*




Chúc Mừng Năm Mới 2011

*

*


Câu đối Tết

VN là đồng minh 'đáng xấu hổ' của Mỹ

Mỹ là đồng minh ‘đáng xấu hổ’ của VNCH!

Tạp chí có tiếng Foreign Policy - Chính sách Ngoại giao - đã đưa Việt Nam vào danh sách "các đồng minh đáng xấu hổ nhất" của Hoa Kỳ nhân các diễn biến ở Ai Cập nơi Tổng thống Hosni Mubarak là người được Hoa Kỳ hậu thuẫn.


Thơ mỗi ngày

THÊM MỘT NHÀNH MAI RỤNG

Thế là Nguyễn Tôn Nhan đã mất. Một tai nạn giao thông tối 28 Tết (31.1.2011) đã cướp đi một người bạn, người anh lớn. Vẫn biết đoạn đời sau này của anh là phần lãi (anh phải mổ não cách nay hơn 20 năm, trong một thời điểm mà nền y tế Việt Nam còn kém cỏi, trang bị lạc hậu, và người bác sĩ mổ cho anh dự liệu rằng anh chỉ sống thêm được vài năm nữa thôi. Thế mà anh sống thêm được hơn 20 năm, và thấy được người bác sĩ ấy qua đời trước mình. Trong khoảng thời gian đó, anh đã biên soạn, dịch thuật, nhiều công trình quan trọng về Hán học, mà nếu xếp lại, chắc đã cao hơn cả thân người anh), nhưng nghe tin anh mất, vẫn thấy xót.

Tính tình anh hí lộng, coi nhẹ mọi chuyện đời, từ tên tuổi, tiền bạc, khen chê thị phi, cho đến cả sức khoẻ của mình (cách nay ít lâu, hai anh Cung Tích Biền và Nguyễn Lương Vỵ phải ép buộc mới đưa anh đi khám bệnh được). Nếu có điều gì trên đời này khiến anh quan tâm, thì chắc đó là thơ, như nhiều lần anh vẫn nói.

Tôi được may mắn thường xuyên gặp gỡ anh, cùng với Bùi Nghi Trang, Cung Tích Biền, và Nguyễn Đạt. Tôi thường nửa đùa nửa thật nói với các anh rằng, các anh phải giữ gìn sức khoẻ vì các anh thuộc một chủng loài đã vào Sách Đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng. Chủng đó có tên gọi là “Người viết trước bảy lăm.”

Vẫn biết điều đó là không thể ngăn được. Vẫn biết chuyện tuyệt chủng là tất yếu. Mà không ngăn được xót xa.

Bài thơ dưới đây tôi nhận được từ anh Nhan trong những ngày tôi và Bùi Nghi Trang làm tuyển tập Văn Tuyển, nhưng lại không in được. Sau này hỏi lại anh rằng anh đã cho in bài này ở đâu chưa. Anh bảo chưa, mà cũng chẳng nhớ hết bài ấy nữa. Bây giờ, mời mọi người cùng đọc, để nhớ một người anh, người bạn, đã dành cả đời cho thơ ca và chữ nghĩa.

 

Thơ NGUYỄN TÔN NHAN

Không còn mùi gì để ngửi

Đời chẳng cho ta chút gì cả
Một mảnh không gian thở ngợp người
Gió tạt hôm kia môi phai má
Nắng ngườm bữa nọ má hoàn môi
Từ chốn không quen mà chẳng lạ
Ta đi về tới dứt luân hồi

Em bồng ngây dại ra hong tóc
Sớm bay tạt hết khô mồ hôi
Lồng lộng trời cao sa xuống thấp
Không cho ngửi chút ngái trong người
Thì ra ta vẫn thèm ghê gớm
Xin cho ngửi đến chết mùi đời

Hỡi ơi mộng ngắn như gang tấc
Đo chẳng vừa nào nắng cứ phai
Mưa cứ tạt cho bay nửa giấc
Ta chẳng còn biết nhớ mong ai 

Một mảnh không gian nho nhỏ thở
Ngày sau thoi thóp thoáng hương nhài
Hay là hương của em xưa cũ
Vỡ nửa dưới thềm hơi hướng rơi. 

1995

Ui chao, bài thơ thần sầu, làm Gấu nhớ tiền kiếp của mình, vì không kịp hửi tay người đẹp
mà bị Trời nguyền luân hồi đời đời kiếp kiếp, như 1 tên Do Thái lang thang trong cõi tình...
Và làm nhớ mùi bùn cầu Thị Nghè:

Chúng ta chẳng bao giờ là của nhau

Nhưng hãy chia nhau những khoảnh khắc-ngoài cuộc đời đó
Chút phù du giữa những lo toan
Khi em kẹt xe ở một ngã tư đường, chẳng hạn
Chợt để hồn mình chao nghiêng thay vì theo xe di động

Biết đâu em sẽ thèm mùi bùn
Bốc lên từ những hốc, hẻm, ngõ sâu
Từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới 

Anh ở đây, em ở đây
Vậy mà chúng ta cách xa nhau, thật cách xa nhau, quá đỗi
Còn nhận ra nhau
Nhờ chiếc lá mùa Thu
Nhân đôi niềm nhớ

Thu vàng
Rộn rã những giờ những phút giây ngày xưa

Em,
Vàng tươi mầu áo
Xanh rực mầu trời 

Đen thăm thẳm, mướt như tóc
Như chẳng bao giờ em phải lo toan

 (Sáng nay nhặt sợi tóc ngà
Nhìn con chợt thấy như là chút hương) 

Như ở đây, là bốn câu thơ
Hãy cho anh những gì mà em đã bỏ
Đã quên
Hoặc không thèm nhớ

(Dấy lên từ bụi vô thường
Ngày qua tháng lại, tà dương kiếp người)

Note: Một em, đọc bài thơ này, hỏi Gấu: Đen thăm thẳm, mướt như tóc, là ở đâu vậy!
*

Bài viết của PVP về NTN quá tuyệt, nhưng có 1 chi tiết không đúng về ông. Khi một người quen của chúng ta nằm xuống, thường là chúng ta bỏ qua mọi ý nghĩ mà chúng ta nghĩ là ‘xấu’ về người đó, nhưng theo GNV, bạn phải ‘đừng có bỏ qua’, thì những lời khen tặng của chúng ta mới càng thêm có ý nghĩa.

NTN không phải là 1 con người không để tâm đến tiền bạc, mà là một người rất kỹ càng về nó, và điều này là do tuổi thơ, những ngày mới lớn, học hành chẳng đi tới đâu, chẳng có tí bằng cấp, trốn lính, chỉ có thơ là dong duổi cùng với ông suốt cả cuộc đời. Có lần GNV đọc 1 câu tự than của chính ông, về cái thời đến cái thân của mình cũng không nuôi nổi, rất là cảm động.

Vì mê thơ, cho nên ông học chữ Hán, vì theo ông, không biết chữ Hán, khó mà có thể biết tới chỉ, tiếng của dân Giao Chỉ.

Và, chỉ đến khi VC thắng lớn ở Miền Nam, và sử dụng tới cái tài rành chữ Hớn của ông, thì lúc đó, độc giả mới biết đến ông, như là 1 nhà Hán học. Ngay cả những ai điếu ở trong nước về ông, họ đâu có thèm nhắc tới ông như là 1 nhà thơ đâu?

GNV có vài kỷ niệm về NTN, cũng thật là tuyệt vời, nhưng chẳng liên quan gì đến chuyện đếch để ý đến chuyện tiền bạc cả. Chúng làm GNV nhớ đến xứ Bắc Kít, và những bà con còn lại của Gấu, ở đó, nhất là bà chị ruột của Gấu. Thê lương lắm, không đơn giản đâu. Khen NTN không để ý đến tiền bạc, là làm mất đi cả 1 nửa con người của 1 nhà thơ!

Một nửa con người cũng tuyệt vời như thơ của ông, và có thể, chính là nhờ nó, mà có nhà thơ NTN.

Bà cụ TTT, có lần  nhận xét về thằng con nuôi của bà, là GNV: Mi thật giống thằng T. Cứ thấy người nào giầu có là tởm rồi

GNV sợ rằng, chính cái nỗi khổ sở, và lời tự thán về mình của NTN từ đó bật ra, “đến cái thân của mình, mà chẳng  làm sao nuôi nổi”, là khía cạnh đẹp nhất ở con người của ông.

Lan man chuyện nọ xọ chuyện kia, Gấu bỗng nhớ tới một vị nữ lưu độc giả rất là thân thiết với trang TV, và có lần Gấu hỏi đùa, giá mà hồi còn trẻ gặp nhau, thì sẽ ra sao, bà bật cười nói, hồi đó, tôi đi học bằng Mercedes, Gấu mà đến cổng trường trồng cây si, thì chỉ có ngửi bụi xe…

Bà muốn nhắc tới cái cảnh Gấu kể trong Một Người Anh:

Trở lại chuyện cô Hà. Có lần tôi viết cho cô một lá thư, đại để: Đây là lá thư thứ nhì, bởi vì lá thư thứ nhất kể như không có. Kể như là chuyện anh yêu em, em đã biết rồi, và đã được em chấp nhận. Sau bức thư, một buổi sáng tôi cuốc bộ đến trường Thánh Mẫu ở khu Hoà Hưng chờ đón cô tan học về. Ngày trọng đại, hút đâu cỡ chừng cũng cả gói thuốc lá. Khi tan trường ra, trông thấy tôi, chắc cô cũng có chút bối rối, nhưng thản nhiên kêu xích lô đi một mách, ra ý, ngay cả một bức thư tỏ tình mà anh cũng không viết nổi, nói chi đến chuyện yêu thương, khoan nói chuyện ăn đời ở kiếp.



*

Nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan đã qua đời lúc19g chiều 28 tháng 12 âm lịch
(31.1.2011) do tai nạn giao thông.
Nguồn

Xin chia buồn cùng gia đình, và cầu chúc linh hồn bạn ta sớm siêu thoát

NQT

NDT:
Da nhan tin cho NDB hay roi, ngay..  thang 2 nay hinh nhu han di VN.
NDT di VN vao ngay..  thang 2 toi, da mua air ticket.

Nhân vụ NTN ra đi, nhớ bạn hiền Cali, Gấu tính ngày mai ra phi trường, vẫy 1 cái máy bay, nhưng Toronto đang chờ trận bão tuyết đầu mùa, bèn thôi.

Tình hình bão rất căng!
Chán thế đấy
*
OK. Vay thoi. CHUC MUNG NAM MOI Again.
NDT.


From: Sent: Tue, February 1, 2011 4:19:17 PM
Subject: Re:

Ben nay dang bi bao tuyet. Phi truong dong cua
Hang ban giay may bay quen, nghi Tet
Thoi de anh di VN ve roi tinh
NQT 


Crimson wrote:
"vừa chúc mừng SN anh đã chạy vào chúc mừng năm mới. Chỉ mong anh được khỏe và vui, cũng như chuyện nhà luôn yên ổn. Hug." 

Chúc CM năm nay lấy chồng nhe!
Take care
NQT


 Lan man với Vương Trí Nhàn

Note: Bài này, tuyệt. Nhận định về Sơn Nam, đúng, nhưng không đúng, khi áp dụng vào trường hợp NNT. GNV sẽ tản mạn sau, về chuyện này, nhưng đại khái là như vầy: Sơn Nam là 1 anh VC nằm vùng. Vốn sống của ông là 1 Nam Bộ có Tây, còn Tây. NNT, trưởng thành sau cái cú ăn cướp 30 Tháng Tư, và cùng với nó là Lò Cải Tạo.
Làm gì còn chuyện bản địa hoá ở đây, vì Miền Nam, 1 cách nào đó, biến mất rồi. Cái Miền Nam Sâu Thẳm, của Faulkner... mất rồi, cùng với sự xâm lăng của Bắc Kít.
Bạn VTN này phải đọc lại Bút Ký Tô Hoài, nhe!

Chúc Tết bạn và gia đình! NQT
GNV không quen VTN. Trên TV có trang VTN, là do LMH giới thiệu.


Trang VTN

Hai Trầu & NNT

Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và cũng được giới thiệu nhiều. Tôi thì chỉ đọc đây đó vài bài, không có cơ hội đọc nhiều. Nên xin có vài ba ý kiến về cách viết của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn của một người từng có những năm tháng làm ruộng và nuôi vịt chạy đồng.
Hai Trầu

In every novel it is the form - the style in which it is written and the order in which it is told - which determines the richness or poverty, the depth or triviality, of the story. But in novelists like Faulkner, the form is something so visible, so present in the narration that it appears at times to be a protagonist, and acts like another flesh and blood character, or else it appears as a fact, like the passions, crimes or upheavals; of its story.
Trong bất cứ tiểu thuyết, chính hình dáng - qua đó, văn phong được viết ra, và trật tự được kể lại -  quyết định sự giầu có hay nghèo nàn, sự sâu thẳm, hay nông choèn choẹt, của câu chuyện. Nhưng với những tiểu thuyết gia như Faulkner, hình dạng cuốn tiểu thuyết, là một điều gì thực sự, hiển nhiên, "rành rành con mắt còn ngờ chiêm bao" [xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao, câu thơ thần sầu của NLV làm tặng NNT khủng khiếp như thế đó!], chảy theo cùng dòng kể, nhiều lúc, nó, từ mộng biến thành thực, thành một nhân vật, xử sự, hành động, như nhân vật bằng xương bằng thịt khác, nhiều lúc, nó xuất hiện như một sự kiện, như những đam mê, những tội ác, những lớp lang, những biến động, của câu chuyện của nó.
Vargas Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Đâu phải chỉ chuyện nuôi vịt chạy đồng?
Nhưng quả đúng là chuyện nuôi vịt chạy đồng, nếu chúng ta đọc những dòng trên của Vargas Llosa viết về Giáo đường của Faulkner.
*
Nói rõ hơn, "hình dáng" của Cánh Đồng Bất Tận, chính là cánh đồng bất tận, và đàn vịt của nó.
Nói rộng ra, văn NNT, "hình dáng" của nó, là Miền Nam.
Không [chỉ] đặc sản, mà còn là, thiên tài của nơi chốn.
*
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài sự đóng góp của ông thần đất, còn có sự đóng góp của con Quỉ Hậu Chiến.
Và đây cũng là điều Vargas Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, miền của những điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror, beyond all hope.
Vargas Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà nhà quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so sánh. Trong khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa, không thuộc giới khoa bảng!
*

Văn Việt Nam, "dòng chính", chỉ là "văn nói", chưa bao giờ đạt tới cõi "văn viết", với những câu văn dài lê thê, như chẳng biết làm sao chấm dứt.... Walter Benjamin đã từng ca ngợi Karl Kraus, Susan Sontag trích dẫn, dưới đây, trong một bài tưởng niệm tuyệt vời nhà văn Đức gốc Do Thái này: Sinh dưới bảng hiệu Saturn [Under the Sign of Saturn]:

"If style is the power to move freely in the length and breath of linguistic thinking without falling into banality, it is attained chiefly by the cardiac strength of great thoughts, which drives the blood of language through the capillaries of syntax into the remotest limbs."

NNT chắc chắn chẳng bao giờ đọc Faulkner, lại càng chẳng biết, những Benjamin, Sontag, nhưng, một mình một xuồng, len lỏi giữa trời nước mênh mông, tới nhánh sông, nhánh lạch xa xôi tuyệt mù.... văn của bà, từ đó, bắt đầu, từ đó, chấm dứt.

Chúng ta cứ thử đọc câu này, coi có đúng như Benjamin diễn tả:

Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh; tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó, nhà không có đàn bà nên cũng có bánh trái gì ăn đâu..."; tôi giành: "Chừng nào bánh chín, để con đem qua bển cho; Má, má mè, anh Hai có tính bước thêm bước nữa chưa, hả má."; Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con này, lần nào về cũng hỏi có chuyện đó....". Mình à? Mình sao? Lần nào cũng hỏi chuyện đó à? Ụa, hỏi hồi nào sao mình không hay vậy ta?
Một Mối Tình

Đám Bắc Kít, thú thực, không đọc được NNT, 1 phần là do không hợp thổ ngơi, 1 phần là do chỉ muốn làm bố thiên hạ, chưa viết, là đã hăm he chính luận, hăm he dậy đời... thành ra câu văn cụt thun lủn, vả chăng, sông rạch ở đâu mà đẩy hơi văn, nếu có thì là dòng sông Hồng, đỏ như máu, đưa tới Trái Tim Của Bóng Đen!

Nam Kít, như ông Hai Trầu kia mà còn đọc không nổi nữa là!
Hà, hà!


Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao


Diễn Văn Nobel 2010
Nobel Lecture
December 7, 2010

GNV là người đầu tiên giới thiệu tới độc giả Mít, "hơn một" tác giả mũi lõ, đa số họ, GNV biết tới, là nhờ đọc tờ Partisan Review. [Kundera Gấu cũng là thằng đầu tiên giới thiệu, khi giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG: Mùa Thu những di dân].
Kỷ niệm thú vị có lẽ cũng nhiều, để nhẩn nha nhớ lại, nhưng 1 trong số đó, là, lần giới thiệu Adorno và câu nói nổi tiếng của ông: “Làm thơ sau Auschzitz thì thật là dã man”. Nhà văn hàng đầu hải ngoại Võ Đình bực lắm, phán, thằng cha Adorno này là ai mà vung tay quá tr[ch]án. Và ông chứng minh, sau Lò Thiêu vẫn có thơ, và đó là thơ của Phan Nhật Nam: Đêm tận thất thanh! (1)

Tuy nhiên, không chỉ một Võ Đình bực vì câu nói của thằng cha Adorno. Czeslaw Milosz cũng nực. Trong bài viết ngắn, viết về ‘hậu môn của thế giới’, ông cho biết, chính là vào cái năm ông ở hậu môn thế giới, ở Ba Lan, ông làm được thơ, và thơ cũng không tệ.

Cái tác phẩm của bậc thầy về Lò Thiêu vừa mới tái khám phá ra được, A lost master of the Holocaust, chính là tác phẩm được viết khi tác giả của nó ở… Lò Thiêu!

(1)

Đêm Tận Thất Thanh.
Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...
Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....
Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình

Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.

Primary Sources: An excerpt from H. G. Adler’s “Panorama.”
*

THE LONG VIEW

A rediscovered master of Holocaust writing.

BY RUTH FRANKLIN

*

Bài điểm sách & giới thiệu một bực thầy, một "vị thánh của Lò Thiêu", khác, này, quá tuyệt. Qua đó, là cuộc đấu sinh tử giữa Adorno và Adler, và cùng với nó, là vấn nạn, liệu vưỡn có thơ sau Lò Thiêu.

Chắc chắn vưỡn có thơ, sau Lò Thiêu, vì, có thể nói, thơ sau Lò Thiêu, là, Lò Thiêu!

Đây là ý của nhà văn Nobel Jelinek

Khi Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
Elfriede Jelinek

Nhật Ký

Nobel 2004

Những Hình Hài Nobel

Elfriede Jelinek

Trong nhật ký đề ngày 1 tháng Tám 1914, Arthur Schnitzler ghi có nhận một lá thư báo cho ông biết rằng Áo là quốc gia được chọn để nhận giải Nobel Văn học năm nay (1914), và giải này được cưa đôi giữa ông ta và nhà biếm văn ấn tượng Peter Altenberg.
 Ông không thật sự hài lòng. Bà vợ ông lại càng bực mình khi nghĩ đến chuyện phải cưa đôi giải thưởng. Tuy nhiên, vài ngày sau, mọi người có chuyện khác để cùng nhau lo ngay ngáy. Chiến tranh thế  giới. Tàn lụi thế giới. Ông ghi nhật ký như vậy.
 Năm đó không có giải thưởng.
 Trái với giả định của Schnitzler, giải thưởng Nobel không trao trên căn bản quốc gia, xứ sở. Nếu không, Áo đã chẳng phải đợi ròng rã những chín mươi năm mới thực sự vớ được nó: Nobel năm nay, 2004, về tay nhà viết tiểu thuyết và kịch Elfriede Jelinek. Giống như Schnitzler, Jelinek là người bị những đồng bào của bà bêu riếu, coi như một
Nestbeschmutzer, kẻ làm ô danh đất nước mình, bằng cách vạch áo cho người xem lưng, bày cái mặt bẩn thỉu đê tiện của Áo quốc ra cho thế giới bên ngoài nhìn thấy. Tour du lịch vào thế giới chìm sex-xiếc ở Vienna, mà Schnitzler dâng hiến, mời gọi chúng ta trong tác phẩm gây xì-căng-đan, Reigen (Round Dance: Khiêu vũ vòng tròn, 1900) có thể đặt sóng đôi bên cuốn tiểu thuyết được nhiều người biết nhất, và có lẽ, tuyệt nhất, của Jelinek, Die Klavierspielerin, 1983, do Joachim Neugroschel dịch qua tiếng Anh với nhan đề The Piano Teacher, Cô giáo dạy dương cầm, Michael Haneke dựng thành phim năm 2001.
 Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ của cuộc sống văn hoá và trong gia đình người Áo, trình diện cho chúng ta một cô giáo dương cầm nghiêm trang, khéo ăn khéo mặc là Erika Kohut, nhưng cũng chính cô giáo nghiêm trang ăn vận khéo léo này lén lút dòm những màn trình diễn khiêu dâm, rình mò những cặp trai gái làm tình, và luôn thủ trong người một lưỡi dao cạo, dùng nó để dấm dúi cắt da xẻo thịt của chính mình. Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất ư là không bình thường giữa cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Xung đột mẹ con đạt đỉnh cao khi cô gái đánh đập bà mẹ già. Hay những cách đối xử của cô giáo với người học trò, Walter Klemmer, anh này bình thường nói chuyện âm nhạc với cô giáo rất ư là tình cảm, rất ư là say mê, cho tới khi anh bắt cô giáo phải làm tình bằng mồm với anh ta tại nhà xí. Tất cả những chuyện đó được kể bằng một văn phong linh hoạt, bóng loáng, tỉnh bơ, mà, như cái mốt của thời hậu hiện đại, văn phong này không cố tình dấy lên ở độc giả một cảm xúc nào; một thứ văn phong
nó chỉ là nó, được biểu hiện qua những qui chiếu mang tính liên văn bản và hoàn toàn chỉ là chữ nghĩa của riêng nó. Trang chót cuốn tiểu thuyết là cảnh Erika bị anh học trò đập cho một trận, tự làm mình bị thương ở vai, cứ thế lê về nhà, máu chảy ròng ròng trên lối đi, xen này được thêm thắt bằng những trích dẫn lấy từ đoạn kết thúc cuốn Vụ án của Kafka. Đoạn tả cảnh hành quyết Joseph K.
Jelinek không đơn độc khi trắng trợn vạch áo cho người xem lưng nước Áo. Bà đại diện cho cả một thế hệ nhà văn Áo - trong số đó có Felix Mitterer, Peter Turrini và nhà văn quá cố Thomas Bernhard - họ công kích tính phi nhân và giả đạo đức của đất nước của họ.
Có lẽ Jelinek là người có nhiều lý do hơn hết, trong số họ, để làm như vậy. Cha của bà, một người nửa Tiệp, nửa Do Thái, vậy mà không bị tống vô trại tập trung, chỉ vì ông là một nhà hóa học nhờ vậy mà có ích cho Đệ Tam Reich, một nhà nước mà Áo quốc rất mong được kết nhập. Bằng một sự can đảm đáng nể, bà lên tố cáo những hoạt động của Kurt Waldheim cho Wehrmacht (Quân lực Quốc xã) trong thời gian chiến tranh, cùng những trò ma mãnh của tay chính trị cực hữu Jorg Haider. Được gợi hứng từ vở kịch của một kịch tác gia thế kỷ 19, Johann Nestroy, Hauptling Abendwind (1862) về những giống dân ăn thịt người, văn minh nửa vời, bà phác họa Waldheim, một
Tổng thống Abendwind, và bà coi Áo quốc là vô địch thế giới trong cái trò vờ vĩnh, bị bệnh quên (amnesia).
Những tấn công nhắm vào Jelinek của giới truyền thông thì rất ư cay độc, có lẽ bởi một người đàn bà
mồm loa mép giải mà lại toàn về những chuyện thật không đáng nói ra, là chuyện không nên, mà có lẽ còn là do hoàn cảnh chính trị khó xử của bà nữa. Là người công khai tuyên bố mình ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản, bà ngang ngạnh và không chút khoan nhượng trong việc phân tích sự dính dấp giữa quyền lực kinh tế với quyền lực về tính dục. Trong tác phẩm của bà vào năm 1977, viết tiếp Nhà búp bê, kịch của Ibsen, nhân vật Nora trở thành tình nhân của một thương gia, người này bắt cô sử dụng những trò dâm đãng của mình để moi tin tức từ người chồng cũ, rồi sau đó bỏ rơi cô gái. Dưới nhãn hiệu nữ quyền, Jelinek quan sát, miêu tả bằng cách nào quý bà thông đồng với nhau trong trò chơi bạo dâm, cái đã khiến mấy bà bị chế ngự, đành chịu phục tùng, chỉ biết đáp ứng lại bằng trò tự làm nhục, làm tổn thương chính mình, như nhân vật Erika, hay bằng cách giết con mình, như nhân vật bà vợ giữ nhà bị hành hạ, lạm dụng quá cỡ trong Dâm tính (Lust, 1989).
Tới đây, chúng ta thấy có những vấn đề. Bởi vì với bà, là một thứ chủ nghĩa phản nhân bản mang tính Mác xít [Marxist anti-humanism] tự nó biểu lộ ra, qua sự kiềm chế khắt khao lên những nhân vật của bà, và chỉ được nới lỏng một chút, ở trong Cô Giáo Dương Cầm. Chính một thái độ như vậy đã chối bỏ những thân phận đàn bà, bỏ mặc họ mắc bẫy ở trong những trò dâm đãng vinh danh giống đực ngạo nghễ [triumphant male sadism], và những trò bạo dâm vô phương cứu giúp của phái nữ [helpless female masochism]. Allyson Fiddler, nhà học giả quan trọng nhất về Jenikek ở trong thế giới nói tiếng Anh, đã trích dẫn một câu nói của Jelinek, trong một cuộc phỏng vấn; bà thừa nhận:
Tôi không thể nào miêu tả bất cứ một sự vật gì theo kiểu hướng thượng... Mặc dù là một người Mác xít, tôi không thể nào cổ xúy cho một chủ nghĩa lạc quan cách mạng.
Sự bi quan của Jelinek cũng hiển nhiên không kém trong những sáng tác
xanh (green writing) của bà. [Đây là muốn nói đến cách mạng xanh, hoà bình xanh, bảo vệ thiên nhiên môi trường. - ND]. Áo, vùng đất của Mozart, còn tự khoe mình như là một thiên đàng của môn leo núi vốn chưa bị hư hỏng bởi những đầu óc chỉ nghĩ tới lợi nhuận. Jelinek thuộc vào một chuỗi nhà văn dẫn đầu bởi Thomas Bernhard, trong cuốn Frost (1963), thay vì ca ngợi miền đất thiên đàng của môn chơi thể thao vua này, thì lại mô tả nó với những xóm làng miền núi già cỗi, suy tàn, dân làng rặt những bệnh cùng tật, tính tình hung hăng, lỗ mãng, trong một khung cảnh đất đai đã bị khai thác tối đa bởi nạn phá rừng, đập thủy điện và thú săn bắn. Totenauberg (1991), kịch của bà, về Heidegger, giáo chủ của giáo phái hiện sinh, tấn công cái trò thờ phụng sự trinh nguyên của thời tiền kỹ thuật mang tính nhà quê của ông này cùng cái việc thập thò thì thụt đi đêm với bọn chính trị phản động là đám Nazi. Cuốn tiểu thuyết mới nhất, Gier (Tham lam, 2000) trong đó có cảnh mô tả một cái hồ hôi thối, không phải do thiên nhiên mà do con người tạo ra, bằng chất nổ, để dùng làm nơi thải những rác rưởi, đồ phế thải trong xây cất đường xá. Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết, một anh chàng cảnh sát đồi bại, cộc cằn, tàn nhẫn, ném xuống hồ thi thể những ngưòi đàn bà mà anh ta lừa dối rồi sau đó giết chết.
Có lẽ chúng ta sẽ lĩnh hội những cảnh trên đây một cách rõ ràng nhất nếu đọc tác giả của nó như là một nhà biếm văn (satirist). Như Bernhard, những tác phẩm chỉ trích kịch liệt mang tính ám ảnh của ông kết án người Áo về mọi cái xấu xa đê tiện, từ việc phò tá Đức quốc xã tới chuyện không chịu thay vớ, Jelinek là một
Übertreibungskunstler - từ của nhà phê bình người Áo Wendelin Schmidt-Dengler, tức một nghệ sĩ luôn thái quá (an artist of exaggeration). Nhìn dưới ánh sáng đó, sự bất lực của những nhân vật của bà tương xứng với cái nhìn của phái Thi Sơn về nghệ sĩ châm biếm. Tôi đặc biệt nghĩ tới cảnh này ở đầu cuốn Die Kinder der Toten (Những đứa con của Thần chết, 1995): một chiếc xe buýt chở học sinh, do một anh tài xế say rượu bị trật ra khỏi một con đường vùng núi, nằm giữa cánh đồng như một bọ cánh cứng cẩu thả, bị đá đến nỗi quật ngược ra phía sau, bốn chân thò ra ngoài, quẫy lung tung, tuyệt vọng. Quẫy lung tung, tuyệt vọng áp dụng đúng y chang vào kiểu tự sự của Jelinek, với những xen lập đi lập lại, để diễn tả tình trạng trì đọng của cuộc sống của những nhân vật của bà. Sau cùng, thiên nhiên trong tác phẩm của bà không chỉ đóng vai trò đối thể bị con người lạm dụng mà còn như một quy chuẩn châm biếm (a satiric norm). Cái bản tính vật dục của Erika Kohut, được tượng hình con vật, chính nó chế nhạo những nỗ lực của cô nhằm tự kiểm soát mình. Và ở cuối Những đứa con của Thần chết, thiên nhiên đến lượt nó trả thù: khách sạn dành cho du khách, với cái tên sặc mùi lãng mạn rẻ tiền (kitsch) là Alpenrose (Bông hồng An-pơ), bị một trận đất chuồi khổng lồ nuốt chửng, như thể sự thực về một nước Áo hiện đại không còn bị ém nhẹm được nữa.
Tôi không tin tưởng rằng Jelinek là một nhà văn lớn. Nhưng bà là một nhà văn đáng đọc và có ích. Có thể xem việc trao giải Nobel cho bà không chỉ là công nhận tác phẩm và tư thế đối kháng chông chênh của bà, mà còn như là một cử chỉ đẹp, tuy muộn màng, đối với cả một hội những kẻ bị từ chối, gồm những nhà văn Áo nổi tiếng trong đó có Rilke, Hofmannsthal, Musil, Broch, Karl Kraus, Joseph Roth và Ingeborg Bachmann.
Robertson, Ritchie
Nguồn: Nobel Bodies, Phụ trang văn học Thời báo London (TLS), số ngày 15/10/2004.
Nguyễn Quốc Trụ dịch

Chú thích: Đăng lại bản dịch trên e_Văn. Cám ơn BBT, đặc biệt TTCĐ, đã sửa giùm một số sai sót.
NQT

Note: GNV quên luôn bài này, tình cờ vớ lại được. Tuyệt!


Đêm giữa ban ngày

Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.

Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.

Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

DTL.com

GNV cũng không tin là, Mai Thảo, khi nhận tiền của me -xừ Tuckers, biết, tiền của Xịa!

Bởi vì ngay Koestler, khi nhận tiền của Mẽo dựng lên cái gọi là Hội nghị vì Tự do văn hóa, cũng không biết, đó là tiền của Xịa, như trong cuốn tiểu sử K, của Michael Scammell, cho biết.
K nghĩ tiền của Bộ Ngoại Giao hay [Chương Trình] Marshall Fund. Và theo ông, không đủ chi xài, vì vậy, ông kêu gọi những nhà văn góp vốn thêm!

Làm gì có chuyện MT là nhân viên của Xịa, chuyện "cài cấy", và, sự thực cũng đâu có đơn giản như DTL ngây thơ viết.
Sự thực, là, tiền của Mẽo, và Mẽo ở đây, là Xịa!

Tuy nhiên, đọc những 'phát giác' của DTL, thì chúng ta lại nhớ tới Graham Greene: Ông nhà văn này cũng gặp một tay “Tuckers” tương tự, trên chuyến đi từ Bến Tre về Sài Gòn, trên chiếc du thuyền của Hùm Xám Bến Tre, Le Roy, và tay này kể cho ông nghe, về mission của hắn ta, tìm 1 tay Mít, thuộc lực lượng thứ ba, để đưa… tiền, làm…  chiến tranh, không phải làm báo như MT!

DTL vs GNV


Ghi chú trong ngày

Yann Martel met fin à sa correspondance avec Stephen Harper

Yann Martel chấm dứt cái vụ gửi sách cho Stephen Harper thủ tướng Canada.

Ngưng ở con số 100, vì đây là 1 con số đẹp, và tôi còn việc khác để làm, như YM cho biết. Vả chăng, ngài thủ tướng chưa hề trả lời v/v gửi sách. Nhân viên của ông, tất nhiên, có viết thư cám ơn, đã nhận, tất cả là 7 lần.
Trên TV có giới thiệu vài cuốn trong số những cuốn nhà văn gửi thủ trướng của ông, đề nghị đọc. Trong đó, có cuốn GNV này rất mê, từ hồi mới đọc sách, Sa Mạc Tác Ta, nếu GNV này nhớ không lầm. Hay Buồn ơi chào mi, của Sagan, Hóa Thân của Kafka, Giả Tưởng của Borges [chê]…

BOOK 49:
THE OLD MAN AND THE SEA
BY ERNEST HEMINGWAY

February 16, 2009
To Stephen Harper,
Prime Minister of Canada,
From a Canadian writer,
With best wishes,
Yann Martel 

Dear Mr. Harper,

The famous Ernest Hemingway. The Old Man and the Sea is one of those works of literature that most everyone has heard of, even those who haven't read it. Despite its brevity 127 pages in the well-spaced edition I am sending you it's had a lasting effect on English literature, as has Hemingway's work in general. I'd say that his short stories, gathered in the collections In Our Time, Men without Women and Winner Take Nothing, among others, are his greatest achievement and above all, the story "Big Two-Hearted River" but his novels The Sun Also Rises, A Farewell to Arms and For Whom the Bell Tolls are more widely read.
    The greatness of Hemingway lies not so much in what he said as how he said it. He took the English language and wrote it in a way that no one had written it before. If you compare Hemingway, who was born in 1899, and Henry James, who died in 1916, that overlap of seventeen years seems astonishing, so contrasting are their styles. With James, truth, verisimilitude, realism, whatever you want to call it, is achieved by a baroque abundance of language. Hemingway's style is the exact opposite. He stripped the language of ornamentation, prescribing adjectives and adverbs to his prose the way a careful doctor would prescribe pills to a hypochondriac. The result was prose of revolutionary terseness, with a cadence, vigor and elemental simplicity that bring to mind a much older text: the Bible.
    That combination is not fortuitous. Hemingway was well versed in biblical language and imagery and The Old Man and the Sea can be read as a Christian allegory, though I wouldn't call it a religious work, certainly not in the way the book I sent you two weeks ago, Gilead, is. Rather, Hemingway uses Christ's passage on Earth in a secular way to explore the meaning of human suffering. "Grace under pressure" was the formulation Hemingway offered when he was asked what he meant by "guts" in describing the grit shown by many of his characters. Another way of putting that would be the achieving of victory through defeat, which matches more deeply, I think, the Christ-like odyssey of Santiago, the old man of the title. For concerning Christ, that was the Apostle Paul's momentous insight (some would call it God's gift): the possibility of triumph, of salvation, in the very midst of ruination. It's a message, a belief that transforms the human experience entirely. Career failures, family disasters, accidents, disease, old age-these human experiences that might otherwise be tragically final instead become threshold events.
    As I was thinking about Santiago and his epic encounter with the great marlin, I wondered whether there was any political dimension to his story. I came to the conclusion that there isn't. In politics, victory comes through victory and defeat only brings defeat. The message of Hemingway's poor Cuban fisherman is purely personal, addressing the individual in each one of us and not the roles we might take on. Despite its vast exterior setting, The Old Man and the Sea is an intimate work of the soul. And so I wish upon you what I wish upon all of us: that our return from the high seas be as dignified as Santiago's.
Yours truly, Yann Martel

ERNEST HEMINGWAY (I899-1961) was an American journalist, novelist and short story writer. He is internationally acclaimed for his works The Sun Also Rises, A Farewell to Arms, For Whom the Bell Toll and his Pulitzer Prize-winning novella, The Old Man and the Sea.
Hemingway's writing style is characteristically straightforward and understated, featuring tightly constructed prose. He drove an ambulance in World War I, and was a key figure in the circle of expatriate-artists and writers in Paris in the 1920s known as the "Lost Generation.” Hemingway won the Nobel Prize in Literature in 1954.
NKTV

Thật tình cờ, Gấu đọc bài viết của Thầy Cuốc, cùng lúc, đọc Yann Martel, tác giả ‘Life of Pi’, và bài viết của ông về ‘Ngư Ông Và Biển Cả’, và bèn nhớ đến câu phán để đời của Bố Già Hemingway: Con người có thể bị hủy diệt, [như một Miền Nam đã từng bị huỷ diệt], nhưng không thể bị gục ngã [defeated, bị đánh bại, thất trận…], và cũng không thể bị… ô nhục, tất nhiên!

Vì ô nhục còn khốn nạn hơn cả gục ngã!

Martel gọi cái sự không thể bị gục ngã này, là ân sủng dưới sức ép, ‘grace under pressure’, và vì cái từ ân sủng này, có thể, mà ông viết, cách viết của Hemingway đưa chúng ta tới cội nguồn của nó, là.. Thánh Kinh!

Bài viết, đúng ra là cái thư gửi Ngài Thủ Tướng Candada, đề nghị Ngài nên đọc một số tác phẩm, trong có Ngư Ông, ngắn, post ra đây, và nhân đó, lèm bèm tiếp, lèm bèm mãi...

The Old Man and the Sea is an intimate work of the soul. And so I wish upon you what I wish upon all of us: that our return from the high seas be as dignified as Santiago's.
Yours truly,
Yann Martel

Đây là câu chúc tuyệt vời nhất của tác giả Life of Pi, gửi tới chúng ta, những đấng Mít hải ngoại, đang 'vô tri', muốn bò về xin VC tí 'tri tri':
Ngư Ông và Biển Cả của Hemingway là một tác phẩm thầm kín của tâm hồn. Và như vậy tôi cầu chúc thủ trưởng điều mà tôi cầu chúc tất cả chúng ta: rằng cái chuyện trở về từ biển cao kia thì cũng bảnh tỏng như là của Santiago: mang được cái bộ xương của kẻ thù về cùng với mình!

*


*

Good Manners in the Age of WikiLeaks

Slavoj Žižek



Mémoirs
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay

Phận lưu vong

*


*

Khi Gấu về VN năm 2001, thì cầu Việt Trì đang trong giai đoạn thi công, under construction, như trên. Đây là cái bãi sông ngày nào ông cụ Gấu bị đấng học trò làm thịt. Bà cụ Gấu, sau này, có lần nhìn thấy anh học trò làm thịt chồng, chỉ cho Gấu, và nói, tao nhận ra nó, vì cái quần dạ mà nó đang mặc là của bố mày, có 1 lỗ thủng, do chuột cắn, tao vá lại, nhờ vậy mà nhận ra.
Thú thực, lúc đó, Gấu chẳng thấy thù oán, có thể là do quá bất ngờ.
Lạ, là sao còn nhớ mãi kỷ niệm này?
Về lại Bắc, bà chị ruột cũng nhớ, nhưng những chi tiết thì lại khác hẳn.


Ở hay Về?

V/v Hoàng Ngọc Hiến ra đi

*

Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội,  Tháng Sáu, 2001].

Cái hình ở trên bài viết của BBC về HNH là của Tin Văn đấy nhé!

Câu này được ‘gợi hứng’ từ 1 câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", do HHT kể, trên báo Ngôn Luận, chắc thế, GNV không đọc, nhưng lại nghe một em kể cho nghe, lần đến nhà em trồng cây si, ở ngay phòng khách, dòng dã cả một thời đi học, cùng với cả đám Thất Hiền.
Hai chị em, nghe nói đã từng học CVA, thế mới lạ, quen biết nhạc sĩ CT, rất nổi danh tài sắc. GNV mê cô em, nhưng dưới mắt em, thì Gấu quá cù lần, thành ra cũng chỉ yêu theo cái kiểu "chiêm ngưỡng và kính trọng."!
Cả đám mê hai em, tối nào rảnh là cũng kéo đến nhà. Em nào nhảy đầm cũng giỏi, và rất mê, Gấu nhà văn đành phải nhờ bạn C. đứng đầu Thất Hiền, về cái môn này, dạy cho vài đường, tango thì 4 bước nhé, hay là valse chậm, nhưng Gấu mê nhất là điệu boléro, điệu này thì chẳng học cũng biết, hình như còn có tên là ‘bà già đi chợ’, hay ‘bà già đạp xế đạp’!

Câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", hình như Gấu cũng đã từng lèm bèm rồi, nhưng nhân cái vụ BBC chôm hình của TV bèn lôi ra kể lại, cũng là 1 cách cảnh báo mấy đấng Bắc Kít làm cho Đài này, chớ có nghĩ là ăn cướp được Miền Nam, thì cái gì cũng được phép ăn cướp.
Gấu vì quá nhớ Đất Bắc mà mò về, có thể mất mạng với VC, nhờ vậy mà có được tấm hình kỷ niệm với nhà văn hóa số 1 Bắc Kít, ‘cái nước mình nó vốn vậy’, vậy mà mấy anh bồi Hồng Mao cứ làm như đồ chùa, đâu có được!
Trên TV đã ghi rõ: Bản quyền Tin Văn, nhưng tha hồ xài, nếu dùng cho cá nhân, for personal use. BBC ban tiếng Việt, tốt nhất, nên rút tấm hình xuống, như thủ tướng VC ra lệnh dẹp [?] mấy cái bài “bốc thuý” ông, dịch từ báo chí quốc tế, mà anh cớm chính trị khui ra.

Nếu không, thì GNV đành… chịu thua, cái sự lì lợm của… Bắc Kít!
Hà, hà! 

Bài vở trên TV đa số là đồ chôm, "biệt kích văn nghệ" mà, thành thử gặp cái thằng nó ‘bựa’ hơn mình, thì đành "đi hàng đầu"!

Hai chị em K/D này, Gấu mê cô em, còn cô chị thì lại thương 1 trong Thất Hiền, và cuộc tình này cũng thê lương lắm lắm. Ông bạn TTT [không phải Thanh Tâm Tuyền nhe], trong Thất Hiền, coi cô là bạn, nhất định như vậy, mà cô thì không nhất định như vậy, thế mới khổ. Khi anh bạn của Gấu đi lính, ra trường Thủ Đức, được đưa đi tiền đồn heo hắt, cô mò đến tận nơi, nhất định ngủ lại, nhưng vẫn không đạt được sở nguyện, Gấu phải công nhận ông bạn của mình thuộc đấng đại quân tử.
Cô em do chỉ mê những đấng đại tài tử đẹp trai như Gregory Peck, thấy anh cu Gấu vừa lùn vừa lé, và mỗi khi chiêm ngưỡng cô, thì mắt càng lé xệch mãi ra, vừa ngố, vừa thảm, vừa thê, không thể nào chịu được, có lần cô phải quay đi, và, bật cười!



Gấu đã từng ngồi với mấy ông quân cảnh, và những ông này đã thách đố nhau, bằng mọi cách phải tóm cho được cái thằng trốn lính đó!
Và người cứu TCS là LKC, người chở TCS đi rong chơi, qua mặt đám QC là Đại Tá [?], ký giả, nhà văn, nhà tâm lý chiến Văn Quang, hình như ông có viết về cái vụ này?
Chính cái nỗi sợ chết đó, mà ông không thể nào trốn chạy, dù muốn, hoặc không, làm cho ông nhận ra cái vô thường, như một nhân vật của Malraux đã từng được mở mắt ra: Làm đếch gì có cái chết, la mort, mà chỉ có tao đang chết.
Nếu ông bố không bị tai nạn, mất, thì có thể ông cũng theo cái đám tinh anh Miền Nam chạy một mạch mất tiêu rồi. Đó là rủi hay may cho ông, chưa biết, nhưng rõ ràng là, vì không thể chạy trốn, ông đành ở lại, và trốn lính, và phát giác ra, âm nhạc, và còn phát giác ra, theo tôi, cái điều mà nhà thơ Nga phát giác, khi viết:
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.


**

KAFKA IN PRAGUE, Summer 1996
by Peter Haigh

Zlata ulicka, Golden Lane, in the Hradcany Castle high above Prague. As good a place as any to start a search for Kafka, who lived here in the winter of 1916, lodging with his sister and writing short stories. It's an apparent blind alley, hidden among the castle complex, and jammed with tourists. Amid a babel of comprehended languages, each person videos, photographs and records the others; the international leisure-time action of mutual surveillance. Surely Kafka is here. A few people stop at the doorway of number 22, its windows full of books and trinkets, no longer a dwelling, now merely a premises like all the houses in the row. They stand their ground, a little tribute, against the flowing, jostling crowd around them. But Kafka rubs shoulders with strange company in this row of miniature dwellings. There are alchemists and charlatans, Imperial bodyguards and those goldsmiths who gave their name to these dolly-houses in dolly mixture colors. Such a little man, Kafka is elbowed into the corner of doorway 22 by this loud, flamboyant crowd. He has left one trace here, a little photo pressed against the window, but like Klamm, Kafka was here and now he's gone.
Out through the castle courtyards and into the narrow labyrinth of the Mala Strana, glad to be pulled down towards the river and not climbing up. Even in mid summer, it's easy to picture these lanes and alleys, clinging to the castle rock, deep under falling snow. They were always too steep for exhausted land surveyors and can still mock many a tourist. Here, K is everywhere; K, but not Kafka.
Over Charles Bridge to the busy tourist shops and stalls in and around Karlova, Kafka's face is everywhere. He looks out from mugs and posters, key rings and ash trays. From 1968 to 1990, Kafka's work was unpublished in Czechoslovakia. Now his image is a commodity to be marketed to tourists from across the world. It's a symbol proclaiming kinship. Its an identity card. Every other tee-shirt on the rack has the same face across it; the same large dark eyes, the narrow jaw, a high stiff collar, neck tie, the formal business suit. Here, you'll find Kafka on a tee-shirt but never in one.
Staromestska namesti, the old town square, the traditional heart of the city. It was in and around this area that Kafka spent his formative years and today the square strenuously tries to claim him. On one the corner is the Goltz-Kinsky Palace, where, on the third floor Kafka attended the strict German Gymnasium. His father owned shops in and around this square, putting up the sign of a crow, a pun on the family name. By the old town hall is the Renaissance Dum U minuty where Kafka lived with his mother and father for seven years after they moved out of Josephov in 1889. These beautiful buildings capture little of Kafka except perhaps that sense of withholding, their baroque facades concealing much, much older buildings. The squalid, oppressive architecture of the novels comes directly from Josephov, that legendary nightmarish ghetto just to the north of the square. A foul coagulation of choked alleys and airless hovels, this is where Kafka was born and he carried the place in his head for the rest of his life. A place of violence, corruption, suspicion and pogrom, but we find more of Josephov in Kafka's head than of Kafka in Josephov. Before Kafka was in his teens, the old Josephov was gone, swept away in a burst of urban renewal leaving behind only the synagogues and the cemetery among the quiet five story apartment buildings. A place to rest and reflect before one last attempt to find Kafka, back to where he began.
If the old town square fails to hold onto Kafka, Josephov at least has his head. On the corner of Maislova and Kaprova was the Battalion schnapps bar, more famous in its time in Prague than Kafka was in his. It was above this bar, on the 3rd July 1883, that Kafka was born. The original building long since demolished, a head now sits in the wall of its replacement. Long-headed, sightless and bronze-faced, this is not the anxious, questioning feverish Kafka. This is our Kafka, Kafka the idol, accepting homage and offering nothing. Kafka of the empty, hollow head.
His body lies in the New Jewish Cemetery in Zizkov along with his mother and father. The cemetery is over half empty, the generation that was expected to fill it were transported to the death camps in the 1940's, among them Kafka's three sisters. A bleak place, I didn’t go. 

So is Kafka to be found in Prague? Yes, in this beautiful, haunting, elusive city you will catch glimpses of him everywhere but you will only meet him full-face in the texts. You won't find the key to Kafka by visiting Prague any more than you need to explore Dublin to unlock Joyce's Ulysses. But should you walk the streets and squares and alleys of the city you will find, after you leave, that you understand a little more of what Kafka meant when he wrote, "Prague never lets you go... this dear little mother has sharp claws."

Note: Một bài thần sầu về Kafka, và Prague của ông:
Thân xác của ông thì nằm ở nghĩa địa Tân Do Thái ở Zirkov cùng với ông via bà via. Quá nửa nghĩa địa trống không, cái thế hệ đúng ra sẽ làm đầy nó, thì đều vô trại tử thần, vào thập niên 1940, trong có mấy bà chị/cô em của ông.
U ám quá, tớ đếch dám tới
Vậy là không thể kiếm thấy K, ở P? Làm sao không?....


Trang Kundera

La mémoire de Prague: Hồi ức Prague

Pour Kundera, «Kafka est le prophète d'un monde sans mémoire» et Gustáv Husák, septième président de son pays, est le «président de l'oubli». Pour lutter contre l'oubli, les Tchèques ont trouvé la meilleure solution: écrire. Ils furent aussi les premiers à élire un écrivain, Václav Havel, comme président.


Khi Đỏ là Đen