*

1





3.10.2010

Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Lần Cuối Sài Gòn

"America wanted compromise," he [Kissinger] said. "Hanoi wanted victory."
Kissinger: Vietnam Failures 'we Did To Ourselves'

Phải đến bây giờ Kissinger mới hiểu ra sự thực, về cuộc chiến Việt Nam, khi thú nhận, Mẽo đánh giá thấp sự lỳ lợm của VC Miền Bắc.
TV post lại lời phát biểu của ông, ở đây, và nhân đó, so sánh với cái tâm lý ‘ngựa Hồ hí gió Bắc’ [ăn cơm quốc gia], của những ông như DT.

Tuy nhiên, nếu Kissinger đọc TH, như Gấu đọc, khi còn nhỏ, ông có lẽ sẽ vẫn nghĩ như trên, nhưng phát biểu khác đi một chút:
Hà Nội muốn… ăn cướp!

Đây là sự khác biệt đưa đến băng hoại Mít hiện nay.

Một lịch sử mới thật hơn cho Việt Nam

Với tôi, Việt Nam đã có nhiều lần "ra đời" hay "tái sinh".

Cái tay viết bài này có vẻ như cũng nhận ra cùng 1 vấn đề như Gấu, khi tin rằng lịch sử Việt Nam không có 1, mà có nhiều, tùy theo mảnh đất ngày một kéo dài về phía Nam, và đám Bắc Kít ngày một nhìn về, một cách thèm muốn, trong khi đồng bằng sông Hồng ngày một quắt lại!

Trong Tam Quốc, khi Lưu Bị tính làm thịt Tây Thục, mới hỏi quân sư Bàng Thống, sử dụng policy nào, BT bèn đưa ra ba cái, vương đạo, trung đạo, bá đạo ‘gì gì’ đó, lâu ngày quên mất. Lưu Bị phán, vương đạo, ta không dám, vì bụng ta toàn kít, bá đạo thì dã man quá, thôi ‘trung đạo’ đi.

Vương đạo, chính là cái lý tưởng đẹp nhất của cuộc chiến Mít, và đúng ra nó phải như vậy. Gấu đã từng phán, cuộc chiến Việt Nam là giấc mơ đẹp nhất mà nhờ có nó, mà có giống Mít. Tuy nhiên, vương đạo chỉ là cái vỏ, bên trong đựng cái lõi bá đạo, là ăn cướp Miền Nam.

Gấu này, ngay từ khi còn nhỏ xíu ở đất Bắc, mỗi lần đói quá, rét quá, lạnh quá, đau đớn nhục nhã quá vì bị khinh khi là đứa trẻ mồ côi ăn nhờ ở đậu hết ông chú bà bác lại đến bên nội bên ngoại, và vì đọc Tô Hoài viết về cái thời ông lang bạt vào Đàng Trong, thế là bèn mơ tưởng có ngày vô được xứ Nam Kỳ!
*

Nhà văn là một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình như có một nhà văn mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra trò, nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói ở nơi quê nhà có gì không thơm, thế là bèn đi một cái mail, và được phúc đáp, thời tiết bi giờ không được đẹp như là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái mặt mo về mà khổ cái thân già, còn khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!

Khi thằng cu Gấu lên tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…

Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.

Ui chao, chỉ nội kể về hai chuyến trở về, cũng đủ vài trăm trang, dư dả một cuốn tiểu thuyết, "có đầu, có đuôi", làm mọi người hài lòng, nhất là "Bác Gái"!

Mais les circonstances m'ont aidé. Pour corriger une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et du soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil et dans l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer la vie, oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans doute, que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec innocence sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr d'atteindre le but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas d'art sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit. Préface.
Nhưng hoàn cảnh đã giúp tôi. Để sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn cùng và mặt trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là tất cả.
Đúng là tâm trạng của Gấu, Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!
NKTV

Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh?

Cả hai cái tít này là một, nếu chúng ta đọc Chương 2, cuốn tiểu sử của Solzhenitsyn, của D.M. Thomas, nhan là Demons, Quỉ. (1)
Chương này ngắn, TV post lại tại đây, vì, một cách nào đó, nó giải thích cuộc chiến Mít, giải thích ‘Người Không Mặt’, tức ông bạn Cao Bồi của Gấu!
Thế mới quái!

(1) Với Solz, đứa trẻ của ‘cuộc tình trong thời chiến’ đó… the child of that ‘wartime romance’….
Cả hai cái tít, được DM Thomas gom thành 1.


 Salman's children

The fatwa, the four marriages, the party image – Salman Rushdie has become known for more than his prizewinning novels. But his sons are what matter most, so he has written a book for teenagers 

He was the superstar of postcolonial literature in the 1980s, the beleaguered poster boy for free speech in the 1990s, as he scuttled from house to house accompanied by special branch officers following the fatwa issued by Ayatollah Khomeini in response to his novel, The Satanic Verses. But in the early years of the 21st century Salman Rushdie underwent a curious metamorphosis to become a figure of fun 

Note: Lệnh Xé Xác, 4 hôn nhân, đại gia - Salman vượt quá hình ảnh nhà văn với những giải thưởng. Nhưng mấy đứa con của ông, mới là mối bận tâm lớn nhất của ông, và thế là vào đầu thiên niên kỷ, ông hoá thân thành một anh hề, viết truyện nhi đồng.
Nhưng Rushdie đã từng viết truyện cho nhi đồng.

*

The Wizard of Oz was my very first literary influence,' writes Salman Rushdie in his account of the great MGM children's classic. At the age of ten he had written a story, 'Over the Rainbow', about a colorful fantasy world. But for Rushdie The Wizard of Oz is more than a children's film, and more than a fantasy. It's a story 'whose driving force is the inadequacy of adults', in which the 'weakness of grown-ups forces children to take control of their own destinies'. And Rushdie rejects the conventional view that its fantasy of escape from reality ends with a comforting return to home, sweet home. On the contrary, it is a film which speaks to the exile. The Wizard of Oz shows that imagination can become reality, that there is no such place as home, or rather that the only home is the one we make for ourselves.
Rushdie's brilliant insights into a film more often seen than written about are rounded off with a typicality scintillating new short story, 'At the Auction of the Ruby Slippers', about the day when Dorothy's red shoes are knocked down for $15,000 at a sale of MGM props ...
Salman Rushdie's books, from Midnights Children to The Satanic Verses, have been read across the world. Two recent books - Haroun and the Sea of Stories and a collection of essays Imaginary Homelands 1981-90 (both published by Granta) - have enhanced his reputation as one of our most important contemporary writers.
*
‘The Wizard of Oz là ảnh hưởng văn học rất ư đầu đời của tôi’, Salman viết về mảng phim trẻ thơ của MGM có phần đóng góp của ông ở trỏng. Khi mới 10 tuổi, ông viết một truyện ngắn “Trên Cầu Vồng”, về thế giới kỳ quái sặc sỡ. Nhưng với ông, The Wizard of Oz  thì hơn cả một phim dành cho trẻ con, hơn cả một câu chuyện kỳ quái. Đó là một câu chuyện mà sức mạnh dẫn dắt là cái sự cà chớn, chẳng ra cái chó gì của đám gọi là người lớn, trong đó sự yếu đuối của người lớn khiến trẻ con bèn làm “cuộc khởi nghĩa của con nít” [cụm từ này Gấu thuổng của nhà phê bình vĩ đại hải ngoại, hay hải ngoại vĩ đại thì cũng được, “cuộc khởi nghĩa của đám đông”, trong một bài blog ông ta xoa đầu độc giả đa số là đệ tử của ông], giành quyền kiểm soát số mệnh của chúng.

Và ông vứt thùng rác quan niệm thông thường, qua đó, sự kỳ quái chạy trốn ra khỏi thực tại của phim chấm dứt bằng ngoan ngoãn trở về quê hương, quê hương chùm khế ngọt.
Ngược hẳn lại, đây là một phim nói về lưu vong. The Wizard of Oz cho thấy tưởng tượng có thể trở thành thực tại, và, đếch chỗ nào như là nhà, hay đúng hơn, nhà là cái nơi mà chúng ta làm ra cho chính chúng ta.
NKTV

Ghi chú trong ngày
5.10.2010

Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh?

Cả hai cái tít này là một, nếu chúng ta đọc Chương 2, cuốn tiểu sử của Solzhenitsyn, của D.M. Thomas, nhan là Demons, Quỉ. (1)
Chương này ngắn, TV post lại tại đây, vì, một cách nào đó, nó giải thích cuộc chiến Mít, giải thích ‘Người Không Mặt’, tức ông bạn Cao Bồi của Gấu!
Thế mới quái!

(1) Với Solz, đứa trẻ của ‘cuộc tình trong thời chiến’ đó…, the child of that ‘wartime romance’….
Cả hai cái tít, được DM Thomas gom thành 1, một thời để yêu và cũng là một thời để chết.
GNV ‘bảnh’ hơn, thêm: Một thời để yêu, để hát, và để chết.
Nhờ đọc Chương  2, áp dụng một cách khủng, và khùng, vào xứ Mít, Gấu ngộ ra cái gọi là vương đạo, tức chân lý 'nước Mít là 1', và cái gọi là bá đạo, 'nhưng cái đầu của nó phải là Hà Lội', minh họa thêm, bằng 1 câu đề từ của... Quỉ:

Độc tài nghĩa là - hãy học 1 lần cho tất cả - quyền lực vô hạn dựa trên sức mạnh, chứ không luật pháp. V.I. Lenin

*

Trong Chiều Chiều, Tô Hoài đã gay gắt riêng với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, vì là, hay dù là, chỗ cố tri trước 1945 (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế.
DT

Gấu tui, sau 1975, may mắn, và cũng hẩm hiu làm sao, chẳng hề gặp một ông nhà văn cách mạng nào, thứ tiền chiến như Nguyễn Tuân, lại càng không.

Nhà văn NMG, đã tả cái tâm trạng hàng thần lơ láo của trí thức Miền Nam trước VC, giống như đám quan lại thời Tây Sơn trước Mãn Thanh. Ông rất thú vị khi nhìn ra sự giống nhau giữa hai thời kỳ.
Theo tôi, ông hơi bị tẩu hỏa nhập ma khi so sánh hai giai đoạn lịch sử, hai hoàn cảnh, thái độ khác nhau của hai tầng lớp sĩ phu.
Thứ nhất, chẳng hề có cảnh hàng thần lơ láo, của đám sĩ phu thứ thiệt của Miền Nam.
Chắc chắn như vậy.
Bởi vì đám đó còn đang chuẩn bị khăn gói quả mướp lên đường đi học tập cải tạo mười ngày.

Tuy nhiên, trong cái sự so sánh đó, Mãn Thanh như VC Miền Bắc, có vẻ như bạn ta  muốn 'nói  lén', cuộc chiến giải phóng kia chỉ là ăn cướp Miền Nam?
 
Đám hàng thần lơ láo, mà NMG nói tới, [trong có cả NMG, như HHT viết], sự thực, chỉ là một dúm mấy anh chị trí thức, nhà văn, đứng bên lề của lịch sử, của cuộc chiến.
Và mấy bà nhà văn.
Hoặc đám ngu đần, cũng bầy đặt đi trình diện, với hy vọng, được nhà nước mới xác nhận, và sau đó có thể còn được thu dụng.

Gấu nhớ là, danh sách 12 nhà văn phản động đồi truỵ, ra lò liền sau đó, gồm cả đám Sáng Tạo, thêm vài mống, trong đó có Gấu, đứng hàng thứ bẩy. Nhưng đám VC tiếp quản Bưu Điện đâu có biết thằng thợ NQT còn là thằng sa đích văn nghệ NQT!

Ngay cả việc Gấu làm thêm cho UPI, VC cũng không biết, chỉ đến mãi sau này, khi Gấu nhận được hồ sơ ODP qua Sở Ngoại Vụ, VC bèn đến tận nhà, để hỏi, mấy cái máy của UPI, mày chôm bán rồi hả?
Gấu bèn trả lời, là, ba cái máy của UPI để lại, họ giao cho người đại diện của họ, là Trần Đại Minh. Anh đại diện cho hãng, bán lại cho VC hết rồi, sau đó đi Mẽo, làm bồi tiếp cho UPI.
Cũng lâu rồi, Gấu thấy bài của anh trên báo Hương Văn, bèn liên lạc. Anh mừng lắm. Nhất là, mừng cho Gấu.

Câu nói của nhà thơ TTT khi nhìn đám VC vô Sài Gòn, cho thấy, ông hiểu rất rõ, ông sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội viết.
Lịch sử đã quyết định chuyện đó giùm cho ông.
Mấy anh VC thực tình không hề bắt buộc mấy ông nhà văn miền nam phải đi trình diện. Họ có ra thông báo, nhưng, nếu một ông nhà văn nào không đi trình diện, thì cũng không bị ghép vào tội trốn trình diện học tập cải tạo như là mấy ông nhà binh có nợ máu với nhân dân!
Sau này, Gấu có được gặp một nhà văn Miền Nam, được hân hạnh tham dự những buổi học tập cải tạo văn nghệ Ngụy. Ông ta kể, lần đó, đang học tập, mấy nhà văn cách mạng miệt vườn Miền Nam đang say sưa khoác lác, bỗng có tin, Nguyễn Tuân sẽ tới ban huấn dụ.
Ối giời ơi là giời, ông ta nói, khi NT xuất hiện, tất cả im phăng phắc, chỉ còn nghe tiếng ba toong của nhà văn vĩ đại gõ cộp cộp trên nền nhà. Ông giơ tay khoác khoác, ra ý, cứ tự nhiên học tập tốt, đừng chú ý đến ông, và ông từ từ đi ra ngoài vườn, trong khi mấy anh miệt vườn và cả đám Nguỵ bị tiếng ba toong hớp hồn, ngồi như ngây như dại!

Gấu nghe kể, và bỗng ngộ ra một điều là, đám nhà văn VC sợ Nguyễn Tuân đến như thế, ấy là vì, nhờ ông ta, họ cũng được coi là nhà văn! 

Mà một khi còn nhà văn, là chế độ vẫn còn!
Sự hiện diện của một Nguyễn Tuân như thế đó, là một của báu của chế độ!
Tụi mi bảo chế độ của chúng ông khốn kiếp hả, nếu khốn kiếp, tại sao có... Nguyễn Tuân?

Sự cứu rỗi cuối cùng

Truongthaidu
20:56 08-10-2010 .
Đặt câu hỏi nếu LHB không phải là người TQ thì ông ta có được trao giải Nobel ko? Cho nên giải Nobel là của người Nauy, dùng để phục vụ người Nauy mà thôi. Lê Đức Thọ cũng đã từ chối giải Nobel. Đông là Đông mà Tây là Tây.
Nguồn

Khủng thật.
Giả như Thích Quảng Độ mà được, thì chắc anh Thái Dúi này tức nổ ruột mà chết!
Tay Thái Dúi này bị ám ảnh, như cả nước VC bị ám ảnh, bởi cái gọi 'hội chứng Nobel', đúng như tinh thần bài viết của 1 tác giả trên The New Yorker.

Khi NBC được Nobel Toán, hắn cũng tức điên lên, vì NBC vội vàng đăng ký xin cái quốc tịch Tây Mũi Lõ, ngay khi ngửi khói Nobel!

*
October 8, 2010
What Do Chinese Leaders Really Think About the Nobel Prize?

Liu Xiaobo Wins the Nobel Peace Prize
Posted by Evan Osnos 

The Nobel Prize is an object of obsession in China, and a consistently maddening one. “How far are we from a Nobel Prize?” was the title of a science program on Chinese state television some years ago, and similar discussions pop up in the paper all the time. Driven by both insecurity and pride, the government and academia have pursued Nobel prizes for scientists and writers with such intensity that all the analysis and prognostication begin to look like elements of a state campaign—which, in fact, they are. “The task of securing a Nobel Literature Prize—viewed as a passport to world recognition as a modern civilization—generated conferences, a national literature prize, delegations to Sweden and countless articles,” Julia Lovell, the British sinologist, writes in “The Politics of Cultural Capital,” her 2006 book dissecting China’s quest for the Nobel Prize in Literature.
During the nineteen-eighties, Nobel prizes of any kind were elevated in the Chinese official mindset into emblems of prestige akin to hosting the Olympic Games, or qualifying for the World Cup, or getting into the World Trade Organization. The quest for prizes was so intense that Chinese commentators began to talk about the country’s “Nobel complex,” framing the hunt for prizes as a matter of national emotional health. “The Nobel Literature Prize had become a cause of a psychological disorder, a token whose value and authority as imagined in China was inflated out of all proportions to its real importance or exchange value in international letters,” Lovell writes.
But when China actually won the prize for literature, it was not at all what it had hoped: the prize went to Gao Xingjian, a Chinese-born exile writer, who was living in France. His writings were sharply critical of China, and the government in Beijing responded by denouncing the “political purposes” of the Nobel Prize and declaring that the prize had lost its legitimacy. (Gao was eventually listed as a “French” writer.)
The Chinese government faced a similar problem when the Dalai Lama won the Nobel Peace Prize, in 1989. Though the government classified him as a citizen, he had been living in exile since 1959, much that time in explicit opposition to the Beijing regime. When the Tibetan leader won the prize, China’s officialdom needed to explain to itself how this happened. A fascinating internal report from that period, produced by a state-backed research group, discounts the significance of the prize (after China had spent years trying to win it). The report, published in “Internal Analysis,” a publication of the Tibet Autonomous Region Academy of Social Sciences, helps us imagine the kind of internal conversations that are going in the halls of power after the imprisoned writer Liu Xiaobo won the Peace Prize today:
The Peace Prize has always been very controversial and has always been an instrument of political struggle and has very often been an object of severe criticism and rebuke. For example, in 1938 Neville Chamberlain received it *… The award has included people like Havel, Sakharov and Lech Walesa. So, very often this prestigious prize has gone to terrorists or politicians who serve the interests of capital. It’s like a prostitute claiming to be a virgin.
Knowing how much China cares about the prize adds another dimension of pique to its public response: a few hours after the Nobel Peace Prize went to Liu Xiaobo, China’s Foreign Minister responded, as expected: “Liu Xiaobo is a criminal who has been sentenced by Chinese judicial departments for violating Chinese law.” Giving him the prize “runs completely counter to the principle of the prize and is also a blasphemy to the peace prize,” according to a statement. CNN was blacked out when it tried to report Liu’s win. Some Chinese users on Twitter flooded the Web with congratulations, though Twitter is banned in China, so the messages were out of sight to most Chinese readers. For days, the Chinese Web site Sina had been running a special page dedicated to chronicling the news of the 2010 Nobel prizes. On Friday afternoon, after Liu received the Peace Prize, the Sina page was nowhere to be found. 

* False comfort, I’m afraid. It was Neville’s half-brother, Austen, who won it for statesmanship. Thanks to the reader who noticed.

It’s like a prostitute claiming to be a virgin: Như điếm, khăng khăng phán, em còn trinh!
Đểu thật!
Có thể, đó là lý do Lê Đức Thọ chê, chăng?
Nhận, hoá ra là điếm của tư bản, ư?

Cần phải thú thật một điều: tôi không quan tâm mấy đến các giải thưởng văn học, ngay cả giải Nobel. Bởi vậy, mấy tuần vừa rồi, mặc dù biết giải thưởng sắp được công bố, tôi cũng không có chút tò mò hay nôn nao nào cả. Cũng không có ý định viết. Nhưng sáng nay, vào mạng, đọc báo nào cũng nhắc đến Mario Vargas Llosa và cái giải thưởng Nobel văn chương mà ông vừa nhận được, tự nhiên thấy ngứa ngáy.
Thôi thì viết.
NHQ

Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.
DT

Note: Mỗi ông hách một kiểu! NQT
*

Nobel Hoà Bình vs TQ

Giải Nobel quả là một ám ảnh nhức nhối đối với TQ. Và nó làm họ khùng. "Chúng ta còn bao xa so với nó? Liệu chỉ ‘xém 1 tí’, là tới, chăng?" (1) Đó là cái tít của 1 chương trình khoa học TQ, trên màn ảnh TV nhà nước mấy năm trước đây, và những thảo luận, chát chiếc thì nở rộ trong phạm vi cả nước. Bị thúc đẩy bởi cả hai, sự bất an và lòng kiêu ngạo, chính quyền và giới khoa bảng theo đuổi Nobel trong cả hai giới khoa học và nhà văn, căng đến nỗi chẳng khác chi một chiến dịch, và quả đúng như vậy!
“Nhiệm vụ cuỗm cho được 1 cái Nobel - được coi như là cái hộ chiếu để được sự nhìn nhận của thế giới đã làm nở rộ những cuộc diễn thuyết, tạo ra những giải thưởng văn chương nhà nước, những phái đoàn tới Thụy Điển, và hằng hà những bài viết”, Julia Lowell, một chuyên gia TQ người Anh viết, trong “The Politics of Cultural Capital”, cuốn sách của bà xb năm 2006, đã chỉ ra cho thấy cuộc truy tìm Nobel Văn Chương của TQ.
Vào thập niên 1980, TQ coi những cú như được hân hạnh tổ chức Olympic Games, World Cup, được vô Tổ Chức Thương Mại Quốc tế… là đưa thế giá TQ lên tới 9 tầng mây. Ám ảnh “Làm thế nào vớ cho được Nobel” biến thành‘mặc cảm Nobel’, một vấn nạn liên quan tới sức khoẻ tâm thần của cả nước.”Giải Nobel văn chương trở thành một nguyên nhân đưa đến ‘trục trặc tâm lý’, một bằng chứng, mà giá trị và quyền năng, như TQ tưởng tượng, thì vượt ra khỏi sự quan trọng đích thực của nó, hay giá trị trao đổi trong văn chương thế giới”, Lowell viết.
Nhưng, hỡi ơi, khi TQ, sau cùng, thực sự vớ được giải Nobel văn chương, thì nó lại chẳng giống như tất cả mọi người chờ đợi, ao ước, và hy vọng: giải thưởng về tay một nhà văn lưu vong gốc TQ, sống ở Pháp, là Cao Hành Kiện. Tác phẩm của ông, phạng nhà nước TQ ra trò, thế là nhà nước TQ bèn đi một đường tẩy chay, tố cáo mấy ông Nobel có hậu ý đen tối về chính trị, khi trao cho thằng cha chết tiệt đó, và giải thưởng thì mất mẹ nó mất tính hợp pháp rồi! (CHK sau được ghi là nhà văn “Tây”. Cũng giống ‘ca’ NBC, được ghi là nhà toán "Tây", đối với xứ Mít).
TQ đã từng gặp tình trạng tương tự, khi Đức Dalai Lama được Nobel Hòa Bình vào năm 1989. Mặc dù họ vẫn coi Ngài là một công dân, Đức Dalai Lama sống lưu vong từ năm 1959, trong tình trạng chống đối nhà nước TQ. Và khi nhà lãnh đạo Tây Tạng được Nobel Hòa Bình thì giới chức TQ thấy cần phải giải thích cho chính nó, tại làm sao chuyện này lại xẩy ra! Một báo cáo nội, thật lạ lùng thú vị, vào thời kỳ này, do tổ chức nghiên cứu được nhà nước bảo trợ thực hiện, cho thấy nhà nước TQ làm ra vẻ đếch cần, và rẻ rúng giải thưởng, [mặc dù TQ đã trải qua nhiều năm cố gắng làm sao giành cho được]. Báo cáo được in trong “Internal Analysis”, thuộc ‘the Tibet Autonomous Region Academy of Social Sciences’, giúp chúng ta tưởng tượng ra cuộc nói chuyện giữa đám chóp bu nhà nước, sau khi nhà văn hiện đang ngồi tù được Nobel Hòa Bình:
“Giải thưởng Nobel Hòa Bình luôn luôn gây tranh cãi, luôn luôn là một thứ khí cụ dùng vào việc đấu tranh chính trị, rất thường xuyên bị chỉ trích, và chê trách. Lê Đức Thọ chẳng đã từng ném nó vô sọt rác! Những người được nó thì như Havel, Sakharov, Lech Walesa. Thành thử, thường xuyên giải thưởng cao quí này về tay những kẻ khủng bố, hay những chính trị gia phục vụ quyền lợi của tư bản…. Giống như bướm mà lại cứ la làng, em còn trinh.”

[Ui chao, báo cáo nhà nước mà tới cỡ này, thì trách gì Thái Dúi và cái còm của hắn ta!]

Biết được cái sự khát khao giải thưởng của nhà nước TQ chúng ta mới thực sự hiểu được phản ứng của họ, khi, lần này, người tù đang ở tù được giải thưởng. Chỉ vài giờ sau khi Nobel Hòa Bình được trao cho Lưu Hiển Ba, Bộ Trưởng Ngoại Giao TQ ra đòn:
“LHB là một tên tội phạm, đã bị bỏ tù vì vi phạm luật pháp TQ”. “Cho hắn ta giải thưởng là hoàn toàn đi ngược lại nguyên lý của giải thưởng và còn là phỉ báng giải thưởng hòa bình”

(1)
Lại nói chuyện "xém một ". Câu chuyện tiếu lâm này, Gấu nghe hồi ở tù VC.
Một anh Liên Xô nói phét, nước tớ sáng chế hỏa tiễn bắn tới Mặt Trăng. Mấy đàn em Đông Âu thấy đàn anh nổ quá, lắc đầu; đàn anh sửa sai, chưa tới, nhưng xém một , thì tới.
Cứ đà đó, thi nhau nổ. Tới đàn em Việt Nam, nhỏ nhẻ thưa mấy anh, ở nước "chúng em", "gái" bi giờ (2), nhờ ơn Đảng, đẻ bằng lỗ đít!
Mấy anh kia trợn mắt, trợn mũi, anh VC nhẹ nhàng buông câu, thì cũng xém một !
(2) Thay vì nói, người đẹp, mấy anh này nói, gái đẹp.
NKTV

Lê Thị Thấm Vân – Giải phóng

Note:
Theo GNV, cái tay nào ‘còm’, hiểu sai đoạn văn của Thấm Vân, do cái từ giải phóng mà ra.

Đây là ‘ban phát’, không phải ‘giải phóng’!
Ông bạn văn của GNV, Vũ Huy Quang, nổi danh 1 thời với truyện ngắn Cháo Rắn, thuật y chang đoạn văn ngắn của bà Thấm Vân, trên, nhưng tuyệt hơn nhiều.
Post lại ở đây, để ‘minh oan’ cho một trường hợp ‘nạn nhân’!
*

Như tôi còn nhớ được về nó, Cháo Rắn là câu chuyện một anh sĩ quan trẻ độc thân, chưa từng nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh quen một cặp vợ chồng lớn tuổi hơn, và trở thành một đứa em kết nghĩa của họ.
Bà vợ thạo đời, thạo chuyện giao thiệp bên ngoài xã hội. Đúng một thứ mệnh phụ phu nhân. Ông chồng thuộc loại thật thà chất phác.

Bà chị ông em đi ra ngoài ăn vụng. Lần đầu tiên. Anh chàng thanh niên mới lớn này, chắc chắn đã từng đánh dư trăm trận, từng trải như thế, nhưng đâu biết chỗ nào khác, và đâu có chỗ nào khác, thế là bèn dẫn bà chị tới khách sạn, nơi mà anh vẫn thường quần thảo với.... bướm.

HL thật khó, và biết rằng, chẳng thể nào có tài, tả ra được cái cảnh ông em đưa bà chị vào khách sạn, xấu hổ giùm, và còn lo ngay ngáy, lỡ bà chị tát cho một cái, tại sao những chỗ dơ dáy như thế này em lại đưa chị tới?

Bà thản nhiên đi vô, như đã từng tới đó nhiều lần!

*

VHQ & Hai Lúa & Hồ Thành Đức
@
NMG's [Tiểu Sài Gòn 1998]

Ở đây, không có chuyện nói xấu các bà các cô. Không có tí lên giọng đạo đức, trong cách kể của VHQ. Cụm từ "như đã từng tới đây nhiều lần" của Hai Lúa, tả không đúng tâm trạng của người đàn bà. Có thể, bà chưa từng tới một chỗ như thế. Nhưng rõ ràng là, bà ứng phó rất nhanh, nhập vai rất nhanh. Tôi nói bà thạo đời, thạo giao thiệp, là còn theo nghĩa này. Bà biết, ông em đang tìm chỗ để "trải đệm", đánh lớn, theo thuật ngữ của Tú Lé, tức Ngọc Thứ Lang, người dịch Bố Già, và bà ngầm đồng ý, chỗ nào cũng được em ạ, chị chỉ cần có... em!
Liệu đó là tâm trạng của bà? Hai Lúa chịu thua, chỉ đoán mò!

Cho Hai Lúa tôi bỏ qua đoạn này, và nhảy qua một trường hợp khác, khác hẳn trường hợp trên.

Một lần, Hai Lúa đọc, về nhà văn nữ hàng đầu trên thế giới, Virgina Woolf, hình như là một cuốn có tính tiểu sử, hay là tự thuật, kể lại, hồi còn nhỏ xíu, bà bị mấy thằng anh em bà con mò mẫm. Bà viết, tuy còn nhỏ xíu, nhưng tôi cảm thấy rõ ràng là tôi đang bị làm nhục, rằng cái việc làm đó của giống khác phái kia, là không thể chấp nhận được. Trong tôi, là tất cả những người đàn bà cùng lên tiếng, vì bị làm nhục. Tất cả đàn bà, từ cái ngày có bà Eva cho tới mãi mãi sau này, khi còn có người đàn bà, tất cả họ, ở trong tôi, cùng lên tiếng, nói, không được!

Cảnh trên đây, trong Cháo Rắn, là một khiá cạnh, khác, một tâm lý, khác, của cùng một người đàn bà.

Bạn nào đã từng 'đưa em vào hạ', ở những phòng ngủ khách sạn, thí dụ như ở Chợ Lớn, thì hẳn biết, mỗi bức tường phòng ngủ, là 1 ‘trận địa những lỗ châu mai’, thời gian đó làm gì có video tia hồng ngoại, và một khi bạn hành sự, là ở mỗi lỗ châu mai như thế, là một cặp mắt, hăm hở cùng đụng trận, cùng tham gia trải đệm với bạn.

Ông em vừa mới cởi được cái áo của bà chị ra, là đã thấy nóng hôi hổi, đến cháy da, ánh lửa hăm hở của những cặp mắt từ những lỗ châu mai phóng ra. Thế là đành ngưng trải đệm, ngưng làm thịt bà chị, chạy vội ra ngoài, thì tất cả lại trống trơn, mặt trận Miền Tây vẫn yên tĩnh!
Vô, lại tiếp tục.
Ông em bực quá, tính lại ngưng cởi, chạy ra, thì bà chị ngăn lại, mắt long lanh sáng rực, thôi mà, kệ họ, em, cho họ cùng hưởng với!
Chị đâu có hẹp bụng gì!
Chị cân tất!

Cứ như thể, bà chị muốn ban phát hạnh phúc cho toàn thể 'một nửa' nhân loại!
Đáp lời VHQ

Cái màn hậu chiến, hậu trải đệm, cũng xẩy ra Chợ Lớn, nhất là ở khu Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương, cũng rất ư thú vị.
Người đời thường lầm, và gọi là thú ăn đêm.

Thường thì sau cái màn trải đệm, đánh lớn, nghĩa là, khi đã no nê chỗ này, thì chỗ khác ở trên cơ thể, lại đói, và chỗ khác ở đây, là cái bụng.
Và cái hình ảnh, một người phụ nữ, sau khi ban phát hạnh phúc đến mệt nhoài, và đói bụng, nó mới đẹp làm sao.
HHT gọi yêu mệt, là vậy!

Yêu Mệt tên truyện của Hoàng Hải Thuỷ, phóng tác Le Repos du guerrier, của Christian Rochefort 

Đại lễ Thăng Long Ngàn Năm có màn ‘tắm tiên’, ngay tại hồ Hoàn Kiếm, và, hình ảnh những trận ‘trải đệm’ được đưa lên Youtube, của ‘gái’ Mít, đại trà, như hiện nay, theo GNV, là cũng nằm trong tâm lý ‘ban phát’, không phải ‘giải phóng’!

Ghi chú trong ngày
14.10.2010

Điểm qua mấy số báo mới xb

Trên tờ TLS, Oct 8. có hai bài OK, một, điểm cuốn của Naipaul viết về chuyến đi thực tế Phi Châu của ông, một, điểm cuốn viết về Kapuscinski. Người điểm sách, lần này khen non-ficton của Kap, trong khi trên TV, lâu rồi, giới thiệu, cũng 1 bài trên TLS, chê nhà sử học, vì cái tính fiction của những gì ông viết về lịch sử.
Bài viết có nhắc tới cái vụ ông làm cớm của VC Ba Lan, nhưng cho biết, ông chẳng chuyển cho Mật Vụ tài liệu gì quan trọng, có thế gây hại cho bất cứ một ai. Tuy nhiên... nói cho cùng, after all, Ba Lan CS đã là, was, Ba Lan của Kap!
Dù có bị buộc tội cỡ nào, thì ở Ba Lan, Kap vẫn là 1 tài sản quốc gia!
Người bực nhất về cuốn tiểu sử của Kap [Artur Domoslawski: Kapuscinski non-fiction], là bà vợ, vì những chi tiết dính đến đời tư: ông lấy vợ khi còn trẻ, ở với nhau tới già, nhưng ông chồng đi ăn phở búa xua.
Bà vợ phán: một nhà viết tiểu sử, theo tôi, phải có cái lịch sự, sự khả ái, là, đợi cho bà vợ và mớ con gái chết đi rồi, thì hãy khui ra những chuyện mèo mỡ đó.

Trên tờ NYRB, 14.10.2010, có bài A Hero of the China Underground, điểm cuốn "Xác chết biết đi, những câu chuyện về đời thực, TQ từ đáy lật lên" của Liao Yiwu, một nhà văn TQ.
Đúng dịp giới thiệu, nhân Nobel Hòa bình về tay LHB

Trên The Paris Review có bài của Liao Yiwu: Nineteen Days


  Ghi chú trong ngày

Khi Milosz coi sự từ bỏ của ông, cái lô gíc toàn trị - một lô gíc có vẻ nuốt sạch mọi hoàn cảnh trí thức ngang ngược, khó bảo, trái nghịch… vào chính nó – như là “một cuộc nổi loạn của cái bao tử”, thì đây không giản dị là một chuyển động tiêu cực, nhưng là một cách gìn giữ niềm tin với những trực giác v điều tốt và giá trị thực.
Cố gắng giải thích, trong Cầm Tưởng, 1953, hoàn cảnh của mình, ông miêu tả một khoảnh khắc trong thời kỳ Đệ Nhị Chiến, khi, trong một đám đông dầy đặc luần quần tại một nhà ga xe lửa tại Ukriane, giữa những đinh tai nhức óc của những khẩu hiệu phát ra từ những chiếc loa phát thanh, ông nhìn thấy một ông chồng, bà vợ và hai đứa con thầm thì với nhau.
“Đó là một nhóm người, như hòn đảo nhỏ trong một đám đông, và đám đông này thiếu một điều chi rất ư riêng biệt để cho nó trở thành một cuộc sống của con người khiêm tốn, và bình dị."

Ui chao, đây đúng là ý nghĩ của Gấu, khi đang ăn hỏa tiễn của VC, co rúm người lại, vậy mà vưỡn không quên nhớ đến… cô bạn:
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh thiện, nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

NKTV

Mộ Gió

Truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư

Hồi ấy chị lên mười ba, em nhỏ hơn hai tuổi.
Mười bảy tháng Mười năm đó, ba má đi đám giỗ, để hai chị em lại nhà. Lúc xách cặp chèo ra cửa má ngoái lại dặn chị :

- Ở nhà coi chừng em...
Chị dạ. Má rải lời dặn dò nằm lển nghển khắp nơi. Chị ngó ngoài sân thấy “Coi chừng ông trời chuyển mưa thì đem củi vô nhà“ và ”Đóng cái cổng rào lại” đứng dựa hàng bông lồng đèn kêu cọt kẹt, bước vô nhà vấp “Lấy chổi rơm quét mạng nhện trên bàn thờ” và “Nhà hết gạo rồi, con lội bộ lại đằng tiệm mua nấu đỡ” thì nằm nép trong góc bếp. Ở sàn lãn gió thổi xập xòe làm “Còn mấy con cá rô đem kho tiêu” đập đuôi xao xác vách thùng.
Một mình chị làm bao nhiêu chuyện đó cũng xong, nhưng em cứ cà nhổng chạy chơi với chuồn chuồn thì ức. Ba hay nói phải chia việc mà làm, “mỗi người có một bổn phận...”. Con trai kiếm cá con gái hái rau, con trai ra ruộng rẫy con gái vùi đầu trong xó bếp. Bao giờ con trai trở thành đàn ông nó có bổn phận đưa tay đánh, còn con gái (giờ đã là đàn bà) thì giơ thân ra chịu đòn. Vụ đó ba không dạy, hai chị em tự biết thôi.
Những bài học về bổn phận chị thuộc nằm lòng, nên khi em đòi đi tiệm mua gạo thay vì bắc ghế quét mạng nhện bàn thờ, chị buộc lòng gật đầu. Làm chị phải nhường em.
Chị thích được đi tiệm để săm soi mấy cây kẹp tóc thèm chơi. Nhưng tiệm cũng là thiên đường của em, với những cục kẹo sặc sỡ như những cái bong bóng sặc sỡ. Dù mỗi lần em đi tiệm dường như răng lại mòn hơn, dù em hay chểnh mảng kiểu như mua đường cát về tới nhà thấy cát nhiều hơn đường, còn lẫn lộn thêm mấy con cuốn chiếu. Bữa trước đi mua đậu trắng em về với cái túi không, đậu chảy theo cái lỗ thủng rải dọc đường như cô công chúa Mỵ Châu để lại dấu vết cho chồng. Bữa trước nữa em lội sông mang gạo về, má phải đem mớ gạo ướt mèm xay bột.
Sẽ xảy ra vài kịch tính ở quãng đường giữa nhà và tiệm tạp hóa bà Tư Mốt: một nhánh cây gãy lộ ra ổ ong mật, một con diều của ai đó mắc kẹt trên đọt so đũa, một tiếng chim hót nghe gần... cũng làm chân em chậm lại mươi phút hay vài giờ hay hết phim, nếu nhà bà Tư Mốt đang mở một cái phim võ thuật kiểu như Ngôi chùa Thiếu Lâm tự.
Nên trưa ấy quá bữa rồi mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng hớt đâu đó. Cái mẻ kho nằm nguội ngắt chờ cơm.
Nhiều ngày sau đó, khi xóm nhỏ nháo nhác vì một cư dân mười một tuổi đã biến mất, chị vẫn nghĩ em đang chơi đâu đó. Chị giận sôi những người đã tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy thi thể em, ở ngoài đồng hay dưới đáy sông. Một câu đố không tìm ra câu trả lời, ông trời cà chớn quá.
Nhiều tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi chơi đâu đó sẽ về. Cho tới khi má rọi cái ảnh em hồi mười tuổi đặt lên bàn thờ, đứng chung với mấy ông bà già u mặc. Trong ảnh, em mặc áo thun vàng đồng phục của đội bóng nhi đồng trường lúc đang nhận giải ba cấp huyện, mặt em nghiêng về trái khoe mụt ruồi lớn như con ve chó, giống như hình ảnh cuối cùng của buổi sáng ấy chị ngó thấy em chạy vù đi.
Cái ảnh là kết cuộc cho những chờ đợi nhưng hi vọng đã bay hơi theo ánh mặt trời. Má sực nhớ biết đâu thi thể thằng nhỏ trôi ra biển hay bị kẹt dưới chân cầu nào, rồi âm thầm tan rã. Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất vưởng đói ăn. Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị quên không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu mày coi chừng em rồi mà...”.
Coi như chị đã được định tội xong, và định sẵn cho mọi lỗi lầm dù chẳng mấy liên quan như chuột cắn ổ gà, dông làm ngã cây đu đủ... Nếu mỗi lần đau trên người chị mọc sợi lông, thì những lần má ngồi khóc bên sông, những lần ba buông đũa giữa bữa cơm bởi tiếng bầy trẻ trai đi bắn chim ngang nhà, những cái tết lặng lờ qua, những khói nhang tối tối, những lần giở quần áo em ra giũ bụi... đã biến chị thành con khỉ.
Và nếu mỗi lần đau là một giọt nước, một hạt cát thì chị thành sông, thành đồi cát năm ba mươi tuổi.
Chị sống một mình. Mỗi khi định cười giòn thì chợt nhớ mình đã để mất đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má thảng thốt kêu Võ, Võ ơi. Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắm.
Chị vẫn tin em đi chơi đâu đó. Nhà vẫn cặm trên nền cũ, vườn cũ, kiểu cũ. Cây nào chết thì trồng lại y giống cây đó. Đoạn rào nào gãy thì được thay giống hệt. Chị chôn chị chỗ buổi sáng em guộn mấy tờ giấy bạc mua gạo vô dây lưng quần cộc xanh dương, áo màu xám tro lấm lem mủ chuối vẫy tay rẽ trái chạy vù về phía tiệm tạp hóa bà Tư Mốt. Lúc đi em không đóng cửa rào làm mấy con gà đi qua nhà hàng xóm bươi tơi bời giồng cải họ mới gieo.
Một bữa chị qua hàng xóm mượn trẻ con nhổ tóc ngứa, đang ngủ gà gật, đang lúc hờn hờn cái thân mình chẳng có đứa nhỏ để sai vặt, chợt nghe bên nhà chó sủa. Chị hỏi vóng qua hào ranh. Người đó ngập ngừng:
- Cho tôi hỏi nhà chú Mười Hưng.
- Phải rồi, nhà ba tui đó, cậu kiếm ai?
- Em Võ nè, chị Hai...
Người đó nói vậy. Chị không biết cách nào mình đã về đến nhà, bay, hay bò lết, hay nhảy ào xuống hào càn qua những dây rau muống. Chỉ biết chị phải về sụp xuống trước bàn thờ, để thưa:
- Đó, ba má thấy chưa, con đã nói là thằng Võ đi chơi mà...
Chị quỵ ở đó rất lâu, tóc xấp xải trải xòe ra đất, lưng khum khum như một ngôi mộ. Chị không hỏi em đã đi đâu, chẳng ích gì... Đàn ông rong ruổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời phân công vậy mà...
Nguồn

Note: Truyện này hao hao chuyện đời GNV!
Thằng em bỏ đi xa, vô nước Nam Kỳ, hơn nửa thế kỷ sau, về, chị vuỡn còn, Đất Bắc vẫn còn, chỉ không còn đứa em!
Nó không làm sao nhận ra quê cũ, chị cũ!

Cũng hao hao chuyện Lưu Nguyễn lạc Địa Ngục.
Về.
Quê hương biến thành Thiên Thai!
Còn gọi là Thiên Đàng Xạo Hết Chỗ Nói!

 Cái đoạn Tô Hoài viết về Nguyễn Hoạt, ngay nơi Chương I, Chiều Chiều, bạn đọc TV có thể coi tại VN thư quán.

V/v Nguyễn Hoạt gửi thư cho 1 người bạn còn ở lại Miền Bắc, thời gian trước 1975, chúng ta đành tin theo Tô Hoài, nhưng những gì mà TH viết về Hiếu Chân, thì sai, thí dụ, HC có xe hơi, có vệ sĩ, hay làm thượng nghị sĩ, và chi tiết về cái chết của HC cũng sai.

TH chẳng biết gì về cái chuyện Mẽo di tản nhân viên của họ trước ngày 30 Tháng Tư 1975, nên viết 'gay gắt',“Mẽo đưa ba thứ rẻ rách như HC đi Mẽo làm gì”, là 'khen' HC!
Giọng điệu TH viết về HC thì cũng giống như ông viết về nhiều người như về DQS, về VP, và về đa số những nhà văn Miền Nam mà TH gọi là Ngụy.
Gấu này không hiểu lý do nào mà Đặng Tiến lại đặc biệt chú ý đến cas Hiếu Chân Nguyễn Hoạt như ông viết:

Đọc Tô Hoài viết về Nguyễn Hoạt Hiếu Chân, giọng rất ư hằn học, sau khi nhắc lại một số kỷ niệm thời quen biết, một độc giả bình thường, thì cũng nhận ra, lý do là, TH 'tức đến phát điên lên' bị những thông tin sai lạc, về HC sau này, nghĩa sau 1954, khi chạy vào Sài Gòn, nào là có xe hơi riêng, có vệ sĩ, đã từng làm thượng nghị sĩ!
Một người viết đã lâu năm đã từng tạo cho mình một tiếng tăm, một địa vị trong văn đàn như Đặng Tiến, đúng ra là phải cải chính giùm, kẻ đã chết ở trong tù VC, không làm sao biện bạch được.
Thay vì vậy, Người phán:

Trong Chiều Chiều Tô Hoài đã gay gắt riêng với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, vì là, hay dù là, chỗ cố tri trước 1945 (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế.  Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy; như cái lần  đưa đám ma ông Minh Đức, chủ nhà xuất bản, anh đã phải trả lời Nguyễn Tuân : « Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi »  (CBCA, 1992, tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có những câu hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra. Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57), nhưng mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh  ấy đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết là Hiếu Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam Chí Hoà, 1985. Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.
Đặng Tiến

Theo như Gấu biết, có thể có, chuyện HC qua Lào và nhân đó, gửi thư về cho một ông bạn cũ, như TH kể.

Gấu nhớ là, có 1 lần, HC được ‘nhà nước VNCH’ trao cho ‘mission’ qua Lào, gặp 1 đấng rất oách trong chính phủ Lào, có thể là thủ tướng, lâu quá Gấu không còn nhớ, để giải quyết một rắc rối gì đó, giữa hai nước, vì cái tay rất oách này, là bạn học của HC khi còn học ở Hà Nội. Thời gian này, hình như còn tờ  nhật báo Tự Do thì phải, tức là sau 1954 ít lâu, có thể còn Diệm.
Những thông tin sai lạc như thế, mà TH còn biết, và có thể chính vì chúng mà ông có thái độ hằn học với HC.

GNV chẳng đã từng viết, cái mộng ăn cướp Miền Nam, của Gấu, là từ TH mà có được, ngay từ khi còn bé tí, đọc TH viết về thiên đàng ấm áp Miền Nam:
Mais les circonstances m'ont aidé. Pour corriger une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et du soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil et dans l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer la vie, oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans doute, que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec innocence sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr d'atteindre le but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas d'art sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit. Préface.
Nhưng hoàn cảnh đã giúp tôi. Để sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn cùng và mặt trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là tất cả.
Đúng là tâm trạng của Gấu, Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!
NKTV
 

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Brodsky
[Tạm dịch: Như là một đề tài, cái chết quả là một thứ thuốc thử mầu tốt để xét nghiệm đạo hạnh của một nhà thơ. Cái dạng ‘ai điếu’ thì thường được sử dụng, để rèn luyện cái trò tự thương thân, trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình nhằm thể hiện tính cao ngạo ngầm của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (những kẻ còn sống) đối với thiểu số (những người đã chết)] 

Phải tới khi đọc Brodsky viết về Anna Akhmatova, thì Gấu mới vỡ ra được cái không khí ai điếu của văn học hải ngoại, ngay sau 1975 ít lâu, ở cái đám may mắn chạy thoát trước ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Sở dĩ Võ Phiến viết bằng cái giọng ở trên cao ngó xuống, ấy là vì ông nghĩ, ông còn sống, trong khi tất cả đều đã chết rồi!
Cũng thế, là Mai Thảo, qua những dòng thơ sau đây, về bạn ông là TTT:

Những Thanh Tâm Tuyền trăm năm đã xa
Những Vũ Hoàng Chương nghìn ngày đã khuất
Những bạn bè mà chúng nó đã giết
Còn viết được ư thằng sống sót?
Mai Thảo: Viết văn trở lại.

[Ta thấy hình ta những miếu đền]

Ghi chú trong ngày

Hội chứng Nhà Thổ

*

Không biết từ khi nào mà xứ ta bị nhiễm hội chứng trang trí phố xá kiểu nhà thổ như bây giờ ?
Phố phố đèn lồng đỏ, băng rôn đỏ, đèn nháy đỏ, tím, hồng cứ là loạn xạ. Xưa chỉ có bên Tàu mới có kiểu ấy, vài nước văn minh như Sing, Hà Lan, Đức, Thái...chỉ tập trung vào một chỗ gọi là phố đèn đỏ. Ấy nhưng ở ta thì hiện nay: cả thành phố đều ...đèn đỏ !