*



















*

Dương Thanh Liêm & Gấu
Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.

7 tháng Tám 2004

Đêm hòa nhạc Vinh Danh & Họp Mặt tại Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.
Họp mặt, là giữa học sinh nhiều thế hệ của trường Âm Nhạc và Kịch Nghệ Quốc Gia, trụ sở cũ ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn.
Vinh Danh, những thầy cô. Hiện diện, có cô Đỗ Thế Phiệt, thầy Nghiêm Phú Phi...
Gấu tui có cảm tưởng sống lại một buổi tối tại Sài Gòn, giữa những bạn bè Quán Chùa như Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thanh Tùng, Hoàng Ngọc Biên...
Nhưng những bạn thân ở đây, của Gấu tui, lại là những người bạn đã từng chia sẻ những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, như Dương Thanh Liêm, Nguyễn Phước.
Phước, từ Úc qua. Liêm, từ Tiểu Sài Gòn lên. Đã trên 10 năm chúng tôi mới gặp lại.
Vì họ, mà tôi tới đây.
Nhờ họ, tôi quen 'cọp biển' Lương.
Dự định cho ngày mai, thứ hai: Tới chân cầu Golden Gate, chụp vài cái hình. Thăm Cựu Kim Sơn, để hiểu câu hát của tụi Mẽo ngày nào, khi quá chán cuộc chiến Việt Nam:
Tôi để trái tim của tôi tại Cựu Kim Sơn.
Giờ chót: Vụ đi thăm Cựu Kim Sơn bị huỷ bỏ, do không có ai rảnh để mà làm tài xế.
Như vậy là sẽ lên Tiểu Sài Gòn sáng mai, cùng Liêm.

&

Bạn Tù Thái Lan


L'INIMITIÉ ET L'AMITIÉ

Sự thù ghét và tình bạn

Một bữa, thời gian, đầu thập niên 1960, thời kỳ Liên Xô đô hộ, cả hai bị đuổi khỏi chỗ làm, sức khỏe tồi tệ, vợ chồng tôi ghé một bệnh viện ở ngoại ô Prague, thăm một vị bác sĩ, bạn của những kẻ chống đối, một vị hiền giả Do Thái, như chúng tôi thường gọi ông, giáo sư Smahel. Ở đó, chúng tôi gặp E. một ký giả, cũng bị tống ra khỏi mọi chỗ, cũng sức khoẻ tồi tệ, và cả bốn chúng tôi ngồi lèm bèm rất lâu, rất là vui vẻ, rất ư là hạnh phúc, về cái không khí thân ái giữa chúng tôi.
Khi về, E cho chúng tôi quá giang trên chiếc xe hơi của anh, và trong khi đi đường, anh nhắc tới Bohumil Hrabal, lúc đó là nhà văn tchèque vĩ đại nhất hiện còn sống; văn phong của ông thì là 1 cái sự kỳ quái không bờ bến, đầy ắp kinh nghiệm bình dân (tiểu thuyết của ông thì đầy ắp những con người rất ư là bình thường), ông được rất nhiều người đọc, và rất được yêu mến, (cả một làn sóng mới của nền điện ảnh tchèque ngưỡng mộ ông và coi ông như là ông thánh đỡ đầu của họ). Ông thì cực kỳ vô chính trị. Điều này, tromg một chế độ ‘tất cả là chính trị‘ thì chẳng ngây thơ, và cũng chẳng ngây ngô rồi như đá ! Nói rõ hơn, cái sự vô chính trị của ông chửi bố chế độ, cái thế giới nơi những ý thức hệ hoành hành, tác quái. Vì điều này, mà trong một thời gian thật là dài, ông thấy ông ở trong tình trạng ‘thất sủng’, đối với Bắc Bộ Phủ, thằng cha này không xài được, theo như tin hành lang BBP xì ra, nhưng, cũng nhờ vậy mà trong thời kỳ được Bắc Triều [Liên Xô, đúng hơn] đô hộ, ông được hai chữ bình an, và bản thân ông cũng chẳng thèm đăng ký vào lực lượng kháng chiến chống lại Thiên Triều !
Và thế là trong suốt thời kỳ đô hộ, họ để ông yên thân, và hơn thế nữa, còn cho ông xuất bản vài cuốn sách.

E phát điên lên vì điều này, và chửi um lên. Làm sao mà thằng chả lại chấp nhận cho tụi nó in tác phẩm trong khi cấm ngặt những người khác, những bạn văn của thằng chả ? Làm như thế là thằng chả thông lưng với chế độ, đúng không ? Chẳng 1 lời phản đối ? Thái độ, cách ứng xử của thằng chả thật dễ ghét. Hrabal đúng là tên cớm văn nghệ VC !

Tôi phản ứng cũng phát điên lên, chẳng kém ! Sao mà ngu thế không biết ! Thật là phi lý khi nói đến cớm, đến cộng tác với chế độ, một khi mà tinh thần của những cuốn sách của Hrabal thì đầy ắp chất hài, chất tếu. Sự tưởng tượng ở trong đó ngược hẳn lại với cái tinh thần quản lý đất nước của Đảng VC, chỉ muốn bóp nghẹt thở nhân dân, trong cái áo quan sức mạnh, quyền lực của nó. Một thế giới mà người ta có thể đọc Hrabal thì hoàn toàn khác biệt với cái thế giới mà tiếng nói của ông như tiếng dế kêu, cố gắng lắm mới nghe ra được ! Chỉ một cuốn sách của ông thôi thì đã mang biết bao điều đến cho mọi người, cho cái tinh thần tự do, hơn biết bao so với những cử chỉ những lời nói phản đối, xuống đường, mặc áo thung có đề chữ chống Bắc Triều, của tất cả chúng ta.

Cuộc bàn luận trong chiếc xe hơi chẳng mấy chốc biến thành một cuộc cãi cọ hằn học.

Sau này nhìn lại tôi cực ngạc nhiên về sự hận thù, sát khí đằng đằng, đích thực, ăn miếng trả miếng, giữa hai đứa chúng tôi. Và tôi tự bảo với chính mình, cái sự hài hoà giữa hai đứa tại nơi vị bác sĩ, chỉ có tính thoáng qua, là do hoàn cảnh lịch sử tạo nên: cả hai đều bị bách hại, bị đuổi ra khỏi chỗ làm việc, còn cái chuyện đếch hài hòa, là giữa nhiều kẻ chia thành 2 phe; một phe, với họ, cuộc chiến đấu mang tính chính trị, thì cao cả, bề thế hơn, hách xì xằng hơn, so với cuộc sống cụ thể, nghệ thuật, tư tưởng, trong khi, phe kia, ý nghĩa chính trị thì chỉ là để phục vụ cuộc sống cụ thể, nghệ thuật, tư tưởng. Cả hai đều đúng, đều hợp pháp cả, nhưng bố ai hòa giải được họ!

Vào mùa Thu, 1968, trải qua hai tuần tại Paris, tôi có dịp được trò chuyện thoải mái với Aragon, tại căn phòng của ông, ở con phố Varennes. Không, tôi chẳng có gì đáng nói mà phần nhiều là lắng nghe ông. Tôi không bao giờ viết nhật ký, kỷ niệm những lần trò chuyện thì mơ hồ, về những nhận xét của ông, tôi chỉ còn giữ lại được hai đề tài, trở đi trở lại: ông nói nhiều với tôi về André Breton, cuối đời, lại gắn bó lại với ông, và ông nói về nghệ thuật tiểu thuyết. Ngay trong bài tựa cho cuốn tiểu thuyết của tôi, Chuyện Diễu (ông viết 1 tháng trước khi chúng tôi gặp gỡ), ông ngợi ca nó bằng  những lời như sau: "Con người cần tiểu thuyết như cần bánh mì". Trong những lần gặp, ông luôn hối thúc tôi phải bảo vệ "nghệ thuật" đó, (thứ nghệ thuật "bị dèm pha", như ông viết trong lời Tựa; tôi chôm công thức này làm 1 cái tít trong Nghệ thuật tiểu thuyết).

Tôi giữ lại cho mình cái cảm tưởng, sau những cuộc gặp gỡ, là, cái lý do sâu xa của sự đoạn tuyệt của ông với nhóm Siêu Thực, thì không phải chính trị (sự vâng dạ của ông với Đảng CS) mà là mỹ học (sự trung thành với tiểu thuyết, nghệ thuật ‘bị dèm pha’ bởi nhóm Siêu Thực), và có vẻ như tôi mơ hồ nhận ra thảm kịch kép trong đời ông: đam mê nghệ thuật tiểu thuyết (có lẽ là mảng chính của thiên tài của ông), và tình bạn với Breton (bây giờ thì tôi biết: vào cái thời của sự làm 1 cú thanh toán, tính sổ như thế, vết thương đau thương nhất, là của những tình bạn đổ vỡ, và, chẳng có gì ngu si khốn kiếp đần độn hơn là hy sinh tình bạn cho chính trị. Tôi thật hãnh diện vì đã chưa từng bao giờ làm cái điều ngu ngốc như thế. Tôi kính mến Mitterand vì sự trung thành mà ông gìn giữ với những đấng bạn cũ của ông. Chính là vì sự trung thành đó mà cuối đời ông bị tấn công thật là tàn nhẫn. Chính là sự trung thành đó mà ông mới phong nhã, mới quân tử, mới kẻ cả làm sao!)
Chừng 7 năm, sau những lần gặp gỡ Aragon, tôi được quen biết Aimé Césaire mà tôi đã khám phá ra thơ của ông liền sau khi chiến tranh chấm dứt, trong bản dịch tiếng Tiệp của 1 tạp chí tiền phong (cùng tạp chí nhờ nó mà tôi biết đến Milosz). Đó là tại Paris, trong xưởng vẽ của Wifredo Lam; Aimé Césaire, trẻ, sôi động, đẹp trai, dễ mến, đã tấn công tôi bằng 1 loạt những câu hỏi. Câu rất đầu tiên của ông: “Kundera, ông có quen biết Nezval ?”. “Biết chứ, lẽ dĩ nhiên, nhưng còn ông, làm sao ông biết ông ta?”
Không, ông không quen, nhưng Breton nói nhiều về Nezval với ông. Theo những ý nghĩ của riêng tôi, có thể Breton, nổi tiếng là 1 người cố chấp, thành ra không thể “nói nhẹ” về  người mà vài năm trước đã đoạn tuyệt với nhóm Siêu Thực Tiệp, để 1 lòng 1 dạ theo Đảng, (giống như Aragon). Nhưng Césaire lại nói thêm rằng, khi Breton ở Martinique, vào năm 1940, ông nói thật thiết tha, thật đáng yêu về Nezval. Điều này thật cảm động. Còn điều này nữa, như tôi nhớ thật rõ, Nezval luôn luôn nói thiết tha, đáng yêu về Breton.
Điều làm tôi cực sốc, trong những show trình diễn tại Moscow, về những vụ án lớn do Stalin ra lệnh dàn dựng, đó là sự dửng dưng chấp nhận sự thủ tiêu những bạn bè của họ, ở những đấng lãnh đạo CS mới hồi nào còn “toa moa” với nhau. Họ đều là bạn của nhau, [ui chao,chẳng khác gì đám Trần Dần, Hoàng Cầm…]. Họ đều đã từng thân mật tỉ tê với nhau, đã từng trải qua những giai đoạn, những thời ký khó khăn, gian khổ, nào sơ tán, nào bách hại, nào chiến đấu dài về thái độ chính trị. Làm thế nào mà họ có thể hy sinh tình bạn, và, bằng 1 cái cách tởm lợm như thế?

Nhưng, đó có phải là tình bạn?

Trong liên hệ giữa con người có cái mà tiếng Tiệp gọi là « soudrnzstvi», dịch sang tiếng Mít là tình bạn giữa những bạn, nhưng Mít VC thì kêu là “tình đồng chí” [l’amitié des camarades], được 1 ông thi sĩ VC vinh danh, nào là “áo anh sứt vai, quần tôi thủng đáy để lộ chim ra”, nào là “đầu súng trăng treo”…. thứ tình cảm nối kết những người cùng 1 cuộc chiến đấu chính trị [cách mạng, chữ của VC]. Một khi sự dâng hiến, một lòng một dạ với nghĩa cả, vỡ ra, thì tình bạn cũng biến mất.

Nhưng, cái tình đồng chí, được ‘chế ngự’ bởi cái gọi là tình cảm cách mạng đó, chẳng mắc mớ gì đến tình bạn, có từ khi có con người, trước khi có VC!

Vào cái thời của chúng ta, con người học được điều, đặt tình bạn dưới nghĩa cả. Và còn hãnh diện về điều này nữa chứ! Nhảm thế đấy. Phải rất trưởng thành thì mới hiểu được cái quan điểm mà chúng ta chiến đấu, bảo vệ nó, thì chỉ là 1 thứ giả thuyết, đương nhiên là không hoàn hảo, và có thể, chỉ có tính nhất thời, giai đoạn, may ra, hay, khốn nạn ra, chỉ 1 dúm người coi nó là chân lý. Thứ tình đồng chí đó làm sao là tình bạn được, bởi tình bạn là 1 đức hạnh, có lẽ cái đức hạnh cuối cùng, cái độc nhất còn lại, của con người.

Tôi nhìn bức hình nhà thơ René Char đứng bên Heidegger. Một, được ngợi ca như là 1 nhà kháng chiến Pháp, chống lại sự đô hộ, xâm lăng của Nazi. Một, bị coi là cảm tình viên của Nazi, ở 1 quãng đời đầu đời suy tư của ông. Bức hình cho thấy được chụp thời kỳ sau chiến tranh. Chúng ta nhìn hai ông từ phía sau lưng, 1, cao, 1, lùn, cả hai tay cầm mũ, từ phía bên trong, bước ra ngoài trời. Tôi rất mê bức hình này.

*

Note: Bức hình mà K. mê đó, GNV có cả đống!
Thí dụ:

7

Nhưng không thú bằng cái này,
cuộc gặp gỡ “Thượng Đỉnh” giữa VC và GNV:

ngoc

*




Day Number of visits Pages Hits Bandwidth
01 May 2012 363 4,083 5,893 252.08 MB
02 May 2012 210 1,683 3,544 202.82 MB
03 May 2012 205 1,761 3,619 205.05 MB
04 May 2012 203 409 2,042 150.61 MB
05 May 2012 198 387 1,381 93.62 MB
06 May 2012 316 508 1,555 95.36 MB
07 May 2012 316 591 2,186 149.28 MB
08 May 2012 260 737 2,000 118.35 MB
09 May 2012 213 994 3,082 163.42 MB
10 May 2012 337 548 3,130 278.62 MB
11 May 2012 548 3,144 7,450 444.37 MB
12 May 2012 351 923 3,951 183.75 MB
13 May 2012 321 574 2,655 154.14 MB
14 May 2012 936 2,061 6,315 355.06 MB

Con số visitors, bữa nay, giờ này, 11:55 PM local time, là 936!
Terrible!
Tks.
NQT

Con số chính thức: 979.

Đỉnh của đỉnh!
Tks again.
NQT





*

Nhớ không Thuần cánh cửa sổ
nhìn xuống con phố quận 13 Paris
mưa lầy lội mưa ướt thảm lá vàng mùa thu
đêm khuya đi chuyến métro về Porte d’ Ivry
những chuyến métro chưa quen
tiếng kèn buồn của người đàn ông
như đến từ các xứ Bắc Phi
nghe như ngọn gió thổi buốt trên sa mạc 

nhớ không Thuần cánh cửa sổ
khu chung cư ấy đêm về mở ra
bạn đứng phà hơi thuốc nhớ Nhã Hương
kêu điện thoại khó khăn bấm số thẻ dài dòng
có đêm nấu hai tô mì gói ghé mua ở chợ Tàu
thấy ngon, thêm mấy lon bia Heineken
bạn ưng uống bia hơn chát đỏ
Lê Tài Điển thì điểm tâm đã một chai La Fleur Pauillac… 

nhớ không Thuần cánh cửa sổ ấy
nhìn xuống con đường mưa
Paris gió lạnh, chiều lang thang trên đồi Montmartre
Place du Tertre như thấy lại mình trên đường bay nét cọ
chân dung thiếu nữ qua mấy nét chì than
ghé quán ngồi, Lê tài Điển nói đã ngồi đó với Ngọc Dũng
chúng ta còn đứng trên cầu Mirabeau
nhìn sông Seine mà nhớ sông Hương 

nhớ không Thuần cánh cửa sổ ấy
khu chung cư ấy ở quận 13 chúng ta đã ở
những đêm ngồi cùng bạn bè ở quán Monge về
bây giờ quán Monge đã đóng cửa
Paris và những chuyến métro chưa quen
tình bạn ấm cúng ở đó, làm sao chúng ta không trở lại … (1)

Virginia, 10 May 2012

Đinh Cường

Note: Cái quán thuốc lá, chủ quán, cũng có nhiều chuyện lý thú lắm.
Thêm bài thơ sau đây. Những nhà thờ của xứ Tẩy

*

Thiền Sư TTM, chủ quán thuốc lá, ngày nào với cái tên Lucky, thay vì như bây giờ
Quà & Thuốc

THE CHURCHES OF FRANCE

For Czeslaw Milosz

The churches of France, more welcoming than its inns and its poems,
Standing in vines like great clusters of grapes, or meekly, on hilltops,
Or drowned in valleys, on the floor of a green sea, in a dry
    landscape,
Abandoned buildings, deserted barns
Of gray stone, among gray houses, within gray villages,
But inside pink or white or painted by the sun coming through
    stained glass.
Little Romanesque shrines with stocky frames, like craftsmen shaped
    by their labor,
Pascal's invisible church, sewn into canvas,
And slim cathedrals like herons above the cities, seen clearly from
    the highway, the loveliest is in Chartres,
Where stone stifles desire.
The mills of the Cistercians, turning water in Sunday streams, and
   their ponds,
Synagogues, elder sisters, betrayed and plundered so often, discreet,
The ruined abbey in Normandy, where among the raspberry
    bushes a black adder basks in the heat,
A small tree, growing on the roof of a village church, a young ash
    that will become a monk,
The basilica in Vezelay, belonging to Magdalene, pink as a wild
    strawberry's mouth.
Claudel's church, thickset, almost neckless, inspired, sometimes
    full of spite
And the church in Tournus, whose arches must make the Arabs
    proud too,
The moss-covered walls of modest chapels that have forgotten
    their names
And the fortified basilica in Albi, a masterwork of military art,
    sheathed in a dragon's skin,
And in the square the peddlers of nuts, holy pictures, and aniseed
    cakes.
But at night the peddlers vanish and only walls and windows,
    blind as kittens, remain,
And the vast night and much silence and sometimes a dying
    comet's roar.
Romanesque columns in cloisters, as if carved by brilliant children.
Meadows, where lovers meet.
The stone Jeremiah in Moissac, with a kind face.
The church of Maurice, who learned my language and lives in
    Warsaw among the poorest.
The churches of France, dark vessels, where the shy flame of a
    mighty light wanders.

Adam Zagajewski

*

Phan Tấn Hải

Bùi Vĩnh Phúc, Cao Bá Minh, Cao Xuân Huy, Châu Văn Thọ, Đỗ KH, Đỗ Ngọc Yến, Hoàng Khởi Phong, Hoàng Phủ Cương, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đình Nghiêm, Hồ Minh Dũng, Khánh Trường, Khế Iêm, Khiêm Lê Trung, Lâm Chương, Lê Bi, Lê Thứ, Lê Thị Thấm Vân, Lê Thọ Giáo, Lưu Nguyễn, Lưu Hy Lạc, Luân Hoán, Mai Kim Ngọc, Mai Ninh, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Hương, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Quí Đức, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Văn Sâm, Nhã Ca, Nhật Tiến, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Tiến Văn, Nguyễn Quốc Trụ, Phạm Trần, Phạm Phú Minh, Phạm Việt Cường, Phan Thị Trọng Tuyến, Phan Tấn Hải, Phùng Nguyễn, Tạ Chí Đại Trường, Thân Trọng Mẫn, Thảo Trường, Thường Quán, Trầm Phục Khắc, Trân Sa, Trần Dạ Từ, Trần Doãn Nho, Trần Vũ, Trịnh Y Thư, Trúc Chi, Triều Hoa Đại, Trương Vũ, Tưởng Năng Tiến, Tường Vũ Anh Thy, Vũ Huy Quang.

Trên đây là danh sách những nhà văn Mít hải ngoại ký tên vô cái thư gửi cho me-xừ Grass, đề nghị can thiệp cho vợ chồng nhà văn nhà thơ ra đi từ miền Bắc, và có ý chọn Đức làm quê hương thứ hai của họ, nhưng bị bác đơn. (1)

Danh sách trên, do thiền sư TTM phịa ra.
GCC đoán thế, bởi là vì có lần gặp BVP, nhắc tới nó, nhà phê bình ngạc nhiên, danh sách nào, và khi vỡ ra, anh cười, chắc là thiền sư nhớ ra tên ai là nhét vô, chứ cũng chẳng cần gọi điện thoại.
Lần đó, GCC gửi lá thư ngỏ cho Grass tới Việt Báo online, và thiền sư Phan Tấn Hải bèn "đi" liền, cùng lúc order Thân Trọng Mẫn lên cái danh sách như trên.
Thân Trọng Mẫn có ông anh ruột, là Thân Trọng Hinh, kỹ sư Bưu Điện,1 trong những ông thầy của GCC, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện. Kỹ sư thật, học ở Tây về, nhưng thực sự chẳng biết tí kỹ thuật; không chỉ ông, mà đa số như vậy. Sau Bưu Điện đành sử dụng ông vào chức Trùm Bảo Vệ Cơ Sở, và vì thế, những ngày nhốn nháo, hoảng loạn trước 30 Tháng Tư 1975, ông nhận được thư của đám VC nằm vùng, báo cho biết, ông có tên trong danh sách được làm thịt!
Hình như bạn ta, nhà thơ Du Tử… Cà [Lê không phải, Táo cũng không, thì Cà vậy, Cà Chớn!], thời gian đó, cũng nhận được “Lệnh Xé Xác” của VC?

Hà, hà!

Lần về Hà Nội, gặp Nguyên Đầu Bạc, anh cho biết, là người đầu tiên đọc lá thư, bèn lập tức copy 1 bản, đi một đường tới nhà của ông cụ/bà cụ của vị được nhắc tới.
Anh cũng đưa Gấu tới nhà hỏi thăm, và được mời ở lại ăn cơm, món Bắc Kít.


*

Dầu có muốn hay không, thì vẫn phải thừa nhận, Du Tử Lê là một tên tuổi. Tôi thích đọc Du Tử Lê, những bài thơ mang đậm nét đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh. Hầu như trong giới viết lách ở Sài Gòn, ít nhiều đều thuộc vài câu thơ của Du Tử Lê. Thế nên, khi nghe nhà văn, nhà báo Đoàn Thạch Hãn buột miệng nói: “Tôi với Lê thân lắm”, thì tôi vội vã gửi lời nhờ: “Khi nào chú Lê có dịp về lại Việt Nam, chú cho con gặp với”.
Hạnh ngộ, chỉ có bấy nhiêu.

Dầu có muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận…

Đúng là chơi với… cớm, cớm liếm mặt!

“Tôi với Lê thân lắm”: Câu này phải để đao phủ HPNT nói mới phải, bởi vì bạn ta đã từng tự động gõ cửa.. Trùm Địa Ngục Mậu Thân!

Bất giác GCC nhớ đến Le Carré và lần đầu viếng Moscow khi Liên Xô đổi mới. Lần đó, tay tùy viên văn hóa sứ quán Liên Xô còn phải sửng sốt, ông mà cũng được phép viếng thăm Moscow thì… ai cũng dược phép hết.
Le Carré là tác giả chuyên trị điệp viên Liên Xô.

Nhưng khi Liên Xô hỏi, ông có muốn  làm 1 cuộc hỏi thăm, pay a visit, Kim Philby, tay điệp viên Hồng Mao làm cớm chìm, khi bị lộ bỏ chạy qua Moscow bằng ngả những đường cống bên dưới thành phố Vienne, như được dựng lại trong phim phỏng theo tiểu thuyết Người Thứ Ba của Greene, Le Carré bèn sửng cồ, bữa trước nước Nga đón tôi như là người thay mặt nữ hoàng Anh, bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp kẻ thù của nữ hoàng, sao các ông bỉ mặt tôi thế!

Lạ, là Brodsky cũng rất tởm cớm. Nhất là thứ cớm hai mang.
Thi sĩ đã từng kể, lần ông thò tay vô túi tính lôi ra mấy đồng bạc cắc, chân tiến tới sạp báo, và, khi thấy hình Kim Philby trên tờ báo, thì bèn từ từ rút tay ra khỏi túi, mắt nháy nháy ông chủ sạp, ra ý, thông cảm, chân bước lui.

Cũng lạ, là bạn ta về, toàn là để gặp cớm, đao phủ!

"Tôi thân với Lê lắm"!

Chưa từng thấy bạn ta về gặp… Dương Nghiễm Mậu, thí dụ?

Hay là DNM đếch thèm tiếp?
Câu hỏi lớn đấy nhé! [Thuổng NVL, cựu vệ sĩ của DN, chủ báo SGN]


Kim Philby là sư phụ của... Graham Greene.

Khi ghé Liên Xô, đệ tử có gặp Thầy, và Thầy đưa tay giao hẹn, cấm nói chuyện chính trị. Đệ tử bèn vâng dạ, và thưa," Thưa Thầy, em chỉ tính hỏi Thầy, tiếng Nga của Thầy tới đâu rồi!"

Cái vụ đi thăm Liên Xô của Greene cũng lý thú lắm. Theo Martin Amis, Greene thèm đi Moscow quá, bèn xin vô Đảng CS, và phần thưởng, là chuyến tham quan cái nôi của Cách Mạng vô sản.

Có 1 lần GCC qua Cali, đâu cả tháng, hoặc hơn, túi thì không tiền, ở nhà NCK, anh đưa cho chiếc chìa khoá, tự động đi về, DTL biết, Gấu đói, mỗi lần gặp là mỗi lần giúi cho tờ 50 đô, [tao kẹt quá, mày cầm đỡ, đi Nguyễn Huệ làm vài tô phở], mấy đứa em, bạn của thằng em đã tử trận, cũng cứu đói ông anh.
GCC nhớ là lần đó buồn quá, ngồi quán, bỗng nhớ đến Thảo Trường, một đấng ngồi chung bàn nói, tôi biết ông ta ở đâu, thế là bèn chở Gấu tới cái Car Wash của ông con của TT.

Rồi theo ĐĐT, chủ tiệm sách báo Văn Khoa, khu Phước Lộc Thọ, giáo sư tiếng Anh đại học Văn Khoa Sài Gòn thuở nào, lên trường đua. Ông này có hai cái thú, đua ngựa và đánh cờ tướng. Cũng thuộc loại cự phách, về cả hai thú, nhưng có lần, sau cuộc cờ, ông gật gù phán, ông nhỉnh hơn tôi 1 tí!

Ám ảnh phố phường.
…. đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh.

Kít!

Cớm mà cũng bày đặt!

Note: Nhớ ra rồi, lần đó, xẩy ra vụ Trần Trường, đầu năm 1999.
Cũng là thời gian đọc Simone Weil.

Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.

Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…

Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”? (2)

*

Với hai câu thơ “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh / Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”, Nguyễn Duy đánh đồng vàng thau lẫn lộn.
Trần Vũ

GCC vừa mới đọc, một bài viết về Nguyễn Duy ở trên net, hình như của Đỗ Minh Tuấn thì phải, viết về lần Nguyễn Duy bị nhà nước VC của thi sĩ sạc, và gọi thứ thơ của ông là thứ "chủ nghĩa nhân đạo chung chung" (1)

Tuyệt!

Đúng là chủ thì rất rành về tà lọt, đầy tớ!

Không chỉ riêng Nguyễn Duy, một số nhà văn nhà thơ VC, thứ bảnh nhất, đều lâm vào tình trạng này. Không dám nhìn thẳng sự thực, họ bèn làm ra vẻ “đứng về phe nước mắt”, nói chuyện tử tế này, tử tế nọ, chơi trò bịp bợm, nhân dân đều bại, trong có tớ!

GCC nhớ là Brosdky có phán về “cas” này, thú lắm, để từ từ coi lại....

(1)

Năm 1972, Nguyễn Duy bị kiểm điểm và bị an ninh quân đội “quay” về tội “Chủ nghĩa nhân đạo chung chung” (chữ của Hà Xuân Trường viết trên báo Nhân dân) vì anh đọc bài thơ Đứng lạiThơ tặng người ăn mày... ở khoa Văn ĐH Tổng hợp và Sư phạm.

Brodsky phán, Khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh, đạo đức của bạn, bạn đang tán tỉnh thảm họa. [When you start editing your ethics, your morality –according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster. Trò chuyện với Joseph Brodsky. Solomon Volkov].

Nhưng chính quan điểm của ông, “Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh”, mới là căn nguyên vấn đề:
Sở dĩ những nhà văn nhà thơ VC, thứ hạng nhất, chỉ đạt đến cái độ làng nhàng, chung chung, về tài năng, chính là do cái "chủ nghĩa nhân đạo chung chung" của họ.

GCC đã phán rồi, có tên Bắc Kít nào ngu đâu, và đó là cái chết của xứ Bắc Kít.
Chỉ cần 1 tên ngu thôi, là số phận xứ Mít thay đổi, nhưng đào đâu ra 1 tên Bắc Kít ngu?
[Thuổng,“Những cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng”. Anh cu Nils lạc vào 1 thành phố ở dưới biển, đi lang thang shopping, và khi thấy 1 món đồ kỷ niệm đẹp quá, tính mua, thì gần như tất cả cư dân của nó mở mắt lớn ra nhìn, nhưng sau cùng Nils lắc đầu, vì quên bóp ở nhà!
Hoá ra đây là 1 thành phố bị Chúa nguyền, vì tha hoá, và chỉ 1 khi có 1 người nào bỏ tiền ra mua, chỉ 1 món đồ, do cư dân của nó lao động làm ra, thì lời nguyền của Chúa mới được gỡ bỏ]
(1)

ND có thể là người đóng thuế cho thơ nhiều nhất, nhưng làm sao bì được với “nhân dân”, 3 triệu con người, đã đóng, không chỉ máu, mà luôn cả mạng của họ, để làm ra thứ thơ làng nhàng, huề vồn, như của ND
*

Lần về Việt Nam này, Du Tử Lê không mang theo tác phẩm của ông. Ông ngại những phiền phức có thể gặp phải.
Hơn một lần, tôi định nói với ông là ông quan trọng hóa một vấn đề đơn giản. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, lại thôi.
Nhiều năm trôi qua, vết thương cũng bắt đầu khép miệng rồi, ký ức khi nhớ khi quên… mọi thứ có còn nặng nề như trước đây nữa đâu mà băn khoăn cho thêm phiền lòng.

Note: Anh cớm văn nghệ VC này chỉ phán nhảm. Đất nước ngày càng khốn nạn thêm, vết thương bắt đầu khép miệng rồi cái con khỉ!

“... Người về như bụi, vàng trang sách xưa, người về như mưa, soi tìm dấu cũ. Tôi buồn như cỏ, một đời héo khô, tôi buồn như gió, ngang qua thềm nhà, thấy ai ngồi đợi, bóng hình chia đôi, sầu tôi lụ khụ. Người về như sóng, buồn tôi quanh năm, người về như đêm, mơ hồ cõi chết, tình tôi phập phều, những tăm phụ bạc…”.

Một trong những đoạn thơ của Du Tử Lê mà tôi cực thích.

Tôi nhớ là, ở lần gặp đầu tiên, tôi có hỏi Du Tử Lê rằng: “Chú ạ, đời sống văn nghệ bên đó có vui không?”.
Du Tử Lê không đáp, mắt hướng nhìn lá vàng rơi đang lúc gió, tràn cả mặt phố…

Có khi, đó cũng là một cách trả lời. Bởi mãi về sau, ông mới chậm rãi bảo, ông yêu Sài Gòn vô cùng…

Ám ảnh phố phường.
Cả bài viết không nói gì đến, ngoài câu bạn ta phán, tôi yêu Sài Gòn vô cùng.

Tuy nhiên, cái “hình ảnh”, ‘ám ảnh phố phường’, thì lại…  ám ảnh GCC.

Virginia Woolf có 1 bài viết, chôm đúng từ của anh cớm Vẹm, Ám ảnh phố phường: Một cuộc phiêu lưu Luân Đôn [Street Haunting: A London Adventure], trong đó, bà ngợi ca những buổi tối mùa đông phiêu lưu trong Luân Đôn: Đúng như thế, chạy trốn là vĩ đại nhất trong lạc thú, và ám ảnh phố phường mùa đông, vĩ đại nhất trong phiêu lưu [This is true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures]

GCC sẽ viết về ám ảnh phố phường Sài Gòn của GCC.

*


Ce qui m'a le plus choqué dans les grands procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes d'État communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient tous amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient vécu ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte politique. Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement définitive, leur amitié?

Kundera

Điều làm cho tôi cáu nhất, sốc nhất, tởm nhất, là thái độ gật gù chấp nhận, nếu không muốn nói là hài lòng của đám tinh anh Bắc Kít, khi Đảng đưa ra tòa những đấng bạn quí của họ, và sau đó, làm thịt.

Họ chẳng đã từng làm bạn tâm giao ư? Đã từng trải qua những giờ phút căng thẳng, cay đắng, gian khổ, trốn chạy, bách hại, cuộc chiến chính kiến dài. Làm sao có thể họ hy sinh tình bạn quí hiếm đến như thế, một cách thô bỉ ma cạp đến như thế?

Đó là năm 1972. Tôi [Kundera] gặp một cô gái tại ngoại ô Prague, trong một căn phòng người ta cho chúng tôi mượn. Hai ngày trước đó, trong suốt một ngày, cô gái bị công an tra hỏi, về tôi. Cô muốn lén gặp tôi, cô nghi mình vẫn bị công an theo dõi thường trực, và cô muốn cho tôi biết về những gì công an hỏi cô về tôi, và cô trả lời ra sao. Trong những cuộc tra hỏi như thế, đã có những câu trả lời của cô trùng hợp với những câu của tôi.
Một cô gái chưa từng biết gì về cuộc đời, có thể nói như thế. Cuộc tra hỏi làm cô khốn khổ, và sự sợ hãi khiến cô đau thắt ruột, từ ba bữa nay. Da dẻ cô nhợt nhạt, và cứ chốc chốc lại phải chạy vô nhà vệ sinh, để đi tiểu, đến nỗi, suốt cuộc gặp, tiếng nước dội cầu trấn át tất cả.
Tôi biết cô gái từ lâu. Cô thông minh, sắc sảo, đầu óc sáng rỡ, rất rành trong việc làm chủ những xúc động, cách hành xử, và cách ăn mặc của cô thì mới tuyệt vời làm sao, với chiếc áo dài giấu kín mọi nét hở hang. Vậy mà, đùng một cái, nỗi sợ khiến tất cả mở toang. Nỗi sợ, giống như lưỡi dao, mở toang thân thể cô gái. Cô đứng trước tôi, toang hoác, chẳng che đậy, giống như một khúc thịt treo trên cái móc của anh hàng thịt. Tiếng nước dội cầu vẫn âm ỉ, trấn ngự, và bỗng nhiên, tôi chỉ muốn hiếp cô gái.

Hiếp, chứ không phải làm tình! 

Bài viết này mở ra cuốn Gặp Gỡ, khủng khiếp, rúng động. GCC đọc, tính dịch trọn bài, rồi quên đi mất.
Lần này chắc là phải làm thịt bài viết thôi, vì nhớ đến mối tình trong trắng 10 năm trời chỉ hôn thôi của nhà nhạc sĩ lừng danh của xứ Mít.

GCC cũng có mối tình 5 năm không dám đụng, mà cũng không dám hôn, với cô bạn thân của Gấu Cái, tức cô phù dâu.
Gấu Cái chửi hoài, mày coi nó như thánh nữ, đâu có dám!
Nhưng 1 bà bạn của cả hai bà, cũng bạn học hồi tiểu học, nghe, bĩu môi, ai mà biết được chuyện ma ăn cỗ!

Hà, hà!


*

Một "cour" của GCC, khi ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan, trong cuốn vở của cô học trò, trong Bụi

*

Yêu tức là cầu chúc quên được nhau
Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
Chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau.


*

Một trang nhật ký 17 Nov 1993 khi ngồi thư viện Consortium ở Trại


Nạn Nhân Đầu, sau 1975 của VC 

Có hai cuốn khác của Koestler cũng được dịch là Nội chiến bi thảmtội không thành, Thượng đế đã chết trong thành phố, Nguyễn Quốc Trụ dịch. Đây là những tác giả bị người Cộng Sản xếp vào loại sách phản động chống Cộng. 

Nguyễn Văn Lục, trong đoạn trích trên, từ bài viết của ông trên Hợp Lưu, về văn dịch trước 1975 tại miền nam, đã lầm cuốn tôi dịch, Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố, là của Koestler.

Nội Chiến Bi Thảm, chắc là cuốn Di Chúc Tây Ban Nha, Tội Công Thành [công, như trong công và tội], chắc là một bản dịch khác của Bóng Đêm Giữa Ban Ngày. Cả hai đều của Koestler. Nhưng Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, tôi dịch cuốn La Peau, [Làn Da], bản dịch tiếng Pháp, của một tác giả Ý, Curzio Malaparte [1898-1957]. Ông còn là tác giả Kỹ Thuật Đảo Chánh, hình như Bửu Ý cũng đã dịch ra tiếng Việt, lẽ dĩ nhiên, trước 1975.
Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, mới đây thôi [1998] lại được mấy ông Tây tái bản, và hít hà, nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh của Malaparte.

Viết về thời kỳ 1943-1945, khi Mẽo giải phóng Ý. Câu chót của cuốn sách, bây giờ đọc lại, trên tờ Lire, Đọc, số Tháng Mười 1998, Gấu tôi mới biết là mình thuổng của ông: “Thắng trận nhục lắm”. [C’est une honte de gagner une guerre]. 

Hồi đó, tôi dịch cho ông Nhàn, chuyên làm sách cho nhà sách Sống Mới, một trong những ông trùm về xuất bản tại miền nam trước 1975. Tay này được lắm, theo tôi, và một vài người. Tôi đã từng đi ăn tối với “Ông Trùm”, cùng một số đàn em của ông, tại Nhà Bè, như là một thư ký riêng, một chuyên gia dịch riêng của ông Nhàn, chủ nhà sách Vàng Son, một "chân rết" của nhà sách, nhà phát hành Sống Mới.
Tôi đã có nhắc tới ông ta, lần mang tập truyện ngắn đầu tay, Những Ngày Ở Sài Gòn đến nhà sách SM nhờ ông mua giùm cho ít chục cuốn. Thay vì ít chục, ông nói, lấy 300 cuốn, miệng nói, tay móc bóp, xỉa tiền liền!

"Chẳng ai thèm mua đâu", đấy là lời của me-xừ Trần Phong Giao, tổng thư ký báo Văn, tức cánh tay phải của ông Nguyễn Đình Vượng, khi tôi và Huỳnh Phan Anh hai đứa khệ nệ mang chồng sách ra khỏi nhà in Văn, và mang đi gạ bán cho một số nhà sách mong lấy lại vốn. TPG cũng là người đã quyết định “Không”, thay cho ông Vượng, khi tôi đưa bản thảo cuốn truyện cho nhà xb Văn in.
Vì ông nói không, nên HPA xúi, mày bỏ tiền ra in, tao mở nhà xuất bản, thế là miền nam xuất hiện nhà xuất bản Đêm Trắng Huỳnh Phan Anh chủ trương. Và cuốn đầu tay của nhà xb này, là cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn, do chính tác giả, tức khổ chủ, bỏ tiền ra in lấy.

Khi biết SM lấy 300 cuốn, Trần Phong Giao lắc đầu, nói, không thể hiểu nổi!

Có thể, sự kiện ông mua giùm tới 300 cuốn, là có lời nói vô của Nguyên Vũ, lúc đó là tay viết tiểu thuyết ăn khách nhất, và là con cưng của nhà sách Sống Mới.
Anh có mặt tại nhà sách khi tôi bước vô. Tôi không quen anh, nhưng không hiểu sao, anh nói vô giùm cho tôi ít tiếng.

Duyên Anh đã từng "order" HPA  - nhà văn, nhà phê bình, giáo sư triết, một trong những fondateurs của phong trào tiểu thuyết mới tại miền nam, người chủ trương nhà xb tiến bộ nhất, nhà xb Đêm Trắng - viết một cuốn phê bình tiểu luận về nhà văn Duyên Anh.

Theo HPA kể lại, nó kéo tao tới một thằng chuyên in sách của nó, và ra lệnh, chi cho thằng này 300 ngàn!

Tay Nhàn, trước làm chủ sự tại Nha Kiểm Duyệt thuộc Bộ Thông Tin, nhờ vậy mà quen biết đám xb, nhà sách, nhà phát hành… Ông từ chức, ra làm nhà xb chắc là do SM gật đầu nhận làm đàn em, mở ra chi nhánh nhà xb Vàng Son, in sách tại nhà in Hồng Lam số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, của linh mục Cao Văn Luận.
Nhà tôi, GCC, số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sở làm, Đài Vô Tuyến Điện Thoại quốc tế, số 7 Phan Đình Phùng, cũng kế ngay bên, tức ngay ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Đình Phùng. Trước mặt Đài Phát Thanh, là tiệm phở 54 Phan Đình Phùng (1), đám nhân viên hai đài, và đám nhà văn nhà báo có việc tới đài phát thanh thường ăn sáng tại đây, chủ quán là phát ngân viên Bưu Điện, người mà Gấu mỗi cuối tháng mừng rỡ gặp.
Gấu quen ông bạn nhà văn lớn Nguyễn Đình Toàn tại đây, khi anh đến bàn ăn của Gấu, tự giới thiệu và đề nghị viết cho Văn. Gấu đã từng kể lại chuyện này trong Lần Cuối Sài Gòn.


(1) Tiệm phở, số 44 Phan Đình Phùng, không phải 54, như ông bạn Thảo Trường mới mail cho biết. Nhưng 54 trứ danh hơn 44, vì có món thịt sống, thú hơn phở chín, hay tái.

Nói rõ hơn 54 là tiệm có mấy em de luxe!
Chân dài hạng sang.

Gấu chưa dám vô, vì quá gần nhà, nhưng nghe bạn bè nói, được lắm!

Làm Gấu nhớ lần "đi" ngay tại con đường bảnh số 1 Sài Gòn, tức đường Tự Do, tức Đồng Khởi [vùng lên mất tự do] sau này.... Tới là phải ăn vận com lê, cổ cà vạt. Bấm chuông, chó dữ sủa gâu gâu. Có người mở cổng, cúi rạp người đón, dẫn đi qua một cái sân trải sỏi. Vô phòng khách, ngồi uống trà tầu. Rồi đổi qua rượu mạnh.
Mấy em ngồi phòng bên, thường là đánh bài tứ sắc, kín đáo chọn một em. Sau đó là vô phòng.
Bực có mỗi một chuyện, em năn nỉ đừng vò đầu em, vì mới làm tóc ở tiệm số 1 ở Sài Gòn.
Bực có một tí như thế mà cay đắng nhớ hoài đến chót đời, quái quỉ thiệt!

Gấu "đi" lần đó, ngay sau khi lãnh lương cán sự Bưu Điện, lần thứ nhất.

Vẫn còn nhớ giá cả, 200 đồng/par coup. Tiền ông Diệm. Phở lúc đó chỉ có 3 đồng một tô. Lương ra trường của Gấu là năm ngàn hai trăm đồng. Vàng hình như hai ngàn ba, hoặc hai ngàn tư một lượng thì phải.
Làm gì có chuyện lãnh lương lần đầu mà đã dám mò tới một nơi sang như vậy?

Gấu tự hỏi chính mình, và nhớ ra rằng, người đưa Gấu đi, là anh bạn lớn tuổi làm chung Bưu Điện, tay Bửu, tốt nghiệp cán sự kỹ thuật Phú Thọ, đàn anh của Gấu. Lần đó, sẵn com lê cà vạt, là do đi dự đám cưới, và trên đường về nhà, đàn anh dẫn đàn em đi chơi cho biết.
Cũng như lễ ra mắt của đàn em đối với đàn anh vậy.
Bửu sau lấy một cô, ra trường Bưu Điện, trưởng đài VTĐ thoại quốc nội. Gấu nghe tin thằng em trai mất, tại ngay đài, nằm bên cạnh đài VTĐ quốc tế, cùng trên tầng lầu cao nhất building số 5 Phan Đình Phùng. Đài Phát Thanh Sài Gòn, số 3. Sau Mậu Thân, đài bị hư hại, bèn lấy luôn villa kế bên, nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Villa này là của BĐ, phát cho kỹ sư viễn thông Trần Văn Viễn, ông thầy dậy trường quốc gia Bưu điện Gấu, sau làm Tổng Trưởng Giao Thông Công Chánh.

Cám ơn bạn ta! Trong Lần Cuối Sài Gòn, Gấu vẫn viết là Phở 44, không hiểu sao, bây giờ nhớ trật sang quán thịt sống kế bên. Lạ thiệt!

Nhưng quãng đường chỉ một tí như thế, đúng là như một cái lỗ đen, nén cả cuộc đời của Gấu vào trong đó.

Đâu chỉ riêng cuộc đời của Gấu.
Như đã có lần kể, trong trận Mậu Thân, Đài Phát Thanh bị VC chiếm. Lính Dù từ trên trời, nhẩy xuống nóc nhà, trên đánh xuống. Chung quanh, chiến xa xiết chặt, không cho một mống thoát ra được.
Đám đặc công gần như không một ai sống sót. Dù kéo xác vô nhà để xe của Đài Phát Thanh - chỉ là một khoảng đất trống lợp tôn, chăng kẽm gai, ngay chân cổng building số 5, tức nơi Gấu làm việc.
Buổi sáng bữa đó, sau khi tan trận đánh, Gấu từ trên Đài hạ sơn, băng qua đường PĐP, ghé tiệm Phở 44.
Chi tiết đọng lại mãi trong Gấu, là độc nhất một chiếc dép râu, nằm trơ cu lơ trên mặt đường nhựa, phía trước Phở 44, đường Phan Đình Phùng.
Gấu chưa từng làm thơ bao giờ, vậy mà bao nhiêu năm sau, ra hải ngoại, một trong những bài thơ đầu tiên, là viết về chủ nhân chiếc dép râu đó:

Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết

Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi

Trong vương quốc của những người đã chết

Nạn Nhân Đầu, sau 1975 của VC 

Có hai cuốn khác của Koestler cũng được dịch là Nội chiến bi thảmtội không thành, Thượng đế đã chết trong thành phố, Nguyễn Quốc Trụ dịch. Đây là những tác giả bị người Cộng Sản xếp vào loại sách phản động chống Cộng. 

Nguyễn Văn Lục, trong đoạn trích trên, từ bài viết của ông trên Hợp Lưu, về văn dịch trước 1975 tại miền nam, đã lầm cuốn tôi dịch, Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố, là của Koestler.

Nội Chiến Bi Thảm, chắc là cuốn Di Chúc Tây Ban Nha, Tội Công Thành [công, như trong công và tội], chắc là một bản dịch khác của Bóng Đêm Giữa Ban Ngày. Cả hai đều của Koestler. Nhưng Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, tôi dịch cuốn La Peau, [Làn Da], bản dịch tiếng Pháp, của một tác giả Ý, Curzio Malaparte [1898-1957]. Ông còn là tác giả Kỹ Thuật Đảo Chánh, hình như Bửu Ý cũng đã dịch ra tiếng Việt, lẽ dĩ nhiên, trước 1975.
Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, mới đây thôi [1998] lại được mấy ông Tây tái bản, và hít hà, nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh của Malaparte.

Viết về thời kỳ 1943-1945, khi Mẽo giải phóng Ý. Câu chót của cuốn sách, bây giờ đọc lại, trên tờ Lire, Đọc, số Tháng Mười 1998, Gấu tôi mới biết là mình thuổng của ông: “Thắng trận nhục lắm”. [C’est une honte de gagner une guerre]. 

Hồi đó, tôi dịch cho ông Nhàn, chuyên làm sách cho nhà sách Sống Mới, một trong những ông trùm về xuất bản tại miền nam trước 1975. Tay này được lắm, theo tôi, và một vài người. Tôi đã từng đi ăn tối với “Ông Trùm”, cùng một số đàn em của ông, tại Nhà Bè, như là một thư ký riêng, một chuyên gia dịch riêng của ông Nhàn, chủ nhà sách Vàng Son, một "chân rết" của nhà sách, nhà phát hành Sống Mới.
Tôi đã có nhắc tới ông ta, lần mang tập truyện ngắn đầu tay, Những Ngày Ở Sài Gòn đến nhà sách SM nhờ ông mua giùm cho ít chục cuốn. Thay vì ít chục, ông nói, lấy 300 cuốn, miệng nói, tay móc bóp, xỉa tiền liền!

"Chẳng ai thèm mua đâu", đấy là lời của me-xừ Trần Phong Giao, tổng thư ký báo Văn, tức cánh tay phải của ông Nguyễn Đình Vượng, khi tôi và Huỳnh Phan Anh hai đứa khệ nệ mang chồng sách ra khỏi nhà in Văn, và mang đi gạ bán cho một số nhà sách mong lấy lại vốn. TPG cũng là người đã quyết định “Không”, thay cho ông Vượng, khi tôi đưa bản thảo cuốn truyện cho nhà xb Văn in.
Vì ông nói không, nên HPA xúi, mày bỏ tiền ra in, tao mở nhà xuất bản, thế là miền nam xuất hiện nhà xuất bản Đêm Trắng Huỳnh Phan Anh chủ trương. Và cuốn đầu tay của nhà xb này, là cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn, do chính tác giả, tức khổ chủ, bỏ tiền ra in lấy.

Khi biết SM lấy 300 cuốn, Trần Phong Giao lắc đầu, nói, không thể hiểu nổi!

Có thể, sự kiện ông mua giùm tới 300 cuốn, là có lời nói vô của Nguyên Vũ, lúc đó là tay viết tiểu thuyết ăn khách nhất, và là con cưng của nhà sách Sống Mới.
Anh có mặt tại nhà sách khi tôi bước vô. Tôi không quen anh, nhưng không hiểu sao, anh nói vô giùm cho tôi ít tiếng.

Duyên Anh đã từng "order" HPA  - nhà văn, nhà phê bình, giáo sư triết, một trong những fondateurs của phong trào tiểu thuyết mới tại miền nam, người chủ trương nhà xb tiến bộ nhất, nhà xb Đêm Trắng - viết một cuốn phê bình tiểu luận về nhà văn Duyên Anh.

Theo HPA kể lại, nó kéo tao tới một thằng chuyên in sách của nó, và ra lệnh, chi cho thằng này 300 ngàn!

Tay Nhàn, trước làm chủ sự tại Nha Kiểm Duyệt thuộc Bộ Thông Tin, nhờ vậy mà quen biết đám xb, nhà sách, nhà phát hành… Ông từ chức, ra làm nhà xb chắc là do SM gật đầu nhận làm đàn em, mở ra chi nhánh nhà xb Vàng Son, in sách tại nhà in Hồng Lam số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, của linh mục Cao Văn Luận.
Nhà tôi, GCC, số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sở làm, Đài Vô Tuyến Điện Thoại quốc tế, số 7 Phan Đình Phùng, cũng kế ngay bên, tức ngay ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Đình Phùng. Trước mặt Đài Phát Thanh, là tiệm phở 54 Phan Đình Phùng (1), đám nhân viên hai đài, và đám nhà văn nhà báo có việc tới đài phát thanh thường ăn sáng tại đây, chủ quán là phát ngân viên Bưu Điện, người mà Gấu mỗi cuối tháng mừng rỡ gặp.
Gấu quen ông bạn nhà văn lớn Nguyễn Đình Toàn tại đây, khi anh đến bàn ăn của Gấu, tự giới thiệu và đề nghị viết cho Văn. Gấu đã từng kể lại chuyện này trong Lần Cuối Sài Gòn.


(1) Tiệm phở, số 44 Phan Đình Phùng, không phải 54, như ông bạn Thảo Trường mới mail cho biết. Nhưng 54 trứ danh hơn 44, vì có món thịt sống, thú hơn phở chín, hay tái.

Nói rõ hơn 54 là tiệm có mấy em de luxe!
Chân dài hạng sang.

Gấu chưa dám vô, vì quá gần nhà, nhưng nghe bạn bè nói, được lắm!

Làm Gấu nhớ lần "đi" ngay tại con đường bảnh số 1 Sài Gòn, tức đường Tự Do, tức Đồng Khởi [vùng lên mất tự do] sau này.... Tới là phải ăn vận com lê, cổ cà vạt. Bấm chuông, chó dữ sủa gâu gâu. Có người mở cổng, cúi rạp người đón, dẫn đi qua một cái sân trải sỏi. Vô phòng khách, ngồi uống trà tầu. Rồi đổi qua rượu mạnh.
Mấy em ngồi phòng bên, thường là đánh bài tứ sắc, kín đáo chọn một em. Sau đó là vô phòng.
Bực có mỗi một chuyện, em năn nỉ đừng vò đầu em, vì mới làm tóc ở tiệm số 1 ở Sài Gòn.
Bực có một tí như thế mà cay đắng nhớ hoài đến chót đời, quái quỉ thiệt!

Gấu "đi" lần đó, ngay sau khi lãnh lương cán sự Bưu Điện, lần thứ nhất.

Vẫn còn nhớ giá cả, 200 đồng/par coup. Tiền ông Diệm. Phở lúc đó chỉ có 3 đồng một tô. Lương ra trường của Gấu là năm ngàn hai trăm đồng. Vàng hình như hai ngàn ba, hoặc hai ngàn tư một lượng thì phải.
Làm gì có chuyện lãnh lương lần đầu mà đã dám mò tới một nơi sang như vậy?

Gấu tự hỏi chính mình, và nhớ ra rằng, người đưa Gấu đi, là anh bạn lớn tuổi làm chung Bưu Điện, tay Bửu, tốt nghiệp cán sự kỹ thuật Phú Thọ, đàn anh của Gấu. Lần đó, sẵn com lê cà vạt, là do đi dự đám cưới, và trên đường về nhà, đàn anh dẫn đàn em đi chơi cho biết.
Cũng như lễ ra mắt của đàn em đối với đàn anh vậy.
Bửu sau lấy một cô, ra trường Bưu Điện, trưởng đài VTĐ thoại quốc nội. Gấu nghe tin thằng em trai mất, tại ngay đài, nằm bên cạnh đài VTĐ quốc tế, cùng trên tầng lầu cao nhất building số 5 Phan Đình Phùng. Đài Phát Thanh Sài Gòn, số 3. Sau Mậu Thân, đài bị hư hại, bèn lấy luôn villa kế bên, nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Villa này là của BĐ, phát cho kỹ sư viễn thông Trần Văn Viễn, ông thầy dậy trường quốc gia Bưu điện Gấu, sau làm Tổng Trưởng Giao Thông Công Chánh.

Cám ơn bạn ta! Trong Lần Cuối Sài Gòn, Gấu vẫn viết là Phở 44, không hiểu sao, bây giờ nhớ trật sang quán thịt sống kế bên. Lạ thiệt!

Nhưng quãng đường chỉ một tí như thế, đúng là như một cái lỗ đen, nén cả cuộc đời của Gấu vào trong đó.

Đâu chỉ riêng cuộc đời của Gấu.
Như đã có lần kể, trong trận Mậu Thân, Đài Phát Thanh bị VC chiếm. Lính Dù từ trên trời, nhẩy xuống nóc nhà, trên đánh xuống. Chung quanh, chiến xa xiết chặt, không cho một mống thoát ra được.
Đám đặc công gần như không một ai sống sót. Dù kéo xác vô nhà để xe của Đài Phát Thanh - chỉ là một khoảng đất trống lợp tôn, chăng kẽm gai, ngay chân cổng building số 5, tức nơi Gấu làm việc.
Buổi sáng bữa đó, sau khi tan trận đánh, Gấu từ trên Đài hạ sơn, băng qua đường PĐP, ghé tiệm Phở 44.
Chi tiết đọng lại mãi trong Gấu, là độc nhất một chiếc dép râu, nằm trơ cu lơ trên mặt đường nhựa, phía trước Phở 44, đường Phan Đình Phùng.
Gấu chưa từng làm thơ bao giờ, vậy mà bao nhiêu năm sau, ra hải ngoại, một trong những bài thơ đầu tiên, là viết về chủ nhân chiếc dép râu đó:

Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết

Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi

Trong vương quốc của những người đã chết


*

Note: Cái đoản văn “Thời còn trẻ tuổi” sau được đưa vô trong Những Ngày Ở Sài Gòn, đổi tít là “Chuyện Hai Thành Phố”. Có cái xen ngủ nhà bạn Cẩn, đêm bị xét nhà, xét hộ khẩu, GCC biết thân, lui cui đi kiếm đôi dép, tên “cảnh sát Ngụy” ngạc nhiên hỏi, mi lấy dép tính đi đâu, GCC trả lời, thì đi theo các ông về đồn chứ đi đâu!

Chuyện 2 thành phố
[trong Lần Cuối Sài Gòn, 1998]

Chuyện hai thành phố
1 2 3 4
[trong Những ngày ở Sài Gòn, 1970]


Toi dang viet ve bai tho Bien
H.A cho phep dung may cai mail dau
Hw?
Gui kem,
Tks

Wed, 10 Feb 2010 13:05:28 -0800

"Biển" cuả ông đang quạnh quẽ, buồn thăm thẳm và lạnh băng...
Đẹp như vậy mà sao không để cho nó được yên hở Gấu Nhà Văn?
H.A

Cái tít làm Gấu nhớ bài viết về 1 bạn quí, những ngày mới vô làng.
“Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT.”
Bài đăng trên Nghệ Thuật. VL đọc bản thảo, nghiêm giọng phán, mày viết sao là nó mang cái tên của mày, ký ở dưới bài viết đấy. 

Ý anh muốn nói, mày thổi bạn quí vừa thôi.
TTT cũng đi 1 đường, tương tự, khi GCC viết về 1 đấng bạn quí khác. 

Cái khí hậu của TV, thì cũng là cái khí hậu tâm thần của Sebald, theo GCC
Sau cuộc chiến [Mít], nếu bạn vẫn là con người, thì không thể lành lặn được.
Phải có 1 cái gì ở trong bạn bị hư, hỏng, hoặc trục trặc, lâu lâu dở chứng. 

NQT


Gấu có nhớ nhà không?

Trước 1975, là một chuyên viên kỹ thuật của Bưu Điện, Gấu coi chuyện viết văn là chuyện ở ngoài cõi đời thường, ngày hai bữa đi làm kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Trong sở, trừ một số thật thân, ít người biết Gấu làm nghề vụng trộm đó.
Nói vụng trộm, là cả với gia đình, người thân. Mỗi lần viết, là phải đợi cho vợ con đi ngủ hết, mình cũng giả đò đi ngủ, và sau đó, len lén dậy, len lén ra bàn, bật cái đèn nho nhỏ, ánh sáng vừa đủ chiếu trang giấy, và sau đó, rị mọ viết. Khi đã nhập, chẳng còn biết mọi chuyện xung quanh, có khi Gấu Cái đứng ngay trước mặt, Gấu Đực tui cũng chỉ nhìn trân trân, không ý thức, không cảm giác, không nhận ra là ai. Đó là những lúc đang lên đồng, đang nhập đồng.
Còn khi chưa nhập, bị bắt gặp tại trận đang làm cái việc vụng trộm đó, Gấu bực lắm. Cáu lắm.

Ui chao, đọc lại mới thấy đau lòng. Có những lần Gấu Cái cần chồng quá, thức dậy, ghé vô tai, thôi đi ngủ, khuya rồi, vậy mà cũng gắt nhặng lên!

Chính vì vậy, khi tờ Tin Sáng của đám cách mạng 30 tháng Tư đăng danh sách những nhà văn phản động đồi truỵ, hình như chừng một tháng sau ngày 30 tháng Tư, Gấu chẳng hề biết, cho tới khi một anh bạn cùng sở dí tờ báo vào mặt, cười cười, bỏ đi.

Đọc, Gấu thực tình bị choáng. Ngạc nhiên vô cùng. Cảm phục vô cùng, về cái sự tài ba của VC. Và cũng rất ư là bị sợ vô cùng.
Cái danh sách nhà văn phản động đồi truỵ đầu tiên đó, như Gấu tui còn nhớ được, gồm có 12 tên. Gấu đứng hàng thứ 7, với tập truyện ngắn độc nhất Những Ngày Ở Sài Gòn.
Đám Sáng Tạo chiếm gần hết danh sách.

Làm sao "nó" biết mình viết văn? Làm sao "nó" có được Những Ngày Ở Sài Gòn? Đâu có còn cuốn nào?
Bí mật về "nó", mãi sau này, khi ra hải ngoại, tôi mới "ngộ" ra được.

Cái tay viết cái danh sách đó, sau này cũng chạy ra hải ngoại, sớm lắm. Cũng... viết văn. Nổi tiếng lắm. Chống Cộng khủng lắm.
Trong 1 bài trả lời phỏng vấn trên tờ Văn Học của NMG, anh ta đã “lờ mờ” thừa nhận, là tác giả danh sách đen, khi kể lại, sau ngày 30 Tháng Tư 1975, có yết kiến, vấn an sư phụ, đàn anh nằm vùng ngày nào, là LP, khi đó là Thứ Trưởng Văn Hóa chính phủ tạm thời của Miền Nam của đám nằm vùng.
Và đàn anh phán, chú về làm cái danh sách…

Tay này "thú nhận", tôi có biết nhà văn Miền Nam nào là “phản động đồi trụy” đâu, thế là, ghét đứa nào, là tôi nhét vô danh sách!

GCC cũng bật mí thêm, tay này đúng ra phải biết ơn TTT, vậy mà nhét cả đám Sáng Tạo vô danh sách đen. Nhảm thế.
Anh ta ghét GCC, vì cái sự đọc nhiều, bày đặt “trí thức”, trong khi GCC là 1 người đã từng "nâng đỡ" [VC kêu là "hiệu đính"] anh ta.
Số là, khi TTT chán làm trang VHNT của tờ nhật báo quân đội VNCH, Tiền Tuyến, ông giao cho GCC.
GCC rủ thêm HPA cùng đứng bảng hiệu, sau HPA "quê", rút dù, GCC độc diễn.
Ông giao luôn 1 số bài còn tồn đọng của một vài tác giả gửi tới, và biểu GCC, cậu coi nếu đăng được thì đăng cho họ, tốt nhất, nên sửa, viết lại 1 số bài mà cậu nghĩ đăng được.
GCC sửa lại 1 số bài của hai trong số những tác giả. Một là cái anh đệ tử LP. Và người kia, là Nguyễn Mai.
Sau đó, NM trả ơn, giới thiệu GCC với ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, nhờ vậy, GCC thêm nghề dịch giả. Nhờ làm nghề này, dịch 1 số tác phẩm của Cronin, GCC sống sót Trại Tù Đỗ Hòa.

Một ơn, một oán, là vậy


No single imagination can truly own a city, so when we speak of Proust’s Paris , Joyce’s Dublin , Musil’s Vienna and Lawrence Durrell’s Alexandria , we are really clearing a space in our minds where specific happenings and feelings may be identified and reconvened. It is these novelists’ pressing need to set their narratives down in some palpable place, almost as aliens colonizing a territory, rather than a compulsion to celebrate their country or fictionalize an already famous vicinity that leads to their iconic inventions.

K dịch giùm,
Tks. NQT

Không một đầu óc tưởng tượng nào, một mình nó, có thể thực sự sở hữu một thành phố đâu, bởi thế khi chúng ta nói đến Paris của Proust, Dublin của Joyce, Vienna của Musil và Alexandria của Lawrence Durrell, là chúng ta đã dọn sạch một chỗ trống trong trí óc chúng ta sẵn sàng để cho những sự kiện và cảm xúc đặc thù nào đó được nhận diện và gom góp lại . Chính vì sự cần thiết phải sắp đặt những tình tiết chuyện kể của các nhà văn này vào một nơi chốn có thể chạm tay tới được, gần như theo kiểu ngoại nhân tìm cách chiếm hữu một vùng đất nào đó làm thuộc địa, hơn là ý hướng thăng hoa đất nước mình, hoặc  tiểu thuyết hóa một khu vực đã nổi tiếng sẵn, đã dẫn dắt họ đến những sáng tạo đầy biểu tượng

Tks
Cau nay hay qua, ma kho dich qua
Nhat la khuc sau.
*

Tks again
NQT

TB: Đang chạy nước rút với Istanbul. NQT


Sách Quí

Anh biết mấy thứ tiếng?

** 

Anh chàng sinh viên luật Thái Lan, do Cao Uỷ muớn làm thẩm sát viên, thanh lọc viên, ngó cái hình, rồi ngó cái thằng ốm đói ngồi trước mặt, vừa nghi ngờ vừa ái ngại, nhưng đến khi nghe nó sủa, tớ là nhà phê bình văn học, thì bèn giật mình đánh thót một cái, đọc lại hồ sơ, rồi thương hại phán, tao cho mày nói lại, đừng bịp tao!



*

Mục "Tạp Ghi", Vấn Đề số 34, do Tuấn Anh phụ trách.

Tuấn, là anh cu Tuấn, thằng nhóc con đầu lòng của GCC. Anh, là tên cô bạn thân của Gấu Cái, cô phù dâu ngày nào!
Cái tít "Descartes nhìn về Phương Tây", là để chọc quê thi sĩ NS, tác giả "Descartes nhìn từ Phương Đông".
Cái entry "Đọc là gì", chắc là về nói về Roland Barthes.

Tks. NQT




How many languages do you know?
(Anh biết mấy ngôn ngữ?)

Do đến trại tị nạn sau “tử điểm”, tức là sau thời hạn được “tự động” coi là tị nạn chính trị, những người như tôi phải trải qua một cuộc thanh lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách tị nạn chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.
Thời gian chờ đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với chúng tôi, nó còn là thời gian “chạy thuốc”: liên lạc thân nhân ở nước ngoài, nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ xác nhận, hoặc làm hồ sơ bảo lãnh.
Nhân đọc một số báo (hình như của lực lượng kháng chiến Hoàng Cơ Minh) ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi viết thư tới bà, qua địa chỉ toà soạn.
“Thư của bạn tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái đất,” bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, “Bạn qua trễ quá!”

Kèm, là thư của Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, chứ không phải cho tôi, “Bạn nhờ tôi can thiệp cho một ông bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…”.
Tôi liên lạc. Anh trả lời, gửi tặng sách (cuốn Ý Trời, nguyên tác tiếng Anh, anh là tác giả, The Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học tiếng Anh!).
Kèm giấy xác nhận. Là hội viên Văn Bút Việt Nam từ trước 1975.
Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một  tờ báo địa phương lo in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật tuyệt. Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó đang ở trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Ở Thái Lan, có ký giả Hồ Ông và tôi.
Có thể, việc xác nhận là “bổn phận” của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh loay hoay nhờ cậy người này người nọ “vẽ” giùm cho một “tác phẩm” đẹp tuyệt vời như trên, thật là đáng quí.
Thật sự, nếu gặp một người khác, không phải anh, có thể mọi chuyện không đơn giản như vậy. 

Chả là, trước 1975, do viết ba thứ phê bình điểm sách, khi tuổi còn trẻ, ngựa non háu đá, như các cụ nói,  Gấu tui gây không ít ân oán giang hồ. Cứ nghĩ, nếu gặp một ông, hay một bà, đã từng bị Gấu tui phạng, chưa chắc người đó đã xử sự như Nguyễn Ngọc Ngạn. Hơn nữa, tôi còn nhớ, đúng thời gian đó, một số nhà văn hải ngoại đang vận động ký tên danh sách yêu cầu nhà nước Việt Nam thả nhà văn Dương Thu Hương [thời gian 1990 -1992, hình như vậy]. Trên tờ Làng Văn, có bài viết về trường hợp này, của Nguyễn Ngọc Ngạn. Anh cho rằng, cái việc khóc người hàng xóm, trong khi bà con thân nhân của mình đang bị kẹt ở trại tị nạn, và có nhiều nguy cơ bị trả về cho ông nhà nước Vi-xi, là một việc làm cần xét lại.

Tôi gặp Hồ Ông tại trại cấm Sikiew, do anh tới trại trước, và đã trải qua thanh lọc. Anh dặn tôi, khi đi thanh lọc, phải nổ. Và nổ thật dữ. Đừng khiêm tốn. Không được quyền khiêm tốn!
Anh lấy thí dụ, tay thanh lọc đã hỏi anh:
-Ông có nghĩ, ông là một ký giả nổi tiếng, chống Cộng, và rất nguy hiểm cho chế độ hiện thời ở Việt Nam?
Hồ Ông trả lời:
-Đúng như vậy. Riêng về trường hợp nổi tiếng, tôi có thể chứng minh liền lập tức. Khi thuyền tị nạn chúng tôi tới bờ biển Thái Lan, đài truyền hình địa phương đã cho phóng viên tới gặp, và phỏng vấn tôi.

Ngoài tờ giấy xác nhận của Văn Bút, tôi có thêm được một tài liệu quí giá cũng chẳng kém: cuốn "Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam", còn có tên thật nổ là "Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta", do Nguyễn Đông Ngạc xuất bản. Trong, có hình tôi, và vài dòng tiểu sử. Cuốn này tôi cũng tình cờ gặp được ở trong trại. Chủ nhân cuốn sách, một học trò học tiếng Anh của tôi, đã tặng luôn cho thầy, làm tài liệu thanh lọc.

Phỏng vấn thanh lọc, thường do một sinh viên luật Thái Lan đảm trách, với một thông dịch viên, thưòng là một người Việt ở Thái Lan. Như đa số ở đây, họ đều có cảm tình với Miền Bắc. Nhà thường có treo hình ông Hồ.
Nhưng cảm tình hay không cảm tình, nói chung, họ cố dịch trung thực những gì họ nghe, và hiểu được.

Trong cuộc phỏng vấn thanh lọc, có mấy chi tiết thật lý thú liên quan tới “văn chương” có lẽ cũng nên viết ra ở đây, để bạn đọc cùng thưởng thức.
Nói chung, thường rất khó mà hiểu được, người phỏng vấn tin hay không tin, những câu trả lời. Và thường ra, họ giữ một bộ mặt hết sức khách quan, phải nói là dửng dưng, lạnh lẽo, suốt buổi hỏi cung.
Riêng trường hợp của tôi, khi nghe tôi nói là nhà văn, anh sinh viên luật nhìn phần lý lịch ghi trên tờ phiếu cá nhân trong hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, và không qua thông dịch viên, hỏi thẳng bằng tiếng Anh:

-Anh nói anh là nhà văn, nhưng anh viết thứ gì?
Nhớ lời dặn của Hồ Ông, tôi cho tới luôn:
-Tôi viết truyện ngắn, và phê bình văn học
Anh nhìn lại tờ lý lịch và nói:
-Tôi cho anh nói lại. Ở đây, thấy ghi anh học hết trung học, có một văn bằng đại học. Anh nói anh làm thơ, viết truyện ngắn, tôi tin. Nhưng phê bình văn học, tôi không tin. Tôi cho anh nói lại.
-Tôi mê văn chương từ hồi nhỏ, lại may mắn biết chút ngoại ngữ, nên có đọc văn chương thế giới, và có chút khiếu về phê bình văn học.
-Anh học tiếng Anh ở đâu, bao nhiêu năm?
-Tôi học hồi trung học, và sau đó có làm cho một cơ quan thông tấn nước ngoài.
-Anh nói, anh có chút hiểu biết về ngoại ngữ, anh biết mấy thứ tiếng?
-Tôi biết ba thứ tiếng.
-Trong này chỉ ghi tiếng Anh?
-Tôi biết tiếng Pháp nữa.
-Như vậy mới có hai, làm sao anh nói ba?
Tới lúc đó, tôi cũng hết còn bình tĩnh, và hỏi lại:
-Ông quên tiếng mẹ đẻ của tôi ư?

Anh ta chợt mỉm cười.
Tôi nghĩ, trong số những người bị phỏng vấn, có lẽ tôi là người độc nhất được hưởng một nụ cười như vậy!

Giả như Chủ Tịch Văn Bút Mít Hải Ngoại, khi đó, là…. "Bạn Quí" của GCC, thì sự tình nó sẽ ra sao, nhỉ?

Đếch "hà, hà" nổi!

What We Talk About When We Talk About Anne Frank by Nathan Englander (Weidenfeld & Nicolson, hardback, out now). Reading this deeply felt and unsettling collection reminded me of walking into the forest of concrete slabs that form the Holocaust Memorial in Berlin. To begin with, all seems simple; soon you are in deeper, and darker, than you expected. The linking theme is Jewishness, and the Jews in Nathan Englander's stories, whether orthodox or secular, are preoccupied by fine distinctions - between neurosis and humour, piety and superstition, legal contract and human trust. The first and last stories deal with the effects of the Holocaust as it casts its long shadow down the generations; in each, Englander's spare, unshowy prose enhances a sense of devastation. The book comes so larded with compliments - from Jonathan Franzen,Jennifer Egan and Dave Eggers, among others - that you set out feeling certain it will disappoint. It doesn't.
Intel Life

Chúng ta nói gì khi chúng ta nói về… Anne Frank.
GCC hỏi BHD.

Đọc tập truyện thấm thật sâu, gây nỗi quan hoài, lo lắng này, như thấy mình đang đi vô 1 khu rừng làm bằng những phiến đá mỏng tạo thành Đài Tưởng Niệm Lò Thiêu ở Berlin. Để bắt đầu, thì lại có vẻ như rất ư là đơn giản; chẳng mấy chốc, bạn cảm thấy sâu quá, tối quá, sâu tối hơn rất nhiều so với bạn dự đoán. Đề tài nối kết là Do Thái Tính, và những người Do Thái trong tập truyện, Chính Thống Giáo hay là Thế Tục, thì đều quan tâm đến những sự phân biệt tinh, mịn, nguyên – giữa loạn thần kinh, hay tiếu lâm, giữa mộ đạo và mê tín, giữa hợp đồng hợp pháp hay là lòng tin cậy giữa con người. Truyện đầu và cuối đụng tới hậu quả của Lò Thiêu, như nó đổ cái bóng của nó xuống hàng hàng thế hệ; trong mỗi truyện ngắn, văn của tác giả, thanh đạm, kiềm chế, tạo sự tan hoang, rã rời ở nơi người đọc.

Nhiều người thổi nó quá, toàn những bậc thầy, như Jonathan Franzen,Jennifer Egan and Dave Eggers … có thể làm bạn ngại, và có thể còn làm bạn bất bình, thất vọng, nhưng không phải như vậy.

Đọc thì biết, BHD biểu GCC.

Cái cuốn" What…" trên, là 1 trò chơi, mà tác giả đặt ra, được gọi là “Anne Frank game”:  Giả như Lò Thiêu lại xẩy ra, thì ai là ‘bạn quí’ [hàng xóm] sẽ chứa chấp bạn?

Có 1 cái gì đó, rất khó hiểu, trong cái vụ 10 đô mà bạn quí mất công đi từ Mẽo qua Trại tặng GCC.
Anh đi vì công vụ, thực hiện 1 cái phóng sự cho 1 tờ báo.
Anh có thể tặng GCC trên con số đó, không nhiều, nhưng đủ để ghi vô chi phí lần ghé Trại.
Tại sao chỉ… 10 đô?

Cũng thế, là vụ cái áo cũ cộc tay mà 1 đấng bạn quí khác tặng Gấu Xì Ke, và sau đó đi rêu rao, trong khi vờ cái vụ GCC biếu anh ta tiền đặt cọc mua căn nhà trên Làng Báo Chí Thủ Đức.
Tại sao nhớ 1, quên 1?




&

Anh còn nhớ hình ảnh này không?
Sàigòn 1972 tại quán Hương Xưa quận GòVấp.

Cả 1 quãng đời thê lương, (1), may nhờ NTK mà còn giữ được.
Tks. NQT

(1)

Bao năm Gấu cháy hoài, như ngọn đèn dầu lạc,
Vẫn giấu ở trong tim một bóng hồng
Và nếu trái tim của ngọn lửa này, là bóng hồng chẳng hề bị trấn áp
Đêm đen mơ mòng giùm Gấu, giấc mơ bất biến 

Của Chuột và Gấu

Note: Bài viết này, chỉ có 1 mẩu, tình cờ thấy nó, Gấu cũng không làm sao nhớ, kỷ niệm về Chuột của Gấu, nó ra làm sao nữa!
Không hiểu Chuột ở đây là… Chuột Nhắt, 1 nick của 1 nữ thi sĩ ở trong nước?

Đọc 4 câu thơ, quái quỉ làm sao, của... GNV đấy ư?

Bạn NDT, họa sĩ, những lần nhớ lại những ngày uống bia “tự chế“ của Sài Gòn sau 1975, những “gì gì” Nắng Mới, Lúa Mới…  thường kể là, vừa mới thấy GCC đang ngồi kế bên, ngoảnh đi ngoảnh lại, đã mất tiêu. Hóa ra “chàng” chuồn đi làm 1 một “shot"
Nếu không làm sao uống tiếp!

Ấy là vì, rượu làm rã “ken”.

Uống, tại cái sạp bán bia tự chế, mồi ốc, nghêu, của bà cụ Gấu, ngay trước cổng chung cư 29/8D Nguyễn Bỉnh Khiêm, kế ngay sạp báo.
Hẻm chích choác: Bên kia cầu Thị Nghè, Hẻm 72.

Suốt bao ngày tháng trước 1975, "Gấu Nhà Văn" chỉ có hai bức hình, một, trên, và một, trong cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam của Nguyễn Đông Ngạc, chụp ở Sở Thú.

Bức hình cứu mạng, như Gấu đã có lần viết, về lần “thanh lọc” tại trại tị nạn Thái Lan.

NDN, không phải cuốn sách của anh, còn là cứu tinh của GCC, những ngày ở Trại Tị Nạn. Và cái sự liên lạc lại, được với anh, quả là hoàn toàn nhờ ông Giời ngó xuống gia đình Gấu.
Nếu chỉ trông vào mấy đấng bạn quí, hay, nhà văn nữ nổi tiếng nhất Miền Mam trước 1975, số phận Gấu kể như tiêu.

Nhiều khi tí tiểu sử trở thành bùa cứu mạng!
Trước 1975, Gấu có một cái hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau đây. Không thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh lọc, được nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân kinh tế. Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.

**

Trích Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, do Nguyễn Đông Ngạc biên tập, xb trước 1975.
Năm sinh của Gấu, trên ghi 1938, theo thế vì khai sinh; thực, sinh 16.8.1937

*

Chụp những ngày vừa tới Xứ Lạnh, tại Montreal, lần ghé thăm anh,
[cuối 1994 hoặc đầu 1995]
lấy tiền Sĩ Phú tặng “bạn hút” cũ,
những 500 đô, nhân anh “đi” hát ở đây.

Như lính giữa rừng

Journeys, like artists, are born and not made.
(L. Durrell. Chanh Chát, Bitter Lemon)
(Lãng Du, như nghệ sĩ, có ở trong máu, chứ không làm ra được).

Tôi vẫn thường nghĩ, đi chỉ là để mở ra cõi trong riêng tư, khi đứng trước một cõi ngoài đổi khác. Thú vị hơn, nếu bạn đồng hành là một cố nhân tha phương hạnh ngộ.

Tôi và N. ngồi giữa vườn cây trong lúc hai bà len lỏi giữa lối đi thời gian dẫn về một làng da đỏ tại vùng Bắc Mỹ 500 năm trước đây với tất cả nền văn minh, lối sống của họ, nay được thu nhỏ lại để trình bày cho du khách. N. trước năm 75 là một giáo sư trung học, ngoài ra còn viết văn, làm xuất bản. Thời gian tụi này ở trại cấm Thái Lan, anh thường gửi tiền, và cùng một vài người bạn can thiệp, vận động mong cho tụi này qua được thanh lọc. Tuyển tập truyện ngắn do anh xuất bản năm 1974, trong có bài, hình ảnh cùng vài dòng tiểu sử tụi này tình cờ gặp được trong đám người chung số phận, không ngờ thật hữu ích khi thanh lọc. Tấm hình Cao Lĩnh chụp vào một buổi chiều tại Sở Thú Sài-gòn là tấm hình độc nhất đánh dấu những ngày cá nhân tôi mê mải với những chữ.

N vẫn còn phong độ, nghĩa là vẫn đẹp trai, vẫn còn những nét lỉnh kỉnh như cái ống vố, cách bập bập thuốc, như để giữ ấm hơi đời, ở cõi người lạnh giá này. Và anh vẫn còn đam mê làm nhà xuất bản, vẫn muốn có dịp qui tụ một số cây viết, trong một cuốn sách có những dòng chữ đẹp như những bức hình của Cao Lĩnh ngày nào. Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam.
Bây giờ anh lại lăm le làm xuất bản, biết đâu cái nghiệp lần này khá hơn, tụi mình lại có dịp ngồi lai rai ở Quán Cái Chùa, tại Sài-gòn.

Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.

Trong tuyển tập có một truyện ngắn đã theo tôi từ ngày học trung học. "Con thằn lằn chọn nghiệp", của Hồ Hữu Tường. Thời gian đó, tôi đã phải vô Thư viện Quốc gia ở đường Gia Long, để nắn nót chép từng chữ truyện ngắn trên, bên cạnh những dòng chữ Tây, chép từ cuốn "Biện chứng pháp" của Trần Đức Thảo. Đám chúng tôi vẫn thường tâm sự, hạnh phúc nhất, mà cũng bất hạnh nhất của những người 20 tuổi vào những năm 60, đó là chúng tôi có quá nhiều ông thầy, quá nhiều triết thuyết, chủ nghĩa, nào hư vô, hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận... Những đàn anh chúng tôi, dù sao cũng chỉ chịu khổ với một chủ nghĩa Cộng Sản.

Như nhiều người đã biết, Hồ Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên và bị ông Diệm kết án tử hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn, trí thức tên tuổi trên thế giới, án tử hình đổi thành khổ sai chung thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối diện với cái chết, ông viết "Trầm tư của một người bị tội tử hình", và mơ tưởng Đức Phật lại trở lại với thế gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, Thanh Tâm Tuyền có viết một loạt bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng giấc mơ về sự nhập thế của Đức Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt những bờ của Miền Bắc. Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ anh tính đụng vô vị thần linh Miền Nam hay sao. Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Tôi cũng nghe nói. chị NG. phu nhân anh N. là một ca sĩ. Lần trước tụi này lên Montreal, thời gian quá ít ỏi nên không được hân hạnh nghe tiếng hát của chị.
Tôi nói với N., cũng vẫn một giọng đùa đùa, chỉ mong chị đừng có tiếng hát của cô Tơ trong Chùa Đàn.

"Nguyệt giãi tàn nhang...ư... Con sông hồ nước biếc... Bá Nhỡ ngồi trước mặt kia, sinh mệnh chỉ còn dính vào cuộc đời bằng một vài khổ đàn nữa thôi. Tắt bản đàn là đời người đang cúi xuống cái gẩy bằng sừng bò tót kia cũng hết luôn".

Cũng lại một cuốn sách tạo nghiệp, Chùa Đàn. Đọc lại tôi thấy tiếc hùi hụi, phải chi Nguyễn Tuân đừng thêm vô Mưỡu Cuối.

Cũng vẫn chuyện Ngày Mai ăn bánh khỏi trả tiền, trong một Thị Trấn Ngày Mai, của một Ngày Mai Ca Hát. Ngày Mai to lớn hơn, huy hoàng hơn...
Vâng, cũng những bài xưa cũ đó, buổi tối tại một nhà hàng, đám chúng tôi ngồi nghe chị NG.
Cô Tơ đã chết rồi, bây giờ những bài hát không làm sống lại quá khứ nhưng rửa sạch quá khứ, đem lại công bình cho những người đã chết.

"Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi...".

Roberto Bolaño

Scholars of Sodom

*

"Vào thời gian đó, tôi hai mươi tuổi và tôi khùng/
Tôi mất một xứ sở và tôi [làm thơ, mê gái, đi nhà thổ...] được một cơn mộng"
Tuyệt cú.

Làm nhớ Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn.

GCC có 1 bạn văn, ít tuổi hơn Gấu, thường tự coi là em, nhưng Gấu “mày tao” tuốt,  tuy tự coi là đàn em nhưng viết văn trước cả đàn anh, ngay từ thời còn đi học đã có truyện ngắn đăng dài dài trên Tiểu Thuyết Thứ Năm. Anh viết thứ truyện ngắn rất dễ đọc, rất mùi, rất có đầu đuôi, cộng thêm 1 thứ văn phong rất học sinh, thành thử ăn khách lắm.
Sau đi lính, sĩ quan, cũng rất hay ngồi Quán Chùa, cái thời GCC còn hách lắm, hai ba đầu lương, thành thử ít khi chịu để cho bạn, quí hay không quí, đàn em không đàn em, trả tiền cà phê.
Anh bạn vẫn thường kể lại, ngay cả bây giờ, mỗi khi gặp lại ở Tiểu Sài Gòn, hồi đó, mỗi lần ra Quán Chùa, thấy anh ngồi đó, là.. yên tâm rồi!
Anh rất mê ngồi Quán Chùa, để gặp những đấng như ông anh nhà thơ, hay đám "tỉu thít mới".
Không phải là anh không thể trả tiền 1 ly cà phê, nhưng hồi đó, chưa sống theo kiểu Mẽo, ai trả tiền cà phê người đó.

GCC viết lại như vậy, để hiểu là, cái sự bạn quí bỏ hết công việc làm ở Mẽo qua Trại Tị Nạn thăm để nhét vô túi 10 đô, nó quá sự tưởng tượng của GCC.
Đó là sự thực.

Bạn đi quá trễ. Hết mùa biển động rồi!
Ui chao, GCC đọc những dòng thư của “cũng bạn quí”  một thời, 1 trong 5 nhà văn nữ số 1 Sài Gòn, mà chỉ tính quay về xin VC tha tội!

Chỉ đến khi đọc câu của Brodsky, và, đọc những dòng của VP viết về nhóm ST, MT viết về bạn quí TTT, GCC mới vỡ ra, và "ơ rơ ka" 1 tiếng, đúng rồi, với những kẻ đã đi thoát, thì những kẻ ở lại đều… ngỏm rồi!

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead). Akhmatova would have none of that. She particularizes her fallen instead of generalizing about them since she writes for a minority with which it's easier for her to identify in any case. She simply continues to treat them as individuals whom she knew and who she senses wouldn't like to be used as the point of departure for no matter how spectacular a destination.
Joseph Brodsky:  Anna Akhmatova Poems' Introduction.

Như là 1 đề tài, cái chết đúng là 1 thứ thuốc thử màu đối với đạo hạnh của một nhà thơ. Cái thứ văn chương "ai điếu" thường được sử dụng để thực tập cái trò tự thương thân, trách phận, hay cho những chuyến đi siêu hình, chúng làm lộ ra sự ưu việt ngầm, của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đám đông (còn sống nhăn) đối với thiểu số (những người đã chết).

Hà, hà!

Anh bạn này là học trò của Phạm Công Thiện, thời ông dậy ở Đà Lạt.
Anh kể 1 giai thoại về PCT. Rất hay đi xóm, và tiếng đồn đến tai ban giám hiệu trường. Thế là một bữa, ông kêu thằng học trò khệ nệ khiêng giùm mớ sách vở [nhiều lắm, theo anh kể], dọn nhà đến khu phố đèn đỏ.
Thế là khỏi đi xuống xóm nữa!