*
Nhật Ký










**
*

Huyền Không
[Note: Nhân thầy Mãn Giác vừa tạ thế, tìm đọc thơ của thầy với bút hiệu Huyền Không , thấy được bài này , chép gởi Tin Văn. ĐLK Nguồn]

Thơ Đặng Phú Phong

Đây là cuốn sách, kể kinh nghiệm mà bất cứ một anh tù VC nàocũng đã từng trải qua. Một tác phẩm mà anh nào cũng muốn đọc và muốn là tác giả của nó !
House of the Meetings: Nhà Hội. Nơi gặp gỡ, và, nếu là bà xã đi thăm, thì trại viên sẽ được qua đêm tại đó.
Martin Amis: The House of Meetings
The black farce of history
Neal Ascherson applauds Martin Amis for his honesty, but finds Koba the Dread inadequate as a book written to honour the victims of Stalin
Saturday September 7, 2002
The Guardian
Koba the Dread: Laughter and the Twenty Million
by Martin Amis
306pp, Jonathan Cape, £16.99
Why laughter? The second world war killed some 50 million human beings; the Bolshevik revolution and the Soviet state killed at least 20 million between 1917 and Stalin's death in 1953. Why is Hitler no joke, while the deeds of Stalin (and Lenin) can be subjects for humour as well as horror.
Amis là tác giả cuốn Koba the Dread: Laughter and the Twenty Million. [Koba Tên Khủng Khiếp: Tiếng cười và hai chục triệu người chết].
Neal Ascherson,trên Guardian, coi Amis có sự chân thực khi viết nó, nhưng cuốn sách yếu, không đọc nổi lời ai điếu cho con số khủng khiếp, là những nạn nhân của Stalin.
Nhưng Koba là ai?
Trên Tin Văn đã có một bài nho nhỏ về một bí mật nho nhỏ về Koba.
Koba là bí danh của Stalin, khi, nằm trong lòng Cách Mạng Bolshevik, làm điểm chỉ viên cho mật thám Nga Hoàng.
Tại sao tiếng cười, The laughter?
Đệ nhị thế chiến giết chừng 50 triệu người. Cách Mạng Bolshevik và chính quyền Xô Viết giết chừng 20 triệu từ 1917 đến khi Stalin chết, vào năm 1953.
Tại sao, với Hitler thì không có tiếu lâm, nhưng với Stalin, thì sự khủng khiếp ghê rợn lại nhuốm tí mùi tếu tếu, hài hài?
Một trong những hài giết người của Stalin, là như dưới đây:
 Stalin, người đã tống vào tù và làm chết hàng triệu đồng bào của ông ta, đôi khi làm những cú điện thoại thật bất ngờ, vào ban đêm, từ văn phòng của ông ở điện Cẩm Linh. Thường là gọi cho một vài nhà văn, trong số đó có Pasternak, Ilya Ehrenburg. Ehrenburg đã nhận được một cú gọi như vậy, sau khi Babel bị bắt.
"Babel có phải là một nhà văn tốt không?", Stalin hỏi.
-Một nhà văn tuyệt vời, Ehrenburg [và cả đám mừng rỡ], nói.
Câu nói tiếp của ông Trùm Đỏ, là một từ cụt ngủn:
-Zhalko (Đáng tiếc,đáng thương).
Và Người gác máy.
Đó là death knell (tiếng chuông báo tử).
Cười vỡ đêm đen
[Sự thực Hirler cũng là một vua kể chuyện tìếu lâm, như những phát giác mới đây về ông. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác, không liên quan tới cái hài của me-xừ Stalin. Stalin vừa khôi hài vừa giết người. Hitler kể chuyện khôi hài ngay ở những phút cuối cùng của đời mình]
Amis, là từ lò Granta, một tạp chí luôn phát hiện những nhà văn trẻ, thí dụ Rushdie. Ông bố cũng viết văn, cũng nổi tiếng, ông con cũng vậy. Gấu có mấy cuốn của ông, nhưng đúng như Người Kinh Tế viết, cuốn này là một comeback của Amis. Đúng lúc chẳng ai ngờ, ông trình làng cuốn sách bất ngờ. Thật là tuyệt vời. Chẳng ai nghĩ, ông có thể viết được, dù nổi tiếng.

Tưởng niệm Anna Politkovskaya

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Nguyễn Trọng Khôi
khoiart.com

Pamuk's Nobel is a family affair
The anger and delight which greeted Orhan Pamuk's Nobel prize in Turkey are no surprise, says Elif Shafak. Turkey has always expected novelists to provide more than words
Friday October 20, 2006
Guardian
Cái sự tức như điên, và sướng lịm người của dân Thổ, khi Pamuk được Nobel, chẳng có gì ngạc nhiên. Chẳng bao giờ ông con này chịu đóng mình vào khuôn khổ mà ông bố [xã hội Thổ] đòi hỏi. Dâng hết đời mình cho văn chương, ông mê chữ hơn là mê đời sống thực ở bên ngoài.
Ngay từ cuối thế kỷ 19, khi Đế quốc Ottoman đã đi đoong, nhìn về Tây Phương, một ông Thổ than: Tụi khốn kiếp đó đã phải mất bao nhiêu năm mới đạt tới đỉnh cao chúng nó đang hưởng thụ? Bốn trăm năm ?
Liệu chúng ta cũng phải đợi lâu như vậy?
Sao mấy thằng nhà văn của chúng ta chậm lụt như thế này!
Nobel văn 2006
Freedom to Write
The Anger of the Damned
NYRB đọc Snow

Les Bienveillantes

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

 Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Bac Gau thong thien bac dia qua...
Rang hoi xua bac khong lam "tinh bao" cho roi.
Câu hỏi trên, thực sự chỉ là một câu hỏi đùa của độc giả.
Bởi vì cái chuyện "thông thiên bác địa" của Gấu không làm chết người.
Vả chăng, Gấu đã từng trả lời câu hỏi này, một lần rồi. Ngày xưa, Gấu đã từng mon men tính làm cái nghề giống như của PXA.
Gấu trở lại Miền Bắc sau hơn nửa thế kỷ, một trong những lý do thầm kín của chuyến đi, là để giải cho ra, tại sao không làm cái nghề "tình báo" cho rồi.
Lần đó, sau khi thi đậu cái bằng Túa tài II, đói quá, Gấu nạp đơn xin đi làm biên tập viên cảnh sát, về hí hởn khoe với Bà Trẻ, người nuôi Gấu; Bà trợn mắt mắng, ngày mai đến lấy ngay cái đơn về xé bỏ. Nhà mày không có mả đánh người.
Đánh hay không đánh, to beat or not to beat cũng làm Steiner nhức đầu, như ông có lần trả lời phỏng vấn. Ông này còn đi xa hơn, khi đẩy vấn đề lên thêm một nấc, liên quan tới mấy bà vợ của những tên đánh người. Sống với hơi người chết, bám vào kẻ đánh đập, hiếp dâm, thủ tiêu họ, như thế, mấy bà vợ, mấy đứa con bị "phản ứng phụ".
-Ông vẫn còn thích viết giả tưởng?
-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện, hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với những người đàn ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác. Cội nguồn xa xưa nhất của nó, là từ Lysistrata, của Aristophanes, về những người đàn bà không chịu ngủ với chồng, cho tới khi họ ngưng chém giết. Ở đây, không chỉ là chuyện họ không chịu ngủ với chồng, nhưng một căn bệnh khủng khiếp bắt đầu xâm nhập vô ngay chính hành động ái ân, và sau cùng những người đàn bà bắt đầu làm thịt mấy ông chồng. Lại còn chuyện những đứa trẻ nữa: làm sao chúng sống, với sự hiểu biết về điều người cha làm?
Gần mực thì đen, mấy ông làm báo thường làm thêm nghề tình báo, cũng dễ hiểu, nhưng liệu một ông khoa học gia, toán gia, có làm thêm nghề tình báo? Có đấy.
PXA làm nhớ đến Grene. Ông giáo sư Toán, Đại học Khoa Học Sài Gòn thì làm Gấu nhớ đến cái tay từ chối giải Nobel Toán học [Field Medal] khi giải được bài toán Poincaré.
Trên tờ Người Nữu Ước có một bài viết thật là tuyệt vời về ông. Gấu mong có dịp cống hiến bạn đọc bài viết, liên can đến mấy tay nữa, cũng toàn thứ "cây toán", trong có một ông Tầu.
SECRET OF THE SPHERES
Grigory Perelman solved math's million-dolla problem. So why does he no longer want to be a mathematician? Sylvia Nasar and David Gruber talk to a reclusive genius.
Mikhail Gromov, the Russian geometer, said that he understood Perelman's logic: "To do great work, you have to have a pure mind. You can think only about the mathematics. Everything else  is human weakness. Accepting prizes is showing weakness." Others might view Perelman' s refusal to accept a Fields as arrogant, Gromov said, but his principles are admirable. "The ideal scientist does science and cares about nothing else," he said.
Mikhail Gromov, một nhà hình học Nga, cho biết, ông hiểu suy luận của Perelman: "Để làm việc lớn, bạn phải có một cái đầu thật tinh khiết. Bạn chỉ có thể nghĩ về toán. Mọi cái khác là sự yếu ớt, nhược điểm của con người. Chấp nhận giải thưởng là cho thấy nhược điểm." Những người khác có thể coi việc ông ta từ chối nhận giải thưởng là ngạo mạn, Gromov nói, nhưng những nguyên tắc của ông thì thật đáng yêu, thật tuyệt. "Nhà khoa học lý tưởng làm việc khoa học, và đếch thèm để ý đến thứ gì khác".
Ông giáo sư Toán Nguyễn Đình Ngọc thì làm việc toán, làm việc chó săn, và làm quân quản.
Chỉ đến sau ngày 30-4 một buổi sáng anh đi cùng một vị khách lái xe hơi vào gặp Ban Quân quản nhà trường, vị khách tướng mạo như David More. Anh được giới thiệu thuộc tổ chức của an ninh và vị khách là một ông Tân (người thì gọi là Hai, Tư, Chín Tân) mà về sau được biết là phụ trách phía Nam của bộ phận về an ninh. Ông Tạ Bá Tòng người công tác về trí vận cũng khéo léo thông báo chính ông là người đã đưa anh Ngọc đến Mỹ Tho móc nối lại với tổ chức của anh ấy. Trong những ngày đầu mọi hoạt động giảng dạy không còn và bấy giờ anh em giảng dạy trong Ban Toán chỉ gặp nhau trong các buổi sinh hoạt về chính trị, anh Ngọc lại có một nhiệm vụ “quân quản” khu đại học của nhà trường ở Thủ Đức.
Nguồn

"Nhà khoa học lý tưởng làm việc khoa học, và đếch thèm để ý đến thứ gì khác".

Nói gần nói xa, chẳng qua nói mình: Gấu cũng đã từng được một bạn văn ban cho những lời vàng ngọc tương tự.
Thế mới sướng chứ !

Đọc Nguyễn Quốc Trụ để hình dung ra con người của ông, hình như đối với người này, không có gì khác, ngoài văn học.
PXĐ đọc Nơi người chết mỉm cười
Những Dấu Ấn
Sự tinh khiết của sự tuyệt vọng