong việc.
Nghệ sĩ chỉ có mỗi bổn phận, là nghệ thuật của mình. Anh ta sẽ khốn kiếp vô cùng [ruthless: nhẫn tâm, độc địa] nếu là một tay bảnh, có thớ. Anh ta có một giấc mộng. Nó hành anh ta, cho tới khi anh ta rứt ra khỏi nó. Chỉ tới lúc đó, anh ta mới có được cái gọi là hòa bường, bường an [peace]. Mọi chuyện coi như pha: danh dự, danh giá, hãnh diện, đoan trang, lịch sự, an toàn, bảo đảm, hạnh phúc... tất cả, bởi vì bằng mọi giá, miễn sao viết xong cuốn sách. Nếu nhà văn phải trấn lột [rob], bà cụ thân sinh ra mình, anh ta cũng sẽ chẳng có chút ngần ngại; chẳng bà già nào so được với "Ode on a Grecian Urn". [Tụng Thi về một Bình Cổ Hy Lạp. Tên một bài thơ của John Keats]
William Faulkner
Nguồn
Chẳng một tên cớm văn học, chẳng một con mụ hàng cá nào so với tác phẩm trứ danh, là một cái poster, đưa nhà thơ trở về với quê hương của ông, và ngồi chễm chệ trong Văn Miếu Hà Nội, ngang hàng với tất cả những bậc thi nhân tiền nhân của giống nòi Mít.
*
Note: Hai câu thơ, hai hoàn cảnh, cả hai đều đúng tâm trạng họ Bồ, khi viết Liêu Trai. Thiện, cũng Liêu Trai, mà Ác, cũng Liêu Trai.
Nói cách khác, có khi phải cầm đao đồ tể lên mà "Phập, Phập", như Gấu đang làm, thì mới có cơ may thành... Phật được! (1)
(1) “I had nothing but hate in me, but I had enough for everyone.”
Chỉ có hận thù trong tôi, nhưng tôi có đủ cho mọi người. Một nhân vật của Nam Lê nói.
NY Times đọc The Boat
Cũng ý này, Clézio trích dẫn Jean Rostand, « la vérité a nécessairement un goût de vengeance ». Sự thực phải có tí mùi rửa hận!
*
L’Express [16/10/2008]:
Vous aviez  “franchi l'âge de la vengeance ", mais votre dernier livre, Ritournelle de la faim (Gallimard), est très dur, pas du tout apaisé, sur la culpabilité de la société française envers les juifs ou les peuples colonisés.
Le Clézio: Je ne suis pas quelqu'un d'apaisé. Comme disait le biologiste Jean Rostand, « la vérité a nécessairement un goût de vengeance ». Enfant, j'ai vécu les dernières répliques du séisme qu'avait été la Seconde Guerre monndiale. Je me souviens de propos racistes ou antisémites entendus dans ma famille proche et éloignée: la guerre avait eu lieu, et ils n'avaient rien appris. Quand on est ennfant, on ne comprend pas ce que cela signifie, mais, instinctivement, on est choqué.
Nobel_2008

Cái sự lầm lẫn cõi văn Sến Cô Nương, của Gấu, tưởng nữ bồ tát hóa ra đại ma đầu, y chang của cô gái con một nhà xuất bản trong cuốn Eva của J.H. Chase. Đây là câu chuyện một anh nhà văn hạng B, hạng C suốt đời mơ tưởng sẽ có ngày mình sẽ nổi tiếng, tuy có vài tác phẩm vẫn nằm trong dạng bản thảo, nhưng mình biết mình, thứ này nếu có trình Sến Cô Nương, chủ sạp cá chợ Bơ Linh, nếu không bị cô chửi như tát nước vô mặt như chửi anh già NDT, thì cũng bị vứt vô thùng rác lịch sử văn học, cho tới một ngày đẹp trời, được một ông bạn quí vời tới, nhờ giữ dùm tác phẩm ruột của ông, trước khi ông từ trần, hay biệt tích giang hồ, đại khái thế, Gấu không còn nhớ rõ.
Mang về nhà, giở ra đọc một phát, đang nằm phải nhỏm dậy, tắm rửa sạch sẽ, diện đồ lớn, thắt cà vạt, y chang anh chủ bút tờ báo Niên Xô trước bản thảo Một ngày trong đời Ivan của Solz.
Thế là bèn nhận làm của mình, bèn trịnh trọng đem đến cho nhà xb của ông via cô gái nói trên, và cô là người đầu tiên đọc bản thảo. Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi”!
Thế là xb, thế là nổi tiếng, thế là cho ra đời luôn cả một xê ri những bản thảo nằm vạ trong ngăn kéo.
Thế rồi, tác giả thực sự của cuốn sách xuất hiện….
Gấu đọc cuốn Eva vào thời mới lớn, mê quá, mò kiếm đọc gần như chẳng thiếu cuốn Chase nào, vừa đọc vừa học tiếng Tây, cùng với Chase, thì nào là Simenon, nào là cả một lô tác giả chuyên viết “xêri noa”. Đọc đến nỗi mang họa vì nó, vì cái họa này khiến Gấu lọt thỏm xuống tận đáy xã hội, nhưng chuyện này khoan nói tới, bây giờ chỉ nói chuyện vui thôi, đọc đến nỗi Bông Hồng Đen cũng rành, bởi vì, những lần đợi em là chúi mũi vào trong đó, khi ăn mìn VC, em thương hại, trên đường tới nhà thương Grall tạt ngang Lê Lợi, ghé nhà sách Việt Bằng, mua cho một cuốn Chase, một cuốn Durrell, thay cho nụ hôn.
*
Lại nói về anh già NDT, và lời mắng mỏ của bà chị Sến Cô Nương: Dịch như kít!
Thú thực Gấu không thể nào hiểu nổi, cái chuyện anh già này trình dịch phẩm của anh cho bà chủ quán cá duyệt. Cái gì thì anh già này cũng hơn, vậy mà tại sao lại xin được bà chị ngó xuống như thế?
Và khi bị chê, lại lấy làm hãnh diện mang khoe khắp bàn dân thiên hạ.
Quả là khác hẳn Gấu này!
Gấu viết Những Con Dã Tràng, truyện ngắn đầu tay, gửi cho Sáng Tạo, không hề trình ông anh nhà thơ, ấy là vì chỉ sợ ông xoa đầu, khen um lên, thì hỏng cả. Cứ kể như ông khen thực tình, thì cũng vẫn hỏng!
Chỉ đến khi ông đọc truyện ngắn ở tòa soạn và về nhà nói lại với bà cụ C. Gấu mới thấy thú vị, nhưng chính lời khen của ông anh, “nó sẽ đi xa hơn DNM”, khiến Gấu giật mình, ngộ ra vấn đề, và tạm…  ngưng viết. Lo học đã, viết tính sau!
Ấy là bởi vì, tại sao DNM, mà không phải bất cứ một người nào khác?
Trong bài viết về DNM, Gấu đã đặt vấn đề, không có TTT, là không có DNM, không có NĐT. Nói rõ hơn, hai ông này bước ra từ cái bóng của TTT, chẳng khác gì Dos phán: Chúng ta đều bước ra từ Chiếc Áo Khoác của Gogol!
Nói rõ hơn, nếu Gấu 'ngủ quên trên chiến thắng', tiếp tục viết theo cái air Những Con Dã Tràng, thì lại có thêm một... TTT khác nữa, như những ông DNM, NĐT!
Niềm bí ẩn này, mãi về già Gấu mới giải ra được, khi tự hỏi chính mình, cái không khí ở trong Những Con Dã Tràng đúng là không khí hiện sinh, đúng là từ Kẻ Xa Lạ mà ra, nhưng mùa hè năm đó, ở bãi biển Nha Trang, Gấu chưa hề biết đến ông nhà văn ho lao Camus!
Phải đợi đến khi đậu Tú Tài Hai, thì mới bị Kẻ Xa Lạ đánh văng ra khỏi giảng đường Đại Học Khoa Học!
Và bị em BHD đạp bồi thêm cho một phát, ở bên ngoài cổng trường, trên Đại Lộ Cộng Hoà, kế ngay bên trường Pétrus Ký!
*
Đang ngồi, đột nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định phải gặp nàng, và chỉ cần nhìn mặt nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng có còn yêu tôi hay không. Tôi đến Đại Học Khoa Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi vẫn thường ngồi với bạn bè, hoặc ngồi một mình đọc sách, thay vì ngồi bên trong giảng đường nghe giáo sư giảng bài.
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Sơ Dạ Hương.
*
Lại nói chuyện mê đọc sách. Trên TLS, số 7 Tháng 11, 2008 điểm sơ sơ [in brief] cuốn tiểu luận mới ra lò của tay Llosa, Wellsprings [202 pp. Harvard University Press. US 17.95], gồm 7 tiểu luận, một trong số đó, là sự diễn giải, interpretation cuốn Don Quixote của Cervantes.
Nhà văn xứ Peru miêu tả Quixote, như là một tay bị gậm nhấm, bào mòn bởi một cái đói khủng khiếp: đói đọc tiểu thuyết, giả tưởng, và liền đó, Llosa, “giật mình mình lại thương mình sót sa": Quixote đói khát làm sao thì tớ đây cũng rứa, nhưng với ông, là một sự đói “thuốc, sái, sảm”: đói cơn “yên sĩ phi lý thuần”, inspiration, đói niềm hứng khởi, những khi ngồi trân trân trước trang giấy trắng, và không thể đẻ ra được một chữ nào.
Llosa phán, độc giả thì tự đồng nhất họ với Don Quixote, kẻ bị mồi chài, dụ khị bởi điều không thể, và sa đọa vì nó, who ‘succumbs to the temptation of the impossible’, thay vì, làm một tên Sancho Panza, bị cầm tù bởi điều khả thi, là chuyện thường ngày ở huyện, là cái thường nhật thảm hại, là thảm kịch của cái vô ích, tức là bằng lòng là một kẻ trần tục, sống dưới ánh sáng của Đảng!
Ui chao, lại nhớ đến Bông Hồng Đen, và cái gật đầu, "Yes, I do" tuyệt vời của em: Ta thương mi, vì mi muốn điều không thể.
Em phán bằng tiếng Tây, thế mới sướng một đời Gấu chứ: Je t’aime parce que tu veux l’impossible!

Tuy nhiên, điều này mới thú vị, khi Llosa cho rằng, chúng ta cảm thấy xa lánh, thì cứ nói thẳng ra ở đây, chúng ta tởm, tay Sancho này, chính là vì chúng ta đau lòng cảm thấy, sao thằng cha khốn nạn này giống chúng ta thế!
Nói rõ hơn, làm đếch gì có, "hơn một" DTH, thí dụ vậy, nhưng ba thứ dạng háng, đi hai hàng, hoặc bằng lòng sống dưới ánh sáng của Đảng thì đầy rẫy!
Nhìn như thế, thì, giá mà được tí điểm của hải ngoại, biết đâu đi ngay ngắn, đàng hoàng, vậy cũng quá tốt rồi, mong chi chuyện biến thành huyền thoại!