*
Notes

Souvenir

Souvenir
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1 2 3 4 5















Kỷ Niệm


*

Về tới Tân Sơn Nhất, chìa cái này ra, không hiểu có bị đuổi không?

*

Phạm Năng Cẩn, một trong Thất Hiền, đọc, mê quá, thằng cha này viết về mày thật tuyệt!

Đam mê văn chương đồng nghĩa với nhọc nhằn vất vả. Chiêm nghiệm lại điều ấy thật chẳng sai chút nào. Đọc rất nhiều, viết rất nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Đã có lúc tôi có ý định tạo cho mình một phong cách, một lối đi riêng rẽ nhưng rồi rốt cuộc cũng chẳng tìm thấy gì. Văn chương là khu rừng rậm rạp đầy bí hiểm, mỗi người tự chui vào và tự tìm đường bò đi. Ở đấy chẳng biết dựa vào ai, chẳng có ai giúp đỡ. Và may thay tôi đã tìm được cho mình một cây gậy chống cho đỡ vấp ngã mỗi khi bị say chếnh choáng trên cõi đời này. Cây gậy ấy chính là quê hương, Tổ quốc, là hướng tâm về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Lá bùa hộ mệnh đó là kim chỉ nam xuyên suốt qua những sáng tác của tôi.
Sống giữa thế giới mênh mông của trời đất và lòng người, thênh thang thế mà nhiều khi vẫn thấy cô quạnh. Nơi đất khách quê người ngồi nhâm nhi ly cà phê, thả hồn qua làn thuốc để cố tình kéo quá khứ về hiện tại và tôi bỗng thấy thương quá chính mình và những số phận trần gian. Những lúc như thế tôi lại ngồi vào bàn viết, viết tất cả những gì chợt đến, đuổi theo những gì đột ngột trôi đi. Những khuôn mặt thân thương bạn bè, người thân trở thành nhân vật, bờ tre gốc lúa, cánh diều hóa thành những vần thơ. Hình như thời gian càng trôi đi bao nhiêu thì ký ức của người xa xứ càng khắc khoải. Từ nửa vòng trái đất tôi cảm thấy mình công bằng hơn khi đánh giá một vấn đề.
 

 

Kỷ Niệm

Nhung ngay o Sai-gon : tap truyen / Nguyen Quoc Tru

Note: Tối qua, nhớ Sài Gòn quá, Gấu dạo net, gặp Những Ngày Sài Gòn ở Thư Viện Úc, trên. Thú quá.
Không ngờ cuốn sách nhỏ bé của Gấu kiếm ra cái thế giới của nó ở xứ Kanguru! (1)

*

Va, petit livre, et choisis ton monde. Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.

*

Mẩu quảng cáo trên một số Văn, một anh bạn văn trong nước gửi cho (1)

(1)
Chú đã tìm lại được mấy cái này chưa, đều trên báo Văn.
Có cái quảng cáo "Những ngày ở Sài Gòn" trên Văn số 161, chuyên đề "Thi sĩ Quách Tấn", 1970.
Truyện "Kiếp khác" trên Văn số 135, 1969, "tuyển tập văn mới".
Tks. NQT


Xe miền Tây

Mình gọi đó là “liệu pháp đường xa” mỗi khi cần phải chống sốc vì phải đi về giữa hai môi trường sống, hai thế giới khác biệt. Quả thật thần kinh mình hơi… mỏng. Nên hoang mang gửi lại ngã ba Trung Lương. Đãi bôi bỏ bên cầu Mỹ Thuận. Ấm lạnh người đời mình thả xuống bắc Cần Thơ. Hội hè miên man bỏ lại ở quán ăn bên đường, cùng với được mất đắng cay sau những ngày rời tổ. Có quá nhiều thứ phải bỏ lại, và mình cần có thời gian. Cũng may đường rất dài mà xe chạy thì chậm rãi, nhà cũng xa vừa vặn để mình trở lại là mình (hoặc gần giống mình). Thôi thì chân chất, ừ thì quê mùa… miền Tây mà, vẫn nghèo vẫn xa xôi. Đây không phải Sài Gòn Hà Nội, đây là một thế giới khác rồi. Thế giới mà người ta vẫn còn mua bắp luộc, bánh mì ở bến xe đem về xứ làm quà, trẻ con vẫn reo mừng tở mở. Xe ghé quán ăn dọc đường, nhiều người ngồi chồm hổm chờ ngoài sân không dám ghé mông ngồi vào ghế, sợ thức ăn đắt đỏ. Đi qua quầy trái cây mình thấy có người đứng đằng xa ngó, tay nắn hai túi áo bà ba mỏng, trên miệng túi cài cái kim tây. Có lần mình ngồi cạnh một bà già, cứ ngồi lận lấy mấy hạt lúa từ trong nẹp vạt áo, cắn lóc cóc.
Những người miền Tây quăn queo lam lũ thật thà này, bolero này, dầu gió này mình không bao giờ gặp trên những chuyến bay. Lý do có vẻ ngớ ngẩn, nên thấy mình ham xe đò có bạn bè cười, mình chống chế bằng một câu danh ngôn nổi tiếng, những gì thuộc về con người thì không xa lạ với tôi. Nhưng trong bụng nghĩ, thôi bà sến thì nói đại là sến cho rồi, có sao đâu…
NNT

Gấu đọc câu gạch dưới ở trên rồi, nhưng không nhớ của ai, bây giờ mới kiếm ra, khi đọc Errata, của Steiner:
Nothing human is alien to me: Nihil alienum. Của  nhà viết kịch La Mã Terence (190-158 BC).
Cô Tư, sến, boléro, dầu gió, kịch La Mã, mới ghê!
Trong Errata, cùng khúc đó, Steiner đưa ra một ý nghĩa thật tuyệt vời cho từ ‘stranger’, kẻ xa lạ, mà có thể đây mới là ẩn dụ của cái tít cuốn truyện của Camus. (1)

(1)....
There is a fundamental implication to the legends, numerous in the Bible, but also in Greek and other mythologies, of the stranger at the door, of the visitor who knocks at the gate at sundown after his or her journey. In fables, this knock is often that of a concealed god or divine emissary testing our welcome. I would want to think of these visitors as the truly human beings we must try to become if we are to survive at all.
It may be that the Jew in the Diaspora survives in order to be a guest - so terribly unwelcome still at so many shut doors. Intrusion may be our calling, so as to suggest to our fellow men and women at large that all human beings must learn how to live as each other's 'guests-in-life'. There is no society, no region, no city, no village not worth improving. By the same token, there is none not worth leaving when injustice or barbarism take charge. Morality must always have its bags packed. This has been the universalist precept of the prophets, of Isaiah, Deutero-Isaiah and Jeremiah in their ancient quarrel with the kings and priests of the fixed nation, of the fortress-state. Today, this polemic underlies the tensions between
Israel and the Diaspora. Though the thought must, like the ritual name of God, be unspeakable, the greater verity is that Judaism would survive the ruin of the state of Israel. It would do so if its 'election' is indeed one of wandering, of the teaching of welcome among men, without which we shall extinguish ourselves on this minor planet. Concepts, ideas, which exceed in strength any weapons, any imperium, need no passports. It is hatred and fear which issue or deny visas. I have felt more or less at home - the Jew is often a polyglot almost unawares - wherever I have been allowed a table to work at. Nihil alienum, said the Roman playwright. 'Nothing human is alien to me.' Or to put it another way: what other human presence can be stranger to myself than, at times, I am?
Steiner: Errata, p. 56
*
Những gì thuộc về con người...
From:
Sent: April 5, 2010 12:59:48 AM
To:

…. Cô Tư lên tiếng cho đồng quê Nam Bộ đang bị công nghiệp hoá bức tử, chứ cổ là con nhà cách mạng thứ thiệt, thì Scarlett với Melanie cái nỗi gì?
Câu được gạch dưới của cổ là chỉ lặp lại lời một người khác trong một blog, và cũng là câu mà "bác" Marx và cách mạng hay trích dẫn, học sinh sau 75 biết ráo, khổ cho Gấu phải truy lục.
Tôi thấy Gấu quá đau đáu với Miền Nam xưa mà thành ra lẩm ca lẩm cẩm như vậy.
Tôi cũng thích văn của cổ bất luận cổ là ai, thuộc nhóm nào.
Với tôi, văn chương có những vô thức sáng tạo, có con người thuần tuý bên ngoài chính trị. Đó là lý do tôi thích GNV, ông cứ lèm bèm những v/đ chính trị, nhưng bên trong ông lại có một con người thuần túy của văn chương, rất nhân hậu và cảm động.
Kính,
Một độc giả.

Phúc đáp:
Rất nhân hậu và cảm động!
Đa tạ, muôn vàn đa tạ.
Kính
GNV

*

Trần Văn Toàn tại quê hương Phát Diệm, 2006.

TRẦN VĂN TOÀN: TRIẾT HỌC THÌ DÙNG LÀM GÌ?

Trần Văn Toàn sinh năm 1931 tại Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình. Bảo vệ cao học về thần học Công giáo (1954) và tiến sĩ triết học (1960). Ông từng dạy luận lý học, triết học, lịch sử khoa học và thần học Công giáo tại: ĐH Huế và thỉnh giảng ĐH Sài Gòn, Đà Lạt trong các năm 1960-1965; ĐH Công giáo Lovanium / Kinshasa/ Congo, 1965-1973; ĐH Công giáo Lille (Pháp), 1973-1996. Ông cũng dành thời gian nghiên cứu K.Marx và các triết gia vô thần, cũng như nghiên cứu về triết lý và lịch sử khoa học (philosophie et histoire et des sciences). Nhân cuốn sách Hành trình vào triết học - cuốn “hành trình” đầu tiên do chính người Việt viết (?) - được tái bản sau 44 năm, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông, không chỉ về cuốn sách này.

Tại Việt Nam, ông được độc giả quan tâm nhiều nhất, có lẽ là cuốn sách mỏng Tìm hiểu triết học Karl Marx (Nam Sơn, Sài Gòn, 1967) – bởi tính khách quan của nó. Sau hơn 40 năm, đáng lẽ cuốn này nên được tái bản đầu tiên, nhưng thực tế thì chưa. Xin hỏi, là người học bài bản về thần học, lúc ấy ông viết cuốn này vì lý do gì?

Về vấn đề tư tưởng, thì năm 1954, sau khi học xong cử nhân triết học ở ĐH Công giáo Louvain (Bỉ), với tiểu-luận-văn về một triết gia duy linh, thì đất nước chia đôi, tôi thấy cần phải nghiên cứu về K.Marx, để hiểu cho đúng, một là vì miền Bắc đi theo chủ nghĩa Marx, hai là vì tôi cũng đã được mấy giáo sư ở Louvain chuyên môn về Marx chỉ dẫn cho. Vào thời đó nhóm sinh viên Việt Nam ở Louvain, trong đó có ông bạn Lý Chánh Trung, đã có học tập với nhau về tư tưởng của Emmanuel Mounier, có khuynh hướng xã hội, dân chủ, nhân bản. Về hai điểm này chúng tôi thấy gần Marx. Vẫn biết là ông vô thần, nhưng ở Âu châu người ta đã tách rời tôn giáo với chính trị, cho nên tôi không thấy vấn đề là nan giải. Trong khi soạn luận văn tiến sĩ, tôi có làm việc ít lâu ở Viện Nghiên cứu xã hội (Institut fuer Sozialforschung) tại Frankfurt (Đức). Từ đó trở đi tôi vẫn để ý tìm hiểu vấn đề xã hội, đồng thời chú trọng đến vận mệnh con người cá nhân, có nhân cách, cần được bảo vệ. Ngoài ra tôi cũng nghiên cứu chủ trương vô thần của Marx và của một số triết gia khác, như Feuerbach, Nietzsche, v.v..  Dĩ nhiên là vẫn giữ lập trường phê bình. Có một điều mà ít ai để ý là: chính Marx cũng luôn giữ lập trường phê bình như thế, vì phần lớn các bài vở hay sách vở ông viết, đều lấy đầu đề là “phê bình”.

Độc giả trẻ ngày nay chưa có dịp để đọc lại cuốn sách này quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, Hành trình vào triết học – thì có những lý thú riêng của nó, bởi tính bao quát, tường minh và dễ tiếp cận hơn. Lý do của việc tái bản cuốn sách này thì ông đã viết trong “Lời nói đầu”; chỉ xin hỏi, theo ông, những cuốn sách tương tự như thế này sẽ giúp ích gì cho những độc giả trẻ thời nay?

Triết học thì dùng làm gì? Vấn đề không phải là để biết nhiều hệ thống tư tưởng Đông - Tây, vì giữa các môn phái có thể có nhiều cái khác nhau và mâu thuẫn nhau. Nhồi sọ như thế, ngoài mục đích dạy học, thì có lẽ là vô ích đối với cá nhân, mà còn có thể sa vào cái bệnh “ngộ chữ”. Có người rất uyên bác, biết nhiều, viết nhiều, dạy nhiều, ví dụ những người đọc hay là soạn tự điển triết học, nhưng khó mà biết họ tin cái gì là phải. Cho nên giáo sư triết học chưa chắc đã là triết gia, mà triết gia chưa chắc đã là giáo sư triết học. Vấn đề không phải là học lấy một giáo điều, hễ có bậc thượng trí anh minh sáng suốt nào lên tiếng thì mình phải theo. Vấn đề là xem người xưa suy nghĩ, đặt vấn đề nhân sinh như thế nào, lý sự làm sao, để rồi mình suy nghĩ lấy cho mình, lấy cái lý mà xét, mà phê bình, tự phê bình, để tìm ra cái phải điều trái. Đó là lối triết lý của người Âu châu, đã bắt đầu từ Hy Lạp thời thượng cổ: họ bắt đầu bằng những bài đối thoại của Platon, chứ không bắt đầu từ câu “Tử viết”.

Có tính chất “tiếp thị” trực tiếp hơn một chút, nếu phải nói riêng với độc giả trẻ của cuốn sách này, ngày hôm nay, ông sẽ nói như thế nào?

Có mấy đề tài đáng được suy nghĩ: 1) Ngày nay ta học nhiều về khoa học và kỹ thuật: khoa học là để làm chủ vũ trụ một cách lý thuyết, kỹ thuật là để làm chủ vũ trụ một cách thiết thực. Cho nên một đàng thì cần suy nghĩ về cái bản chất và cái lý sự trong khoa học, một đàng thì tìm xem kỹ thuật có ý nghĩa gì đối với con người cá nhân cũng như đối với xã hội. 2) Người ta sống là sống trong xã hội. Thầy Khổng dạy trong sách Trung dung rằng “nhân (chữ nhân và chữ nhị) giả nhân dã”, nghĩa là: có được sống với người khác, và có sống được với người khác, thì mới thành người. Cho nên cần suy nghĩ về cuộc sống chung giữa người ta với nhau, về bản chất của xã hội và về liên quan giữa cá nhân và xã hội. Đó là vấn đề đạo đức xã hội, bao trùm những suy nghĩ về lòng “nhân ái”, và về những định chế công bình.
Con người ta khác con vật là ở chỗ có văn hóa, mà văn hóa thì căn cứ vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ làm cho ta vượt ra ngoài cái cá nhân của ta mà thông tin, thông cảm, thông đồng với người khác. Nó còn làm cho ta vượt được ra ngoài giây phút hiện tại, để nhớ đến cái quá khứ không còn nữa, để nói về những cái bây giờ đang làm cho ta chú ý, và về cái tương lai chưa có mà ta đang dự tính. Cho nên thiết tưởng cần suy nghĩ về tiếng nói, về các loại lời nói, về các công dụng của nó, và về giới hạn của nó.
Lý Đợi thực hiện
12/06/2009
*

*

Cái sự gen đột biến, biến thành ruồi, tay tổ sư Mác Xít Lukasc đã tiên đoán ra được, và gọi là "vật hóa", la réification, nhưng ông đổ tội cho tư bản chủ nghĩa, có khuynh hướng biến con người thành đồ vật, và chỉ có ý thức giai cấp vô sản mới đảm bảo cho con người thoát khỏi sự trù ẻo này.
Nhà xã hội học Joseph Gabel, trong tác phẩm Ngụy Ý Thức, tìm ra mắc mớ giữa lý thuyết “ruồi hóa” của Lukacs, và chứng bịnh thần kinh phân liệt, thì quả là quá thú vị!


Bếp Lửa trong Văn Chương


*

Gấu đọc Lukacs từ cái hồi mới lớn, chữ Tây ăn đong, vậy mà nhờ làm cho Mẽo, sắm đủ thứ sách thời thượng, nào là Mác, nào là hiện sinh, nào là tiểu thuyết mới, chỉ để trả thù cái hồi nghèo quá, không có tiền mua sách toán, mà đành phải bỏ ngang chứng chỉ Toán Đại Cương, bởi vì ngoài tập cours in ronéo của thầy Monavon ra, đâu có biết hình dáng một cái bài tập, một cái bài toán chứng chỉ Toán Đại Cương nó ra làm sao!
Cái cours của thầy, hồi đó, là cũng do sinh viên góp tiền in, nhưng ngoài ra, sinh viên chẳng hề phải đóng một thứ tiền gì nữa, chế độ học vấn của Ngụy xem ra bảnh hơn của nhà nước VC quá nhiều.
Gấu đọc Histoire et conscience de classe, Lịch sử và Ý thức giai cấp, "tân thánh kinh" của chủ nghĩa CS, là cũng vào những ngày đó. Rồi đọc cours của Saussure, cũng thời đó! Ngồi Quán Chùa, khoe với ông anh, ông nói, mày cho tao mượn đọc thử coi!
Mới đó, mà ông anh cũng đã đi xa được mấy niên rồi.
BHD thì lại càng biền biệt.
Lạ một điều, có vẻ như BHD rất được độc giả Tin Văn quí mến. Đó là phần thưởng tuyệt vời Gấu cũng không ngờ, và cũng đành "khiêm tốn" đón nhận, và thật lòng cảm ơn quí vị xa gần!
Tks all of U.
BHD & Gấu
Ảnh hưởng sâu đậm của Lukacs ở Gấu là từ cuốn Lý thuyết tiểu thuyết của ông. Còn ảnh hưởng Mác xít, là từ Henri Lefèbvre với cuốn Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, và Trần Văn Toàn, với cuốn Tìm hiểu triết học Marx, mới được tái bản tại Việt Nam, [chưa, xin lỗi. NQT]

Lý Đợi phỏng vấn Trần Văn Toàn

*

Ngô Vương Toại, NQT, Đặng Phú Phong, Dương Văn Hùng

CHẠM MẶT TỬ THẦN

Mẩu hồi ký của bạn HXS này, giá thêm vào một tí, sau đây, thì cũng thú:
Lần gặp lại NVT, tại Tiểu Sài Gòn, 2005, NVT có kể cho NQT này nghe, là, khi nằm trong bệnh viện, Tướng Râu Kẽm có tới thăm, đề nghị phát cho anh một cái mề đay Anh Dũng gì gì đó, anh lắc đầu, không nhận, “tớ chưa phải là lính của Cậu”!

*
NGUYỄN LƯƠNG VỴ

Từ một điểm khởi đầu

Vì sao vũ trụ lùn và đen?!
Vì sao em lùn và đen?!
Vì sao thơ lùn và đen?!
Mẹ kiếp. Chúng nó bảo là mật ngữ!!!

Happy Birthday! [16.8.2007]
 Chúc đại ca viết càng ngày càng bảnh. NLV
Tks.
*
Happy Birthday To GrandPa
by Jennifer
16.8.07

*

!*

Hình trên, Ngô Vương Toại và Gấu, chụp bữa hôm sau bữa ngồi Cà phê Factory, tại nhà Phạm Phú Phong.
Đó là lần đầu tiên Gấu gặp Ngô Vương Toại, nhưng kể như trước đó, đã nhìn thấy ông ta rồi!
Đó là lần ông được đám VC biệt động thành hỏi thăm sức khoẻ. Đám này cướp diễn đàn của Sinh Viên Văn Khoa, trong một đêm lửa trại, để vinh danh Mặt Trận Giải Phóng, vì đúng bữa đó, là sinh nhật của Mặt Trận, hình như vậy. Bạn Toại, trong ban tổ chức, hoảng quá, bèn dằng lại cái mi cờ rô, thế là đòm một phát, thủng ngay cái thùng nước lèo.
Gấu, làm UPI Radiopho Operator, bèn có việc làm, là gửi bức hình "bạn ta".
Bữa gặp mặt đó, anh cho biết, thời gian nằm nhà thương, Tướng Râu Kẽm có vô thăm, đề nghị gắn huân chương anh hùng quân đội VNCH, anh lắc đầu, nói, anh hùng không, mà quân đội VNCH, lại càng không, vì anh chưa bị gọi đi lính.
Nhật Ký Tin Văn

Bữa ngồi Cà phê Factory, trong đám ngồi cùng bàn có tới ba thằng "chạm mặt tử thần”: Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, và Gấu Nhà Văn!


DTQ

Note: Đập Givral, cũng được.
Nhưng đừng tạc tượng PXA, nhé! (1)

Ui chao, lại nhớ Brodsky:

Give me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the  former.

Cho tớ một đời khác, và tớ sẽ hát
ở Quán Chùa.
Hay giản dị ngồi ở đó.
Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước....

Cuộc đời trước, khi còn Givral, Gấu có vài kỷ niệm, tuy không nhiều bằng Quán Chùa.

Một, với cô bạn.
Ui chao, lại thèm kể ra, mà lại tiếc quá!

Cái sự tiếc quá này, mới đây thôi, đọc một bài viết của tay Alberto Manguel, Borges si tình, Borges in Love, trong Into Looking-Glass Wood, mới nhận ra cái lý của nó....

(1)
Nay, quán café Givral đã "qua đời". Chỉ mong rằng sau này, nơi đây, trước cửa quán café Givral cũ, sẽ có một bức tượng nhỏ của một người đàn ông mảnh khảnh bên cạnh một chú chó berger cao lớn với dòng chữ: "Phạm Xuân Ẩn - nhà tình báo huyền thoại".
Nguồn

Ui chao, tới bây giờ Gấu mới hiểu được tại sao Cao Bồi ở những giây phút cuối cùng đã không làm sao mà đi được: ông chỉ sợ đám VC hậu duệ của ông dựng tượng, ở ngay cái nơi ông được phong tướng, và người qua kẻ lại chỉ vào tượng mà.... thì thầm:
-Tướng Givral không còn Givral!
Hay:
-Kẻ làm mất Sài Gòn!


**
**

1. Căn phòng của René Berval, đường Catinat, nơi có căn phòng được sử dụng cho Fowler và Phượng, trong Người Mỹ Trầm Lặng
2. Granger ở ngoài đời, Larry Alllen, ký giả Mẽo, nguyên mẫu của nhân vật Granger, trong truyện.
3. Greene & Le Roy & nhân vật Q.A. Q.A, theo Norman Sherry, tên thực là Leo Hochstetter, ở Bến Tre.
4. Phượng và René Berval.
*

Cú này, theo Greene, là kiệt tác của Trình Minh Thế

When Greene interviewed President Diem, he asked him why he had allowed The to return when he was responsible for killing so many of his own people. Greene recalled that Diem burst into peals of laughter and said: 'Peut-etre, peut-être'!

 *

The manager of the Majestic, who was also the owner, was a Corsican called Mathieu Franchini. He was very influential in Saigon, and had married into a Vietnamese family. Franchini was a 'fixer' and must have been a source of information for Greene. Greene's diaries prove that they often drank together at both the Continental Palace and the Majestic.
In a sense Greene had no luck with the original for 'Phuong'; for one thing he met her on the last full day of his first visit to Saigon. On Sunday, 4 February 1951 he was very tired and missed Mass. He had coffee with Elaine, 'wife of absent journalist' (who was to become Hugh Greene's wife), met the Toppings, had dry martinis with them and took them to lunch at the Vieux Moulin. After a siesta, he went to 'terrible reception by Alliance Francaise'. 'Anna, the ugly Chinese journalist', he writes in his journal, 'had brought her beautiful sister, but hemmed in with Lycée teachers.’  This sister became Phuong in The Quiet American.
Norman Sherry: The Life of Graham Greene
Volume 2: 1939-1955

 
Vợ chồng GNV tới thành phố Toronto đúng vào mùa lạnh năm 1994.
Và cái chuyến đi ra khỏi thành phố đầu tiên, là để đến Montreal, gặp Nguyễn Đông Ngạc, nhưng chủ yếu, là để nhận 500 đô Mẽo, của Sĩ Phú để lại cho, sau chuyến ghé thành phố cho một show ca nhạc, mấy ngày trước đó. Trong phôn, anh nói, tụi mày qua sớm, khi tao còn business, thì khá hơn.
Đó là món tiền lớn nhất từ bạn bè, những ngày mới qua xứ người.
Lần đó, vợ chồng cô bạn chở đi.
Gặp Nguyễn Đông Ngạc, và một số bạn văn qua anh.
Chuyện đời nhiều khi thật lạ. Người lo lắng nhiều nhất cho vợ chồng GNV, là Nguyễn Đông Ngạc, khi tụi này còn ở trại tị nạn Thái Lan. Nhưng, cái chuyện có được địa chỉ của anh, thì thật là một tình cờ của định mệnh!

Gấu đã kể là, cái thư đầu tiên, Gấu nhận được từ bạn văn, là của một nữ văn sĩ nổi tiếng lắm trước 1975. Bà viết thư, còn trách móc, qua trễ quá, hết mùa vượt biển rồi, và kèm thư của bà, là cái thư của nhà văn chủ tịch Văn Bút Mít, gửi cho bà, trong đó viết, bà biểu tôi lo cho một nhà văn gì gì đó, ở trại mà lại không cho tôi địa chỉ của ông ta, thì làm sao tôi lo.
Không có tiền gì hết. Ý bà là, tao cho mi cái địa chỉ nhà văn chủ tịch PEN Mít, rồi tùy mày liên lạc với ông ta, nhé.
Món tiền đầu tiên nhận được từ bạn bè, là của một ông bạn quí, cất công đi từ Mẽo qua trại, là 300 bath, bằng 10 đô Mẽo, so với món tiền của Sĩ Phú mới xa vời làm sao.
Viết như thế, để thấy tấm lòng của ông bạn Sĩ Phú của GNV!

*
Trại Sikiew. Thái Lan
*

**

Note: Cuốn của Nabokov, Gấu, mới qua đây, là đã tậu rồi, khi bắt đầu đi bán bảo hiểm.
Rồi dọn nhà, làm mất [thì cứ nói vậy cho nó tiện việc sổ sách].
Cuốn Kindle, là do Jennifer Trần mê quá, năn nỉ ông ngoại hoài.
Cháu bắt ông ngoại phải cám ơn, trên TV.

Thank U. NQT

*

Happy Birthday to Mom
13.4.2010
Richie Hiếu & Jennifer Thảo

Xì Lô, cô Út sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975. Sau này những lúc gia đình quá khổ sở, bố mẹ cô vẫn thường than thở, phải chi không có cô chắc là gia đình đã đi Mỹ từ những ngày tháng Tư năm đó rồi. 

Trước Tháng Tư 1975, ngoài công việc của một công chức, bố còn làm thêm cho một hãng thông tấn nước ngoài. Khi hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết, bố thôi làm cho họ, tính bỏ Sài-gòn đưa gia đình về một tỉnh lỵ. Nhưng biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã xóa sạch mọi dự tính. Ngày 28 hay 29 tháng 4 bố không còn nhớ rõ, thành phố đang trong cơn hỗn loạn, bố gặp lại người sếp cũ, lúc này làm cho tờ báo Time, tới Sài-gòn làm phóng sự về cuộc di tản. Lúc đó cơ quan DAO của Mỹ đã đóng cửa, không còn máy bay C.130, anh ta bảo chỉ có thể đi bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội, và như vậy chỉ một mình bố đi được thôi. Bố không thể bỏ mẹ và các con trong lúc mấy chục binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang chờ sẵn ở ngoại ô thành phố và viễn tượng biển máu đang chờ đợi người dân Sài-gòn. Chết một đống còn hơn sống một người, Bá Hiền viết thư qua cho biết, ngày xưa bà Nội đã nói với Bá như vậy, lần về đón Bá cùng đi vào Nam, nhưng Bá không đi vì còn mê phong trào. Bố đã ở lại.
Phải chi ngày đó bố chạy theo người Mỹ, gia đình mình đã không gặp những cảnh ngộ đói khổ, tủi nhục như hầu hết những gia đình Miền Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thắng trận.
Nhưng chính những ngày tháng sống dưới chế độ Cộng Sản, những ngày tù đầy, những nỗi đói khổ mà gia đình mình đã trải qua khiến bố mẹ hiểu nhau hơn. Vả lại, sự thành đạt ở nước người nhiều khi phải trả một giá quá đắt. Chắc chắn một điều, con không thể quên tiếng Việt. Đó là khí giới hữu hiệu nhất để chống lại sự tha hóa mà đôi khi người ta lầm lẫn là hội nhập. Và để chống lại sự cô đơn, niềm lãng quên, và tuyệt vọng.

Tự Truyện

*

"Tay này không học bơi, theo chiều, hay nguợc chiều dòng nước"
Hannah Arendt

Trong bài viết về ông, trên tờ Le Magazine Littéraire, số Tháng Chín, 2009, có một chi tiết sai: ông mất ở Port-Bou, thuộc Tây Ban Nha, không phải Pháp.

Những Kỳ Tích về Walter Benjamin

"To great writers, finished works weigh lighter than those fragments on which they work throughout their lives."
("Với những nhà văn lớn, những tác phẩm hoàn tất nhẹ ký hơn, so với những mẩu đoạn mà họ miệt mài suốt đời.")
Walter Benjamin (1892-1940)

Ui chao, câu trên mà đề tặng Gấu Nhà Văn thì thật là tuyệt:
Bài viết nào cũng nhếch nhác, chẳng bài nào hoàn tất, chẳng biết khúc nào Gấu viết, khúc nào Gấu chôm chĩa!

Vẫn thua giấc đại mộng của Benjamin: Viết một đại tác phẩm, toàn trích đoạn, chôm của kẻ khác!
*

Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

Tks
NQT
*
Một bạn văn ở trong nước gửi cho Tin Văn.

Đọc bài viết của Gấu Nhà Văn, về Tắt Lửa Lòng, mà sững sờ!
Hồi đó, quả là Gấu có đọc sách, thật.
Bây giờ, đọc toàn ba cái làm xàm trên net!
Văn hoá đại chúng, cuộc khởi nghĩa của đám đông: Kít!

Thiêng thật. Vừa nhắc tới TT, là xuất hiện liền!

*

Ui chao, sếp, ông chủ chi địa của Gấu, nhà văn NMG, lúc đó còn là nhà văn trẻ!
HNT ở đây, là tác giả Thư Từ Đường Sơn Cúc, Hình như là tình yêu, mới mất. Không phải nhà biên khảo lừng danh, tức HN, tức NTH, tức, tức... ở hải ngoại!
Đám hủi này, cần chửi ai, là chúng phịa ra một cái tên lạ hoắc, cần thổi lẫn nhau, lại phịa tên.
Gấu này “ngây thơ”, mắc hỡm hoài, chán thật!
*
Ui chao, sắp đi rồi, được đọc bài viết từ hồi nảo hồi nào, mới ngộ ra là, BHD bỏ anh cu Gấu, thì cũng giống như Lan bỏ Điệp:
Mi đầy sân si, mê ba cái danh hão, nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, chẳng xứng với ta! (1)

(1) Bây giờ đọc TV chán rồi, N. không thích style chửi nhau, hạ nhục nhau, mắc gì phải phanh phui… cứ thấy ai viết “hớ” là chửi liền, làm dơ trang viết nhiều lắm. Mình nói người ta chợ cá Đồng Xuân mà mình thì chợ Đông Ba. Bỏ mục Dọn đi. Đúng là style thích gây chiến của đàn ông.
Chán khi đọc xong một bài về abc thì bị đọc thêm một câu: Ấy, cái bọn abc ngày xưa không hiểu gì về cái này hết…
Văn là người, một người thích chửi, thích vạch lá thì ai dám đến gần, Bông hồng đen hồng đỏ có sống lại cũng không dám đến gần
Đã qua cái thời ngây thơ hàng me, bây giờ chỉ còn cái tâm mà tâm chửi dù cho chửi người đáng chửi thì ai dám đến gần.
Độc giả TV
*
Đa tạ. NQT