*







NGUYỄN LƯƠNG VỴ
TỪ MỘT ĐIỂM KHỞI ĐẦU 0(*)

Không cần  phải uốn đường giây theo hình nào
Thời gian vẫn tuột được ngắn nhất
Một câu thơ đang sướng ngất
Vũ trụ lùn và đen 

Lái xe đến nhà Vương Từ
Hai bên ma kín mít
Hai bên ma mù mù
Về đến nhà hét lên: Buồn quá trời đất ơi!!! 

Trời đất ơi!!!
Không cần phải uốn giây theo đường nào
Thời gian vẫn tuột được ngắn nhất
Tợp một hơi bia Ba La Mật

Vì sao vũ trụ lùn và đen?!
Vì sao em lùn và đen?!
Vì sao thơ lùn và đen?!
Mẹ kiếp. Chúng nó bảo là mật ngữ!!! 

Vậy thì không cần bất cứ điều gì
Hãy cho ta chết ngay tức khắc
Cắt lưỡi đi cho chúng nó tụng kinh

Một âm thôi! Huyết cỏ rùng mình…
 08.2007

(*)Joseph-Louis Lagrange: Toán Gia Lỗi Lạc Nhất của Thế Kỷ 18

Một bài toán được biết từ thời thượng cổ là bài toán đẳng chu (isoperimetric problem) khi người ta tìm một hình phẳng có môt diện tích cực đại cho một chu vi cho sẵn. Lời giải tất nhiên là hình tròn nhưng phải đợi đến thế kỷ 17 mọi người mới chú ý đến những bài toán cực đại hay cực tiểu khi hai anh em toán gia Bernouilli, người Thụy Sĩ, ông anh tên là James (1654-1706) và người em là John (1667-1748) thách thức nhau giải bài toán sau đây:
"Từ một điểm khởi đầu O, thả trôi một cái vòng theo một đường giây nhẵn thín nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, để cho tuột xuống một điểm A ở dưới. Phải uốn đường giây theo hình nào để cho thời gian tuột được ngắn nhất."
Nguồn: tanvien.net
Nguồn