*
Nhật Ký










Em về,
Em về, em về
tự hôm qua, tự hôm mai
và tự hôm nay
Em về, em về
Em về
phả hương thời con gái
bưng mặt khóc
giọng cắt da.

Đài Sử
Tự Khúc Gọi Người

It's a magazine that runs 10,000-word articles on African states and the pension system, has almost no pictures and is published in black and white. So how does the New Yorker sell more than a million copies a week? Gaby Wood meets David Remnick, its big-brained editor, and talks speed writing, 30-hour days and meeting Little Ant and Little Dec
Sunday September 10, 2006
The Observer
Báo Anh viết về tờ Người Nữu Ước và gặp gỡ Người Mỹ trầm lặng: ký giả David Remnick, ông trùm của nó: Làm sao một tờ báo không có hình ảnh, viết những bài 10 ngàn từ về các nước Phi Châu, hay về lương hưu, mà lại bán ra hơn một triệu ấn bản?
*
'Everybody has a cartoon of themselves,' suggests David Remnick, the editor of a magazine famous for them. 'Mine is: I write very fast, and I'm ruthlessly efficient with my time.'
'We live in a suddenly serious time, where people have an appetite for intelligent, thoughtful explanations of consequential topics'.
Mỗi người có một phác họa về chính mình. Của tôi: Viết thật nhanh, và không để mất một giọt thời gian nào, trong 'quỹ thời gian", là đời mình (1).
"Chúng ta sống trong một thời kỳ đột nhiên trở thành quá nghiêm trọng, khi mà mọi người có cái thèm những dẫn giải thông minh, có tí tư tưởng ở trong đó, về những đề tài gây hệ quả."
(1) Quỹ thời gian, là chữ Gấu chôm của một ông nhà văn VC hải ngoại, khi ông viết về những nhà văn Việt Nam ở Đức, như PTH, LMH, và phán, quỹ thời gian của PTH không còn nhiều. Một ông nhà thơ, cũng ở Đức, bèn phạng cho một gậy: Quỹ thời gian của PTH còn bao nhiêu, chỉ bà - và ông Trời - biết, và sử dụng ra sao, thì càng chỉ có bà hay!
Thấy thú quá, Gấu nhớ liền tù tì. Nay mang ra xài!
Gấu làm quen David Remnick, lần đầu tiên, khi đọc bài ông viết về Brodsky, [Gấu chuyển thành 
Tôi hết còn tin vào nơi chốn ấy] trên tờ Người Nữu Ước. Bài sau được in, cùng một số bài khác cùng đề tài, trong Vấn Đề Của Cái Ác.
Ông là một chuyên gia về Liên Xô, được Pulitzer Prize nhờ cuốn sách đầu tiên, Ngôi Mộ Lenin, năm 1994.



Trang Thơ
Nguyễn Tất Nhiên
Thơ Nguyễn Tất Nhiên, download từ trên net, còn một số lỗi chính tả, chưa kịp sửa.
Mong lượng thứ.
Trân trọng. NQT

Nòi Tình
Valéry phán, hình thức, thể, dạng...  tốn kém lắm.
Với thơ tự do, là cả cuộc chiến tiếp theo sau nó, mà nó đã ngửi ra được mùi vị của máu.
Cái gọi là tân hình thức, theo tôi, còn tốn kém hơn nhiều.
Tuy nhiên, đối với mấy ông làm thơ tân hình thức, ở hải ngoại, 'tất nhiên', chẳng tốn gì!

Roland Barthes

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
- Và bây giờ, cho phép tôi tò mò tí chút: Ông vẫn còn thu gom, những mẩu chuyện khôi hài, tiếu lâm, từ báo chí đương thời, như ông đã từng làm như vậy, và đã được in ở trong Những Năm Học Nghề Của Hề Auguste, như là một cách nhằm minh họa một thời đại đã qua đi? Nếu, như tôi nghi ngờ, ông trả lời, Đúng như thế, thì, xin ông cho độc giả vài mẩu nghe chơi?

Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Trong cuốn video Ngày Trở Về, Phạm Duy cho biết, bài Thuyền Viễn Xứ được sáng tác, trong dòng ảnh hưởng những bài trước đó, của Hoàng Quý, của Đặng Thế Phong... ra đời trước nó 10 năm, tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nếu những bài hát kia mang chất Lãng Mạn, biểu hiện một thứ tình cảm cá nhân, thì bài TVX đã vượt đến cõi hiện thực, không biểu hiện một cõi tôi cá nhân. Thí dụ như câu:
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.
Theo Gấu, bài Thuyền Viễn Xứ là một bản nhạc không mang tính hiện thực, mà là tính tiên tri. Nó đã được sáng tác ra, cho những người Việt ở hải ngoại, mãi sau này, ngay cả khi PD đã trở về, và họ, không thể trở về, chỉ còn cách hát bản nhạc của ông, cho đỡ nhớ quê hương:
Chiều nay gửi tới quê xưa

Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.
Khủng khiếp thật, quyền năng, sức mạnh tiên tri.
Chỉ của một bản nhạc!
*
Trong một video, đài VNCR phỏng vấn PD trước khi ông trở về, Đài này trích một câu ông nói, tôi thương hại những người chỉ trích tôi, phê bình tôi, vì họ không hạnh phúc như tôi... . Chính vì câu này mà Gấu phải tò mò nghe cho hết cuộc phỏng vấn. Hóa ra ông thương hại họ là người không có cái hạnh phúc của một thằng nghệ sĩ, nắm bắt đúng cái bước đi của thời gian, và đẻ ra được những sáng tác thật là tuyệt vời, như ông.

Gấu, nhà văn

Gấu đọc bài viết, link sau đây, tự nhiên lại liên tưởng đến cái vụ chôm chĩa:
Liệu có thể coi hiện tượng đạo văn ở trong nước, phát sinh từ cái đói ăn muôn đời, và gần gụi hơn, tàn dư thời bao cấp?
Con người và tư tưởng thời bao cấp
NHÂN CUỘC TRƯNG BÀY VỀ
Cuộc sống Hà Nội 1975-86
VƯƠNG TRÍ NHÀN
Note: Cám ơn 'bạn', về cái linh [xin lập lại, về "cái linh"]. NQT
*
Lẽ dĩ nhiên còn nhiều "đề xuất" khác.
Chôm văn học Miền Nam trước 1975, là vì coi đó là Chiến Lợi Phẩm.
Chôm hải ngoại, do "vô phương" ghi rõ nguồn, xuất xứ: Nếu ghi, hóa ra là công nhận mấy tên này cũng là... người?
Đây là nỗi ám ảnh của thời không mặt, không phải của thời bao cấp:
Gió từ thời khuất mặt, từ thời không mặt, cứ thổi mãi, là như thế đó!
Gấu cũng bị chôm, cùng lúc, bị thiến: Nguyễn Quốc Trụ mất mẹ nó một khúc, biến thành Quốc Trụ. Đọc trên một diễn đàn net, cho biết, đa số những bài viết có tính văn hóa, quốc tế, không có tính miệt vườn, là đều chôm hải ngoại, không phải của đám Mít, mà là của tụi Mũi Lõ.
Theo cái kiểu ngày xưa chúng mày bóc lột chúng ông, bây giờ chúng ông chôm của chúng mày!
*
Ngay nhà văn nhớn Nobel, Gunter Grass kia, mà mãi đến tận cuối đời, mới dám thú nhận, tớ có mặt, và là một tên SS.
Đâu có dễ!

Trang Vương Trí Nhàn trên Tin Văn
Nếu Việt Nam sẽ có một Nobel văn học, thì một ông nhà văn Mít như thế đó phải là cái lương tâm mà đám Mít có thể tin cậy [The writer - that conscience in which his fellow man can believe." Normal Manea].
Đã có một thời, NHT là cái lương tâm đó.
Như Kundera, Milosz, and Kis, Manea tượng trưng cho tinh thần Trung Âu, không chỉ vì ông sinh ra tại đây như họ, mà còn vì tầm nhìn của ông về mặt tâm linh và văn hóa, hay nói như Danilo Kis, mà ông đã từng viện dẫn:
"Ý thức rằng mình thuộc về Trung Âu, là ý thức rằng sau chót, tự thân của nó, ý thức này là một ý thức về sự ly khai."
Solzhenitsyn cũng đã từng phán như vậy, khi dậy bảo Hội Nhà Văn của những nhà văn nhà thơ nhà nước CS: Nhà văn phải làm sao sử sự như một nhà nước trong một nhà nước.
Liệu một nhà văn, một tinh thần, một ý thức như thế, sẽ có, ở trong nước?
Gấu đọc VTN
Trong số báo Time, viết về 100 nhà cách mạng, lãnh đạo của thế kỷ 20, bài viết về Gorbachov, được trao cho nữ văn sĩ Nga, Tolstaya. Bà cho rằng, ông Thánh Khùng này là 'thiên sứ' mà nhân dân Nga chờ đợi. Khi ông xuất hiện, là họa CS tiêu.
Quả đúng như thế. Nhưng làm sao nhận ra ông Thánh Khùng?
Bà nhà văn cho biết, trên trán [?] của Gorbachov có một vết son [?] đặc biệt, để cho nhân dân Nga nhận ra ông, và để phân biệt với thiên sứ giả.
Nghe nói có ông đầu sói mới xuất hiện ở Việt Nam, Gấu thật mừng, tự hỏi, hay là ông này là Gorbachov của Việt Nam?

Bác có anecdotes chi - Phục Bác Gấu sát đất về các anecdotes quái dị của Bác - về cái đói khát, túng thiếu.. tác động lên tâm hồn con người.
Bác thì kinh nghiệm đầy mình!
Một độc giả.
Phúc đáp:
Muôn vàn cảm tạ. Quả có thế. Gấu còn cả một bồ (1) kinh nghiệm, thời gian sau 1975, tính để bụng mang đi, nay được lời như cởi tấm lòng, xổ ra hết, đi cho nhẹ cái thân!
Trân trọng. NQT
(1) Bồ, theo nghĩa chữ của Cao Bá Quát.