*
Nhật Ký









**
&*

Man Booker International judges honour Chinua Achebe
'Father of modern African literature' beats formidable shortlist including Carlos Fuentes and Doris Lessing, signaling the £60,000 prize's status as an authentic world award
John Ezard
Wednesday June 13, 2007
Guardian Unlimited
Man Booker Inter. về tay "cha [già] văn chương Phi châu hiện đại.". Giải Orange cũng về Phi châu. Tác giả của Nửa Mặt Trời Vàng - di chúc cho tuổi trẻ như là sử thi về chiến tranh - cho biết, hứng khởi viết, là từ giả tưởng chiến tranh của Chinua Achebe.
Testament to youth as war epic wins Orange prize
· Judges hail 'astonishing' story of Biafra conflict
· Writer's second novel voted top title by readers
John Ezard
Thursday June 7, 2007
The Guardian
The exemplary chronicler of an African tragedy
Chinua Achebe's richly textured Biafra war stories have inspired and informed my own writing, so I'm particularly thrilled about his Booker prize.
Chinua Achebe's war fiction was a huge inspiration to me when I was writing my novel, Half of a Yellow Sun. The Biafra stories in his Girls at War and Other Stories are about what happens when the shiny things we once believed in begin to rust before our eyes.
Ôi chao, "chuyện gì xẩy ra một khi chân lý sáng ngời 'đường ra trận mùa này đẹp lắm' lẫm liệt một thời, trở thành gỉ sét, trước mắt chúng ông"?"
*
The unseen literary world
Chinua Achebe's long wait for recognition highlights the invisibility of non-western writers
Maya Jaggi
Thursday June 14, 2007
The Guardian
Cái sự chờ đợi quá lâu để được nhìn ra, của cha già văn chương Phi Châu này, cho thấy, đám nhà văn Tây Phương hình như hơi bị mù dở, hoặc cận thị.
There was a writer, Nelson Mandela recalled of his 27 years in jail, "in whose company the prison walls fell down". Chinua Achebe of Nigeria, whom Mandela honoured on his 70th birthday as a fellow "freedom fighter", was yesterday named the winner of the £60,000 Man Booker international prize. A biennial lifetime achievement award for fiction that cynics had thought designed to embrace famous Americans excluded from the Man Booker remit has again - after the initial award to Ismail Kadare of Albania in 2005 - been vindicated by a relatively obscure but richly merited choice.
Cái sự được Man Booker của ông, tuy muộn, nhưng đúng là một chọn lựa thực xứng đáng. Nelson Mandela, vinh danh ông nhà văn chiến sĩ của tự do, trong lần kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Chinua Achebe, nhớ lại 27 năm tù của mình, và, lèm bèm, chỉ cần một ông nhà văn như ông này, là tường nhà tù thi nhau đổ xuống...

Thu phố ca
*
Tương Tiến Tửu

Chuyện hai thành phố
1 2
Bản scan số 1 là từ tập truyện Lần Cuối Sài Gòn, 1998
Bản số 2, từ Những ngày ờ Sài Gòn, 1970
Đọc lại Chuyện hai thành phố, ấn bản cc 1970, Gấu nhận ra, có vài chi tiết tưởng tượng, không đúng sự thực. Chi tiết về bà chị dâu, Gấu nghe kể lại từ một anh bạn trong Thất Hiền, lần anh này ghé nhà một anh bạn, không liên can gì tới một bà chị dâu ở trong Chuyện hai thành phố.
Một chi tiết thú vị, có thật, mà Gấu không hề nhớ, là anh bạn Nguyên ở trong truyện, ở ngoài đời, đã từng bị VC bắt, khi đi xe đò, bị đưa vô rừng học tập cải tạo mấy tiếng đồng hồ, hoặc mấy ngày, sau đó thả về.

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Nhà sàn chú Thi ở Hưng Yên
Trăng Huyết
Về chu kỳ hành kinh, vấn đề kinh nguyệt của phái nữ, đực rựa không được phép lèm bèm, nhưng đây quả là một vấn nạn, không chỉ dành riêng cho một nửa nhân loại.
Trong bộ Thần Thoại của Lévi-Strauss, [hình như trong cuốn Les manières de table, Những cách đặt bàn ăn], ông đã mất công sắp xếp, lắp đặt, cả một lô những huyền thoại, thành một con đường - của một chiếc thuyền độc mộc, theo những dòng sông dẫn tới mặt trăng - chỉ để chứng minh, chúng nói về con đường hành kinh của người phụ nữ.
Cô thiếu nữ, trong Những Dòng Sông, như con cá hồi lần hồi tìm về con kinh, con rạch ngày nào, khi còn một đứa con nít, cô vẫn thường bơi lội, và chợt nhớ ra, lần đang tắm, như một đứa con nít, thấy dòng nước hồng hồng ấm ấm từ trong mình tỏa ra con kinh, biết rằng mình hết còn là con nít, và lần này trở về, không còn là con nít, là thiếu nữ, là phụ nữ, mà là một hạt bụi, cái chu kỳ hành kinh như thế, là cả một đời người.
Có những đấng đàn ông - phần nhiều là có thiên hướng gay - rất lấy làm buồn phiền ông Trời, tại làm sao mà 'delete' một trong những thú đau thương nhất nhất tuyệt tuyệt như thế, đối với cái PC của họ. Và cái ông nào đó, khi đặt tên đứa con tinh thần chỉ có một nửa, bằng cái tên Trăng Huyết, một cách nào đó, là đòi 'save' cái thú đau thường kỳ tuyệt này, ít ra là cho riêng ông ta.
Nhưng, đây là một lời nguyền, một sự trù ẻo, hay một ân sủng?

Người thứ ba
Dẫn nhập
Người Mỹ Trầm Lặng

Dọn
Chuyện tiếu lâm Bush bắt tay nhân dân bị mất đồng hồ, Gấu nghe từ hồi còn ở tù VC, có khác tí, và là câu chuyện một du khách đi tour, hỏi một du khách ngồi kế bên, đã đến thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên Người chưa, tay này đưa tay ra bên ngoài cửa xe, lấy vô, thấy mất cái đồng hồ, gật gù nói, tới rồi!

Ác Mộng
Chúng ta chỉ cần một Lincoln.
Như đã có lần Gấu thỏ thẻ góp ý, dân Mít chúng ta chỉ mong có một Lincoln, thay vì nhiều bại tướng Lee, nhân một bài viết trên talawas.
Mới đây, tình cờ đọc trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số March 29, 2007, một bài viết về Lincoln, của James McPherson: Lincoln's Secret Radical Strategy. Tác giả điểm cuốn The Radical and the Republican: Frederic Douglass, Abraham Lincoln, and the Triumph of Antislavery Politics [Nhà Cải Cách và nhà Cộng Hoà: Frederic Douglas, Abraham Lincoln, và cuộc Chiến Thắng của Chủ Trương bài Nô Lệ], của James Oakes [nhà xb Norton 328 trang, $26.95].
Tác giả bài viết tự hỏi, liệu Lincoln thực sự lo lắng đến chuyện mầu da [giải phóng nô lệ da đen]?
Và ông trả lời, có. Tuy nhiên, theo ông, như vậy chưa đủ. Làm sao thực hiện nó, mới quan trọng.
Và đây là chiến thuật của Lincoln, qua câu nói nổi tiếng của ông:
"My paramount object" in this war "is  to save the Union", Lincoln viết trong một bức thư ngỏ, a public letter, cho Greeley, "and is not  either to save or destroy slavery". If "I could save the Union without freeing any slave I would do it, and If I could save it by freeing all the slaves I would do it; and if could save it by freeing some and leaving others alone I would do that".
[Chủ trương hoành tráng của tôi, trong cuộc chiến này, thống nhất đất nước, chứ không phải giữ, hay huỷ diệt nô lệ. Nếu tôi có thể thống nhất đất nước mà chẳng giải phóng bất kỳ một nô lệ, tôi làm liền; nếu tôi thống nhất đất nước mà giải phóng tất cả  nô lệ, tôi làm liền, nếu tôi thống nhất đất nước mà giải phóng chỉ một dúm nô lệ, tôi làm liền...]
Câu nói của Lincoln cho thấy, ông coi thống nhất đất nước [ở đây là cứu vãn thể chế Union], quan trọng, hơn, so với giải phóng da đen. Và đó là chiến thuật bí mật của ông: Hãy thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ sẽ tiếp theo liền.
Thành thử vấn đề vẫn là cái tâm của ông.
Khác hẳn Miền Bắc XHCN.
Khó mà nói, Bắc Bộ Phủ không hề biết, xã hội Miền Nam, cuộc sống của dân Miền Nam cao hơn Miền Bắc.
Nhưng thống nhất đã, cho dù có phải hy sinh Miền Nam, hy sinh cái xã hội tốt đẹp đó.
Ba thằng lăng nhăng
Gấu có lần kể, câu chuyện một anh chàng lần đầu được ăn một trái chuối, rồi nhớ đời, đến khi tha hồ mà ăn, thì, ôi chao, những trái chuối ê hề kia, vị của nó không sao bằng trái chuối đầu đời.
Hai lần mò mẫm trở về đất Bắc của Gấu, là chỉ để tìm lại cái mùi vị của một con ốc nhồi, vớt lên từ cái ao ở bên ngoài cổng nhà cô Hồng Con, rồi cứ thế nổi lửa, ăn sống ăn sít, chắc là ở đúng cái chỗ, sau này, cô gái, do bị bịnh sốt thương hàn, nên khát nước quá, bèn bò ra khỏi nhà, tới bờ ao thì gục chết.
Cô bị dân làng nhà Gấu nhốt trong căn nhà của bố mẹ, sau khi đã làm thịt cả hai, vì tội địa chủ.

Gấu, nhà văn
*
Kiểu câu kệ dài thòng, trong văn Mít, trước Gấu, chưa hề có.
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.
*
Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện, nghĩa là bình thường, giản dị chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.
Cầm Dương Xanh
&
Người đẹp, nữ văn sĩ Quảng Trị, TTH @ Bảo Ninh's, cc 2001
“Thương bất chết”, “Thương hung lắm”
 Nguồn
Cục Uất
Chị ấy trước là ca nhi, anh là học trò, gặp nhau đem lòng mến yêu, nhưng bị cha mẹ ngăn trở không được toại ý, ốm tương tự gần chết, cho người đến nói với nàng là chàng bị bệnh lâm nguy, nếu được nàng đến cho sờ vào da thịt một lần, chết cũng cam tâm, câu chuyện cô Bẩy Tiêu, Tiêu Thất Nương của Bồ Tùng Linh, hoá là như vậy.
Bởi vì cô nàng là ca nhi, cho nên chàng mới có cuồng vọng, trước khi chết mong được sờ, được hửi.
*
Ui chao, Gấu lại nhớ đến Bông Hồng Đen. Một lần, trong thư, Gấu viết, anh không xứng đáng - thì có thằng đàn ông con trai nào, khi thực sự yêu một em, mà cảm thấy mình xứng đáng đâu, bởi vì khi bạn thực sự yêu một cô gái, bạn quên mất cái thằng đàn ông khốn nạn lúc nào cũng nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ - sau đó, khi gặp lại, mặt em hầm hầm, giơ tay dí dí vô mũi Gấu, ra lệnh, H. cấm anh không bao giờ được nói, anh không xứng đáng!
*
Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi", có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy... Không, trăm lần không, ngàn lần không, đừng bao giờ nói như vậy, đừng bao giờ nói anh không xứng đáng....
Lan Hương

Vài kỷ niệm về Mai Thảo