jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.



Sách Trong Năm 2004, Người Kinh Tế chọn
Trong số, có:
-Cú độc chơi anh Mẽo, The Plot Against America, của P. Roth
Cú độc mà tác giả tưởng tượng, xẩy ra vào thập niên 1930, khi phi công thân Nazi, Charles Lindbergh, được bầu làm tổng thống.
-Về Tình Yêu và Những Chuyện Khác, Chekhov.
Những tiểu phẩm loại thầy, của bậc thầy. Và một cách dịch mới toanh, [mặc khải, chữ của The Economist]
-Câu chuyện về Tình Yêu và Bóng Tối, Amos Oz.
Tin Văn sẽ có bài viết riêng về cuốn này, của nhà văn Do Thái ứng viên Nobel văn học trong nhiều năm trở lại đây.

Bữa trước Gấu khoe, mới tậu được cuốn sách của, The Book of, tờ Điểm Sách Paris, và có chôm vài đoạn đưa lên Tin Văn.
Tờ TLS mới loan tin sốt rẻo, Điểm Sách Paris sẽ cho đọc free tất cả những bài phỏng vấn lừng danh của nó. Thập niên đầu,1950, đã online, tại địa chỉ theparisreview.org.

Có cuộc phỏng vấn con quỉ nhỏ đáng yêu làm sao, F. Sagan. Người phỏng vấn tỏ ra rất ư thích thú cách trả lời giản dị, vâng, dzạ, cháu hỏng biết ['oui', 'non', et 'je ne sais pas'], và cái cảnh Sagan vội vàng từ giã, vì phải có mặt trong một chương trình phát thanh, và nói vội lại, "má ơi, con đi làm, nhưng sẽ dzề sớm!"
Không khác gì một cô học sinh vội vã tới trường cho kịp lớp.

Ôi chao, Gấu tui lại nhớ cái cảnh Bông Hồng Đen vội vàng chạy vô cổng trường Gia Long, rồi lại vội vã chạy trở ra: nàng quên không nói với chàng, trưa nay tan học, đừng đi đón nàng, vì nàng sẽ ra về chung với mấy nhỏ bạn.
Mới đó, mà đã cả một đời người!

Tứ Tấu Khúc, về Lan Hương và Sài Gòn
hay là
Khúc Phượng Hoàng về một cô bé có tên là Tôi Yêu Em
[Concerto pour une jeune fille nommée 'Je t' aime']

.... lạ thật, nó đi tin anh tới thăm Tiểu Sài Gòn, lại đăng hình nữa. Chuyện quái dị thật!

Nhân đây, xin cám ơn một lần nữa tới anh bạn HKP. Nhờ anh mà Gấu này gặp lại những bạn bè thời còn đi học. Những Quyên. Những Hàm. Những Thủ Thiêm. Những Sài Gòn.
Cám ơn bạn ta!
NQT



The Art Of Fiction
Nghệ thuật viết tiểu thuyết
Phỏng vấn Sagan

Văn Học Miền Nam trước 1975: Bất Hạnh hay Đại Hạnh?

Coetzee, trong một bài viết về Brodsky, đã nhắc tới ý kiến của nhà thơ Nga, Olga Sedakova, theo đó, thành tựu vĩ đại nhất của Brodsky, là đã chơi một cái dấu chấm hết to tổ bố, hay dùng chữ của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đã đọc lời ai điếu cho thời kỳ văn chương có tên là Xô Viết  - nguyên văn, Brodsky’s greatest achievement, says the poet Olga Sedakova, was to have "placed a full stop at the end of [the Soviet] literary epoch."
Chúng ta cũng có thể mượn nhận xét trên, để nói về văn chương bất hạnh của miền nam trước 1975: Chính nó, chứ không ai khác, đã đánh một dấu chấm hết cho văn học XHCN, khi nó tố cáo, có một xã hội tốt đẹp hơn xã hội xã hội chủ nghĩa, tức xã hội tem phiếu, của miền bắc. Có một thứ văn chương đàng hoàng hơn, sạch sẽ hơn, "bớt" độc ác hơn, so với văn chương miền bắc…
Đây chính là mặc khải mà Dương Thu Hương, ngay những giờ phút đầu tiên của “giải phóng” đã "ngộ" ra được, qua lời than thật là chân thật của bà: dân chúng miền nam chửi Thiệu như điên!
Có lần tôi viết, chiến thắng miền nam là chiến thắng của người dân miền bắc,chứ không phải của mấy anh VC, là theo nghĩa như vậy. Họ mặc khải ra một đời sống khác, vừa mới... lìa đời, cùng với chiến thắng của mấy anh VC!


Góp ý với talawas, và một số tác giả, về Văn Cao.
Về Văn Cao, theo tôi, có một số câu hỏi, và cùng với nó, một số sự kiện, cần nêu thêm.
-Tại sao lại phải đổi “quốc ca”?
1. Trong bài Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca, lý do tôi [Văn Cao] viết, là do đói quá. Thí dụ đoạn Văn Cao và Vũ Quí gặp nhau ở tiệm cơm, và sau đó, ông này dẫn đến cơ sở cách mạng, ra lệnh nấu cơm tháng cho Văn Cao. Chính vì vậy, nên trong nước đã có lần hô hào phải đổi quốc ca, theo tôi.  
Chẳng lẽ bài quốc ca của cả nước, mà lại được viết ra, vì là do tác giả của nó, đói quá, được tổ chức hứa cho ăn, và sau đó, ra lệnh đi giết người?
2. Trong bài trả lời Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đăng trên Hợp Lưu, và cùng với nó, là lý do tại sao suốt cuộc chiến sau đó, ông không viết nhạc có lời nữa.
Trả lời HPNT, VC cho biết, lúc đó, ông không phải nhận lệnh viết quốc ca nhưng mà nhận lệnh đi giết người. Cú giết người của ông đó khiến ông sau này không làm nhạc ca ngợi được nữa, cho tới Mùa Xuân Đầu Tiên, “từ đây người biết quên Người” [chữ người đầu không viết hoa, chữ sau viết hoa], ‘từ đây người biết yêu Đời” [yêu Đời cho nên không giết người nữa].
Việc giết ĐĐP đó, theo thiển ý của tôi, giống như trong tổ chức Mafia, ai đã đọc Bố Già thì biết, nó gọi là đầu công trạng. Muốn gia nhập tổ chức, là phải lập tí công đầu, là giết người. Nó còn là bản án treo lửng trên đầu tay găng tơ, mày mà phản, là tao gửi ngay cái này tới nơi cần gửi.
Tại sao giết ĐĐP? Và ĐĐP là ai?
Một tên Việt Gian, lại nghiền, nên phải giết, vì nó cần tiền đi hút, là tố cáo hiến binh Nhật những anh em cách mạng?
Trong một bài viết trên talawas, Rừng Xưa Xanh Lá (?), Bùi Ngọc Tuấn cho biết, ông ĐĐP này là bạn của Văn Cao.
ĐĐP như người viết bài này được biết, là một đảng viên cao cấp của một đảng phái quốc gia. Lúc đó, là 1945, Nhật sắp thua Đồng Minh, nên liên lạc với ông này, để trao lại chính quyền. Đó là lý do Việt Minh ra lệnh giết.
Trên website của tôi, NQT, tanvien.net, có một số bài viết, nói rõ những vấn đề trên, thí dụ những bài Mùa Thu Những Di Dân, Tại sao tôi viết TQC, mấy bài thơ của Văn Cao… bạn đọc talawas có thể đọc thêm.
Một số bài, như Nhân 80 năm ngày sinh của Văn Cao, Tại Sao Tôi Viết Tiến Quân Ca...  đã được đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ cùng với những lời giới thiệu trân trọng của bà chủ báo Hoàng Duợc Thảo, và được phát hành trên 22 tiểu bang ở Hoa Kỳ, vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Văn Cao, tháng 11 năm 2003.
NQT
Bài liên hệ:
Nguyễn Thanh Giang (1)
NTG (2)
Nguyễn Văn Kiến
NTG (3)
ko

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832