*

Diary
















Phố cũ, thu xưa, [2006]
*

Nhớ về đỉnh gió

Trạm thông tin của Em trên đỉnh dốc Chín trăm
Mỗi bận Anh lên ba lần đứng thở
Em nói đấy là đỉnh gió
Yêu chẳng thật lòng e chẳng dám lên

Bấy giờ đang là mùa hanh
Nước hiếm hoi gió thì khô khốc
“Ai lên thăm nhớ xách giùm xô nước”
Cái biển đề tinh nghịch thế mà hay 

Nên Anh lên với xô nước trong tay
Tim đập thình thình chín mươi nhịp phút
Cứ nói dối gặp Em… Anh hồi hộp
Em biết thừa thương quá chẳng dám trêu 

Lên đến đây mới biết gió quá nhiều
Gió bốn hướng ù ù như xay lúa
Lời yêu thương thì rất cần nói nhỏ
Bực Mình trách gió quá vô tư

Em nói gió nhiều nước mắt mau khô
Tiếng cười dễ tan điều riêng không giấu được
Có lẽ thế mà Em thường hay hát
Nỗi buồn riêng ai nỡ để đầu môi 

Bây giờ nơi xa xôi
Không khi nào nguôi nhớ về đỉnh gió
ước một mùa hanh lại về qua đó
Chạy ù lên “với” (1) xô nước trong tay
*
(1) Chạy ù lên "vơi "xô nước trong tay
Xin hỏi, vơi, hay với?
Nếu là với, thì là thơ Bút Tre?
Nếu là vơi, thì là do "chạy ù lên"?
NQT
quanglap52
11:18 13-12-2008
“Với”, bọ viết sai, bọ sửa lại ngay
[Blog NQL]

*

Theo Gấu, NQT, vơi hay hơn nhiều, và khoảng cách giữa vơivới, là khoảng cách giữa hai câu thơ, một của Huy Cận [?], nhớ đại khái “khi về nón nhỏ che trời lạnh”, và câu thơ của Nhã Ca:
Khi về tay nhỏ che trời rét
[Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ]
"
Vơi" còn làm nhớ đến một truyện ngắn tuyệt vời của O.Henry, hình như vậy, về quà tặng trong dịp Giáng Sinh, theo ý nghĩ, tình yêu tỉ lệ nghịch với xô nước, nhịp chạy, chiều cao ngọn dốc, và nước vơi đến đâu thì tình đầy đến đó.
Câu chuyện quà tặng trong dịp Giáng Sinh, đại khái, hai vợ chồng trẻ, vợ có mái tóc tuyệt vời, nhưng lại không có cây lược tương xứng với nó, chồng có chiếc đồng hồ, nhưng đứt sợi dây đeo.Và món quà chồng tặng vợ, là cái lược ngà, bằng tiền bán đồng hồ, còn vợ tặng chồng sợi dây tuyệt vời đeo đồng hồ, bằng hy sinh mớ tóc.

- Vơi hay hơn nhiều, vì từ với đã sử dụng một lần rồi, trong câu thơ ở trên:
Nên Anh lên với xô nước trong tay
NQT

Gió bốn hướng ù ù như xay lúa: Tuyệt. Đúng thứ Mít đặc!
Gấu đã từng có những kỷ niệm về 'ù ù như xay lúa', của quê hương Bắc Kít.
NQT


Signs of dispute on Moscow's Solzhenitsyn Street
Locals opposed to renaming of road in writer's memory tear down signs and demand old communist name back
[Cư dân Moscow không khoái lấy tên của Solz làm tên đường phố của họ, và đòi tên cũ của cựu đảng viên CS]

Trên tờ TLS, số đề ngày 5 Tháng Chạp, 2008, có thư độc giả, ‘phản biện’ bài viết “Solz reclaimed”. Sẽ post lại trên Tin Văn, vì, tuyệt!
*


*
Vĩnh Biệt Bạn Cờ
*
Baron of Imagination: Một best-seller gây ngạc nhiên trong cộng đồng Iraqi Kurds
TLS 5.12.2008
Lèm bèm về cờ có lẽ là cách tưởng niệm tuyệt nhất về bạn!
*
Lovers play chess to arrest the gnawing pace of time and banish the world. Thus, in Yeats's Deirdre:

They knew that there was nothing that could save them,
And so played chess as they had any night
For years, and waited for the stroke of sword.
I never heard a death so out of reach
Of common hearts, a high and comely end.
Steiner: A Death of Kings
*
Jorge Luis Borges
L'Immortel
Salomon saith. There is no new thing upon earth. So that as Plato had an imagination, that all knowledge was but
remembrance; so Salomon giveth his sentence, that all novelty is but oblivion.
FRANCIS BACON, Essays, LVlII.
…..
Quand s'approche la fin, il ne reste plus d'images du souvenir; il ne reste plus que des mots. Il n'est pas étrange que le temps ait confondu ceux qui une fois me désignèrent avec ceux qui furent symboles du sort de l'homme qui m'accompagna tant de siècles. J'ai été Homère; bientôt, je serai Personne, comme Ulysse; bientôt, je serai tout le monde: je serai mort.
(Traduit par Roger Caillois.)


*

Gấu đọc Võ Phiến, rồi lần ra Zweig, rồi, nhân đọc một số Le Magazine Littéraire, đặc biệt về Zweig, cùng lúc NMG order bài viết cho số VP trên báo Văn Học của anh, đi một đường về nhà văn Bình Định [VL thích cái tít này lắm], nhưng duyên nợ của Gấu với Zweig qua Người Chơi Cờ thì cứ còn hoài.
Steiner, cũng một cao thủ trong môn chơi cờ, trong bài viết Cái Chết của Những Vì Vua, cho rằng khùng điên và mê cờ có liên hệ mật thiết với nhau, và đây là đề tài ruột của Zweig. Ông cho biết thêm, Người Chơi Cờ, nguyên tác tiếng Đức,
Sehaehnovelle, viết năm 1941, được dịch qua tiếng Anh với cái tít The Royal Game. Trò Chơi Vương Giả.
*
Người ta nói tới truyền thống Pháp, ở Zweig. Nhưng khác với Maupassant, vốn coi trọng những "rối loạn tình cảm"; ở Zweig, là khúc mắc, hành động, sự nghẹt thở, của truyện ngắn. Kỹ thuật này thấp thoáng trong Bí mật nóng bỏng, Brulant secret, xuất hiện vào năm 1911, trong đó một đứa trẻ, trong khi tra hỏi bà mẹ, xuyên qua cuộc phiêu lưu tình cảm của bà, khám phá ra kinh nghiệm đầu tiên của khổ đau. Sau khi đọc Freud, Zweig đã viết một tiểu luận về ông, vào năm 1930; nghiên cứu tâm lý, nói rõ hơn, sự phát giác những bí ẩn đáng sợ của ngành tâm linh học (psychisme) đã là nền cho nghệ thuật truyện ngắn của Zweig. Ông viết thư cho Freud, vào ngày 8 tháng Chín 1926 (4): ... Nhờ ông, chúng tôi nhìn rõ nhiều điều. Nhờ ông, chúng tôi nói ra nhiều điều, nếu không có ông, chúng tôi chẳng nhìn (thấy), chẳng nói (ra được). Nhưng phải đợi truyện ngắn viết vào lúc cuối đời, trước khi quyết định tự tử, Người Chơi Cờ, chúng ta mới có được nỗi hân hoan tuyệt vời của một độc giả mê thể loại truyện ngắn. Nhất là thứ truyện ngắn, giống như một lỗ đen, "nhốt chặt" cả một thế kỷ!
Ông B. nhân vật kể chuyện, bị Gestapo bắt, ngay buổi chiều, ngày Hitler vào Vienne. Ông may mắn đốt kịp giấy tờ quan trọng. "Chắc là ông nghĩ, tôi sắp kể cho ông nghe về những trại tù, nơi giam giữ những người Áo trung thành với đất mẹ, cũng như tất cả những đau khổ, nhục nhã tôi phải chịu đựng sau khi bị bắt? Chuyện đó không xẩy ra cho tôi. Tôi được xếp vào loại khác... những người mà đảng viên quốc xã hy vọng vắt ra tiền bạc hoặc những tin tức quan trọng. Cá nhân tôi chẳng là gì đối với họ, nhưng họ tin rằng chúng tôi chỉ là những con người rơm, phiá sau chúng tôi mới là cái mà họ nhắm tới."
Và Gestapo đã giam lỏng ông, tại một căn phòng khách sạn. Tạo ra chung quanh ông, một quãng không (chung quanh tôi là hư vô, tôi ngập trong đó). "Phép lạ" xẩy ra: trong một lần hỏi cung, ông "ăn cắp" được một cuốn sách dậy chơi cờ, từ trong túi một chiếc áo treo kế áo ông nơi phòng cung. Nhờ nó, ông qua được địa ngục, sống sót, nhưng than ôi, con quỉ tò mò đã không buông tha ông, và trở lại, một lần nữa...
Người Chơi Cờ, như một lời chúc dữ, mang trong nó tất cả những vinh quang, những đau thương nghiệt ngã của một người, hơn thế nữa, một người Do-thái, (nạn nhân lý tưởng, kẻ thù tuyệt đối), trong thế kỷ đọa đầy, là thế kỷ của chúng ta."Tôi bắt đầu viết một câu chuyện ngắn về cờ tướng, gợi hứng từ một sách dậy chơi cờ mà tôi mua để cho đỡ cô đơn, trống trải, và hàng ngày, tôi chơi lại những ván cờ của những bậc thầy", ông viết ngày 29 tháng Chín, 1941, cho người vợ cũ, Friederike. Một cách nào đó, đây chỉ để cho qua thì giờ... nhưng thật ngỡ ngàng, khi (chúng ta) nhận ra, đây là lần duy nhất nhà văn đề cập thẳng tới lịch sử đương thời, mà không chuyển hóa (transposer) nó.... Một chứng tích nhức nhối, về những toan tính nhằm huỷ diệt con người của Nazi. (Lời giới thiệu bản tiếng Pháp, tủ sách bỏ túi).
Những độc giả say mê Võ Phiến, những tác phẩm đầu tay của ông như Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Thác Đổ Sau Nhà... chắc chắn là nhận ra khí hậu Zweig ở trong đó. Nhân vật của Võ Phiến, đều như bị con quỉ của sự tò mò hớp hồn, dẫn dụ, và khi đã hoàn hồn, có vẻ như nhờm tởm thế nhân: cô gái trong Thác Đổ Sau Nhà, sau gặp lại người tình của một đêm, đã ngạc nhiên không thể tưởng tượng được tại sao mình lại đã có lần ngã vào một con người thô kệch, cù lần đến như thế! (Vì không có văn bản trong tay, tôi viết lại theo trí nhớ, ở đây là những cảm giác còn giữ được, khi đọc Võ Phiến hồi học trung học. Không hiểu đọc lại, những chi tiết có đúng, và cảm nghĩ có thay đổi hay không). (1)
Những nhân vật tiểu thuyết hiện đại đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote; ta có thể lập lại, với những nhân vật của Võ Phiến: họ đều bước ra từ Người Chơi Cờ. Tôi không hiểu, ông đã đọc nhà văn Đức, trước khi viết, nhưng khí hậu 1945, Bình Định, và một Võ Phiến bị cầm tù giữa lớp cán bộ cuồng tín, đâu có khác gì ông B. (không hiểu khi bị bắt trong vụ chống đối, Võ Phiến có ở trong tình huống đốt vội đốt vàng những giấy tờ quan trọng...). Nhân vật "cù lần" trong Thác Đổ Sau Nhà, đã có một lần được tới Thiên Thai, cùng một cô gái trong một căn lều, giữa rừng, cách biệt với thế giới loài người, có một cái gì thật quen thuộc với đối thủ của ông B., tay vô địch cờ tướng nhà quê vô học, nhưng cứ ngồi xuống bàn cờ là kẻ thù nào cũng đánh thắng, đả biến thiên hạ vô địch thủ?
"Nhưng đây là con lừa Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên thốt ra những điều đầy khôn ngoan.
Bởi vì nhà vô địch là một người không thể viết một câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt", bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14 tuổi vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván cờ!
Nhà văn Bình Định
(1) Liệu có thể, VP đã tiên tri ra được cái cảm giác cay đắng của cô gái Miền Nam, khi "ban ngày ban mặt", đối diện với “người tình ban đêm” của mình?
*
Thus the taste of ash in one's mouth: Mùi vị của tro than trong miệng chúng ta, sau cú 30 Tháng Tư 1975. NQT
*
Steiner viết về Người Chơi Cờ:
That chess can be to madness close allied is the theme of Stefan Zweig's famous Sehaehnovelle published in 1941 and translated into English as The Royal Game. Mirko Czentovic, the World Champion, is aboard a luxurious liner headed for Buenos Aires. For two hundred and fifty dollars a game, he agrees to play against a group of passengers. He beats their combined efforts with contemptuous, maddening ease. Suddenly a mysterious helper joins the browbeaten amateurs. Czentovic is fought to a draw. His rival turns out to be a Viennese doctor whom the Gestapo held in solitary confinement. An old book on chess was the prisoner's sole link with the outside world (a cunning symbolic inversion of the usual role of chess). Dr B. knows all its hundred and fifty games by heart, replaying them mentally a thousand times over. In the process, he has split his own ego into black and white. Knowing each game so ridiculously well, he has achieved a lunatic speed in mental play. He knows black's riposte even before white has made the next move. The World Champion has condescended to a second round. He is beaten in the first game by the marvelous stranger. Czentovic slows down the rate of play. Crazed by what seems to him an unbearable tempo and by a total sense of déjà
vu, Dr B. feels the approach of schizophrenia and breaks off in the midst of a further brilliant game. This macabre fable, in which Zweig communicates an impression of genuine master-play by suggesting the shape of each game rather than by spelling out the moves, points to the schizoid element in chess. Studying openings and end-games, replaying master games, the chess player is at once white and black. In actual play, the hand poised on the other side of the board is in some measure his own. He is, as it were, inside his opponent's skull, seeing himself as the enemy of the moment, parrying his own moves and immediately leaping back into his own skin to seek a counter to the counter-stroke. In a card game, the adversary's cards are hidden; in chess, his pieces are constantly open before us, inviting us to see things from their side. Thus there is, literally, in every mate a touch of what is called 'suimate' - a kind of chess problem in which the solver is required to manoeuvre his own pieces into mate. In a serious chess game, between players of comparable strength, we are defeated and at the same time defeat ourselves. Thus the taste of ash in one's mouth.



"Nous ne lui demandons pas de devenir un traître. Nous lui proposons une nouvelle définition du mot loyauté."
Chúng ta đâu có đòi hắn ta phải trở thành một tên phản bội. Chúng ta chỉ đề nghị với hắn ta một định nghĩa mới về lòng trung thành.
 Le Carré, le grand réveil
Un homme très recherché
JOHN LE CARRÉ



Panat Nikhom 93
Nhật ký những ngày ở trại

Nam Lê: "Tôi là nhân vật thách đố nhất của riêng tôi"


Trang Coetzee


Giữa lòng đen

"Chúng tôi “quét” hết tất cả các thông tin về các vấn đề trong xã hội, có các phòng chức năng để nghiên cứu từng loại vấn đề: Người dân nghĩ gì? Nói sao? Ở đâu xảy ra chuyện gì? Tầng lớp nào bức xúc cái gì?...
"Xin hỏi thật ông, có bao giờ ông cảm nhận được cảm giác: liệu có người nghĩ rằng Viện này na ná một cơ quan mật vụ không?
*
Đo, điểm, quét, nửa kín nửa hở, bức xức, rậm rựt, ở đâu, chỗ nào...
Văn phong thoát thai từ Bóng Đè? Hiếp? Ám Thị?
Tuyệt!


Bất khả thứ năm

Đơn Dương ngây ngô quận

Ta La Tai
Tanvien vs talawas?

Thiên Sứ vs Peter Pan

Dọn
A Thousand Rooms of Dream and Fear
(Ngàn Căn Phòng của Những Giấc Mơ và Sợ Hãi)
[Nguồn: Gió O]

Tay này, ngay cái tít của người ta, đã dịch ẩu rồi.
*
Note: Mới ghé thăm Gió O, thấy đã sửa cái tít, bỏ đi ‘những’. NQT
Lại nói về ... tu tập.
Vila-Malta viết về Conrad: Ông gia nhập truyền thống rất xa xưa, theo đó, cái gọi là kỷ luật, sự tu luyện phải đến từ bên trong, bởi vì đây chính là sức mạnh tâm thần bật ra từ thiên tài về nơi chốn của chính bạn, le genius loci, nói một cách khác, từ chính chúng ta.
Ông bạn Đào quân [thì cứ gọi đại như vậy, vì ông đã từng ghé thăm Gấu, cùng với ông anh BHD, khi Gấu còn ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận, và ông cũng là bạn của những đấng bạn quí của Gấu], thiếu sự tu tập [
la discipline] không phải về triết, món khoa bảng của ông, hay về tiếng Anh, tiếng U, hay tiếng Phú Lãng Sa, nhưng mà là về….  tiếng Việt, nhất là thứ tiếng Việt hiểu theo nghĩa mà Vila-Malta viết về Conrad, nó liên quan đến, nào là “từ bên trong”, “sức mạnh tâm thần” "thiên tài của nơi chốn", [Gấu không nhớ, nhưng chắc ông cũng Bắc Kít di cư như Gấu này?].
[Joseph Conrad adhérait à la tradition la plus ancienne, selon laquelle la discipline doit venir de l'intérieur, puisqu'il s'agit d'une force mentale émise par notre propre génie du lieu, le genius loci, autrement dit nous-mêmes. L'homme ne se libère pas en donnant libre cours à ses impulsions et en se montrant changeant et incapable de se contrôler, mais en soumettant la force de sa nature à un projet prédominant, à un code mental d'acier qui sache éliminer sa liberté la plus sauvage et le situer dans le cadre d'une vie disciplinée, en faisant appel aux desseins intérieurs du génie du lieu.]
Đọc thử một cái tít nữa, là ngộ ngay ra, Đào quân rất tệ tiếng Việt:

Đào Trung Đạo
điểm qua cái chết
của nhà văn hậu hiện đại Mỹ
vừa treo cổ tự sát
thôi thế thôi...
[Gió O]

Người ta chết rồi, ông không đi một đường tưởng niệm, mà lại điểm qua cái chết, là cái quái gì cơ chứ?
Thôi thế thì thôi, đành chịu thua Ngài thôi!
Chắc là ông tính viết, “nhà văn …vừa tự sát, để tưởng niệm ông, chúng ta đọc lại, điểm qua một vài tác phẩm của ông".
Viết lách như thế, thù Gấu là phải rồi!
*
Nhân tiện, đi thêm vài đường về cái thời kỳ "gừng còn cay, muối còn mặn", giữa Gấu và bà chủ quán cá. (1)
Cái tật của Gấu, viết bất cứ cái gì, là để… sửa! NMG, chắc cũng bực, vừa mới nhận cái text Tạp Ghi, chưa kịp đọc, nó đã gửi một cái revised text 1, rồi 2, rồi final, rồi defintive… bèn nghĩ ra một ‘giải pháp’, nhận, delete, đếch thèm đọc, đợi khi nào đưa báo đi in, thì sẽ lấy cái text mới nhất, vừa mới nhận được!
Một nhà văn ‘ra đi từ Miền Bắc’, cũng hồi còn "gừng cay muối mặn", thử dò hai cái text mà Gấu gửi liên tiếp, đã cho biết, chúng chỉ khác nhau, một cái dấu phết!
Còn bà chủ quán, một lần nhận bài viết của Gấu, đã giao hẹn, “đăng, nhưng với điều kiện, anh không được làm corrections”, sau đó, chắc cũng thấy tội cho Gấu, bèn “xoa đầu", thôi được rồi, cho phép anh tha hồ sửa, nhưng phải trước giờ.. G, tức là giờ post bài!
(1) Đùa hơi bị nhảm, nhưng biết đâu, nhờ vậy mà bớt đanh đá đi chăng? NQT
*

điểm qua cái chết của nhà văn hậu hiện đại Mỹ vừa treo cổ tự sát
thôi thế thôi...

Độc giả Gió O, đọc một cái tít như thế, bỏ qua, ấy là vì họ không “đọc”, mà “nghe”, hay nói rõ hơn, đây là thứ ngôn ngữ của “chuyện thường ngày ở huyện”, ngôn ngữ nói, không phải ngôn ngữ viết, và chính bà chủ diễn đàn Gió O cũng lầm, khi thay vì “truyện ngắn”, bà cứ vô tư “chuyện ngắn”, và coi đây là “thương hiệu” của bà! Rất nhiều độc giả bực mình vì ‘truyện’ này, bà vẫn coi như pha!
Cái tay Nguyễn Quang Lập đang nổi đình nổi đám với blog của anh, cũng lầm, khi nghĩ rằng ông đang viết “chuyện”, ông đang làm một cuộc đại cách mạng văn hoá, khi biến văn nói thành văn viết!
Mở ngoặc một phát, nói về thầy của Gấu, Faulkner, thời gian đói quá, vì phải nuôi cả một hạm đội tầu há mồm, đành thất thân, bán mình cho anh nhà giầu điện ảnh Hollywood.
*
Được xuất bản bằng tiếng Pháp với gần 800 trang, 'Đỉnh cao chói lọi' mang tựa là Au Zénith (1) do Đặng Trần Phương, một Việt kiều Pháp dịch và sẽ được phát hành vào tháng 01/2009.
Đỉnh cao chói lọi
*
Thú thực, Gấu không biết, mấy anh Yankee mũi tẹt lấy ở đâu ra từ ‘chói lọi’?
Nguyên tác tiếng Việt?
Hay mấy tay này phịa ra, để cho xứng đáng với đỉnh cao Bác Hồ?
Bỗng nhớ đến giai thoại về di chúc của Bác, và bản dịch qua tiếng Tây của NKV: Bác thông minh ‘cực’, sáng suốt ‘cực’ [très lucide]!
(1)
Au Zénith: Ở Thiên đỉnh
*
'Đỉnh cao chói lọi' mang tựa là Au Zénith…
.
BBC
Câu văn trên, và cái kiểu viết Việt Kiều [ở] Pháp, là cũng thuộc "trường phái" Đào quân, “nói sao, viết vậy, người ơi”!
Lẽ ra phải viết,
"Đỉnh cao chói lọi', bản tiếng Tây, Au Zénith, thí dụ như vậy.
Mít có câu, "Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói". Từ "nói" đến "viết", cực hơn nhiều, vì chiều dài của nó là cả lịch sử văn chương, của bất cứ một ngôn ngữ.
*
Dịch như luỷ là được rồi!
Đọc câu chuyện xung quanh bài ca chào mừng Sea Games, lời tiếng Anh, và những lời tuyên bố của các bố có trách nhiệm, tôi bỗng nhớ đến những mẩu "vừa dạo quanh Hồ Gươm vừa kể chuyện", giữa ông cậu của tôi, và thằng cháu Việt Kiều!
Lần gặp cuối cùng cách đây hơn nửa thế kỷ, giữa hai cậu cháu, cũng diễn ra tại Hà Nội, ông cậu vừa từ chiến khu Việt Bắc về, còn thằng cháu thì đang lăm le tìm cách chuồn xuống Hải Phòng, trước khi thời hạn 300 ngày chấm dứt, cánh cửa nhìn ra thế giới của miền bắc hoàn toàn đóng sập xuống cho tới tận… Sea Games 22 này mới lại hé ra!
Trong những mẩu “vừa đi quanh Hồ Gươm vừa kể chuyện” đó, có hai mẩu liên quan đến chuyện dịch thuật của “đồng chí sếp” của ông cậu tôi, là Nguyễn Khắc Viện.
Được vinh dự trao nhiệm vụ dịch Di Chúc Bác Hồ sang tiếng Tây, khi Nguyễn Khắc Viện dịch cụm từ “rất minh mẫn” ở trong di chúc thành “lucide”, ông bị phê phán, [bị “chỉnh” nặng lắm], rằng tại sao dám sửa Di Chúc, sao dám bỏ đi từ “rất”. Ông sếp của ông cậu tôi chỉ cười. Sau phải đem tới nhờ một ông Tây chính gốc 100 phần dầu phân giải. Ông này nói, lucide là đủ rồi. Thêm chữ très nữa là… hỏng! Nhân loại, không riêng gì giống Tây, khi nói về mình, không ai dám dùng tới chữ “très”, dù vào lúc hấp hối, con người hơi bị quá minh mẫn!
Câu chuyện thứ nhì liên quan tới nhan đề cuốn sách viết về đồng chí Nguyễn Văn Trỗi: Sống Như Anh. Sau bao nhiêu đấng dịch, nào là vivre tel qu’il est...   tới tai Nguyễn Khắc Viện, ông “phán”: dịch "sống cẩm như lủy" (vivre comme lui) là được rồi!
Nguồn
Mấy anh Yankee mũi tẹt này, cứ đụng tới Bác Hồ, là thổi lấy thổi để, Bác cực chói lọi, Bác cực sáng suốt....
Chắc hẳn thế! NQT
*
Chính vì những “chói lọi”, sáng suốt ‘cực’, bước ngoặt lịch sử “vĩ đại”, chính vì thứ văn chương lạm dụng tu từ, thùng rỗng kêu to, nên Roland Barthes mới đề nghị một cách viết ở không độ, một thứ viết trung tính, một cách viết trắng của Camus, của Blanchot, hay của Cayrol, thí dụ vậy, hay cách viết nói [l'écriture parlée] của Queneau, và đây là chương hồi chót của một Đam mê viết, theo từng bước với sự tan hoang của ý thức trưởng giả [le dernier épisode d’une Passion de l’écriture qui suit pas à pas le déchirement de la conscience bourgeoise]. Roland Barthes: Le Degré de l’écriture. Introduction.
*
Bản tiếng Anh của Độ không của cách viết, có bài Tựa của Susan Sontag, nhà văn Mẽo, viết, địch thủ đặc thù, the specific adversary, của luận cứ của Barthes, là… Sartre. Đây là câu trả lời của Barthes nhắm vào tác phẩm Văn chương là gì? của Sartre (1). Bà đưa ra thêm một số chứng liệu về ngày tháng: Mặc dù Độ không được xb năm 1953, những chương hồi của nó đã được in trong nhật báo Chiến Đấu vào năm 1947, cùng năm Sartre cho xb cuốn sách của ông. Chương I của Sartre, và phần thứ nhất, first section, cuốn Độ không có cùng tít: Viết là gì?
(1) "Mèo khen mèo dài đuôi", Gấu đã nhận ra điều này, khi viết về Bếp Lửa của TTT. Bài Tựa của Susan Sontag viết năm 1968. Bài của Gấu, sau chừng mấy năm, đăng trên Tập San Văn Chương, sau đăng lại trên Văn, số đặc biệt về TTT, 1973:
Phải chăng cuốn Bếp Lửa cũng gặp một “tao ngộ” ly kỳ như cuốn La Nausée, Buồn Nôn, của Sartre? Sartre, suốt đời đam mê, theo đuổi cách mạng, vậy mà khi có dịp được "làm cách mạng", ông lại để lỡ: Cuộc cách mạng văn chương ở Pháp, với những nhà văn như A.R. Grillet, Butor, những phê bình gia như Barthes, Genette…đã khởi đầu từ Buồn Nôn, từ những điều Sartre phát hiện nhưng lại vô tình bỏ qua.
*
Câu thơ, bài thơ mới, đọc qua thấy ngay. Câu văn, cuốn truyện mới, khó nhận ra hơn. Người bình luận phải phân biện: mới so với cái gì, và mới ra sao. Nhưng điều cụ thể nhất lại là: người đọc đương thời có nhận ra nét mới ấy không?
Thưa rằng có. Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, 1973, trên báo Văn, số đặc biệt Thanh Tâm Tuyền đã dẫn, có một bài viết căn cơ trình bày giá trị, nghệ thuật và tính chất súc tích của truyện Bếp lửa, 1957. Ông trích dẫn cặn kẽ nhiều văn bản, nhiều tham khảo, để lại một chứng từ chính xác.
Đặng Tiến viết về sự  ra đi  của Thanh Tâm Tuyền

Note: Tks. NQT


*

Chết Vì Tình
To be in love is to create a religion whose god is fallible
Valéry
[Yêu có nghĩa là tạo ra một đạo giáo mà vị chúa tể của nó cũng có thể sai lầm. André Maurois trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Mê Cung của Borges]

Gấu đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt, thời kỳ đứng bán sách báo tại sạp báo của gia đình, ngay trước chúng cư Bưu Điện, số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Và đã từng đi một đường điểm cuốn sách này, trên tờ Thanh Niên, và do quá rành sư phụ của Gấu, nên nhìn ra liền, nó là từ Absalom, Absalom! mà ra, đến khi ra hải ngoại, đọc, thì mới biết, thế giới cũng nghĩ như Gấu!
Còn cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, đọc bản tiếng Pháp, tại thư viện của phái đoàn Pháp, tại trại Panat Nikhom, sau khi đã qua thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, và đang chờ gặp một phái đoàn để xin đi tái định cư. Sách ở thư viện, đa số là của những ông Tây bà Đầm ghé thăm, quăng lại, thay vì thẩy vô sọt rác. Thành thử cũng không nhiều, và làm gì có tiểu luận, triết học. Gấu thèm đọc quá, bèn năn nỉ mấy cô Đầm ra Bangkok mượn giùm. Kỷ niệm thú vị nhất, là lần nhờ muợn đọc cuốn Pour Marx của Althusser, và cô Đầm mang sách về, kèm câu nói của cô người Thái thủ thư, cuốn sách từ khi mua tới giờ mới có một người mượn đọc!

Tình Yêu Thời Thổ Tả, một phần còn là do anh chàng Florentino, trong khi chờ người yêu chết chồng, cầu hôn trở lại, và toại nguyện khi cả hai đã trên bẩy bó, trong khi chờ đợi, đã hành nghề viết muớn, y chang Gấu, những ngày ở Sài Gòn sau 1975, sau khi được tha khỏi trại Phạm Văn Cội, Củ Chi. Mỗi lần bị bắt, được tha, là lại mò ra Bưu Điện Sài Gòn hành nghề viết mướn, nhờ vậy mà gặp lại Châu Văn Nam, khi anh ghé Bưu Điện làm hồ sơ ODB.

Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn