*
Nhật Ký









*


Dọn
Tham những với cả lịch sử.
51 tỷ đồng cho một tượng đài bằng đồng là chi phí quá lớn. Nhưng chưa hết, ba năm sau, tượng đài đã gây nên sự phẫn nộ lớn trong công chúng bởi đang bị nghi ngờ là được đúc bằng đồng phế liệu!
Nguồn
Gấu sợ rằng, cái tay nào đặt cái tít, như trên, là đã được gợi hứng từ những bài viết trên Tin Văn. Cái vụ tham nhũng lịch sử khổng lồ, không tiền khoáng hậu, và, không chỉ tham nhũng, mà còn làm nhục lịch sử, là vụ làm thịt Miền Nam.
Tâm địa "ăn cướp, làm thịt", được che giấu, ngụy trang bằng lý tưởng "giải phóng, thống nhất", được cổ võ bằng những câu thơ đẹp như cái chết, đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì có khác gì, sử dụng phế liệu làm cột đồng?
Nên nhớ, về ý nghĩa truyền thống, lịch sử, thì nguồn gốc tượng đài Điện Biên có từ thời Mã Viện, từ thời dựng nước!
Và nếu như thế, Gấu này còn sợ rằng, lời nguyền của ông tướng Tầu, "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", đã bắt đầu ứng nghiệm?

Phê

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?


Thời Vô Song
Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được, một thằng bé từ một miền khỉ ho cò gáy Mississipi, trở thành, không chỉ một nhà văn nổi tiếng, ở nhà cũng như ở toàn thế giới, mà còn một nhà văn đổi mới triệt để về tiểu thuyết Mỹ, đến nỗi, đám tiền phong ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh phải xin thọ giáo.
Về cái học trường lớp, với Faulkner, quả là quá ít ỏi. Ông đi bụi rất sớm, ngay những năm đầu trung học, [ông cụ bà cụ của ông coi bộ cũng chẳng thèm quan tâm tới chuyện này]. Và mặc dù cũng sinh viên Đại học Mississipi, nhưng đây là do ưu ái mấy ông nhà binh giải ngũ muốn cắp sách trở lại. Bảng học vấn của ông mới tồi tệ làm sao: một semester [học kỳ sáu tháng] tiếng Anh [grade, hạng: D], hai semesters tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Về cái chuyện trở thành nhà thám hiểm, khai phá linh hồn [hay, tâm hồn] Miền Nam hậu chiến, For this explorer of the mind of the post-bellum South: ông đếch thèm học sử. Về cái chuyện trở thành một tiểu thuyết gia muốn đan dệt thời gian Bergson, the Bergsonian time, vào cú pháp của hồi ức, the syntax of memory, ông đếch thèm học triết hay tâm lý học.
Thay vì học ba thứ lẩm cẩm nói trên, anh chàng có hơi mơ mộng là Billy Faulkner lại ép mình vào trong một cái đọc rất ư là chật hẹp [narrow], và rất ư là gay cấn, khẩn trương [intense], là thi ca Anh cuối thế kỷ, nhất là hai tay  Swinburne và Housman, và ba tiểu thuyết gia Balzac, Dickens và Conrad. Ba ông này, bằng những từ của Coetzee mô tả: làm cho những thế giới giả tưởng trở nên sống động và hài hòa, đủ để tiếp mộc di hoa, theo nghĩa, ba cây chụm lại thành hòn núi cao, tạo ra được đích thị xừ luỷ, the real one: William Faulkner.
Faulkner trẻ
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mi sợ chuyện đó!
*
Ngay ngày đầu, đặt chân xuống cảng Sài Gòn, Gấu tui đã cảm nhận ra điều này.
Rằng mi cũng chỉ là một tên "Yankee", mà thôi.
[Và đó là lý do mi chọn Faulkner làm "sư phụ", như trong một bài viết  mi đã từng thú nhận?]
Đây cũng là lý do, theo một ông bạn văn của Gấu, giải thích, về trường hợp Gấu tui xin làm đệ tử Faulkner:Trong tiềm thức của mi, vẫn ẩn tàng một tên Yankee [Bắc quân] xâm lược, và mi cảm thấy nhục nhã vì thế, ngay từ những ngày đầu được nắng miền nam sưởi ấm.
Con hoang
*
Sanctuary, ["Tôi phịa ra, I invented, câu chuyện khủng khiếp nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được và viết nó trong chừng 3 tuần lễ"].
Faulkner
*
Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương phá huỷ trinh tiết bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ hớp hồn!
*
Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.
William Faulkner đọc Con Đường Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque, trong W. Faulkner: Tiểu luận, Diễn văn, Công Thư [Public Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản 2004.
*
Tôi tính ngưng phán, nhưng không thể. Cho dù có phải làm ông bực. Tôi coi cái nghề viết lách quá cao, nên đếch cần cái chuyện ông bực hay không bực. Tôi không chịu nổi Hoa Lan Đen. Câu chuyện mà ông kể cho tôi nghe về gia đình đó, được lắm. Nhưng ông có viết nó ra đâu...
Nếu ông không định viết nó, tại sao lại gửi cho tôi?
Tôi nghĩ là ông đọc chưa đủ. Tôi không định nói tới ba cái tào lao, là tìm kiếm, là sự kiện, research, facts. Ba thứ cứt đái đó ai cần? [Who in the hell cares for facts?]
Ông chưa đọc đủ, những câu chuyện của những con người, họ kể chúng ra thật là tuyệt vời. Hãy đọc những cuốn sau đây, rồi sau đó, hãy viết lại Hoa Lan Đen:
Anh em nhà Karamazov của Dostoevsky.
Buddenbrooks của Thomas Mann.
Tess of the d'Urbervilles của Thomas Hardy.
Bất cứ một cuốn nào khác của Hardy mà ông thích.
Lời tôi phán có thể làm ông bực mình, làm ông quê một cục, This may offend you. Nếu đúng như thế, tôi thành thực khuyên ông, chớ bao giờ hăm he viết lách gì nữa.
Yours sincerely,
William Faulkner
[Trích Harper's Sept 2006]

Ba thằng lăng nhăng

Gấu, nhà văn
Gấu cũng sắp xuống lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói, thật bảnh. [Thí dụ,Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn ]. Ngay cả mấy thằng thù Gấu đến điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông con NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!
*
"Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được", một thằng cu Gấu, đã từng ăn cắp khoai lang ở đồng làng Thanh Trì, Quốc Oai, Sơn Tây, lại có ngày...

Điệp viên tuyệt hảo
He has been a perfect spy, but at the cost of his soul.
Anh ta là điệp viên tuyệt hảo, nhưng phải trả giá bằng linh hồn của  mình.
Wikipedia

Oanh kích vs Pháo kích

Chuyện hai thành phố
1 2
Có một lần ngủ nhà Cẩn, đang đêm cảnh sát xét sổ gia đình. Lẽ tất nhiên không có tên Gấu.
Trong khi viên cảnh sát kiểm tra nhân số, ghi ghi, chép chép, Gấu biết thân phận, lui cui đi kiếm đôi dép xỏ vô chân... anh ta ngưng viết, ngạc nhiên hỏi:
-Đi đâu?
Gấu cũng ngạc nhiên, hỏi lại:
-Thì theo ông về bót chứ đi đâu?
Anh ta bật cười.
Lần đó, đưa về đồn cảnh sát Quận Ba, ở khu Ngã Sáu Hoà Hưng, nằm trên đường Lê Văn Duyệt.  Cẩn qua nhà Bà Trẻ, mang sổ gia đình tới, tới tận trưa Gấu mới được thả.
Hai lần đụng độ cảnh sát VNCH của Gấu, lần nào cũng thú vị. Lần kia, khi vừa mới ra trường Bưu Điện được tí ngày, tí tháng, đã có tí tiền còm, và gần như ngày nào cũng ghé xóm, thường sau khi tan sở. Lần xém bị bắt, vào lúc 10 giờ sáng, đang lui cui làm việc, bỗng nhớ xóm quá, thế là dzọt.... Gấu đã kể rồi, trong Chuyện hai thành phố 2

Vài kỷ niệm về Mai Thảo