*
Nhật Ký









Mấy ngày qua, Tin Văn gặp sự cố, không thể update. Cẩn bạch.

Đối Sầu Miên
Cuộc gặp gỡ của Gấu với Woolf, cũng tình cờ, cũng "nhiệm mầu", nhưng chưa ghê gớm như của Garcia Marquez. Ông đọc, chỉ một câu, của Woolf, trong Mrs Dalloway, mà nhìn ra, trọn cả tiến trình phân huỷ của Macondo, và định mệnh sau cùng của nó ["I saw in a flash the whole process of decomposition of Macondo and its final destiny"].
*
Lần đầu, là tại một tiệm sách ở Sài Gòn, một ngày đẹp trời lang thang giữa những tiệm sách ở đường Bonnard, (1), tình cờ cầm lên cuốn Dalloway, vào thời điểm mà cả thành phố và lớp trẻ của nó đã, đang, hoặc sẽ đợi cái ngày con quỉ chiến tranh gọi đến tên mình, và trong khi chờ đợi như thế, đọc Sartre, Camus, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, cuốn tiểu thuyết của Woolf thật quá lạc lõng, nhưng chỉ tới khi bạn nhập vào một ngày trong đời người đẹp, nhập vào cái giọng thầm thì, hay dùng đúng thuật ngữ của những nhà phê bình, giọng độc thoại nội tâm, dòng ý thức... là bạn biết ngay một điều, nó đây rồi, đây là đúng thứ "y" cần, nếu muốn viết khác đi, muốn thay đổi hẳn cái dòng văn học Việt Nam...
Mấy ngày sau, khoe với nhà thơ đàn anh, về mấy ngày đánh vật với cuốn sách, ông gật gù, mắt lim dim như muốn chia sẻ cái sướng với thằng em, và còn dặn thêm: cậu hãy nghe "tớ", phải đọc đi đọc lại, vài lần, nhiều lần...
Bonnard, hai "n", Gấu viết trật, đã sửa lại, theo bản đồ Sài Gòn xưa,  Việt Nam Xưa

Khi Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
Elfriede Jelinek
Nhật Ký

nlv
Trang NGUYỄN LƯƠNG VỴ
*
Trân trọng giới thiệu
HÒA ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
 Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc email
Hay gửi $US. 25 (bằng check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
 Garden Grove – CA 92841 USA
Phương Ý
Thơ NLV
*
Thi Ca sẽ giúp “sau trước tỏ nguồn cơn”.  Đến bây giờ ở trong nước và ngoài nước (...), tôi chỉ nhờ thơ Vỵ giúp tôi tin ở những cuộc “viễn mộng” xa xôi... Tôi phải cảm ơn Vỵ nhiều lắm. Hãy cho tôi đọc nhiều thơ nữa đi, đọc suốt đời càng thích.  Vì “chữ” của Vỵ đâu phải chỉ là “chữ” không thôi, nó chính là Tính Linh của chúng ta, dù chỉ là loại tính linh đầy những máu.
Nguyễn Tôn Nhan
*
Nếu Nguyễn Lương Vỵ chưa được ai gắn cho danh hiệu Lạt Ma chỉ vì anh đã độc quyền hai chữ ...Lạt Quỷ! 
Tính Linh ở chỗ đó, đó! 
Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ 1
Đọc thơ NLV 2
Nhịp hai tay thơ
Nhịp ba chân thơ
Note: Gấu cứ "hẹn với lòng mình", sẽ "buông dao đồ tể", để chỉ lèm bèm về thơ, vậy mà..
*
Việt Báo giới thiệu Nguyễn Lương Vỵ

Vĩnh Biệt Lửa Thiêng
 Tán nhảm về bài thơ của NLV.
Thơ bay như ráng đỏ sang sông:
Câu này ví cảnh HC sang sông, "bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ thơ," theo VC.
Bãi chiều tuổi dại cháy mênh mông
Mang theo tiếng dội ùm hư không:
"Cũng theo hư không mà đi", như một câu nhạc vàng, nhạc sến.
"Không cầu gợi chút niềm thân mật"
Tớ vĩnh biệt Lửa Thiêng, chứ không phải vĩnh biệt Huy Cận.
Nhà thơ, từ bữa ráng đỏ qua sông, thì đâu còn là thi sĩ nữa.
Tolstaya, vĩnh biệt Brodsky, mất năm 1996:
Chỉ cần ông sống thêm bốn năm nữa thôi, thế kỷ chúng ta sẽ có được một kết thúc thật là tuyệt vời. Bây giờ ông mất, căn nhà Nga mới thực sự trống rỗng.
Theo ý đó, Vĩnh Biệt Lửa Thiêng  là một bài thơ muộn. (1)
*
Bi thương hồn Việt huyết gào ngàn
Sắc chàm ưu hận thấm qua trang…
Đây là nói về cuộc chiến. Sắc chàm ưu hận thấm qua trang... là số phận đau thương của cả một miền đất, như là hậu quả của cái vụ ráng đỏ qua sông?
Chân giả lộn đường huyết cũng khô
Đành thôi nhang khói nhắn huyền hồ
“Lòng quê rờn rợn sầu con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
H
ai câu đầu, có vẻ như là kết cục bi thương của cuộc chiến.
Nhưng hai câu sau, lại là cái số phận của thi sĩ, khi ở hải ngoại?
*
(1) Có những bài thơ viết muộn
Vì không thể viết sớm hơn
Ngặt nỗi thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt mắt sương thôn
NLV

Những vòng đồng ký ức

Phê
Bữa trước Gấu này có phán... đại, mượn lời một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư, cuộc chiến Việt Nam không phải cuộc nội chiến Nam Bắc, mà là giữa đủ thứ, đủ loại Yankees mũi tẹt với nhau. Nào là Yankee "di dân" từ đời thưở nào, có thể trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tới những hậu duệ mãi sau này. Đủ thứ, hầm bà làng, Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân, Đệ Tam, Đệ Tứ... toàn Yankee mũi tẹt!
Một độc giả thắc mắc, chém giết lẫn nhau như thế, vì lý do gì?
Gấu này ngớ người ra.
May sao, đọc Arthur Koestler, cuốn The Heel of Achilles, mới ngộ ra là, sở dĩ đánh giết lẫn nhau, là vì tranh giành nghĩa cả, great cause: Đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào, và sau đó, giải phóng [ăn cướp, từ đám cút đám nhào đó] Miền Nam.
Koestler còn đi xa hơn, khi chứng mình, đây là một trong những tính chất làm nên con người, từ thoạt kỳ thủy, chứ không như Solzhenitsyn tin tưởng, rằng chỉ có từ thế kỷ 20.
*
Thế kỷ 20 có thể coi là đỉnh cao của Cái Ác, nhập thân vào ý thức hệ, theo nghĩa mà Solzhenytsin đã chỉ ra: Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions."].

Hai Trầu & NNT
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là vậy.
Nếu viết, là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó.
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao

Trang NNT
Đọc NNT
Giáo đường làm Faulkner nổi tiếng, famous, tai tiếng, infamous. Một đại tác phẩm về sự “thờ phụng sự độc địa, tàn ác” [the cult of cruelty], trong cõi văn Mẽo.
Đây là một câu chuyện lùa gái quê vô thế giới ngầm thành phố Memphis, Mississipi. Một câu chuyện u ám, làm phiền toái. Cô gái Temple Drake này còn mang theo, như của hồi môn, một cái gì của riêng cô, về sự mất nết, vô thế giới hư ruỗng đó.
Trong khi với nhiều độc giả, đây là một cú sốc đánh vào cảm tính, bây giờ, hầu như tất cả, cùng lúc, còn nhận ra, có một cái chi rất ư là chi ly, tinh tế, của Eliot, của Freud, ở trong đó. Ngoài ra, còn chất thần thoại, mầu sắc miệt vườn [đặc sản quê ta], và ngay cả thứ tiểu thuyết đen, cứng, giống như mầm đá, nấu hoài không chịu mềm, của Mẽo, cũng tìm thấy chúng ở trong đó.
Được xb năm 1831, Giáo đường của Faulkner có thể được coi như một nghiên cứu, tìm tòi, ác liệt nhất, về "bản chất của cái ác."
Và tất nhiên, đây là một tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.
[Lời giới thiệu ở bìa sau của Giáo đường, Vintage Books]
Bạn đọc Việt Nam có thể coi, đây là lời giới thiệu Cánh Đồng Bất Tận của NNT, cũng được!
*
Giáo đường  là một thí dụ về phương pháp của Freud, được đảo ngược, turned backward, đầy ác mộng dâm đãng, thực sự, những biểu tượng xã hội.
Đẩy lên một mức cao hơn nữa, thì đây là những gì chứa chất ở trong đầu của tác giả, về hình ảnh Miền Nam, như là một cuộc hãm hiếp, và một cuộc hư ruỗng, thối rữa [It is somehow connected in the author's mind with what he regards as the rape and corruption of the South.]
Malcolm Cowley: Giới thiệu Faulkner, bản gọn nhẹ,The Portable Faulkner
Chẳng có một nhân vật nào của Faulkner, cho dù hiền lương hay không hiền lương, có được một linh hồn.

Gide đọc Faulkner, Malcolm Cowley trích dẫn.
*
Muộn rồi, nhưng có còn dịp nào nữa để hát “người ta đã có đôi rồi, chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung”?      
Tôi ngồi liếm đôi môi rát, mai mình sẽ chảy máu cam. Nhưng trong cái tiệc đãi bạn tối này, có người chảy máu trong lòng nữa kia.
NNT: Đãi bạn
*
"Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy...."
Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi.
NNT: Một Mối Tình
*
Thầy Thành này, tuy thua xa Stupen, nhưng cũng cùng thứ trôi sông lạc chợ. Quentin Compson, một hậu duệ của Stupen đã coi ông như là một thứ "rác rưởi, không nguồn gốc", "trash, originless" - như Faulkner đã từng viết cho tôi trong một bức thư. Malcolm Cowley, người biên tập The Portable Faulkner]
*
Trong đời Gấu, đã từng quen một ông thầy Thành như vậy. Một Stupen, với "giấc mơ" ["design", chữ của Malcolm Cowley], xây dựng một "giang san" cho mình, một thứ "Stupen's hundred", sau khi bị Miền Bắc ruồng bỏ.
TTT gọi đám này là lũ con tư sinh của Miền Bắc.
*
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy.."
Trong đất trời
*
Văn Việt Nam, "dòng chính", chỉ là "văn nói", chưa bao giờ đạt tới cõi "văn viết", với những câu văn dài lê thê, như chẳng biết làm sao chấm dứt.... Walter Benjamin đã từng ca ngợi Karl Kraus, Susan Sontag trích dẫn, dưới đây, trong một bài tưởng niệm tuyệt vời nhà văn Đức gốc Do Thái này: Sinh dưới bảng hiệu Saturn [Under the Sign of Saturn]:
"If style is the power to move freely in the length and breath of linguistic thinking without falling into banality, it is attained chiefly by the cardiac strength of great thoughts, which drives the blood of language through the capillaries of syntax into the remotest limbs."

NNT chắc chắn chẳng bao giờ đọc Faulkner, lại càng chẳng biết, những Benjamin, Sontag, nhưng, một mình một xuồng, len lỏi giữa trời nước mênh mông, tới nhánh sông, nhánh lạch xa xôi tuyệt mù.... văn của bà, từ đó, bắt đầu, từ đó, chấm dứt.
Chúng ta cứ thử đọc câu này, coi có đúng như Benjamin diễn tả:
Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh; tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó, nhà không có đàn bà nên cũng có bánh trái gì ăn đâu..."; tôi giành: "Chừng nào bánh chín, để con đem qua bển cho; Má, má mè, anh Hai có tính bước thêm bước nữa chưa, hả má."; Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con này, lần nào về cũng hỏi có chuyện đó....". Mình à? Mình sao? Lần nào cũng hỏi chuyện đó à? Ụa, hỏi hồi nào sao mình không hay vậy ta?
Một Mối Tình
*
"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Đọc đến khúc, "hướng về đạo nghĩa", Gấu bỗng lại đau,"nỗi đau ngựa Hồ":
Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
*
Lần về Hà Nội, đọc hai câu thơ dưới đây, Gấu toát hết mồ hôi.
Hai câu thơ, đúng là được "trao cho Gấu", cái thằng mắt lác bỏ đất Bắc, hơn nửa thế kỷ mới bò về.
*
Về để làm gì? Ngựa Hồ hí gió Bắc hả? Chim Việt Cành Nam?
Không phải.
buồn tập tễnh,
về ăn giỗ mình.
PHT

Auden: Time that is intolerant
Thời gian sẽ tha thứ cho mi,
Vì mi viết bảnh quá!

Notes on Susan Sontag
("My greatest dream was to grow up and come to New York and write for Partisan Review and be read by 5,000 people.") Her trip to Hanoi in 1968. The mini-skirted babe in the frumpy Upper West Side crowd and her years as the only woman on the panel. The front-page news in 1982 when, after years of supporting various Marxist revolutions, she declared that communism was "fascism with a human face."
Giấc mộng lớn lao nhất của tôi là lớn lên, nhập vào thành phố New York, viết cho tờ Partisan Review và có năm ngàn người đọc mình.
Sau khi hăm hở cổ võ cho những cuộc cách mạng Mác xít, là cuộc vỡ mộng lớn lao nhất: Chủ nghĩa Cộng sản là "chủ nghĩa Phát xít với bộ mặt của con người."

Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói
*
Có vụ án như thế, là kể như thua rồi. Kafka: Vụ Án
Nhật Ký

Gấu, nhà văn
*
Gấu, nhà văn VC