*
Nhật Ký









*
Hình như cái miệng giống ông ngoại, chắc sẽ có nhiều bồ hơn ông ngoại.
[Một độc giả]
Phúc đáp:
Ôi dào, có tiếng mà không có miếng. Bồ thì nhiều, nhưng chỉ biết ăn cơm, không biết ăn phở.
...
Tả công hữu kích giang hồ như thế mà còn than cái gì nữa!
*
7

*
Giai Phẩm Văn Xuân Đinh Mùi [1967]

Thu phố ca

Chuyện hai thành phố
1 2
Bản scan số 1 là từ tập truyện Lần Cuối Sài Gòn, 1998
Bản số 2, từ Những ngày ờ Sài Gòn, 1970
Đọc lại Chuyện hai thành phố, ấn bản cc 1970, Gấu nhận ra, có vài chi tiết tưởng tượng, không đúng sự thực. Chi tiết về bà chị dâu, Gấu nghe kể lại từ một anh bạn trong Thất Hiền, lần anh này ghé nhà một anh bạn, không liên can gì tới một bà chị dâu ở trong Chuyện hai thành phố.
Một chi tiết thú vị, có thật, mà Gấu không hề nhớ, là anh bạn Nguyên ở trong truyện, ở ngoài đời, đã từng bị VC bắt, khi đi xe đò, bị đưa vô rừng học tập cải tạo mấy tiếng đồng hồ, hoặc mấy ngày, sau đó thả về.

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
Brodsky nói về thành phố quê hương của ông:
Petersburg đẻ ra một nền văn chương được đánh dấu bởi sự "âu lo, như thể nó được viết ra từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể đưa ra một quan niệm chung, một âm điệu nào đó, thì đó là sự vong thân".
Câu này cũng có thể áp dụng cho TTT, và Hà Nội của ông.


Nhà sàn chú Thi ở Hưng Yên
Trăng Huyết

Người thứ ba
Dẫn nhập
Người Mỹ Trầm Lặng

Dọn
*
Nếu không phải là một phim chống chiến tranh thì nó là cái quái gì?
Tất cả những phim chiến tranh đều là phim phản chiến tranh, theo nghĩa, phim nào mà không có máu đổ, trai tráng chết. Riêng tôi, tôi nghĩ thêm một tí, thí dụ như về cái ý tưởng ở trong Trái Tim Của Bóng Đen, của Conrad. Rằng, người ta có thể đưa trai tráng đi giết người, nhân danh một ý tưởng đạo đức nào đó.
Ngoài Conrad, Coppola hẳn đã đọc câu thơ lẫm liệt một thời, "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", bản tiếng Anh, do da mầu dịch, nên mới phán như trên, chăng?
*
Cho đến những ngày này, mà một ông nhà thơ như BMQ còn tự hào về những cống hiến tuổi trẻ cho cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước, đủ cho thấy, cái gọi là Khải Huyền Dối Trá mà nhà thơ Việt viết tiếng Mẽo dùng để phạng Coppola và phim Tận Thế Là Đây, đúng ra phải dành cho chân lý Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm, thì mới phải đạo.
Chỉ một phim giải trí tầm thường, cho dù chiều ngầm của nó như thế nào, không thưởng thức được, vậy mà cũng bầy đặt.
Vả chăng, đây là thảm họa của internet: nó làm cho nhân loại có nhiều nhà văn hơn là độc giả.
Không có trang net, chúng ta đâu phải chịu đựng thứ văn chương da mầu?
Và Tin Văn!
*
Nhà thơ BMQ tự hào vì đã cống hiến tuổi trẻ cho công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, ít ra, có một người không tự hào, và cảm thấy nhục nhã. Người đó là... viên y sĩ đồng quê của Kafka!
Oz đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka

Người ta có thể nhận ra sự tương tự giữa đoạn mở đầu "Cây vĩ cầm..." và "Y sĩ Đồng quê" của Kafka: giả thuyết cơ bản mở đầu, trong cả hai, bị bác bỏ, theo dòng chuyện. Giả thuyết sau cùng sụp đổ, để lộ ra, qua nhìn lại, một thứ giả thuyết khác biệt hẳn. Người đọc phải đọc lại, và phải lấy lại sự tin cậy, mọi điều, mọi chuyện.

Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa !
*
Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:
"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."
Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !
*
Cái chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn trong đời tôi, Oscar Wilde đã từng tuyên bố.
Nhưng Lucien de Rubempré là ai?
Một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac.
Nhà văn Llosa tin rằng, lời tuyên bố của Wilde, là phải được hiểu theo nghĩa 'thực tại ở đời", theo nghĩa đen!
Bởi vì có những nhân vật giả tưởng còn thực hơn cả sự thực!
Viên y sĩ đồng quê của Kafka là một "vĩ nhân" như thế đó. NQT
*
The Polish Witch-Hunt
The law, which took effect on March 15, required all Poles occupying professional jobs in the private, public, and state sectors and born before August 1972—including politicians, professors, lawyers, judges, journalists, bank managers, and the heads of schools, companies, etc.—to declare in writing within two months whether or not they had collaborated with the former Communist security services. Those who, like Geremek, refuse, or who give false information, could be banned from practicing their professions or holding public office for ten years.
Ba Lan hiện đang chơi trò săn Quỉ Đỏ, theo kiểu tẩy não trước đây, nhưng ngược hẳn lại, và có tên là làm sạch, purification, nhân viên nhà nước phải ký tên vào một tờ tự khai, cam đoan chưa từng làm cớm VC Ba Lan.
*
What is happening in Poland, the country where communism's downfall began?
Most revolutions have two phases. First comes a struggle for freedom, then a struggle for power. The first makes the human spirit soar and brings out the best in people. The second unleashes the worst: envy, intrigue, greed, suspicion, and the urge for revenge.
Cách mạng thường gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, đòi tự do; giai đoạn sau, đòi quyền lực.
Cùng với giai đoạn sau, là đủ trò tởm lợm, con heo, con bọ...
*
Gấu này thực sự không hiểu, khi, nhà thơ BMQ tự coi mình là người ở trong tổ chức, tranh đấu đòi tự do dân chủ, là thuộc giai đoạn nhì hay nhất, của cuộc đời của ông, sau khi đã mất tiêu tuổi trẻ, đòi tự do dân chủ cho lũ Ngụy? NQT

Strip his clothes off, then he'll heal us,
If he doesn't, kill him dead
Only a doctor, only a doctor
(Lột trần anh ta, rồi anh ta sẽ chữa chúng ta lành bịnh
Nếu anh ta không làm được, hãy giết anh ta
Chỉ là một y sĩ, chỉ là một y sĩ)

O be joyful, all you patients
The doctor's laid in bed beside you
(Các bệnh nhân ơi, hãy vui lên đi,
Y sĩ nằm trên giường kế bên anh)
"Y sĩ Đồng quê"

Ghi chú: Độc giả Tin Văn có thể thay từ "y sĩ" bằng, "thi sĩ".

Ác Mộng

Ba thằng lăng nhăng
Gấu có lần kể, câu chuyện một anh chàng lần đầu được ăn một trái chuối, rồi nhớ đời, đến khi tha hồ mà ăn, thì, ôi chao, những trái chuối ê hề kia, vị của nó không sao bằng trái chuối đầu đời.
Hai lần mò mẫm trở về đất Bắc của Gấu, là chỉ để tìm lại cái mùi vị của một con ốc nhồi, vớt lên từ cái ao ở bên ngoài cổng nhà cô Hồng Con, rồi cứ thế nổi lửa, ăn sống ăn sít, chắc là ở đúng cái chỗ, sau này, cô gái, do bị bịnh sốt thương hàn, nên khát nước quá, bèn bò ra khỏi nhà, tới bờ ao thì gục chết.
Cô bị dân làng nhà Gấu nhốt trong căn nhà của bố mẹ, sau khi đã làm thịt cả hai, vì tội địa chủ.

Gấu, nhà văn

In the duel between you and the world, back the world.
[Trong cuộc tử chiến tay đôi, hoặc mày chết, hoặc tao chết, giữa bạn và cuộc đời, hãy đâm vào sau lưng bạn]
Kafka 

This is what Marthe Robert tells us: that Kafka's meaning is in his technique.
Đây là điều Marthe Robert nói với chúng ta: Rằng ý của Kafka là ở trong kỹ thuật của ông.
For the (sterile) old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write?
Thay vì câu hỏi cũ mèm, hết đẻ đái, hết mầu mỡ, bị triệt sản, bị thiến, tại sao viết?, Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới: viết như thế nào?
The being of literature is nothing, but its technique.
Văn chương, chẳng là gì, ngoài kỹ thuật của nó.
Literature is never dogmatic
Văn chương đếch khi nào là viết dưới ánh sáng của Đảng.
Roland Barthes: Câu trả lời của Kafka

*
Bảnh hơn chúng ta
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
*
Một lần, cũng đã lâu, Gấu đi giang hồ vặt, cùng vài bạn văn, tới thăm một ông chưa từng quen biết.
Chủ nhân, ông bạn chưa từng quen biết, là một tay sành rượu. Nhất là rượu bồ đào.
Ông khoe, rượu của ông là từ bên Pháp gửi qua, thứ quí, hiếm, lâu đời. Trong khi chén chủ chén khách, ông cho biết, có một ông bạn [Gấu đoán, chắc là ông ta], rất khoái những bài Tạp Ghi của Gấu, và chưa từng bỏ qua một bài nào [thời gian Gấu giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG].
Được khen, khoái quá, mũi phổng quá, Gấu quên cảnh giác, tố thêm, Gấu này thường là đoán ra đoạn chót, không cần phải coi hết một cuốn phim, khi được biết chủ nhân là một tay mê phim, và mê làm phim.
Ông có vẻ bực, thằng khốn này huênh hoang quá, nhưng, nói đến phim nào là nó biết phim đó, hay là thử phim này...
Ông lôi ta một phim, dựa theo một câu chuyện Nhật.
Tuyệt, tuyệt. Gấu tỉnh cả rượu, và xin lỗi chủ nhân, Gấu này chịu thua, không thể nào đoán ra đoạn kết của phim.
*
Sau này, được coi nguyên tác, chuyện anh chàng hôi chi, Gấu mới càng phục tay đạo diễn phim.
Đoạn cuối của phim khác hẳn nguyên tác.
Thần kỳ hơn nhiều.

Vài kỷ niệm về Mai Thảo