*
Nhật Ký









Tự Khúc Gọi Người
Mùa Em

Tiểu thuyết gia kỳ cọ quá khứ
WAR AND REMEMBRANCE

“History, or, to be more precise, the history we Germans have repeatedly mucked up, is a clogged toilet,” the narrator in Günter Grass’s most recent novel, “Crabwalk,” says. “We flush and flush, but the shit keeps rising.” Now the author, a Nobel laureate widely regarded as “the conscience of Germany”—a man who has regularly sermonized against the forces of reaction and the corruptions of power—is up to his neck in it himself.
Grass, who was born in 1927, never pretended to have escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Bảnh thật!
Nhất Ngài! NQT


The six shortlisted books were chosen from a longlist of 19 and are:
Desai, Kiran  The Inheritance of Loss  - Hamish Hamilton
Grenville, Kate The Secret River  - Canongate
Hyland, M.J.  Carry Me Down - Canongate
Matar, Hisham  In the Country of Men  - Viking
St Aubyn, Edward Mother’s Milk - Picador
Waters, Sarah The Night Watch - Virago
Danh sách chót Booker


   
*    
Nghe nói Mùa Thu ở đây đẹp lắm
Tụi mình chạy xe đuổi theo lá đổi mầu
Trên xa lộ
Trong thơ Nguyễn Du
Trong hạnh ngộ.
Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài-gòn buốt trên đầu ngón tay.


*

Flaubert maintained that a writer should never celebrate himself, that he should in fact pretend not to have lived. He claimed to be an "homme de plume", a pen man, and that the only adventures in his life were the sentences he wrote. Yet he was not always tied to his desk, quill in hand. He travelled to Egypt, Syria, Turkey and Greece. In Paris, in 1848, he witnessed the street fighting and the violence of the mob. He frequented some of the most notable people of the period: the sculptor James Pradier, the brothers Edmond and Jules Goncourt, the critic Sainte-Beuve, the Russian novelist Ivan Turgenev, George Sand - with whom he developed a tender friendship - Princess Mathilde Bonaparte, and Maupassant, who considered himself Flaubert's disciple. He had a turbulent affair with the writer Louise Colet, one of the most flamboyant women of the century.
TLS Sept 1, 2006, đọc cuốn tiểu sử mới nhất về Flaubert, của Frederick Brown, nhà xb US, Little, Brown US.35$.
*
Flaubert phán: Nhà văn chớ bao giờ tự huênh hoang về mình, phải làm như rằng thì là, ta chưa từng sống ở trên đời. Rằng, những cuộc phiêu lưu trong đời hắn, chỉ là những câu văn mà hắn viết ra.
Tuy nhiên, ông chẳng hề bị [nhà nước] trói vào bàn viết. Đi giang hồ như điên, gái gẩm chẳng kém, có một cuộc tình tưng bừng với một trong những người phụ nữ lộng lẫy nhất thế kỷ.


*

Kỷ niệm lần thứ 50 Cách Mạng Hung, chúng ta đã có bài thơ của TTT,
Hãy cho anh khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Viết liền ngay khi nó nổ ra.
Tin Văn sẽ giới thiệu thêm, một truyện ngắn về nó,
Truyện ngắn Prayer, xuất hiện năm 1966.
Bản tiếng Anh, lần đầu xuất hiện trên TLS số đề ngày 1 Tháng Chín 2006.
Truyện kết thúc bằng câu:

Có thể nhìn thẳng vào cái chết, với hy vọng.
"It is possible to face death with hope"


*
'To stand still is to fall away from the truth'
Đứng ỳ ra là rời xa sự thực
Susan Sontag, who died two years ago, left behind a cache of journals, notebooks and jottings. These deeply personal extracts, beginning when she was 26 and in Paris, reveal a passionate woman coming to terms with who she really was - and finding her voice as a writer.
Thursday September 14, 2006
The Guardian
Nhật ký riêng của Susan Sontag, mất cách đây 2 năm, bắt đầu từ năm 26 tuổi, khi ở Paris, cho thấy đây là một người đàn bà đam mê, muốn đi và tới, cùng với thời và đời của mình, và tìm ra được tiếng nói của bà, như là một nhà văn.
Nothing prevents me from being a writer except laziness. A good writer.

Chẳng có gì ngăn cản tôi thành nhà văn, ngoại trừ sự lười biếng.
Nhà văn thôi ư? Không. Nhà văn, mà là thứ bảnh cơ.
*
Ôi chao, làm Gấu nhớ tới lần đầu nhìn thấy 'ông số 1', ngồi ở một góc phòng khách, tức phòng đầu tiên từ ngoài cửa bước vô, có bộ xà lông - tối là bạn C. dẹp qua một bên, trải cái đệm xuống và Thất Hiền lăn ra ngủ - nhưng ông ngồi trên một cái ghế gỗ, hai chân co lên ghế, gần như kiểu ngồi xổm, trước cái bàn nhỏ, chăm chú viết, quên hết ngoại cảnh, và Gấu hiểu ngay ra rằng, rồi đời mình sẽ y hệt như vậy.
Sẽ chỉ cần có như vậy, một cái bàn nhỏ, một cái ghế dựa, và một xó nhỏ, y chang như vậy.

Sau này, lần về lại Hà Nội, gặp ông cậu, Cậu Toàn, ông cũng nói y chang cùng một giấc mộng đó, "Hồi cậu mới từ Việt Bắc về Hà Nội, chỉ mong có được một cái bàn để mà làm việc, để mà mơ mộng".

Ôi chao đây cũng là cái góc tuyệt vời của Brodsky, trong Căn Phòng Rưỡi,
[Thư Nhà].

Nhưng phải nghe Steiner phán, mới sướng làm sao:
Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó.
Đúng như vậy, quê hương của một nhà văn, hóa ra chỉ là một mảnh nhỏ như thế đó.

Tiểu thuyết gia kỳ cọ quá khứ
Gunter Grass: I needed time to reveal my Waffen-SS past

Cuốn Vũ trụ thơ, đầu sách duy nhất của tôi, được nhà xuất bản Giao Điểm in năm 1972, tại Sài Gòn, là do nhiệt tình của người bạn vong niên Trần Phong Giao (1932- 2005), tự ý chủ động chọn bài và in ấn.
Tôi bắt đầu viết những bài điểm sách từ 1960, cho báo sinh viên. Trần Phong Giao đọc được và yêu cầu tôi viết thường...
Đặng Tiến [talawas]
Gấu này nhớ đúng: Đặng Tiến quả là đàn anh, theo nghĩa xuất hiện trước Gấu. Truyện ngắn đầu tay của Gấu, 1965, sau khi xơi hai trái mìn claymore của VC, nằm nhà thương Grall, đọc thơ Cao Đình Vưu [ký Cao Thoại Châu] trên Văn, thú quá, bèn quên cả đau, lôi bản thảo
Những ngày ở Sài Gòn (1965) ra, hỳ hục sửa lại, những lúc bí tiếng Tây khi đọc ông trùm Mác xịt, Henri Lefèbvre , cuốn Duy vật biện chứng, song song với ông VC Nguyễn Đình Thi, cuốn Triết Học Nhập Môn, ngay trên giường bệnh nhà thương Grall. Buổi chiều, nếu Bông Hồng Đen ghé thăm, thì bèn quẳng tất cả, đi với em giữa những đường hoa bên trong bệnh viện, mơ tưởng:
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và khi đó chiến tranh đã hết.
Nhưng nó đếch chịu hết, kéo dài thêm nhiều niên, còn kéo theo thằng em trai của Gấu đi với nó.

Nguyễn Mai và Gấu

Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố

Sự cứu rỗi cuối cùng
Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments.
Sự khô héo của con tim ngụy trang bằng văn phong vãi linh hồn.
Cứ mỗi lần đọc ba cái thứ tâm tình, nhìn lại cuộc chiến... là Gấu nhớ đến câu trên, quái quỉ thế.
Nhưng, có lẽ câu của Brodsky nói về dân Nga, là một lời cảnh báo 'nhẹ nhàng' hơn chăng?
*
Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này.
*
Nhưng, vẫn Brodsky, là những dòng tuyệt vời nhất, về chế độ khốn kiếp đó!
*
Dòng thơ của Frost, trong “The Star-Splitter” hình như là nói về điều này? “Bởi vì sống với xã hội, với người khác, là phải biết tha thứ”? [For to be social is to be forgiving].
Trong tất cả những khốn khổ khốn nạn của cuộc sống tập thể đó, vẫn có một tí gì mang tính cứu rỗi. Nó đẩy cuộc đời về những cơ bản của nó. Nó xóa sạch mọi ảo tưởng về bản chất của con người. Nghe tiếng rắm ở trong nhà cầu, là bạn biết ngay, ai đang ở trong đó. Bạn còn biết, ông/bà láng giềng đó đã xơi món gì, trong bữa cơm chiều, hoặc bữa điểm tâm. Bạn nghe ra những tiếng động, của người nào nguời nào, khi cọ quậy trên giường, và biết, khi nào những người đàn bà có tháng. Thường xuyên, bạn là người mà người hàng xóm tóm lấy, để mà thở than, ca cẩm, về nỗi đau, nỗi buồn của ông ta hay bà ta. Và cũng chính người đó, sẽ kêu xe cứu thương, nếu chẳng may bạn lên cơn đau tim hay gặp điều gì còn tệ hại hơn. Và cũng chính ông ta, hay bà ta, đã khám phá ra bạn, nằm chết ngay đơ, trên chiếc ghế vẫn ngồi thường ngày, nếu bạn là người sống độc thân, hay là ngược lại.
Những nhận xét, mách bảo thuốc thang hay cách nấu món này, món nọ, ở cửa hàng nào có món khoai lang, rau muống cọng vừa dài lại vừa xanh, non… những trao đổi như vậy thường là ở nhà bếp, khi mấy bà vợ đang lo bữa ăn chiều. Đây là nơi người ta học những điều thiết yếu, hệ trọng của cuộc sống: bằng một cái nhếch tai, một cái nháy mắt. Bi kịch nào đang diễn ra ở đây, khi một người nào đó đột nhiên đổi giọng, với một người nào khác! Học ở đâu cách ăn nói đó! Xúc động sâu xa tới mức nào đã khiến cho cột sống lưng cứng đờ vì giận dữ, khiến dáng đứng như trời trồng thế kia! Những mùi vị nào, hương thơm nào, uế khí nào bồng bềnh trong không khí, quanh ngọn đèn vàng một trăm oắt lửng lơ như một giọt nước mắt treo trên một sợi dây điện sặc sỡ rối tít mù. Có một cái gì hình như là bộ lạc ở đây, trong căn hầm mờ mờ sáng này, một cái gì nguyên thuỷ, hoặc nếu muốn, bạn có thể gọi nó là tiến hóa; và những nồi niêu xoong chảo treo lơ lửng trên bếp ga, chúng giống như những chiếc trống cơm của một thời tiền sử.
Thư Nhà
Và cũng vẫn Brodsky, là người đưa ra tiếng nói tối hậu cho "vấn nạn Nguyễn Duy", khi quyết định viết thư cho ông cụ bà cụ của ông, bằng một thứ tiếng thuần chất Nga: Tiếng Anh!

Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngôn ngữ ngoại về lương tâm”  [a “foreign code of conscience”].

Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra.




Trang Vương Trí Nhàn
Thời Vô Song
As I read him, Faulkner was hurt into greatness
Philip M. Weinstein, Faulkner's Subject
Jay Parini trích dẫn trong Tiểu sử Faulkner: Một thời thời vô song, One Matchless Time.