*
Nhật Ký









    *

Vĩnh biệt Thầy Nguyễn Khắc Kham, nhà giáo dục và văn hóa lớn của Việt Nam.
Nguồn
Phân Ưu
  Vô cùng thương tiếc báo tin cùng các thân hữu:
 Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham
                Nguyên Giáo Sư Trường Trung Học Chu Văn An
                  Nguyên Giáo sư Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn
đã mất tại San José, California (Hoa Kỳ) vào ngày 8 tháng 3 năm 2007, hưởng thọ 100 tuổi.
 Xin thành thật chia buồn cùng Cụ Bà Nguyễn Khắc Kham và tang quyến, và nguyện cầu hương linh giáo sư Nguyễn Khắc Kham sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Cựu học sinh CVA-TL-NT và thân hữu Quán Gió
*
Thời gian học lớp đệ ngũ trường Văn Lang, của thầy Nguyễn Khắc Kham. Vẫn "thói" Bắc không thể bỏ, chọn thầy trước khi chọn trường, chọn lớp. Tiếng là trường, chỉ một căn hộ trong một con hẻm đường Ngô Tùng Châu gần Ngã Sáu Sài-gòn. Tiếng là di cư, nhưng chính ở đây, cậu có người bạn Nam-kỳ đầu tiên. Cũng lần đầu, cậu nghe anh bạn Trí phát âm "tìn thươn", thay vì tình thương. Con nhà giầu miệt tỉnh, mấy chị em kéo lên Sài-gòn mua nhà thay vì trọ học. Và phải là một trường Bắc-kỳ. Anh giải thích: ở dưới đó, anh "số dzách", nhưng ông thầy lắc đầu, không ăn thua gì đâu, so với đám học trò người bắc. Anh đưa về "khoe" với mấy anh chị em. Cả nhà đều mến, nhưng phàn nàn với đứa em: bạn mày nói, tụi tao nghe không ra! Còn thằng bé cứ há hốc mồm, nghe kể về một miền đất, sáng rảo bộ ra quán cà-phe nơi đầu ngõ, tiện chân ngoáy ngoáy một hố đất nơi con rạch, trưa về thò tay nhấc lên một con cá. Nhưng hình ảnh "Nam-kỳ nhất" ở nơi cậu, là từ một cô gái "lai", Bắc-kỳ xa xưa từ hồi nảo hồi nào. Và nó bắt nguồn từ... Hà-nội!
Tên của cuộc chiến

Lần Cuối Sài Gòn:
Bản quí, dành tặng thân hữu

*

Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong tôi.


September Song
Writing to Hannah Arendt in December 1967, Mary McCarthy reported Susan Sontag’s arrest in an antiwar demonstration, and then abruptly asked: “And what about her? When I last watched her with you at the Lowells, it was clear that she was going to seek to conquer you. Or that she had fallen in love with you — the same thing. Anyway, did she?”
Viết cho Hannah Arendt vào tháng Chạp 1967, Mary McCarthy nhắc tới vụ Susan Sontag bị bắt vì biểu tình phản chiến, rồi vụt hỏi: "Có vẻ như cô bé muốn chinh phục bà. Hay ‘tương tư’, thì cũng rứa. Bà nghĩ sao?"
Chúng ta không có câu trả lời.
While praising Victor Serge, Nadine Gordimer and Fernando Pessoa in her speeches, she [Sontag] resurrected an old-fashioned idea of literature as protest. “A great writer of fiction, by writing truthfully about the society in which she or he lives, cannot help but evoke (if only by their absence) the better standards of justice and of truthfulness that we have the right (some would say the duty) to militate for in the necessarily imperfect societies in which we live.”
[Tạm dịch: Trong khi vinh danh Victor Serge, Nadine Gordimer, và Fernando Pessoa, bà làm sống lại một tư tưởng rất ư là cổ hủ, về văn chương, như là chống đối, phản kháng. "Một nhà văn lớn viết giả tưởng, viết chân, thực, đúng, về xã hội mà người đó sống, chỉ để làm bật ra những chuẩn mức tốt đẹp hơn, về công lý và sự thực. Ấy là vì thiếu vắng những tiêu chuẩn như thế, mà người đó phải dấn thân nhằm chữa lành những đui què gẫy gọng của xã hội trong đó chúng ta sống].


Theo nghĩa đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!

Tản mạn về Ba  Người  Khác
La mythologie moderne commence par une constatation négative : Dieu a créé le monde, l'homme a créé Auschwitz. Auschwitz était possible puisque nous l'avons rendu possible. C'est le reflet de notre vie. Nous pouvons le considérer comme le résultat de notre négligence existentielle.
Kertesz
[Huyền thoại hiện đại bắt đầu bằng một khúc xương khó nhá: Thượng Đế sáng tạo ra con người, con người sáng tạo ra [Lò Thiêu] Auschwitz. Lò Thiêu xẩy ra là vì chúng ta làm cho nó xẩy ra. Đó chính là tấm gương phản chiếu cuộc đời của chúng ta. Chúng ta có thể coi đó, như là hậu quả của cuộc sống cà chớn của mình].
Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Gulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù Do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.
Đọc Steiner nhân số đặc biệt về ông
*
Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.

Câu của Kertesz như tiên đoán ra được những câu của mấy ông Mít.
Câu của Steiner khiến chúng ta mơ tưởng: Giả như có một người Cộng Sản chân chính, và là nhà văn, viết về cái vụ Lò CCRĐ?
Có ông, [hình như một nhà phê bình thì phải, khi trả lời phỏng vấn BBC], khi phải nhìn lại vụ CCRĐ, đã động lòng từ bi, và phán: Có lẽ chỉ nên lấy của cải, đất đai của địa chủ thôi, có lẽ nên tha mạng sống cho họ! (1)
(1): Nhưng theo tôi, nhìn rộng hơn, xã hội có quyền nói rằng một mặt, CCRĐ đem lại ruộng cày cho một bộ phận nông dân thiếu đất sản xuất. Nhưng có lẽ nếu chỉ cần làm cái việc là trao ruộng cho nông dân thôi, thì không cần tiến hành đến mức như vậy.
Lại Nguyên Ân trả lời BBC

Đọc thơ NLV
Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]
Điểm thứ hai: anh đọc văn tôi rất kỹ, và tri kỷ; có kỹ mới nhớ; có tri kỷ mới nhận ra những tính từ quan trọng tôi dùng cho Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt chữ "tiết tháo" tôi dùng rất tâm huyết. Người ngoại cuộc không quan tâm đến từ đó. Vậy tôi có lời cảm ơn bạn hiền Hoàng Ngọc-Tuấn.
Đặng Tiến: Thư độc giả, talawas
Thú thực, cái thư này quá dở. Giọng kênh kiệu, khệnh khạng, bố chó xồm. Thí dụ, ngay câu mở đầu, "thật đáng mừng": Vẫn cái giọng phủ dụ của mấy ông tiên chỉ trong làng.
Câu trích dẫn trên, giọng huề vốn.
Bởi vì cả giới văn học Miền Nam biết điều mà chỉ hai tri âm tri kỷ, biết, "tôi dùng rất tâm huyết".
Từ trước 1975 lận. [Có thể khi đó ĐT ở Paris, nên không biết?]
Sau 1975, khi TTT ra đi, cả hải ngoại bàng hoàng. Nhất là ở Mỹ. Rúng động và bàng hoàng. Gấu này, khi được tin ông mất, đã qua bên Mẽo và đã sống những ngày tháng đó.
Bảo rằng "chữ tiết tháo tôi dùng rất tâm huyết", thì cũng đặng.
Nhưng đúng hơn, có lẽ là chữ cương trực.
Nôm na, thì nói, ông cứng quá, thẳng quá.
Không khoan nhượng, ngay với cả chính mình. NQT
*
Không khoan nhượng đối với cả chính mình, ôi chao, giá mà mượn những dòng sau đây, áp dụng cho TTT thì cũng thú lắm đấy!
As for Solzhenitsyn, Lidiya Chukovskaya noted long ago that "it was as , if... he had sentenced himself to imprisonment in some strict regime camp.... He was convict and guard rolled into one, and his own surveillance of himself was perhaps more relentless than that of the KGB." When Remnick first visited him in Vermont, he was laboring from six in the morning until late at night, completing his gigantic novel cycle The Red Wheel. Around him, the household devoted itself to servicing the great man, with his wife Natalyia typesetting his manuscript pages on an IBM composing machine—she has set all twenty volumes of his collected works - and dispatching them to the Russian-language publishers in Paris.
[Trích NYRB, số 21 Tháng Chạp, 2006, bài viết về cuốn sách mới nhất của David Remnick: Reporting: Writings From the New Yorker, Phóng sự: Viết từ tờ Người Nữu Ước]
*
Cứ như còn những ngày ở tù VC, quản giáo với trại viên đều là ta, kỷ luật của mi chưa chắc đã căng hơn là của chính ta áp dụng cho ta....
Gấu được nghe, cũng một ông em của TTT, cũng tù chung, cũng viết văn, kể là, một lần ông ta, do cực quá, nên cũng có táy máy một tí gì đó, bị ông anh mắng cho. Sau đó, ông cắt đôi cái khăn tắm, nói, đây, cho cậu một nửa...

Ôi chao, lại nhớ những ngày Quán Chùa, có cả ba, ông anh, Gấu, và ông em văn nghệ...

Tưởng Niệm Trịnh Công Sơn
Người Đức sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì cái vụ Lò Thiêu!
Những người Cộng Sản sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho đám Nguỵ, vì đã không giải phóng miền Bắc. (1)
(1) Bạn Gấu, NKL, sĩ quan thám báo, 13 niên, đã từng bị nhân dân mắng vốn: Mấy cháu đánh đấm ra làm sao mà đến nông nỗi này? Mấy bác cứ mong hoài ngày chúng cháu ra giải phóng đất Bắc!

Đọc thơ Cao Thoại Châu

Trang thơ Cao Thoại Châu

Gấu, nhà văn
*
'I'm not going to satisfy people's curiosity about exotic China'.
[Tôi đâu có ý định thỏa mãn sự tò mò của mọi người về một cái mùi lạ của một cô Xẩm]
Found in translation
Yiyun, tác giả cuốn Ngàn Năm Kinh Kệ,  A Thousand Years of Good Prayers, trả lời phỏng vấn khi cuốn sách của bà được giải [the] Guardian First Book Award.
Như thế đấy, là cái việc học tiếng Anh, và sau đó, viết văn bằng tiếng Anh.
Chẳng lẽ phải nhắc lại câu nói đó cho mấy ông mấy bà "da mầu", khi, cứ ị ra được một cục nào là dịch liền tù tì ra tiếng Anh tiếng U.
"Chúng tôi quả có ý định, thỏa mãn tính tò mò, của mọi người, về mùi lạ, của một cục kít Việt!"
*
Her parents, who still live in China, took some persuading, too. "My mother said, 'Can you make money being a writer?' I said, 'No, you cannot make money.' Then I published my book, and they were very proud of me." They provide observations of contemporary China, have started suggesting what she should write about. "My father will say, 'I know you're busy - I can go out and talk to people and get interesting stories for you'."
- Con làm nhà văn có ra tiền không?
- Còn khuya má ơi.
Thế rồi họ in sách của tôi, và ba má tôi rất là hơi bị tự hào.
[ Mất đi ở quê nhà, và] Tìm thấy lại, trong dịch thuật.
Ngàn năm kinh kệ [trích đoạn]
*
Gấu này có tật xấu, mỗi lần có một diễn đàn mới xuất hiện, là hăm hở gửi bài, xin đăng, xin cộng tác.
Đúng là cố đấm ăn xôi, mà lần nào cũng bị đấm thật!
Chả biết xấu hổ là gì!
Với "da màu", chỉ nghe tên thôi, là đã ngán ngẩm.
Tuy nhiên, vưỡn trang trọng giới thiệu.