*
Nhật Ký









Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long Vân
Bài viết này, Gấu tình cờ đọc thấy trên vietkiem, trong khi lướt trên net, từ lâu lắm rồi, cái thời còn ở nhờ trang VHNT của PCL. Mấy anh em bên vietkiem type và đưa lên lưới, chủ yếu là mê Kim Dung. Gấu mail làm quen, gửi thêm một bài viết về phim Ngọa Hổ Tàng Long.
Bài viết còn được mấy bạn bên vietkiem đi một đường giới thiệu, và làm thêm nhiều tiểu chú.
Coi hồ sơ thì bài được đưa lên từ năm 2002.
Vô Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung
Tóm tắt: Tác giả: Đỗ Long Vân
Lời bàn: Nguyễn Quốc Trụ
Coeditted: Pnlinh, Thienthai99, Vinhattieu
Điểm: 9.67/10
Tải: 8726
DL lần cuối: Nov 1,06
Ngày đăng: Feb 4,02
www.vietkiem.com
Folder: Nghiên Cứu
Long MộcThư Quán
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta

Ngọa Hổ Tàng Long

Les Bienveillantes
đoạt giải Hàn Lâm Viện Pháp

"Chuyện đang xẩy ra cho người Palestine là một tội ác mà chúng ta có thể xếp chung với những gì đã xẩy ra tại Lò Thiêu Auschwitz.... Có vẻ như người Do Thái, binh sĩ của họ cảm thấy mình được trắng tội, khi sử sự như vậy. Họ đã biến thành những kẻ trục lợi, từ Lò Thiêu."
Saramago Nobel văn chương: Trái Tim Của Thế Giới

Dịch Kafka 1 2

A belief like a guillotine – as heavy as light.
Franz Kafka: Reflections on Sin, Suffering, Hope, and the True Way
[Niềm tin thì cũng giống như cái máy chém. Nặng như thế. Mà nhẹ, cũng như thế].

Hai Lúa tin rằng nhà thơ VC Phạm Tiến Duật phải đã từng đọc Kafka, nhất là câu trên, mới nẩy ra hứng sáng tác, câu thơ thần sầu:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm!

Cái máy chém đó. Niềm tin đó.
Nhẹ và đẹp, như câu thơ của họ Phạm.
Nặng, là cái chết của ba triệu người, ở cả hai miền, kể cả thường dân và binh sĩ.
Bằng con số nạn nhân Lò Thiêu.

One reads in order to ask questions.
Kafka [ Alberto Manguel trích dẫn, trong A history of Reading]
Người ta đọc, để hỏi.

Yet any translation, however influencial, harbors its own dissolution. Literature endures; translation, itself a branch of literature, decays.
Cynthia Ozick: The Impossibility of Being Kafka, Sự Không Thể Là Kafka. In trong Quarrel & Quandary, tập tiểu luận, nhà xb Vintage, 2001.
Dịch, cho dù ảnh hưởng tới cỡ nào, cũng chỉ là trò thả mồi bắt bóng, nghĩa là, lấy cái tâm sự nát tan - hay như người ta nói, sự phản bội kia - như là niềm cưu mang của chính nó:
Giật mình, mình lại thương mình xót xa!
 Văn, như gừng, càng già càng cay.
Dịch, như củi, càng lâu càng mục.

Tam sinh vạn vật.

Cuốn Vụ Án của Kafka đứng số 3, trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng trước khi dâng hiến tất cả cho lò thiêu.

Đây là kết quả cuộc bỏ phiếu của sáu ngàn độc giả Pháp, lựa chọn 50 cuốn sách của thế kỷ vừa qua, và được bình bởi Frédéric Beigbeder.
Tại sao số 3?
Có lẽ vì tam sinh vạn vật.

Frédéric Beigbeder thì cho rằng, có lẽ tại tĩnh từ “kafkaien” mà ra.
Nó nói lên, phận người, tức nỗi sợ… sắp hàng tại  một cơ quan nhà nước, thí dụ như phòng xuất cảnh chẳng hạn, và khi tới lượt thì chẳng có tên mình:
-Sao, ông nói sao? Tôi không phải số... 3 hả? Xin ông coi lại hồ sơ giùm. Tôi số 3 mà, chắc chắn có sự nhầm lẫn ở đây, tôi chắc chắn có tên trong danh sách chuyến bay… HO này mà!...
Đó là nỗi sợ con quái vật bàn giấy (angoisse bureaucratique), là cái phận người tủi hổ “như một con chó”, “sự tủi hổ sống dai hơn tôi”, của Joseph K, nhân vật chính trong Vụ Án.

Joseph K. là một nhân viên nhà băng, ít nói, độc thân, cả đời chưa từng đòi hỏi ai bất cứ một điều gì, một bữa bị những nhân viên nhà nước ăn mặc đồng phục bắt. Họ nói, anh sẽ bị đưa ra tòa xử, Nhưng anh có làm chuyện gì đâu! Đâu cần làm, và thế là cả thành phố đều biết. Người ta thả lỏng anh, nhưng lúc nào cũng có người trông chừng…
Liệu có thể coi, Vụ Án là một thứ tiểu thuyết luận đề, chính trị tố cáo chủ nghĩa toàn trị? Có thể, nhưng hơn thế, đây là một thứ “chống lại phận người”, theo nghĩa: vào đời nghĩa là vào với tra tấn và tử vong. Vụ Án chẳng tha một ai trong số chúng ta.

Trong một tác phẩm mới đây, Pierre Dumayet viết, một cách ngồ ngộ, rằng “Với Kafka, sự nhục nhã, tủi hồ chính là ‘phong cảnh quê ta’ [“chez Kafka, l’humiliation est un paysage”].
Nhưng, ‘may mắn thay’ với Kafka, còn là những câu chuyện hài, và chính cái hài này, “nó” cứu rỗi.

Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cái chất hài này, qua những câu chuyện có tí hiện thực ma tuý - huyền ảo thì cũng rứa - thí dụ như của Hồ Anh Thái, hoặc loại chuyện thiếu nhi dành cho người lớn, như truyện dài “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần, hoặc thứ phê bình văn học của Trần Đăng Khoa chẳng hạn.
Nên nhớ, Kafka đã từng đọc bản thảo cho bạn bè nghe, và vừa đọc, vừa cười ngặt ngẽo [en hurlant de rire, chữ của Frédéric Beigbeder).
Từ đó, chúng ta hiểu được, không phải Thượng Đế, mà là con người, bị kết án phải... cười. Với Kafka, tất cả những câu chuyện buồn tủi nhục nhã khốn khổ của ông (Vụ Án và luôn cả Toà Lâu Đài, và Hoá Thân) đều là những câu chuyện tiếu lâm to tổ bố, grosses farces, vẫn chữ của Frédéric Beigbeder. Theo ông này, Kafka đi trước đám Tiểu Thuyết Mới ở Tây cả nửa thế kỷ, 12 chương của Vụ Án được viết bằng một thứ văn gẫy đoạn, người ta có thể nói, của  Nathalie Sarraute.

Vụ Án còn là một thứ chuyện “Liêu Trai” có tính tiên tri (un fantasme prophétique), như rất nhiều cuốn sách khác ở trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng. Cuốn tiểu thuyết được in và xuất bản vào năm 1925, nhưng Kafka đã viết nó mười năm trước, tức là năm 1914, trước khi có cuộc cách mạng Nga, Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến, chủ nghĩa Quốc Xã Nazi, chủ nghĩa Stalin: thế giới được miêu tả ở trong cuốn sách, chưa hiện hữu, chưa “đi vào hiện thực”. Vậy mà ông nhìn thấy! Liệu có thể coi ông là Ông Thầy Bói Nostradamus của thế kỷ 20?

Không phải vậy: cái thế kỷ có tên là Goulag đó chỉ là một đứa trẻ ngoan ngoãn tuân theo lời phán bảo của ông thầy của nó, mà thôi.

Ở đây, là một giả thuyết, nghe đến rởn tóc gáy lên được, và cũng hoàn toàn có tính Kafkaien: Liệu tất cả những trò kinh tởm của thế kỷ: chiến tranh lạnh, những chuyện đấu tố, luôn cả bố mẹ, hiện tượng con người có đuôi, con bọ VC, lò thiêu, trại tập trung cải tạo, Solzhenitsyn, Orwell…. tất cả là đều nảy sinh từ cái đầu của một anh chàng làm cho một công ty bảo hiểm ở Prague?
Liệu, hàng triệu triệu con người chết đó, là để chứng minh cho sự có lý, của một cái đầu chứa đầy những ác mộng?
*
Tại sao số 3 ?
Có lẽ còn vì, đây là con số 'số mệnh' sinh ra tới hai Con Bọ. Con Bọ VC và Con Bọ trong Hoá Thân của Kafka.
Bài viết tuyệt vời của Nabokov về Hoá Thân xoay quanh con số 3 khủng khiếp này. (1)

(1) Résumons quelques-uns des thèmes principaux du récit.
1. Le nombre trois  joue un rôle considérable dans l'histoire. L'histoire est divisée en trois parties. La chambre de Gregor compte trois portes. Sa famille est composée de trois membres. Trois domestiques apparaissent dans cours du récit. Les trois locataires ont trois barbes. Les trois Samsa écrivent trois lettres. [ Con số ba đóng một vai đáng kể trong câu chuyện. Câu chuyện được chia làm phần. Gia đình có ba người. Ba người làm xuất hiện theo tình tự của câu chuyện... Tôi thật cẩn thận khi không cố tình cường điệu về ý nghĩa của những biểu tượng như thế, bởi vì một khi tách ra khỏi truyện, là chúng bốc hơi, chẳng còn có ý nghĩa gì cả].

Còn Con Bọ VC, là do con số 3 gây nên: Con số 3 làm nên hình chữ S.

Đây là điều mấy ông VC chửi Tây mũi lõ thực dân cũ, cố tình chia để trị, nhưng sau ngày 30 Tháng Tư 1975, nước nhà thống nhất rồi, thì mới thấy mấy ông mũi lõ có lý.
Tao chia chúng mày ra để chúng mày không giết lẫn nhau !
[Nabokov hỏi: Ba người trong gia đình, đứa nào cũng bóc lột... con bọ, nhưng đứa nào tàn nhẫn nhất: Ông bố, bà mẹ, hay đứa em gái? Tương tự, chúng ta tự hỏi, và tự trả lời...]
Tao đâu có gây ra thảm họa Thuyền Nhân.
Tao đâu có biến Việt Nam của chúng mày thành một "Anus Mundi" vào năm 1975? (1)

(1) Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world. [Hậu môn của thế giới]

Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
*
Gunter Grass tin rằng, cái xứ sở Đức của ông, bởi vì cứ muốn thống nhất theo kiểu trung tâm, chỉ có một thủ đô là... "Hà Nội", sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi, mà gây nên thảm họa không chỉ cho nó, mà còn cả Âu Châu:

"Cơ cấu xã hội chúng tôi không như Pháp: Paris ở một phía, phía kia là tỉnh lỵ. Chúng tôi không có thủ đô: ngay cả Berlin cũng không "sáng ngời" như Paris, Luân đôn, hay Varsovie. Chúng tôi có quá nhiều thủ đô, quá nhiều trung tâm; đó là tình trạng chia cắt của nước Đức sau cuộc chiến 30 năm. Đây cũng là sức mạnh của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi muốn bắt chước những nước láng giềng, cũng muốn một chủ nghĩa trung tâm (centralisme), câu chuyện đã không xuông xẻ. Bismack, rồi Hitler là những toan tính, cuối cùng là thảm họa. Tôi tin rằng những quốc gia láng giềng, vốn đã đau khổ vì nước Đức, họ sẽ được yên tâm hơn, nếu 80 triệu dân Đức cứ tiếp tục con đường liên bang của họ. Nhưng chẳng ai chịu nghe tôi cả!"
Phởng vấn Grass 2


Tưởng Niệm Cách Mạng Hung

Tưởng niệm Anna Politkovskaya

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Nguyễn Trọng Khôi
khoiart.com

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

Ghi chú: Đã đăng trên Tin Văn, sau lấy xuống, do không xin phép tác giả và gia đình.
Nay talawas đã đăng, nên post lại, coi như là lấy từ nguồn talawas. NQT



Cựu chủ viết về nhân viên cũ

Nghề của tui không phải là để làm hài lòng ông Giời.
Bố ai biết tại sao Thằng Chả lại chọn cái nghề đó cho tui.
My profession was not to pleasing God,
but His inscrutable will had selected it for me.
Joseph Roth
Lời thú tội của một tên sát nhân
[The Confession of a murderer].

Roth học cừ, nhất là môn văn chương Đức, mặc dù, gần như suốt buổi học, anh nhìn đám thầy dậy của mình, và nhận ra rằng, họ thuộc loại bảo sao nghe vậy, và mô phạm. Sự khinh khi này xuất hiện trong những bản viết đầu tay của ông, qua đó, ông cho rằng cái kiểu học vấn như vậy của nhà nước chỉ tạo ra những con người nhút nhát, không dám có những phát kiến, thiếu hứng khởi. Ông làm part time, là phụ giáo cho đám con một nữ bá tước, và học ngay được thói dởm dáng của lớp người quyền quí, nghĩa là cũng biết “liếm” [kissing] tay mấy cô nường, tay cầm cây can vung vẩy, và đeo kiếng một mắt!
Và chàng bắt đầu in thơ!

If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by.
Cách ngôn Trung Hoa (Joseph Brodsky trích dẫn trong bài viết "Collector's Item")
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....]
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi]
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).
Gấu này, sở dĩ hồi sau này, hung hăng con bọ xít, là do "ngộ" ra câu cách ngôn Tầu, mà Brodsky trích dẫn ở trên.