*
Notes


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11















Kỷ niệm, kỷ niệm

Cùng lúc đọc, viết. Truyện ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu, trên báo Văn, tiền thân tờ Văn bây giờ, của Nguyễn Xuân Hoàng. Viết tại đỉnh cồn, một tay bị băng bột, phải tựa lên thành ghế, một tay viết. Ban đêm ngủ phải nằm sát tường, để có chỗ dựa cho cánh tay băng bột. [Vậy mà cũng vác cánh tay đi chơi với ‘Cô Bé’. Thấy mọi người chăm chú nhìn, cô cười nói, họ nhầm anh với một anh lính chiến!]
Xong, gửi báo tuần báo Nghệ Thuật. Truyện được đăng, sau đó được tòa soạn nhắn xuống lấy tiền nhuận bút. Nhân thế, quen Viên Linh, liền sau đó thay Thanh Nam làm tổng thư ký. Anh xúi tôi viết tiểu luận, phê bình, điểm sách, điểm phim! [Mới đây, gặp lại, anh chìa cho tôi xem, một trong những bài điểm sách đầu tiên của tôi, là cuốn Thị Trấn Miền Tây, của Viên Linh, đăng trên báo Văn Học Sài Gòn, không phải tờ Văn Học Cali bây giờ]
Tôi nói với ông anh. Ông bảo sợ gì chuyện đó. Thì cứ viết, bằng cách giới thiệu những trào lưu văn học thế giới. Thấy tôi ngần ngại, ông bảo, Nguyễn Đình Thi cũng viết cuốn Triết Học Nhập Môn theo kiểu đó, vừa đọc, vừa dịch, vừa giới thiệu, vừa sáng tác. Đừng sợ sai, sai thì sửa. Không làm như vậy, chẳng bao giờ có tác phẩm.
Kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, qua ông anh, đã theo tôi suốt bao năm mê mải với mớ chữ. Tôi cứ thế giới thiệu, nào trào lưu hiện sinh [Tôi còn nhớ tên loạt bài viết cho Nghệ Tthuật: Thế nào là văn chương dấn thân?], tới những tác giả tiếp theo trào lưu hiện sinh như Roland Barthes, Gérard Genette... Tôi giới thiệu Beckett vào năm 1965 - 1966, trước khi ông được Nobel vào năm 1969. Ra hải ngoại, vẫn ‘mửng’ đó, tôi giới thiệu Borges, Steiner, Naipaul, Said... nghĩa là vừa đọc, vừa [tập] dịch [tiếng Anh].

Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu…
Không phải như vậy.
Những ngày viết lâu rồi, nhưng bỏ trong ngăn kéo. Chỉ đến khi ăn mìn VC, và, trong khi nằm dưỡng thương trên Đài, đọc bài thơ CTC trên tờ Nghệ Thuật, thế là lôi ra, sửa sửa, rồi nhờ anh bạn Trần Công Quốc, nhân ghé Đài thăm, đưa cho anh Tâm, tức TTT. Anh Tâm đem xuống cho Nghệ Thuật.
Bài thơ của CTC, là một bài thơ viết về chiến tranh. Hồi đầu, thơ CTC đầy không khí chiến tranh, thí dụ như câu Xin lấy máu làm dầu soi sáng, cho đám Mít nhìn rõ mặt nhau.
Sau này, thơ anh đầy đàn bà. Bài thơ nào cũng có đàn bà, hoặc bạn.

Truyện ngắn Những Con Dã Tràng, được viết ra, để giải tỏa một nỗi nhức nhối của đời sống, ngay sau khi đọc Kẻ Xa Lạ của Camus. Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, thì Gấu biết mình sẽ có ngày trở thành nhà văn. Chính cái style, cái không khí truyện, cái giọng văn, cái hình dáng của một câu văn, câu nọ choàng lên câu kia, câu trước chưa thở hết cái hơi thở của nó, thì câu sau đã hăm he choán chỗ, câu trước đẩy câu sau… cho Gấu biết điều này.
Sau này, Gấu để ý, chỉ có hai nhà văn Mít cũng viết như vậy, là Nguyễn Ngọc Tư, và Mai Ninh. Ở NNT, Gấu nghĩ, văn của bà là từ những dòng sông, những con rạch, những cánh đồng bạt ngàn của Miền Nam trước khi đám Yankee mũi tẹt tàn phá chúng, tạo nên.

Văn chương Bắc Kít, y hệt cái ao làng, một thửa vườn, thửa ruộng nhỏ xíu, bị bờ ruộng, bị lòng người, tình người bít chặt đến nghẹt thở. Bạn cứ thử đọc, bất cứ một ông nào, bà nào, là thấy liền tù tì!
Đã thế lại còn hay triết lý, biện luận, giảng giải, lúc nào cũng sợ độc giả ngu, không nhận ra tư tưởng thâm viễn của...  chúng ông!
*

Lời giới thiệu:

Là một nhà văn nổi tiếng ở hải ngoại, nhưng với một độc giả, thí dụ như tôi, và có lẽ, với chính tác giả, đến bây giờ, cả hai mới nhận ra giọng văn đích thực, của mình.
Hy vọng sẽ có dịp nói thêm, về một thứ tùy bút, giống như mưa mùa xa, theo nghĩa chưa từng có, chợt về với khí hậu văn chương Việt Nam.
Nhưng cũng không hẳn như vậy, bởi vì đọc Mưa Mùa Xa, bỗng nhiên tôi liên tưởng tới... Một Mối Tình:
Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh, tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười...(1)
Như vậy, đâu phải bốn, mà chỉ có hai mùa, mưa và nắng, nhất là mưa, ở trong Mưa Mùa Xa:
"Mưa Sài Gòn độ rất nhỏ.."
Và "nhất là" những câu như thế này:
"Rồi tôi, cô bé mười ba bấy giờ biết những chấn động đầu tiên trong đời qua màn mưa phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt nát, những manh biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi trên vỉa hè sau cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng thanh rền rĩ niệm kinh suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước đập rộn rã vào cửa liếp và những chậu kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm ruột xanh từng chùm đã đốn đi, thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh tuần tiễu chạy rút giữa lòng đường."...
Bạn nhận ra ngay, Sài Gòn của những ngày xuống đường, ở trong Mưa Mùa Xa,
Bạn nhận ra ngay, Miền Nam ở trong Một Mối Tình.

Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, thì Gấu biết mình sẽ có ngày trở thành nhà văn. Chính cái style, cái không khí truyện, cái giọng văn, cái hình dáng của một câu văn, câu nọ choàng lên câu kia, câu trước chưa thở hết cái hơi thở của nó, thì câu sau đã hăm he choán chỗ, câu trước đẩy câu sau… cho Gấu biết điều này. (1)
Sau này, Gấu để ý, chỉ có hai nhà văn Mít cũng viết như vậy, là Nguyễn Ngọc Tư, và Mai Ninh. Ở NNT, Gấu nghĩ, văn của bà là từ những dòng sông, những con rạch, những cánh đồng bạt ngàn của Miền Nam trước khi đám Yankee mũi tẹt tàn phá chúng, tạo nên.

Văn chương Bắc Kít, y hệt cái ao làng, một thửa vườn, thửa ruộng nhỏ xíu, bị bờ ruộng, bị lòng người, tình người bít chặt đến nghẹt thở. Bạn cứ thử đọc, bất cứ một ông nào, bà nào, là thấy liền tù tì!
Đã thế lại còn hay triết lý, biện luận, giảng giải, lúc nào cũng sợ độc giả ngu, không nhận ra tư tưởng thâm viễn của...  chúng ông!
(1)
Bạn không tin ư?
Hãy thử nếm vài câu đặc Gấu!

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
... Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.

&
Trường hợp không có Radiophoto, thường ngồi trơ cu lơ một mình trong lúc chờ bạn bè tại một bàn tại góc quán Cái Chùa, mơ màng tự hỏi không biết sáng nay cô bạn có giờ học tại Văn Khoa hay không, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ gặp một người chắc chắn hơn hẳn mi: Một người hoặc không nợ nần gì cuộc chiến nên không bị nó hành hạ đến trở thành khật khùng, hoặc thừa thông minh, thừa khôn ngoan để cùng cô thoát ra khỏi, cho dù người đó có yêu thương cô hay không thì mọi chuyện cũng chẳng liên can chi tới mi.
Tuyệt cú mèo!
*

Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết
Ngày mai đi nhận xác chồng

Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.
Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
*
Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*

Bài hát Ngài Mai Đi Nhận Xác Chồng thực sự không liên quan gì tới Gấu, và gia đình, nhưng, có vẻ như, chỉ để cho Gấu được thưởng thức, lần đầu tiên, bản nhạc này, thì Ông Trời quả là đã mất quá nhiều công phu, quá châu đáo, và thật là đặc nhỡn, thật là mắt xanh, với Gấu.
Nhưng, ông cũng chơi lại Gấu một cú thật đau, quá đau, vào lúc cuối đời, khi, chỉ nghe một giọng nói qua điện thoại, từ một người đàn bà, đã từng gặp cảnh trên đây, mà đã tưởng tượng ra, rằng là mình có thể làm sống lại người đã chết.
Ui chao sao mà khùng đến như vậy!
Liệu có phải đó vẫn là hậu quả vết thương Bắc Kít, từ hồi còn thơ, từ một cô gái Bắc Kít bị cả một miền đất bỏ đói?...
**

Call For The Dead

Cái đoạn sau đây, thật tuyệt. Nó cho thấy, tài năng của một nhà văn bậc thầy, theo nghĩa, chỉ bậc thầy, vào phút chót, mới tìm ra được sinh lộ, cho mình, và tác phẩm của mình.

Viết, là nó phải như thế, chứ đâu phải cái trò hề, vỗ ngực xưng tên, tao là nhà văn, là nhà phê bình, nhà khảo luận đâu!

Theo nghĩa trên, nhiều người, trong có Borges, coi, tiểu thuyết trinh thám mới thực sự là… văn chương!

Smiley was tired, deeply, heavily tired. He drove slowly homewards. Dinner out tonight. Something rather special. It was only lunch-time now - he would spend the afternoon pursuing Olearius across the Russian continent on his Hansa voyage. Then dinner at Quaglino's, and a solitary toast to the successful murderer, to Elsa perhaps, in gratitude for ending the career of George Smiley with the life of Sam Fennan.
He remembered to collect his laundry in Sloane Street, and finally turned into Bywater Street, finding a parking space about three houses down from his own. He got out carrying the brown paper parcel of laundry, locked the car laboriously, and walked all round it from habit, testing the handles. A thin rain was still falling. It annoyed him that someone had parked outside his house again. Thank goodness Mrs Chapel had closed his bedroom window, otherwise the rain would have ...
He was suddenly alert. Something had moved in the drawing-room. A light, a shadow, a human form; something, he was certain. Was it sight or instinct? Was it the latent skill of his own tradecraft which informed him? Some fine sense or nerve, some remote faculty of perception warned him now and he heeded the warning.
Without a moment's thought he dropped his keys back into his overcoat pocket, walked up the steps to his own front door and rang the bell.
It echoed shrilly through the house. There was a moment’s silence, then came to Smiley's ears the distinct sound of footsteps approaching the door, firm and confident. A scratch of the chain, a click of the Ingersoll latch and the door was opened, swiftly, cleanly.
Smiley had never seen him before. Tall, fair, handsome, thirty-five odd. A light grey suit, white shirt and silver tie - habillé en diplomate. German or Swede. His left hand remained nonchalantly in his jacket pocket.
Smiley peered at him apologetically: 'Good afternoon. Is Mr Smiley in, please?'
The door was opened to its fullest extent. A tiny pause. 'Yes. Won't you come in?'
For a fraction of a second he hesitated. 'No thanks.
Would you please give him this?' He handed him the parcel of laundry, walked down the steps again, to his car. He knew he was still being watched. He started the car, turned and drove into Sloane Square without a glance in the direction of his house. He found a parking space in Sloane Street, pulled in and rapidly wrote in his diary seven sets of numbers. They belonged to the seven cars parked along Bywater Street.
What should he do? Stop a policeman? Whoever he was, he was probably gone by now. Besides there were other considerations. He locked the car again and crossed the road to a telephone kiosk. He rang Scotland Yard, got through to Special Branch and asked for Inspector Mendel. But it appeared that the Inspector, having reported back to the Superintendent, had discreetly anticipated the pleasures of retirement and left for Mitcham. Smiley got his address after a good deal of prevarication, and set off once more in his car, covering three sides of a square and emerging at Albert Bridge. He had a sandwich and a large whisky at a new pub overlooking the river and a quarter of an hour later was crossing the bridge on the way to Mitcham, the rain still beating down on his inconspicuous little car. He was worried, very worried indeed.
*

Trong cuốn này, có hai cú thần sầu.
Smiley trước khi về nhà, ghé tiệm giặt ủi lấy quần áo. Về tới nhà, tính lấy chìa khoá mở cửa, nhưng "linh tính mách bảo", thay vì vậy, lại giơ tay gõ. Cửa mở, một ông thò ra, anh lễ phép nói, đại khái, tôi là nhân viên tiệm giặt ủi, tới giao quần áo…
Tay sát thủ, do cũng không rành mặt S. nên bị lừa, nhưng liền sau đó, hắn làm thịt, hụt, S.
Cú thứ nhì, là cú xẩy ra trong The Last Act.
Màn này mới đúng là mise en abime, kịch trong kịch.
Một tuyệt cú. Chính cú này mới thực sự cho chúng ta thấy tài nghệ của Le Carré.
Salman Rushdie đọc không nổi Le Carré, chê dài dài, trong một viết in trong Quê hương tưởng tượng. Có vẻ như tay này không mê truyện trinh thám, điệp viên.
Nhưng Ông Trời quả là thương Gấu, sợ Gấu bỏ qua, và sợ Gấu buồn, trong những nằm tù tại nhà tù quốc tế Bangkok, bèn nhờ anh bạn tù người Malaysia nằm kế bên đưa cho Gấu cuốn này.
Nhờ đọc nó, mà hồn ma của Gấu, ở trong những hang cùng ngõ hẻm, những ổ điếm, tiệm hút, những trại tù, sống dậy, và trở thành hồn thiêng của... Sài Gòn!
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…

*
Vòng hoa trao tặng Pamuk (1) vinh danh nhà văn Nobel 2006 một cách nào đó, là kết hợp của hai vòng hoa, của Gấu, tặng Sài Gòn, viết khi ở nhà tù Bangkok, câu trên, và ở trại tị nạn Thái Lan:
Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.
Lần Cuối Sài Gòn
(1)
"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."
"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra, những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau, của những nền văn hoá."

Tuyệt!
*

Cuốn tiểu thuyết giới thiệu với chúng ta, anh chàng điệp viên cù lần bị vợ bỏ: George Smiley