*
Nhật Ký









Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện...
*
Quỳnh ơi trong mơ tôi vẫn chỉ biết gọi tên Quỳnh. Suốt mấy đêm liền, tôi mơ rất nhiều, hễ chợp mắt là hiện lung linh nụ cười em, em cười hồn nhiên, em nói hồn nhiên, rằng em có người yêu mới rồi, rằng em không thể chấp nhận nghề của tôi, ai đời lại làm nghề bộ đội, suốt đời chỉ biết súng ống thì dã man lắm, rằng em sẽ đi thử giọng hát vì em có giọng, em sẽ lên sàn diễn và một ngàn một triệu đàn ông sẽ vì em mà xin chết. Áo em ba lỗ, váy em cộc. Em cứ thế hồn nhiên dày vò tôi, ôi em hạnh phúc, em tủi cực của chúng tôi...
Tôi đã kể chuyện

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Người thứ ba

Dọn

Phê

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?

Requiem
*
LARRY BURROWS
Vietnam, 1962
Vietnamese Air Force T-28 Skyraiders, flown by U.S. Air Force pilots,
drop napalm on Viet Cong targets. (LIFE)
*

LARRY BURROWS
Mekong Delta, Vietnam, 1963
South Vietnamese troops with
Viet Cong prisoners. (LIFE)
*
Đây là bức hình được Pulitzer của Faas
*
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao? (1)
Xử bắn
(1) Nhân đọc bài trên talawas liên quan tới bức hình trên của Faas. Chú thích cho thấy, đây là binh sĩ VNCH.

*
Mới nhận mail của Dirck, liền tức thì:

From:
Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18 PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:
It's wonderful to hear from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion in Saigon in May.
Cuộc hội ngộ vào tháng Năm, the reunion in Saigon in May, là vào năm 1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân. Mời mấy anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.


Faulkner trẻ
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng của Gấu, của tất cả những con người đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không thể nào nói tốt được cho nó. Sebald, chẳng làm điều gì xấu cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể như vậy, và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước Đức, khi, không những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó một cái chức ông Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.

*
Sebald by David Levine, NYRB
Tưởng Niệm
Phát biểu khi là ông Hàn
Sân Trường Cũ
Sebald tởm những gì người dân Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da vàng làm thịt da vàng, thì sao? Đó là lý do người dân Mít thù VC, chứ không phải thù trong nước. Có một sự lập lờ ở đây. Làm gì có bất đồng chính kiến? 
Chỉ có sự thù hận cái xấu, cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu nhân dân trong nuớc.

Ba thằng lăng nhăng

Thời gian trường Bưu Điện đang xây cất đó, Gấu làm việc bên này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói, xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh này là của ern, không phải của Gấu], đưa thư xanh này cho cái anh nho nhỏ đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, đài gương soi đến dấu bèo này chăng?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân, còn phạng thêm cho một câu, nó là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài gương, là ông cán sự Bưu Điện

Chuyện hai thành phố
1 2
Có một lần ngủ nhà Cẩn, đang đêm cảnh sát xét sổ gia đình. Lẽ tất nhiên không có tên Gấu.
Trong khi viên cảnh sát kiểm tra nhân số, ghi ghi, chép chép, Gấu biết thân phận, lui cui đi kiếm đôi dép xỏ vô chân... anh ta ngưng viết, ngạc nhiên hỏi:
-Đi đâu?
Gấu cũng ngạc nhiên, hỏi lại:
-Thì theo ông về bót chứ đi đâu?
Anh ta bật cười.
Lần đó, đưa về đồn cảnh sát Quận Ba, ở khu Ngã Sáu Hoà Hưng, nằm trên đường Lê Văn Duyệt.  Cẩn qua nhà Bà Trẻ, mang sổ gia đình tới, tới tận trưa Gấu mới được thả.
Hai lần đụng độ cảnh sát VNCH của Gấu, lần nào cũng thú vị. Lần kia, khi vừa mới ra trường Bưu Điện được tí ngày, tí tháng, đã có tí tiền còm, và gần như ngày nào cũng ghé xóm, thường sau khi tan sở. Lần xém bị bắt, vào lúc 10 giờ sáng, đang lui cui làm việc, bỗng nhớ xóm quá, thế là dzọt.... Gấu đã kể rồi, trong Chuyện hai thành phố 2

Vài kỷ niệm về Mai Thảo