*
Nhật Ký









-


Dọn
NHT.
Những lời tuyên bố ỏm tỏi, những cuốn tiểu thuyết ba xu [chữ của ông] của ông làm Gấu nhớ đến một câu châm ngôn, hình như đọc qua Oates, hoặc Sontag:
Thượng Đế, khi muốn làm thịt người nào, bèn cho người đó nổi tiếng!
*
Nhắc đến Sontag, lại nhớ đến một câu của bà, được trích dẫn trong bài điểm, hai cuốn sách của bà, được xb sau khi bà chết vì bịnh ung thư, trên một số gần đây của tờ Điểm Sách London.
Tôi thường tự hỏi, liệu có điều gì nhà văn nên  làm, và mới đây thôi, trong một cuộc phỏng vấn, tôi nghe chính mình trả lời:
Có vài điều. Yêu chữ, nhức nhối với những câu văn. Và ngó chừng thế giới!
["Several things. Love words, agonise over sentences. And pay attention to the world".]
Nhức nhối với những câu văn!
Chưa ghê bằng ông Cioran: Mơ tưởng một thế giới, mà ở đó, người ta có thể chết, chỉ vì một cái dấu phẩy!
Gấu chép, tặng ông không rành tiếng Việt, và tặng NHT, một ông tướng [không] về hưu.
*
NHT chỉ mới đi tới sông thôi, chưa ra tới biển. Gấu đã từng nhận xét, khi giới thiệu TTT [Trang Trần Thanh Hà] trên Tin Văn, và một bà trề cái môi, người lính ở đảo ấy à, văn thì sượng mà còn bắt chước NHT thấy rõ, còn một bà khác, thực sự ngạc nhiên, và có thể còn bực mình, khi Gấu ‘mail’ tới, đề nghị đọc thử, tôi có thói quen, chỉ đọc vài dòng đầu một tác giả lạ, không ngửi được, là vứt sọt rác.
Nhưng hình ảnh một NHT, chỉ đi đến sông, và lạ lùng sao, hân hạnh làm sao, gặp được thuỷ thần, đã ở mãi với Gấu, cho đến khi đọc ông tâm sự, đã có lần tính vượt biên nhưng đi nửa đường, nghĩ đến mẹ, quay lại, và Gấu hiểu ra, NHT không thể rời bỏ xứ Bắc Kỳ. Bà mẹ của ông là bà mẹ Bắc Kỳ, cái ác ông miêu tả, là cái ác Bắc Kỳ, ở trong xứ Bắc Kỳ. Bởi thế, những chuyện như gạ tình lấy điểm khiến ông quan tâm, và kể ra.
Walter Benjamin đã từng rất tâm đắc, về những nhà kể chuyện kiểu như NHT, ngồi ở xó bếp, nói vanh vách về xứ sở mà ông thật rành rẽ. Borges cũng đã từng nhắc tới, những kẻ sở hữu đủ các thứ bản đồ thế giới, đủ thứ con đường, từ tơ lụa cho tới hồ tiêu, cho tới tầu thuỷ, hỏa xa, máy bay... nhưng cả đời chẳng ra khỏi luỹ tre làng.
Ngay cả ông tướng về hưu, NHT cũng chỉ mơ tưởng thôi, chứ không thực sự ‘là’.
*
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Từ ngàn xưa, là vậy. Nhưng từ ngàn nay, khủng khiếp hơn nhiều.
“Chẳng có ai về từ chiến tranh. Chẳng hề có. Chỉ những đứa có vẻ như là những đấng con trai, đáng thương, trở về với những bà mẹ của chúng - những con vật [con bọ?], ma mãnh, hung hãn, gầm gừ với trọn cả thế giới, không còn tin bất cứ điều gì, trừ cái chết. Những người lính của ngày hôm qua không còn thuộc về bố mẹ chúng. Chúng thuộc về chiến tranh. Thân thể rách nát, què cụt trở về, nhưng linh hồn của chúng thì ở lại đó.”
Trên đây là những dòng nhật ký của một nhà văn, ký giả, viết về cuộc chiến Chechnya. Arkadii Babchenko, tham dự cả hai cuộc chiến, tường thuật cuộc chiến thứ nhì, trên tờ Novaya gazeta. (1)
Cùng với thời đại net, cái ao làng Bắc Kỳ đã long mặt váng hàng ngàn năm lưu cữu của nó. Nhưng mặt váng, trên mặt cái ao lương tâm, của những nhà văn, ngay cả NHT, vẫn vũ như cẩn.

Phê
Phê bình được trao cho... nhà văn.
Câu trên, mô phỏng Borges, thơ được trao cho thi sĩ, cho thấy "cái gọi là tất yếu" của môn phê bình hiện giờ:
Bạn viết văn, mần thơ, và trong khi mê "sáng tạo" như thế, bạn sẽ đụng đầu với những vấn đề của phê bình.
Một nhà văn Tây, thuộc trường phái tiểu thuyết mới [Butor, hình như vậy], phán, tôi viết để hiểu tại sao tôi viết, là cũng theo ý đó.
*
Bởi vì cái cộng đồng của những giá trị truyền thống, đã tản mác, bởi vì những từ, chính chúng cũng bị vặn vẹo, rẻ rúng, bởi vì những thể loại cổ điển châm ngôn, hay ẩn dụ ngày trở thành những kiểu nói làm xàm cho qua đi: nghệ thuật đọc sách, nghệ thuật về một khả năng biết chữ thực sự (true literacy) phải được tái tạo dựng. Đây là nhiệm vụ của phê bình văn học: giúp chúng ta - như là những con người hoàn toàn - đọc. Bằng những thí dụ về sự chính xác, về nỗi sợ hãi, và niềm vui rạng ngời. So với hành động sáng tạo, nhiệm vụ này là thứ yếu. Nhưng chưa bao giờ nó quan trọng như là lúc này. Không có nó, sáng tạo, chính nó, có thể rơi vào câm lặng.
Nhân Văn

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Có mấy ông Marx?
Nếu chủ nghĩa Marx, qua cái thực hành của nó, đúng như một trong những ông tổ sư lý thuyết của nó, Henri Lefebvre,
diễn tả sau đây, thì có một, và chỉ một mà thôi.
Marxism
*
Cái Thực Hành là điểm xuất phát và điểm tới của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Từ này chỉ ra, theo nghĩa triết học, điều mà thế nhân gọi là "đời sống thực". Cái đời thực này, thì, cùng lúc, vừa thô kệch, tầm thường, vừa bi thiết, thê lương, còn hơn cả những gì mà thế nhân giả định về nó. Mục tiêu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, không là cái chi đâu đâu, mà chính là biểu hiện rất ư là sáng suốt về Cái Thực Hành, về nội dung thực của cuộc đời.....
*
Ôi chao, già rồi, sắp xuống lỗ rồi, BHĐ thì cũng đi trước rồi, và đang chờ, đúng lúc đó, đọc những câu sau đây, đã từng đọc trên giường bệnh, trong lúc chờ Em, kiếm lý do ra khỏi nhà, chạy vội chạy vàng đến nhà thương Đồn Đất, Sài Gòn mà chẳng… cảm khái sao!
Le devenir-philosophie du monde est en même temps un devenir-monde de la philosophie, sa réalisation est en même temps sa perte, écrit-il à l'époque où il rédige sa thèse de doctorat sur La philosophie de la nature chez Démocrile et Épicure.
Cái trở nên-triết học của thế giới, thì cùng lúc, là cái trở nên-thế giới của triết học, thực hiện nó là lúc mất nó...
Ôi chao Gấu chỉ cần đổi, một hai từ trên đây, là ra ý nghĩa thê lương của cuộc tình của Gấu:
Vừa có em là lúc mất em!
*
Ôi chao, một, áp dụng thông minh và thiên tài chủ nghĩa Mác vào thực tế Việt Nam, một, ngây ngô và cảm động, vào cuộc tình thê lương...
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!


Thời Vô Song
Faulkner trẻ
Như chính Faulkner đã từng kể, ông viết Giáo Đường, bản viết đầu, trong ba tuần lễ, năm 1929, liền sau Âm thanh và Cuồng nộ. Ý tưởng về cuốn sách, như ông giải thích, trong lần in thứ nhì [1932], thứ tiểu thuyết ba xu, và ông viết, chỉ vì một mục đích duy nhất, là tiền, [trước nó, thì chỉ vì vui, for "pleasure"]. Phương pháp của ông, là, "bịa ra một câu chuyện ghê rợn nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được", một điều gì một con người miệt vườn, vùng Mississipi, có thể coi như là một chủ đề. Quá sốc, khi đọc, tay biên tập bảo ông, hắn sẽ chẳng bao giờ xuất bản một cuốn sách như thế, bởi vì, nếu xb, là cả hai thằng đều đi tù.
Bản viết thứ nhì cũng chẳng kém phần ghê rợn...
Được coi như, hiện đại hóa bi kịch Hy Lạp, viết lại tiểu thuyết gothic, ám dụ thánh kinh, ẩn dụ chống lại công cuộc hiện đại hoá mang tính kỹ nghệ nền văn hóa Miền Nam nước Mẽo vân vân và vân vân. Khi Faulkner mang đứa con hư của mình trình làng văn Tây, André Malraux phán, đây đúng là, "đưa tiểu thuyết trinh thám vô trong bi kịch Hy Lạp", và khi Borges nói dỡn chơi, rằng những tiểu thuyết gia Bắc Mỹ đã biến "sự tàn bạo thành đức hạnh", chắc chắn, ông ta có trong đầu lúc đó, cuốn Giáo Đường của Faulkner.

Ba thằng lăng nhăng

Gấu, nhà văn
Gấu cũng sắp xuống lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói, thật bảnh. [Thí dụ,Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn ]. Ngay cả mấy thằng thù Gấu đến điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông con NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!
*
"Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được", một thằng cu Gấu, đã từng ăn cắp khoai lang ở đồng làng Thanh Trì, Quốc Oai, Sơn Tây, lại có ngày... trở thành... Gấu, nhà văn.

Điệp viên tuyệt hảo
He has been a perfect spy, but at the cost of his soul.
Anh ta là điệp viên tuyệt hảo, nhưng phải trả giá bằng linh hồn của  mình.
Wikipedia

Oanh kích vs Pháo kích

Chuyện hai thành phố
1 2

Vài kỷ niệm về Mai Thảo