*

Diary

















Phố cũ, thu xưa, [2006]
*

*

Seaworthy

What would change the way we think?
Not much, and too much to ask. 

No good to say, step back from the brink,
but plough into the dark. 

Even the best craft takes a lifetime
to turn round, into seaworthiness. 

And on the way, many a drowned rhyme,
and many an SOS. 

ANDREW McNEILLIE
[TLS 31 Oct.2008]

*
Biển nhớ


Signs in harmony
TLS 31 Oct 2008

Xin thong bao ( co the hoi trễ) :
Than mau cua Co DANG LE KHANH la
Ba  DANG NGOC LƯU
( Tran Thi LỆ CHI )
vua tu tran ( tai San Jose - USA ).
TTS
*
Tin Văn xin chia buồn cùng K, và cầu chúc linh hồn cụ sớm siêu thoát
NQT và gia đình


Tala tai
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn

Xin lấy máu làm dầu soi sáng,
Cho con cháu mình soi tỏ mặt nhau.
CTC
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
PTD
*
Mỗi bài thơ là một khó. Thường xuyên, dòng đầu là quà tặng, tôi không biết, của Giời hay của khả năng bí hiểm mà người ta gọi là hứng khởi. Thí dụ bài Sun Stone, Đá Mặt Trời, của tôi: Tôi viết ba muơi dòng đầu, như có một người nào đó âm thầm đọc cho tôi chép. Tôi ngạc nhiên thấy thơ cứ thế tuôn trào, chúng như ở thật xa, mà cũng như thật gần, như ở ngay trong lồng ngực. Bất thình lình, ngưng! Tôi đọc lại, thấy chẳng phải sửa chữa gì hết. Nhưng đó chỉ là đoạn mở. Và tôi chẳng làm sao tiếp tục. Vài ngày sau, tôi khởi sự tiếp, không phải theo kiểu thụ động, mà là cố đẩy những dòng về hướng này, hướng nọ, và tôi viết thêm được ba muơi, hoặc bốn mươi dòng nữa. Tôi ngưng. Vài ngày sau, lại trở lại với nó. Bằng cách dị mọ như vậy, tôi khám phá ra trọn giọng điệu của bài thơ, và nó hướng về đâu. Nó giống như một cách điểm lại đời mình, một sự tái sinh của kinh nghiệm, nỗi quan hoài, những thất bại, những ám ảnh của tôi. Tôi nhận ra tôi đang sống khúc cuối tuổi trẻ của mình, và bài thơ, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là một bắt đầu.
Octavio Paz
Ui chao, ông này phán về thơ, y chang như Gấu tính phán, về mối tình của Gấu, với BHD: Tôi nhận ra tôi đang sống khúc cuối tuổi trẻ của mình, và [bài thơ] BHD, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là một bắt đầu. (1)
(1) Tận cùng: Nhiều tận cùng lắm! Tận cùng một cuộc đời, một cuộc chiến, một cuộc tình....
Bắt đầu: Ouvrez-moi cette porte... Cửa sắp mở, Gấu sắp đi, và gặp BHD, và bắt đầu, và biết đâu, cuộc đời sau sẽ rộng lượng hơn cuộc đời này! [mô phỏng Brodsky]:
Give me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former
Cho tôi một đời khác, và tôi sẽ hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời này
To my daughter
*
Câu thơ CTC, bây giờ đọc lại, và nhận ra, nó nhắc tới tai ương sau cuộc chiến, chứ không phải tromg cuộc chiến. Sau cuộc chiến, Mít mới cần soi tỏ mặt nhau, thế mới tiếu lâm! Câu thơ của chàng thanh niên, “lúc nào cũng có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi”[Camus]: lúc nào cũng trong dáng điệu chờ nhận lệnh trình diện Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, vậy mà lại là lời tiên tri sau cuộc chiến!
Trong tiềm thức của Gấu, có thể đã mường tượng ra điều trên, và thốt lên thành lời từ giã Sài Gòn:
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài Gòn âm ỉ cháy, tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để cho Sài Gòn của bạn sáng ngời.
*
Note:
Có thể, độc giả Tin Văn bực mình, thằng cha Gấu này lạc đề rồi, đang nói chuyện Sến Cô Nương, bèn chuyển qua… thơ, nhưng chính trong tinh thần, “soi tỏ mặt nhau”, “tôi đốt lên ngọn nến của tôi”…. mà chúng ta đành phải chấp nhận cuộc chiến, khi nó chưa bắt đầu, hay là sau này, sau bao nhiêu đau thương, khi nó đã chấm dứt.
Cũng trong tinh thần đó chúng ta hồ hởi đón chào cửa hàng cá, khi nó mới xuất hiện, chứ không phải trong tinh thần ăn thua đủ, đường ra trận mùa này đẹp lắm, hay ăn thua… điểm, như bà chủ quán cá trả lời BBC:
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.



Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.


Trước 1975, giả như Gấu không làm thêm cái job phụ là dịch sách, thì làm sao có được một độc giả cứu tinh, là cái tay chuyên lo việc khám xét đồ thăm nuôi của trại viên tại nông trường Đỗ Hòa? Anh này rất mê Cronin, nhà văn y sĩ Hồng Mao, và cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, do Gấu dịch. Nhờ vậy, khi Gấu Cái lên thăm nuôi lần đầu, đúng lúc Gấu đang ở tù trong tù, tức ở Tổ Trừng Giới, do cái tội đào trại, và đang đi lao động, anh ta ra hiện trường dắt Gấu về Nhà Hội, và trên đường đi, anh ta dặn cặn kẽ, có mấy trăm ở trong bị gạo, anh dím liền, đồ ăn chin, cố ăn được nhiều chừng nào hay chừng đó, bởi vì đám cai tù tổ trừng giới sẽ làm sạch sau khi anh về tổ cất đồ, và trở ra hiện trường lao động tiếp.