*
Notes


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
















Đọc loáng thoáng cuốn Vera, của tay Stacy Schiff, Gấu mua xon, từ đời nào, viết về bà xã của Nabokov, vớ được một ‘giai thoại’ thật thần sầu. Vera, một lần, khi một nhà xb xin chân dung ông chồng, đã gửi đi một tấm, khi Nabokov còn là một đứa con nít, kèm ghi chú: "Bạn cứ nhìn vào mắt thằng bé con này, là thấy ra tất cả những tác phẩm của ông chồng tôi".
[If U look carefully into the baby’s eyes, U can see all of my husband’s books].
Kể cho Gấu Cái nghe, bả bĩu môi, sao hay bằng câu của ta. Mà mi đâu có nhớ?
Gấu, nhớ.
Lần đó, tờ Sóng Văn của tay Sao Mai, Gấu cộng tác, qua sự giới thiệu của nhà thơ LH, có làm một cuộc phỏng vấn, không phải nhà văn, mà vợ nhà văn. Gấu Cái trả lời, có hai câu thật bảnh.
Kỷ niệm nhớ đời, trong cuộc đời làm vợ nhà văn nhớn, Gấu Nhà Văn.
Đó là lần rước dâu, từ Cai Lậy về Sài Gòn. Năm đó, lụt lớn [1966, hay 67, Gấu không nhớ rõ].(1)  Có những đoạn đường phải dùng đò. Trên đò, có đủ khổ đau, đủ dùng, không chỉ đời này, mà còn cho đời sau, không chỉ cho “hai”, mà “ba” người ngồi trên đò.
Gấu nhà văn chỉ có vài truyện ngắn, vậy mà có đến vài hình dáng đàn bà…?
Ôi dào, toàn là bản nháp không à. Bản thực sự, viết về tui, ông ta không đủ tài viết ra.
*
Câu của Gấu Cái quả là bảnh hơn nhiều, nếu phải so với câu của Vera.
Bạn có nhớ con thuyền Noé?
Và cuộc di tản ra biển sau 1975?
*
Câu của Vera, còn thua cả câu của Sáu Dân, ngay sau khi giải phóng Sài Gòn.
Nhìn vào vầng trán cháu ngoan Bác Hồ thành phố, thấy cả tương lai Mít.
(1) Gấu Cái đọc, đoạn trên, bực quá, chửi, lấy nhau năm nào, mà mi cũng quên ư?

*
*
Hai trang bản thảo một bài viết, về một ông ký giả Sài Gòn trước 1975, gặp ở trại tị nạn Panat Nikhom, cc 1990.
Có mấy câu thần sầu, nhưng chắc là chôm:
Nhân loại cần tiếng cười cho nên lịch sử viện dẫn mấy tên hề. (1)
Có một câu về Flaubert, sau đọc Kundera, gặp lại.
(1) Không phải chôm. Của... Gấu. Chứng cớ:
*
Văn phong, cái đó mắc lắm. Flaubert.
Note: Tặng NMG.

*
Gấu & Tiến Dế
 @ Montreal, cc 1997
Hello Gấu,
Gặp lại bác sau hai muơi mấy năm rất vui. Đúng là ‘gấu’, vẫn rất ‘gấu’ một cách bình thản, và ‘hách’ như hồi nào! Dám cả gan đòi đắc đạo mà không cần phải nghiên cứu kinh điển Phật Giáo thì quả là ‘gấu’ thật!
Cho hỏi thăm bà chị. Chẳng hiểu lần sau (sang tháng 7) có dịp gặp nhau chăng?
Co ai "noi nang" chi may bai cua Weil khg vay?
Khg biet co ai kien nhan doc?
Phúc đáp: Cần gì ai đọc!
Tks. Take care. NQT
*
Date: Tuesday, March 31, 2009, 5:05 PM
Bac viet phach loi nhu the nay - ky qua...
*

Tôi chẳng thế nào mà tỏ ra khiêm tốn được. Có quá nhiều điều cháy bỏng ở trong tôi; những lời giải cũ tán loạn ra, rời rụng ra, những cái mới thì chẳng ra làm sao, chẳng ra đầu ra đuôi.
Thế là tôi bắt đầu, mọi chuyện, mọi điều, liền tù tì, cùng một lúc.
Như thể tôi có cả một thế kỷ ở phía trước tôi.
Canetti, 1943.

Susan Sontag trích dẫn, trong Under the Sign of Saturn [đây là tên bài viết về Walter Benjamin, sử dụng cho toàn tập], chương Mind as Passion: Cái đầu như là đam mê.
Ông Canetti này là nhà văn Đức, Nobel văn chương. Phán bảnh thực.

Nhưng Canetti là chuyện xưa rồi Diễm ơi. Bi giờ, đến ngay Đức Phật Sống cũng hết còn khiêm tốn được nữa là Gấu!
Chứng cớ: Bài mới nhất về Ngài, trên NYRB 9 Tháng Tư 2009: Địa Ngục trên Mặt Đất.
"The situation inside Tibet is almost like a military occupation," I heard the Dalai Lama tell an interviewer last November, when I spent a week traveling with him across Japan. "Everywhere. Everywhere, fear, terror. I cannot remain indifferent." Just moments before, with equal directness and urgency, he had said, "I have to accept failure. In terms of the Chinese government becoming more lenient [in Chinese-occupied Tibet], my policy has failed. We have to accept reality."
Accepting reality-first investigating it clearly, and then seeing what can be done with it-is for him a central principle, and now he was about to convene a meeting of Tibetans in his exile home, in Dharamsala, India, and then another, in Delhi, of foreign supporters of Tibet, to discuss alternative approaches to relieving the ever more brutal fifty year-long suppression of Tibet by Beijing. "This ancient nation with its own unique cultural heritage is dying," he said later the same day. "The situation inside Tibet is almost something like a death sentence."
It was shocking to hear such words….
Tình hình bên trong Tây Tạng như là một "lệnh hành quyết"!
Gấu sợ rằng tình hình nước Mít cũng không thua, sợ còn thê thảm hơn. Tây Tạng bị TQ xâm lăng bằng vũ lực. Mít bị chính Mít xâm lăng bằng vũ lực.
Đừng nghĩ là Gấu này báo động hoảng. Nào là Biển Đông Dậy Sóng Tầu TQ, Tây Nguyên Bô Xịt, Một Dòng Sông Thị Vải Đã Qua Đời, Hoa Tím Thôi Cài Nơi Hà Lội, [Vặt trụi rồi đâu còn mà cài?], thầy giáo yêu học trò con nít ngay nơi lớp học, ông hàng xóm hiếp cháu bé 5 tuổi, dùng mồi nhử là ba cây kẹo...
Cũng "Death Sentence" vậy?
"Quốc gia cũ kỹ này với gia tài văn hóa của riêng nó đang chết", chúng ta cũng đau đớn nói như Ngài. Chấp nhận thực tại - trước hết điều tra nó một cách thật rõ ràng rồi xem coi có thể làm gì với nó, đây là nguyên tắc chính của Ngài: Điều này chúng ta không làm được.
Không gặp lại cô bạn nơi xứ lạnh là Gấu không thể có được một dúm thơ, định bụng sẽ chỉ mang theo nó, trong chuyến đi chót sắp xẩy ra. Tuy nhiên, cái bài thơ đầu tiên của Gấu, là viết về cô học trò thời gian ở trại tị nạn Thái Lan, đã theo chồng đi định cư tại Úc.
Về già đọc lại những trang “nhật ký tù”, hình ảnh cô tràn đầy ở trong đó.
Bên cạnh... Marx! [trong Pour Marx, của Althusser]. Tay này, Marx, rậm râu chẳng thua gì Dos.
Cô theo chồng đi định cư ở Úc trước Gấu, và chính trong thời gian quá nhớ cô, Gấu viết đượccái truyện ngắn Bụi thật "trứ danh". Và khi tới xứ lạnh, làm bài thơ đầu đời, đầu tay, về cô, "Chiều ngu ngơ phố thị", nhờ lần đầu đi... Mall.
Bài thơ làm phiền rất nhiều cho cô bạn, vì ai cũng nghĩ, Gấu viết về cô, do cả chùm thơ chỉ có cô ở trong đó. Nhất cái cái câu này:
Thèm chút mồ hôi trên ngấn cổ.
Cô bạn bực, một lần hỏi thẳng:
Thế còn cái cô "mồ hôi trên ngấn cổ", hồi đó, hồi này, bây giờ, thế nào rồi?
Bụi đã từng đăng trên Văn, và được đọc trên một đài phát thanh tại thủ đô tị nạn Mít, Tiểu Sài Gòn, ngay những ngày Gấu mới ra ngoài này

*

CHÙA SIKIEW Khu C

Đôi guốc, ở nơi đôi bàn chân, trong hình, cô nhờ Gấu mua giùm, hàng ngoài hàng rào trại cấm.
"Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì Thầy đã nhận ra em?"
Em ở bên C, anh bên A. Khu A gần hàng rào. Phía ngoài là trại tù giam giữ người Việt ở Thái nhưng không chịu sinh sống tại những địa phương do chính quyền chỉ định. Tuy là tù nhưng họ được tự do, thong thả hơn so với đám người tị nạn trong trại cấm. Nhờ vậy mà có chuyện mua đồ hàng rào. Trong ném tiền ra, ngoài ném đồ vô. Những vật dụng cho đời sống hàng ngày. Và rượu. Ma túy.
Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.

Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Rồi những lần bên ngoài thương tình ném trái cây vào trong trại.

Chiều ngu ngơ phố thị
Gửi T.L

  Ngày ủ dột
Buồn dậy muộn
Câu thơ trong giấc ngủ bỏ quên
Nhớ em thảm thiết.

Trong câu thơ chắc có chút hạnh phúc
Cho nên tình yêu là vất vả đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông.

Chiều ngu ngơ phố thị
Mơ gặp em giữa đám người xa lạ
Với nụ cười thật ngày xưa
Khi em từ giã.

Kiếp trước tôi có nợ nần chi ông đâu
Mà sao kiếp này ông đòi kiếp khác?
Tôi đã nói ông đừng gặp tôi nhiều
Khi tôi đi rồi
Ông sẽ khổ
Nhưng thôi ông hãy quên tôi đi
Quên đi, quên đi....

Em ở đâu, ở đâu
Thèm một chút mồ hôi trên ngấn cổ
Em ở đâu, ở đâu
Thèm nụ hôn sầu
Lời biếng nói
Đôi tay mềm
mại
mãi
trong tôi.