*
Nhật Ký









 *
Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện...
*
Quỳnh ơi trong mơ tôi vẫn chỉ biết gọi tên Quỳnh. Suốt mấy đêm liền, tôi mơ rất nhiều, hễ chợp mắt là hiện lung linh nụ cười em, em cười hồn nhiên, em nói hồn nhiên, rằng em có người yêu mới rồi, rằng em không thể chấp nhận nghề của tôi, ai đời lại làm nghề bộ đội, suốt đời chỉ biết súng ống thì dã man lắm, rằng em sẽ đi thử giọng hát vì em có giọng, em sẽ lên sàn diễn và một ngàn một triệu đàn ông sẽ vì em mà xin chết. Áo em ba lỗ, váy em cộc. Em cứ thế hồn nhiên dày vò tôi, ôi em hạnh phúc, em tủi cực của chúng tôi...
Tôi đã kể chuyện

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Người thứ ba

Dọn



Phê
“Hãy đánh chết nó đi, thằng khốn, vì nó là một nhà phê bình văn học”, câu nói cực đoan của J.W. Goethe được MC Mai Chi sử dụng nhằm đẩy đưa cuộc trò chuyện "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính", tối 22/6.
Nguồn
Câu của Goethe nghe máu quá, không biết ông nói trong trường hợp nào, và nguyên văn ra sao.
*
Vào thời có máy rò mìn Google, tốt nhất nên cho độc giả biết nguồn của những câu nói cực đoan hay không cực đoan như trên đây.
Cứ phán... ẩu, [thì cũng đoán.. ẩu như thế], rồi đè một ông Goethe ra, nhét vô miệng, gặp thứ cả vú, thì nghẹt [thở] quá!
Cần gì ông Goethe. Ông Nguyễn mà chẳng bảnh à: Khi ta chết nhớ chôn theo cùng với ta một tên phê bình.
Thời ông Nguyễn, chưa có nữ MC phê bình.
*
Lần đầu tiên, tôi ((NQT) làm quen với G. Steiner, nhân chuyến ghé thư viện Toronto, Canada, tình cờ cầm cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, lật đúng bài Nhà Văn và Chủ Nghĩa Cộng Sản, trong có nhắc tới cuốn Bác Sĩ  [Dr]  Zhivago của Pasternak, vốn là một trong những cuốn vỡ lòng của tôi. Thế là photocopy ngay tại chỗ, về nhà dịch liền, gửi đăng trên tạp chí Hợp Lưu ở Mỹ.
*
Thuở mới lớn, tôi "mê" Roland Barthes, cách ông đặt vấn đề ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ phê bình, Steiner mở cho tôi chiều sâu tối đen của ngôn ngữ, sự câm lặng:
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)
*
Chúng ta biết, một số người nghĩ ra và điều hành (lò thiêu) Auschwitz, họ đã được dậy một điều: hãy đọc và tiếp tục đọc Shakespeare và Goethe.
Chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn chương hơn là sự khốn cùng của người hàng xóm.
Những người khóc, khi coi truyện tình lãng mạn Werther hay nghe nhạc Chopin, họ đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục.
Nhân Văn

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?

Faulkner trẻ
Bảnh hơn chúng ta
Miền Faulkner, hay Thị trấn, Quận Yoknapatawpha County, dân số của nó, Faulkner cho biết, khi cho xuất bản Absalom, Absalom!, vào năm 1936, gồm: Trắng 6298. Đen 9313.
Chúng ta mắc nợ sáng kiến lạ lùng, làm ra cái mới, của Faulkner, nở rộ từ 1928 tới 1936, theo cái nghĩa thật bảnh, mà trên một chục nhà xb đã quẳng cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông vô thùng rác.
*
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng của Gấu, của tất cả những con người đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không thể nào nói tốt được cho nó. Sebald, chẳng làm điều gì xấu cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể như vậy, và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước Đức, khi, không những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó một cái chức ông Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.

*
Sebald by David Levine, NYRB
Tưởng Niệm
Phát biểu khi là ông Hàn
Sân Trường Cũ
Sebald tởm những gì người dân Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da vàng làm thịt da vàng, thì sao? Đó là lý do người dân Mít thù VC, chứ không phải thù trong nước. Có một sự lập lờ ở đây. Làm gì có bất đồng chính kiến? 
Chỉ có sự thù hận cái xấu, cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu nhân dân trong nuớc.
*
Lại nói về lừa đảo.
Le Carré suốt đời tởm ông già, vì ông này, là một tên lừa đảo. Và nếu coi ông già là 'father land', thì cũng vưỡn đúng, đối với ông!
Cái tay chuyên viết chuyện gián điệp chiến tranh lạnh này, khi được Liên Xô cấp visa, và khi tới Moscow, được đề nghị gặp Philby, tay điệp viên Hồng Mao phản thùng, đã bực rọc thốt lên: Hôm qua, các ông đón tiếp tôi như là người đại diện nữ hoàng Anh, vậy mà bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp đó, kẻ thù của nữ hoàng?
Sự thực, Le Carré luôn tỏ ra ưu ái với những người Cộng Sản, thế mới lạ. Mấu chốt, cái mầm đẻ ra Gián điệp từ miền lạnh, là từ niềm tin của ông vào những người CS thứ thiệt này.
*
John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…
Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).
Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.
Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
Phản gián Anh, qua nhân viên nhị trùng, tổ chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng lính gác đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
Cuối cùng anh điệp viên nhất định không bỏ người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá chán "đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ:
Anh nghe một giọng nói tiếng Anh, từ phía Tây bức tường:
-Nhẩy đi, Alec! Nhảy!
Anh nghe tiếng Smiley, thật gần:
-Cô gái, cô gái đâu?
Đưa mắt nhìn xuống chân tường, sau cùng anh nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi chầm chậm bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi, mớ tóc đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
Họ hình như ngần ngừ, trước khi nổ súng tiếp; một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ bắn anh, hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu trường. Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và những đứa trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.
Giữa hai thế giới

Ba thằng lăng nhăng

Thời gian trường Bưu Điện đang xây cất đó, Gấu làm việc bên này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói, xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh này là của ern, không phải của Gấu], đưa thư xanh này cho cái anh nho nhỏ đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, đài gương soi đến dấu bèo này chăng?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân, còn phạng thêm cho một câu, nó là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài gương, là ông cán sự Bưu Điện
Vài kỷ niệm về Mai Thảo

Thống kê
Đọc trên net:
Nơi sát thủ "nhân tài", chỉ dành cho "thiên tài và thiên tai":
http://www.gio-o.com
Sưu tập nhiều người viết dâm:
http://www.hopluu.net
Lèng èng đọc tạm:
http://www.vanhoc.org
Cả quỷnh nhà quê mới ra tỉnh học ăn chơi các món hậu hiện đại như Tiền Vệ:
http://www.tapchitho.com
Tan hinh thuc, bà con hau hien dai dài dở :
http://www.thotanhinhthuc.com
"Cop and sao" văn chương lục sự đọc được:
http://www.thoivan.com
Văn chương được viết bởi người xứ chắc cà đao:
http://www.tanvien.net
Bộ sưu tập lông bà Đầm cao cấp hơn Tiền Vệ: nghĩa là Ăn Mày thì cao cấp hơn Vỉa Hè
http://amvc.free.fr/
Nơi hội tụ giấc mơ của những văn thi sĩ be bé người nước nhược tiểu
http://www.thewriterspost.net/main_pg.htm
...
Mấy thằng cu li tech Đặc Trưng low lắm man. Tụi nó low nhất trong mấy cái forum. Tụi đó không có brain, cãi nhau với tụi nó làm giề.
*
Người xứ "chắc cà đao" là người xứ gì, Gấu thực sự không hiểu được.
Nếu lấy chữ đầu, và cuối, "chắc" và "đao", thì đoán là "cà-na-điên"?
Cái tay tác giả bảng phong thần trên, là ở trong nước, theo như Gấu đoán mò. Hai trang net tay này khen, một của THD, và một, của đám bỏ chạy ở Paris.
THD, theo như thiển ý của Gấu, không phải dân trong nghề, [không thuộc giới khoa bảng, tuy có bằng kỹ sư, nếu nói theo me-xừ gì gì đó]. Ông là một người, sau khi thành đạt trong nghề câu cơm của mình, bèn phát huy thú say mê văn nghệ từ hồi còn trai trẻ. Trang của ông, rất bổ ích, bám thời sự, nhưng chỉ dành cho giới độc giả thường thường bậc trung, lâu lâu ông lên giọng phê bình, điểm sách... là ngửi không được!
Nói rõ hơn, ông ta không được "former" để làm cái nghề văn.
Còn trang của mấy tay bỏ chạy, thì xin miễn có ý kiến. Có thể vì mấy ông này hướng về đất mẹ, nhất là đất Bắc, cho nên cái tay làm bảng phong thần khen, chăng?
Đặc Trưng chỉ là một cái kho chứa dữ kiện văn học, đâu có dính dáng gì tới brain hay không brain, theo Gấu?
Mấy tay chủ trương ĐT, do không phải dân trong nghề, không được "former", nên tài liệu thường sai sót, nhất là về chính tả, về tính trung thực đối nguyên tác, vẫn theo Gấu.
Lấy thí dụ, chỉ nội cái tên của một tác giả, bất cứ tác giả nào, mà bạn viết sai, người đó có bực mình không? ĐT theo như tôi được biết, và còn nhiều trang net khác nữa, không phải thứ chuyên, rất coi thường chuyện này, cùng những vấn đề câu kệ, syntax, thí dụ.
Nhưng có, còn hơn không. NQT
*
Đọc server:
Visits duration.
Number of visits: 2872 - Average: 306 s Number of visits Percent
0s-30s 2139 74.4 %
30s-2mn 168 5.8 %
2mn-5mn 147 5.1 %
5mn-15mn 127 4.4 %
15mn-30mn 92 3.2 %
30mn-1h 95 3.3 %
1h+ 96 3.3 %
Unknown 8 0.2 %
Như thế, con số độc giả đọc Tin Văn trên 1 giờ đồng hồ, mỗi khi ghé, là 3.3 % .
[Theo thống kê bữa nay, June 27, 2007].
Thường là 4%.
Vậy là bảnh quá rồi. Cứ 100 độc giả, có 4, ngồi lỳ đến hơn một tiếng đồng hồ!
Đa tạ.