*
Nhật Ký










*
Chú Tiểu Richie.
26 Sept 06

**
Cựu chủ viết về nhân viên cũ.
[Tạm dịch: Từ trần. Phạm Xuân Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam, là một ký giả rất được kính trọng của tờ Time, cùng lúc còn làm công tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép được giữ kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đầu tiên trở thành nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của Mỹ, tại một trụ sở ở nước ngoài của nó. Ẩn nói, ông phục vụ như là một "thông tín viên lương thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con cú, đậu chót vót trên cao, từ vị trí độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người bình dân, giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công cho cả hai bên, trong đó có việc báo động cho VC về những cuộc điều động quân đội Hoa Kỳ trong thời gian giữa thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực lượng Khờ Me Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại Cambodia.]
*
Note: Thay vì viết về bạn, thì viết về thế giới của bạn. Cũng là một cách tưởng niệm bạn.
.
Một trong những cuốn hậu-James Bond, tức những cuốn của những tác giả viết tiếp Ian Fleming, có một cuốn, Gấu đọc những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, thật là tuyệt vời, có khi còn hay hơn cả James Bond chính hiệu.
Tên của nó là James Bond: Tiểu sử "không được phép", [The Unauthorized Biography]. Không nhớ tên tác giả. (1)
(1) Tra trên net:
"James Bond: The Unauthorized Biography of 007" by John Pearson.
Cuốn này bắt đầu khi James Bond mới ra trường, được gửi tới Paris, khi thành phố này bị Nazi chiếm đóng. Partner của anh, là một người đẹp số 1, vũ nữ số 1, và là người tình của một ông SS số 1.
Trai tài gái sắc, đồng nghiệp điệp viên phục vụ nữ hoàng, làm sao không quấn quít mí nhau.

Đùng một cái, James Bond được lệnh cấp trên: Phải làm thịt em, vì là gián điệp hai mang, có cơ nguy bán đứng tất cả màng lưới MI ở Pháp.
Đau quá, tuyệt vọng quá, bữa đó, đúng sinh nhật nàng, chàng quyết định cùng chết.
Paris phóng 'solex' như bay, [Nhại thơ Nguyên Sa: Sài Gòn phóng solex như bay], và cứ thế bay xuống sông Seine, cùng người đẹp.
Người đẹp chết, nhưng chàng không chết.
Và chàng tự nhủ, cuộc đời còn lại, là thừa.
Thí cho nữ hoàng!
*
Gấu cứ nhớ cái đoạn bạn ta đi học ở Mẽo, mê một em, hoặc em Mẽo mê, nhưng tổ quốc réo gọi, về.
Có thể, bạn ta 'cẩm' [comme] như James Bond:
Tổ quốc Xạo Hết Chỗ Nói kia ơi! Thí cho mi, cái mạng cùi này!

Tưởng niệm
 Cách Mạng Hung
Đó là khi thành phố của bạn bị đốt rụi,
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.
*
Hãy cho anh khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest


Trả hết cho người !
Trả hết đôi môi nụ cười!
Sự cứu rỗi cuối cùng
Hai ông Yankee, một mũi tẹt, một mũi lõ, ông mũi tẹt tìm đủ mọi cách nhử ông mũi lõ nhẩy vô Miền Nam, để "activate" chân lý nước Việt Nam là một, còn ông mũi lõ, cũng chẳng tốt lành gì, khi nhất định nhẩy vô.

Lá Khô Vì Đợi Chờ

Nòi Tình
For a teacher (and Brodsky clearly thinks of himself as a teacher) to assert that the genuine poem restructures time means little until he can show why the fake does not.
Coetzee: Speaking for Language. Đọc Về Khổ Đau và Trí Tuệ [On Grief and Reason: Essays]
Với một ông thầy, khẳng định rằng, thơ thứ thiệt tái cấu trúc thời gian, chẳng có nghĩa nhiều chi, cho tới khi, ông ta chứng tỏ rằng bài thơ giả hiệu kia không thể làm được điều đó.
Tôi nghĩ, nhìn từ "vấn nạn tái cấu trúc thời gian của thơ", cho thấy: Tân hình thức là thơ giả!
Theo nghĩa, nó chưa hề đặt ra vấn nạn này, khi mà, tiện tay, vớ vội món đồ của thiên hạ, làm của mình: Cứ coi những cãi cọ, chỉ về một cái tên gọi, và cách dịch nó, qua tiếng Việt, của trường phái thơ này, là đủ hiểu.
*
Coetzee viết về thi sĩ và về thơ: Những nhà thơ mạnh luôn tạo ra dòng riêng của họ, và trong tiến trình, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry. Brodsky is no exception.
Hãy thử áp dụng câu trên vào giáo chủ tân hình thức.

Nhà Thơ Là Một Kẻ Nguỵ Tạo
The poet is the faker

Tiếng Việt Ròng

*
TLS số 15 Tháng Chín, 2006, viết về Camus toàn tập, tủ sách Pléiade, nhà xb Gallimard.
Nhà Gallimard đã làm ra Camus [tất cả những tác phẩm của ông, sau Người Xa Lạ, là do Gallimard xb].
Một Gallimard đã giết ông. [Tài xế gây tai nạn].
Juger que la vie vaut ou ne vaut pas la peine d'être vécue, c'est répondre à la question fondamentale de la philosophie.
Suy nghĩ, đời đáng, hay không đáng, sống, là trả lời câu hỏi căn cơ của triết học. Camus
Câu văn trên mở ra Huyền Thoại Sisyphe:
Đề tài của tiểu luận này, là tương quan giữa phi lý và tự tử, theo cung cách đích thực, từ đó đưa tới kết luận: tự tử chính là giải pháp cho phi lý.
Suy nghĩ xem cuộc đời có đáng sống hay là không... Ôi chao câu văn này đã từng hành hạ cả một đám bạn bè Gấu.
Tuy nhiên Gấu mê câu này hơn:
Tôi lớn lên, cùng những người cùng tuổi, theo tiếng trống trận Đệ Nhất Thế Chiến, và từ đó, lịch sử không ngừng, chỉ là sát nhân, bất công, và bạo lực.

*
Liệu có thể gọi, nhật ký của một cô họ Đặng ở Nga, duới thời Stalin, theo cách ví von của một nhà phê bình ở trong nước, Đặng Thùy Trâm làm nhớ tới  Anne Frank?
Nhật ký được viết tại Moscow, thập niên 1930, thời kỳ khủng bố Stalin, khi người ta biến mất, để rồi, tái xuất hiện tại tòa án nhân dân, nhận đủ thứ tội quái dị mà cách mạng ban cho, trước khi vĩnh viễn đi vào hư vô, ở miền Gulag.

Thần tượng của tôi