*




Mùa thu ở đây đẹp não nùng

Thu, 2010


*

Lần trước còn học trong Thủ Đức, một chủ nhật được phép xuất trại, Kiệt không về nhà. Chàng thức giấc lúc trời tối mịt, không đợi xe buýt, ra khỏi doanh trại cùng vài người như những bóng ma. Một chuyến xe lam đưa chàng về Sàigòn còn đèn thắp ngoài đường. Trên phố vắng vẻ, gió không lộng như ngoài xa lộ, nhưng hun hút xào xạc. Kiệt đứng trên hè ngó dãy phố đóng ỉm cửa, và như bị nhiếp hồn.



Breakfast @ school with Richie & Jennifer


Thơ mỗi ngày

*

Love in a mist
Yêu trong sương mù

In May 1904, Guillaume Apollinaire crossed the Channel in pursuit of Annie Playden, an English governess (see right). He stayed with an Albanian friend in the London suburb of Chingford, near Epping Forest. He had first come to woo Annie the previous autumn, staying at 3 Oakley Crescent, off the City Road, not far from Angel, Islington. The house still stands, though it is known only to devoted Apollinaireans. Last week, we went for the first time to look at the even more obscure Chingford residence, 36 Garfield Road. Would it be a worthwhile monument to the first great avant-garde poet of the twentieth century? According to Leonard Davis of the Chingford Historical Society, a plaque was proposed in 1980 but never materialized.
    We regret to say it is just as well. Garfield Road - named after the American president James Garfield, assassinated in 1881 - is a dismal assortment of small ugly houses, with a huge vacant lot in the centre. No 36, modernized out of recognition, had blinds drawn, preventing us peeping into Apollinaire's living room. The expedition's sole mo1hent of cheer occurred as we returned to the railway station, where we spotted an oblong Victorian pillar box built into the wall. It was surely used by Apollinaire to post letters to Annie. His vain courting became the subject of one of his most famous poems, "La Chanson du mal-aimé" (Song of the poorly loved):

One foggy night in London town
A hoodlum who resembled so
My love came marching up to me -
The look he threw me caused my eyes
To drop and made me blush with shame.

Annie is also memorialized, kaleidoscopically, in "LeӃmigrant du Landor Road". Of Chingford, however, the poet left hardly anything besides his pleasure in watching the golfers on the nearby Links.
    A single publication is dedicated to the English adventure: One Evening of Light Mist in London by John Adlard, little more than a pamphlet, published by Tragara Press in an edition of l45. We located a copy at the Fortune Green Bookshop, a mysterious operation which has a shop front in West Hampstead but is closed to the public. On request, however, the proprietor kindly agreed to open up for us, and one evening of light mist we made our way there to take possession of the book: mint, numbered 26, a steal at £10.
*

Trên TV, độc giả đã từng 'chứng kiến' 'anh cu Gấu' chạy theo BHD nơi cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
Chưa ghê bằng Apollinaire, tác giả câu thơ mà GNV thuổng, "Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant", còn là tác giả Mùa Thu Chết, và còn là tác giả của cái cú chạy theo em nữ quản gia, suốt con kênh nối liền Pháp và Anh, để năn nỉ.
Thua, và bèn làm bài thơ trên, nguyên tác tiếng Tây, GNV sẽ lục tìm, và dịch sau…
[Hình, TLS Oct 1, 2010]

La Chanson du Mal-Aimé
Bài hát cho người tình phụ

A Paul Léautaud.

Et je chantais cette romance
En 1903 sans savoir
Que mon amour à la semblance
Du beau Phenix s'il meurt un soir
Le matin voit sa renaissance.

[Và nếu tôi ngợi ca cuộc tình này
Vào năm 1903, ấy là vì không biết
Tình tôi giống như Phượng Hoàng xinh đẹp
Nếu chết buổi chiều
là để sống lại sáng ngày hôm sau]


Un soir de demi-brume à Londres
Un voyou qui ressemblait à
Mon amour vint a ma rencontre
Et le regard qu'il me jeta
Me fit baisser les yeux de honte

Buổi chiều Luân Đôn, sương mù chập choạng,
Một tên ma cà bông giống
Tình tôi tới gặp tôi.
Và cái nhìn mà nó ném cho tôi,
Khiến tôi cúi mặt vì xấu hổ

[Bài thơ dài, đây là khổ đầu]

Hai, trong những bài thơ tuyệt vời của Apollinaire, là bài Cầu Mirabeau, và bài L’Adieu, [Mùa Thu Chết] cả hai đều đã được Bùi Giáng dịch; bạn nào còn giữ bản dịch, xin cho TV để làm một cú vinh danh nhà thơ, nên quá đi chứ, nhỉ?

*

L'Adieu

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Le Pont Mirabeau

Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va

Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Hai câu khủng nhất, trong bài Trên Cầu Mirabeau, là:

Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente

Ôi, đời sao chậm quá,
Ôi, hy vọng sao hung bạo quá (1)

(1) Anh viết kể từ khi em đọc,
Chữ sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies
Cầm Dương Xanh


The Nobel Prize in Literature 2010

Trong bài viết Xứ sở với ngàn bộ mặt, VL nhắc tới tuổi thơ, những năm đầu đời, mê Faulkner, ‘y chang’ GNV, thời gian mới ra trường, đi làm Bưu Điện, gặp lại BHD, ở nơi con đường băng ngang vườn Tao Đàn khi em trên đường đi tới trường Gia Long, sau bao năm năm tháng, nghĩa là sau cái lần bị ông bố tống cổ ra khỏi nhà, thời gian gia đình BHD dời con phố Phan Đình Phùng lên khu Ngã Sáu Gia Long. 

And in a way I was, because I was reading voraciously, and with growing admiration, a number of writers considered by Marxists at the time to be 'gravediggers of Western culture': Henry Miller, Joyce, Hemingway, Proust, Malraux, Celine, Borges. But, above all, Faulkner. Perhaps the most enduring part of my university years was not what I learned in lecture halls, but what I discovered in the novels and stories that recounted the saga of Yoknapatawpha County. I remember how dazzling it was to read - pencil and paper in hand - Light in August, As I Lay Dying, The Sound and the Fury and the like, and to discover in those pages the infinite complexity of shade and allusion and the textual and conceptual richness that a novel could provide. Also to learn that to tell a story well required a conjuror's technique. The literary models of my youth have palled, like Sartre, whom I can no longer read. But Faulkner is still a major writer for me and every time that I read him, I am convinced that his work is a novelistic summa, comparable to the great classics. In the 1950S in Latin America, we read mainly European and North American writers and hardly looked at our own writers. This has now changed: readers in Latin America discovered their novelists at the same time as the rest of the world did so.
THE COUNTRY OF A THOUSAND FACES   
Bởi vì tôi ngốn sách như điên, và, cùng với sự ngưỡng mộ tăng dần là con số những tác giả, được đám Mác Xít thời đó coi là "những kẻ đào mồ chôn văn hóa Tây Phương": Henry Miller, Joyce, Hemingway, Proust, Malraux, Celine, Borges. Nhưng, trên tất cả là Faulkner. Có thể nói, những năm học đại học, cái phần dai dẳng còn đọng lại ở trong tôi thì không phải là từ những bài học tại giảng đường mà là những gì tôi khám phá ra trong những tiểu thuyết, truyện ngắn kể về một miền đất giả tưởng Yoknapatawpha County.

*
Khi dịch Phu Nhân ở Somerset, Gấu sống thời gian mỗi cuối tuần lên gặp em BHD đi nghỉ hè ở Đà Lạt, và nhớ luôn, cuốn tiểu thuyết Faulkner thủ trong túi, đọc lai rai suốt quãng đường mấy trăm cây số Sài Gòn – Đà Lạt, 'vô tình' để lọt cái cảnh ngồi bên BHD trên chiếc tắc xi già leo không nổi con dốc, cứ lên tới đỉnh là lại tụt xuống, và, nhân đó, nhớ... Camus: ‘Phải tưởng tượng Sisyphus hạnh phúc’. 

Miss Trask đâu có thì giờ để làm công tác xã hội với những người lối xóm. Hay để ngồi lê đôi mách về giá cả cuộc sống thường nhật, bữa này thịt cá hơi bị mắc, hay không làm sao kiếm được một bó rau muống, hay ca cẩm về đám trẻ bây giờ mất dậy quá, "anh anh tôi tôi" với cả bậc tiên chỉ! Bởi vì mỗi phút của cuộc đời của cô thì đều được tập trung cao độ về những đam mê bất khả: búng tay một cái là dúm tro than kia biến mất, và Bông Hồng Đen lại xuất hiện, trước cặp mắt mừng rỡ đến phát khùng phát điên lên được của anh cu Gấu!
Làm sao đám người “mưa đêm tỉnh lẻ” lại có thể đem đến cho Miss Trask, những ngôi nhà đỉnh gió hú, những cánh rừng ma, những rừng thông Đà Lạt, và chiếc tắc xi già, nặng nhọc leo lên đến đầu con dốc, là hết hơi , bèn từ từ lùi xuống: Phải tưởng tượng Cu Gấu hạnh phúc [Tưởng tượng gì nữa, khi có BHD ngồi kế bên!]
*
Sinh tại Arequipa, miền nam Peru, 1936, những tác phẩm đầu tay của VL đậm đà hương vị, và những bất công của quê nhà của ông. “La Ciudad y los Perros”, cái tít tiếng Anh “The Time of the Hero”, thực không đúng với nó, là một giả tưởng dựa trên quãng đời chẳng sung sướng gì của tác giả, khi còn là thanh niên, theo học tại một trường quân sự ở Lima. Thường xuyên hiện diện trong tác phẩm của ông, là những tình cảm rắm rối, nhiều khi trái ngược nhau, về quê hương Peru của ông, nhưng đề tài và nhân vật của ông ngày càng trở thành phổ cập. Còn một đề tài trở đi trở lại hoài trong tác phẩm của ông, là sự truy tìm [điều, chủ nghĩa] không tưởng, và những hậu quả thường xuyên là tai hại của nó, về chính trị, cho đời sống riêng tư của từng cá nhân, và được ông khai triển bằng những đường hướng khác nhau, ở trong những cuốn như “The War of the End of the World”, “The Real Life of Alejandro Mayta” và “The Way to Paradise”, một nghiên cứu, nhìn từ đối điểm, những cuộc sống của họa sĩ Paul Gauguin, và người bà mang hai dòng máu Pháp-Peru của ông, Flora Tristán, một nhà nữ quyền thời kỳ đầu của phong trào này.
*
Wellsprings, Suối Nguồn, tập tiểu luận mới nhất, 2008 của VL,  gồm đa số những bài đã từng in ấn, về một số tác giả, tác phẩm ảnh hưởng nhiều tới ông, hoặc những đề tài mà ông thực sự quan tâm: 1. Bốn thế kỷ Don Quixote. 2. Những giả tưởng của Borges. 3. Ortega y Gassett và Sự Sống Lại của một người Tự do. 4. Sự thách đố của chủ nghĩa quốc gia. 5. Giả tưởng và Thực tại tại Mỹ La Tinh. 6. Isaiah Berlin, người hùng của thời của chúng ta. 7. Cập nhật Karl Popper.

TV sẽ giới thiệu bài “Sự thách đố của chủ nghĩa quốc gia”, vì cái chủ nghĩa quốc gia này, quả đúng là của mấy anh VC như Thái Dúi!
*
Gấu đọc VL, lần đầu tiên, là qua bài viết Sự thực của những lời dối trá, đăng trên tờ Partisan Review, và sau đó, tóm tắt, đăng trên Văn, của NXH.
Biết tới Amos Oz, và nhiều tác giả khác nữa, như Czeslaw Milosz, Norman Manea..., qua tờ báo khuynh tả này!
Coetzee, là qua tờ NYRB. Từ Coetzee, ra cả một lô những tác giả khác, đa số, Mít chưa từng đọc!
Ngay cả Borges, cũng do GNV này lôi ra ánh sáng!
Linda Lê, cũng GNV giới thiệu, nhân đọc TLS điểm cuốn Vu Khống của bà.
Chê!

Trong Những Sắc Màu Khác, tập tiểu luận, của Orhan Pamuk, có bài: Mario Vargas Llosa và Văn học của Thế Giới Thứ Ba.
TV sẽ dịch, trong những kỳ tới.

Liệu có thứ kêu là văn chương Thế Giới Thứ Ba? Liệu có thể sắp xếp cho ra, establish – mà không sợ biến thành trò tầm phào, hay nâng bi miệt vườn, đặc sản, parochialism - những đức tính, đạo hạnh cơ bản của những xứ sở mà chúng ta gọi là Thế Giới Thứ Ba?


On the Moral Brink
October 28, 2010
J. M. Coetzee.
Nemesis
by Philip Roth
Houghton Mifflin, 280 pp., $26.00


Merkel says German multiculturalism has failed

Merkel phán, đa văn hóa Đức, thua!
Đám di dân đếch chịu học tiếng Đức để hội nhập!


Nobel Hòa Bình


Mass murder
History and its woes
How Stalin and Hitler enabled each other’s crimes
Oct 14th 2010
The Economist

IN THE middle of the 20th century Europe’s two totalitarian empires, Nazi Germany and Stalin’s Soviet Union, killed 14m non-combatants, in peacetime and in war. The who, why, when, where and how of these mass murders is the subject of a gripping and comprehensive new book by Timothy Snyder of Yale University.


Witness of Poetry

Linda Lê : “J'aime que les livres soient des brasiers"

Linda Lê may mắn còn có chỗ bỏ neo, khi bà chọn tiếng Pháp, và tiếng Pháp chọn bà.
Trường hợp
W.G. Sebald, mới thảm. Ông không có 1 thứ tiếng để viết, dù viết bằng tiếng Đức, như đoạn sau đây cho thấy. 

Mặc dù cái sự nổi tiếng bất thần, cái chết thê lương của ông thật khó mà gọi là cái chết của một tác giả người Đức nổi tiếng. Mặc dù cả nghiệp viết, ông viết bằng tiếng mẹ đẻ, đất mẹ chẳng hề biết tới ông, 1 kẻ vắng mặt cả về thể xác lẫn tinh thần. Ông sống ở Norwich, thuộc Anh trên 30 năm và chết ở đó vì tai nạn xe hơi, thật lặng lẽ, chẳng tham gia vào bất cứ một sinh hoạt nghệ thuật, hay dòng chính dòng phụ nào, nói chi dòng văn học tiếng Đức.
Ở Đức, sách của ông cũng được điểm, nhưng ngoài ra là chấm hết, đại chúng chẳng hề biết đến ông. Khi được dịch ra tiếng Anh, ông được nồng nhiệt chào đón, nhất là ở Mẽo. Susan Sontag hê lớn, đây này, làm sao nói nhà văn nhớn, văn chương nhớn không còn nữa?
Nhưng với Mẽo, hay bất cứ 1 nước nào khác, cái chuyện ông ghẻ lạnh với đời, với đất mẹ, và với chính ông, thì không có gì là ghê gớm: ông là một di dân viết về di dân, vậy thôi.

Liệu có thể coi ông là nhà văn Đức? Cũng khó nói. Thứ tiếng Đức mà ông sử dụng có vẻ kỳ kỳ so với đám nhà văn Đức chính cống.
Ông là nhà văn Anh? "Tôi sống ở Anh trên 30 năm nhưng vẫn chẳng cảm thấy ít ra đây là nhà của mình".
Có vẻ như ông chẳng có nhà, cả ở trong đời thực, lẫn trong tác phẩm. 

The Permanent Exile of W.G. Sebald

On 14 December 2001, German novelist Winfried Georg Sebald, who had spent the greater part of his life as an emigrant in England, died in a car crash. Observers of that year’s Christmas festivities in Sebald’s native country couldn’t help noticing that the writer’s death had come, at least for the German publishing industry, as something of a Christmas gift. Every last book store’s Christmas decoration featured Sebald’s works. The literary press unequivocally named Sebald author of the year. A friend told me that his father, a middle-aged German physician, had received four, and given away three, Sebald novels as Christmas presents.

And yet, in spite of Sebald’s sudden celebrity, his tragic death could by no means be called that of a celebrated German author. Even though he had stuck to his native language throughout his entire career as a writer, Sebald had always remained peculiarly absent from Germany’s literary world. Spatially removed – he had been living in Norwich for more than thirty years when he died – Sebald had led a rather secluded life, and had shown little inclination to participate in any kind of literary scene, let alone the German one.

This reluctance on the part of Sebald, the person, to promote the books of Sebald, the author, resulted in a peculiar situation. In Germany, his books were initially well reviewed, but otherwise went largely unnoticed. When translated into English, however, his works quickly became surprisingly successful, especially in the USA, where Susan Sontag went so far as to propose Sebald as a possible answer to her rhetorical question ‘Is literary greatness still possible?’. To the German public, Sebald’s success in the English-speaking world came as a bit of a mystery, as no one could quite imagine how his peculiar German style could possibly be translated into English – the slowness of it, its longwinded sentences, its abundance of archaisms, its overall reminiscence of the nineteenth century.

Obviously the reception of Sebald’s work in the English-speaking world and in Germany was fundamentally different. In the English translations, the foreignness of Sebald’s style seemed natural and self-evident – after all, Sebald was an emigrant writing about emigrants. In German, where his style felt no less outlandish – as it seemed to date from a bygone era – Sebald’s books created a kind of awkwardness, as readers were unsure whether to regard his way of writing as headstrong traditionalism or self-conscious anachronism. Either way, Sebald’s success in the Anglo-Saxon world did not go unnoticed in Germany: in the years before his death, his novels finally started to find their way into the book shops, and Sebald received the prestigious Heinrich Heine Award.

Was Sebald a German author? He wrote in German, but the use to which he put his native tongue was so different from any contemporary form of the language that this can hardly count as a criterion. Was Sebald an English author? ‘I have lived here for thirty years,’ he said shortly before his death, ‘and yet I do not feel in the least at home here.’ It seems as if there was no such thing as a home country for Sebald anymore, only, as for the emigrants in his novels, the loss of home countries. It seems as if Sebald had emigrated, permanently, into his books. Thus it would be wrong to interpret the above quote in the sense that Sebald did not enjoy living in Norwich. He had been a teacher at the University of East Anglia for many years, was Founding Director of the British Centre for Literary Translation, and among his students and colleagues, Max – as Sebald called himself in England – is remembered with warmth. 

His role as a teacher of Creative Writing classes, it may be added, was another factor which estranged Sebald from Germany’s literary world, as such workshops are a phenomenon largely unheard of and often frowned upon in Germany. It was chiefly with this background that I interviewed Sebald in 2000, about his experiences with teaching aspiring authors, and about his view of the differences between England and Germany. A conversation which might help us, now, to understand a little bit better where this permanent emigrant saw himself.

 Source


Kỷ niệm, kỷ niệm

Ghi chú trong ngày

Khi Milosz coi sự từ bỏ của ông, cái lô gíc toàn trị - một lô gíc có vẻ nuốt sạch mọi hoàn cảnh trí thức ngang ngược, khó bảo, trái nghịch… vào chính nó – như là “một cuộc nổi loạn của cái bao tử”, thì đây không giản dị là một chuyển động tiêu cực, nhưng là một cách gìn giữ niềm tin với những trực giác v điều tốt và giá trị thực.
Cố gắng giải thích, trong Cầm Tưởng, 1953, hoàn cảnh của mình, ông miêu tả một khoảnh khắc trong thời kỳ Đệ Nhị Chiến, khi, trong một đám đông dầy đặc luần quần tại một nhà ga xe lửa tại Ukriane, giữa những đinh tai nhức óc của những khẩu hiệu phát ra từ những chiếc loa phát thanh, ông nhìn thấy một ông chồng, bà vợ và hai đứa con thầm thì với nhau.
“Đó là một nhóm người, như hòn đảo nhỏ trong một đám đông, và đám đông này thiếu một điều chi rất ư riêng biệt để cho nó trở thành một cuộc sống của con người khiêm tốn, và bình dị."

Ui chao, đây đúng là ý nghĩ của Gấu, khi đang ăn hỏa tiễn của VC, co rúm người lại, vậy mà vưỡn không quên nhớ đến… cô bạn:
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh thiện, nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

NKTV

Mộ Gió

Truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư

Hồi ấy chị lên mười ba, em nhỏ hơn hai tuổi.
Mười bảy tháng Mười năm đó, ba má đi đám giỗ, để hai chị em lại nhà. Lúc xách cặp chèo ra cửa má ngoái lại dặn chị :

- Ở nhà coi chừng em...
Chị dạ. Má rải lời dặn dò nằm lển nghển khắp nơi. Chị ngó ngoài sân thấy “Coi chừng ông trời chuyển mưa thì đem củi vô nhà“ và ”Đóng cái cổng rào lại” đứng dựa hàng bông lồng đèn kêu cọt kẹt, bước vô nhà vấp “Lấy chổi rơm quét mạng nhện trên bàn thờ” và “Nhà hết gạo rồi, con lội bộ lại đằng tiệm mua nấu đỡ” thì nằm nép trong góc bếp. Ở sàn lãn gió thổi xập xòe làm “Còn mấy con cá rô đem kho tiêu” đập đuôi xao xác vách thùng.
Một mình chị làm bao nhiêu chuyện đó cũng xong, nhưng em cứ cà nhổng chạy chơi với chuồn chuồn thì ức. Ba hay nói phải chia việc mà làm, “mỗi người có một bổn phận...”. Con trai kiếm cá con gái hái rau, con trai ra ruộng rẫy con gái vùi đầu trong xó bếp. Bao giờ con trai trở thành đàn ông nó có bổn phận đưa tay đánh, còn con gái (giờ đã là đàn bà) thì giơ thân ra chịu đòn. Vụ đó ba không dạy, hai chị em tự biết thôi.
Những bài học về bổn phận chị thuộc nằm lòng, nên khi em đòi đi tiệm mua gạo thay vì bắc ghế quét mạng nhện bàn thờ, chị buộc lòng gật đầu. Làm chị phải nhường em.
Chị thích được đi tiệm để săm soi mấy cây kẹp tóc thèm chơi. Nhưng tiệm cũng là thiên đường của em, với những cục kẹo sặc sỡ như những cái bong bóng sặc sỡ. Dù mỗi lần em đi tiệm dường như răng lại mòn hơn, dù em hay chểnh mảng kiểu như mua đường cát về tới nhà thấy cát nhiều hơn đường, còn lẫn lộn thêm mấy con cuốn chiếu. Bữa trước đi mua đậu trắng em về với cái túi không, đậu chảy theo cái lỗ thủng rải dọc đường như cô công chúa Mỵ Châu để lại dấu vết cho chồng. Bữa trước nữa em lội sông mang gạo về, má phải đem mớ gạo ướt mèm xay bột.
Sẽ xảy ra vài kịch tính ở quãng đường giữa nhà và tiệm tạp hóa bà Tư Mốt: một nhánh cây gãy lộ ra ổ ong mật, một con diều của ai đó mắc kẹt trên đọt so đũa, một tiếng chim hót nghe gần... cũng làm chân em chậm lại mươi phút hay vài giờ hay hết phim, nếu nhà bà Tư Mốt đang mở một cái phim võ thuật kiểu như Ngôi chùa Thiếu Lâm tự.
Nên trưa ấy quá bữa rồi mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng hớt đâu đó. Cái mẻ kho nằm nguội ngắt chờ cơm.
Nhiều ngày sau đó, khi xóm nhỏ nháo nhác vì một cư dân mười một tuổi đã biến mất, chị vẫn nghĩ em đang chơi đâu đó. Chị giận sôi những người đã tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy thi thể em, ở ngoài đồng hay dưới đáy sông. Một câu đố không tìm ra câu trả lời, ông trời cà chớn quá.
Nhiều tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi chơi đâu đó sẽ về. Cho tới khi má rọi cái ảnh em hồi mười tuổi đặt lên bàn thờ, đứng chung với mấy ông bà già u mặc. Trong ảnh, em mặc áo thun vàng đồng phục của đội bóng nhi đồng trường lúc đang nhận giải ba cấp huyện, mặt em nghiêng về trái khoe mụt ruồi lớn như con ve chó, giống như hình ảnh cuối cùng của buổi sáng ấy chị ngó thấy em chạy vù đi.
Cái ảnh là kết cuộc cho những chờ đợi nhưng hi vọng đã bay hơi theo ánh mặt trời. Má sực nhớ biết đâu thi thể thằng nhỏ trôi ra biển hay bị kẹt dưới chân cầu nào, rồi âm thầm tan rã. Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất vưởng đói ăn. Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị quên không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu mày coi chừng em rồi mà...”.
Coi như chị đã được định tội xong, và định sẵn cho mọi lỗi lầm dù chẳng mấy liên quan như chuột cắn ổ gà, dông làm ngã cây đu đủ... Nếu mỗi lần đau trên người chị mọc sợi lông, thì những lần má ngồi khóc bên sông, những lần ba buông đũa giữa bữa cơm bởi tiếng bầy trẻ trai đi bắn chim ngang nhà, những cái tết lặng lờ qua, những khói nhang tối tối, những lần giở quần áo em ra giũ bụi... đã biến chị thành con khỉ.
Và nếu mỗi lần đau là một giọt nước, một hạt cát thì chị thành sông, thành đồi cát năm ba mươi tuổi.
Chị sống một mình. Mỗi khi định cười giòn thì chợt nhớ mình đã để mất đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má thảng thốt kêu Võ, Võ ơi. Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắm.
Chị vẫn tin em đi chơi đâu đó. Nhà vẫn cặm trên nền cũ, vườn cũ, kiểu cũ. Cây nào chết thì trồng lại y giống cây đó. Đoạn rào nào gãy thì được thay giống hệt. Chị chôn chị chỗ buổi sáng em guộn mấy tờ giấy bạc mua gạo vô dây lưng quần cộc xanh dương, áo màu xám tro lấm lem mủ chuối vẫy tay rẽ trái chạy vù về phía tiệm tạp hóa bà Tư Mốt. Lúc đi em không đóng cửa rào làm mấy con gà đi qua nhà hàng xóm bươi tơi bời giồng cải họ mới gieo.
Một bữa chị qua hàng xóm mượn trẻ con nhổ tóc ngứa, đang ngủ gà gật, đang lúc hờn hờn cái thân mình chẳng có đứa nhỏ để sai vặt, chợt nghe bên nhà chó sủa. Chị hỏi vóng qua hào ranh. Người đó ngập ngừng:
- Cho tôi hỏi nhà chú Mười Hưng.
- Phải rồi, nhà ba tui đó, cậu kiếm ai?
- Em Võ nè, chị Hai...
Người đó nói vậy. Chị không biết cách nào mình đã về đến nhà, bay, hay bò lết, hay nhảy ào xuống hào càn qua những dây rau muống. Chỉ biết chị phải về sụp xuống trước bàn thờ, để thưa:
- Đó, ba má thấy chưa, con đã nói là thằng Võ đi chơi mà...
Chị quỵ ở đó rất lâu, tóc xấp xải trải xòe ra đất, lưng khum khum như một ngôi mộ. Chị không hỏi em đã đi đâu, chẳng ích gì... Đàn ông rong ruổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời phân công vậy mà...
Nguồn

Note: Truyện này hao hao chuyện đời GNV!
Thằng em bỏ đi xa, vô nước Nam Kỳ, hơn nửa thế kỷ sau, về, chị vuỡn còn, Đất Bắc vẫn còn, chỉ không còn đứa em!
Nó không làm sao nhận ra quê cũ, chị cũ!

Cũng hao hao chuyện Lưu Nguyễn lạc Địa Ngục.
Về.
Quê hương biến thành Thiên Thai!
Còn gọi là Thiên Đàng Xạo Hết Chỗ Nói!