*


 




*


Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

*

Tiểu sử Kafka, mới nhất
 

Kafka's texts have provoked a myriad of responses over the past century, yet it is safe to wager that the most frequent one has been utter bewilderment. One year after the publication of The Metamorphosis, for example, Kafka received this item from a reader, a Dr Wolff:
Sir, - You have made me unhappy. I purchased your Metamorphosis and gifted it to my cousin, but she could not make sense of the story. My cousin gave it to her mother: she could not explain it. Her mother gave it to another cousin, but she could not explain it either. And now they have written to me, the supposed doctor in the family. But I am at a loss. Sir! I spent months fighting the Russians in the trenches without batting an eyelash. I won't stand idle while my reputation among my cousins goes to the devil. Only you can come to my aid. You must, since you cooked up this stew in the first place. So tell me please what my cousin ought to think of the Metamorphosis.
Ông Kafka ơi, làm ơn nói cho tôi biết, làm sao đọc Hoá Thân? Khốn khổ cho tôi quá, tôi mua cuốn đó làm quà tặng cho một bà con, và người này chẳng hiểu nó là cái chi chi. Bà này đưa cho bà mẹ của bà, và cứ thế, cứ thế, chẳng ai hiểu...
Ui chao Gấu lại nhớ lần đầu đọc Y sĩ đồng quê, khi tờ Văn, thời Trần Phong Giao, làm số đặc biệt về ông, và nhờ Nguyễn Mạnh Côn dịch. Ông dịch giả phán, dịch thì dịch, mà chẳng hiểu cái chi chi!
Tội nghiệp, giá mà ông Côn còn sống, thì bây giờ hiểu liền, đây là Kafka viết cho Mít chúng ta!
*
Nhạc sỹ Tô Hải: Ngay từ khi tôi mới vào Sài Gòn này, khi tôi thấy là cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chẳng có thật ở Việt Nam bao giờ.
Cái sự kiện dân Miền Bắc mê chủ nghĩa CS, nó khác các dân xứ khác mê CS rất nhiều. Dân người mê một, dân Mít Bắc mê mười.
Nó đúng như cái vòng tròn tuyệt hảo theo cái nghĩa mà Koestler viết.
Chỉ đến ngày 30 Tháng Tư, thì mới tá hoả ra rằng thì là, tất cả đều bị bịp, làm gì có chủ nghĩa CS ở Việt Nam!
Chỉ có Cái Ác Bắc Kít!


Ways of escape

30.4.2009
Solz vs Karadric

So sánh Radovan Karadzic với Alexander Solzhenitsyn là việc vô nghĩa lý nhưng suy nghĩ về hai nhân vật trí thức của thế giới cộng sản châu Âu là việc cần thiết.
BBC
Chúng ta tự hỏi, liệu có thể so sánh hai tay này? Quả là vô nghĩa lý.
Cần thiết? Cũng không, theo Gấu.
Bởi vì mỗi trường hợp một khác.
Có vẻ như, mấy tay Yankee mũi tẹt này chẳng rành gì về thế giới, sau khi ra khỏi cái hang Plato, là Miền Bắc CS!
Cũng cố cập nhập, nhưng thiếu cái quá khứ nhân bản, nhân văn của cái phần của nhân loại không CS, lại chỉ đọc vội ba thứ thời sự nóng bỏng, cái chết của Solz, cái vụ trùm Karadzic bị bắt, rồi quàng vào nhau, viết bậy viết bạ, cho ra vẻ cũng "đau đáu"....!


Tại sao chúng ta nên hủy bỏ giải Nobel Văn học?

Thông thường, Viện Hàn lâm đề cao những nhà văn cánh tả như Sinclair Lewis, Gunter Grass, Jose Saramago, Pablo Neruda hoặc Jean-Paul Sartre. Những nhà văn Mỹ từng giành giật được giải thưởng này là một nhóm khá pha tạp như: tác giả chống tư bản John Steinbeck, nhà văn hạng xoàng Pearl S. Buck.

Đề cao những nhà văn cánh tả, vậy mà đề nghị nên huỷ bỏ ư?
*
Việc trao giải Nobel cho một nhà văn chẳng mấy ai biết, thí dụ như năm nay, và luôn cả mấy năm trước, theo thiển ý, là một trong những chuyển hướng lớn lao nhất của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, và - vẫn theo thiển ý – nó xoay quanh trục Lò Thiêu, và câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà học giả Đức gốc Do Thái, Walter Benjamin, một nạn nhân của Nazi: Mọi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man.
*
Loyauté

par DUONG THU HUONG
Trung

Trung là đức tính đầu tiên của những triều đại phong kiến Đông phương đòi hỏi ở thần tử, phải trung với vua. Ngay từ khi nằm nôi, con nít Á Châu đã được học điều này. [Khi nghe tin Stalin chết, đứa trẻ con ngày nào ở trong Tố Hữu sống dậy, và thốt lên, "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin", là do đó]. Ngay từ khi còn trẻ, với tôi, trung với vua được thay thế bằng trung với Đảng Cộng Sản. Từ Vua qua Đảng là một quá trình tự thân. Vào lúc 20 tuổi tôi lao vào cuộc chiến chống Mỹ. Thực tại thực địa làm tôi khám phá ra những trang quá đen tối, đến nỗi tôi lại phải mở ra cuốn tự vựng của mình, để tìm hiểu. Những từ ngữ hiện ra như những xác chết thối rữa, vì không được ướp formol. Tôi bước qua ngả đường nổi loạn.
Năm 1991, tên bộ trưởng Nội vụ đến gặp tôi trong nhà tù. Hắn hỏi tôi, sao dám chống Đảng. "Mi nghe đây bà nói đây này. Hơn hai triệu thằng CS bợ lên một uỷ ban trung ương gồm ba trăm thằng. Rồi ba trăm thằng này bợ lên một bộ chính trị gồm 13 cái đầu ngu đần. Nếu ngất ngưởng ở trên đầu thế gian, là 13 tên ngu đần, bại hoại này, thì chẳng có lý do gì để mà bà trung thành với Đảng. Đảng đâu phải là ông Giời sống ở trên Giời. Đảng là một nhóm 13 tên. Tại sao bà lại phải trung với chúng?".
Vào lúc tên đồ tể vung búa chặt đầu con bò, trước khi xả thịt nó, là tôi hết còn tin vào chữ “trung”. Đúng ra, tôi đổi hướng nó: trung chỉ có nghĩa khi mình vận nó vào chính mình. Và như thế, con người tự do chọn lựa và đảm nhận những chọn lựa của mình. Kể từ lúc đó, “trung” không còn là một thánh tượng tôn thờ, cũng không phải là xác chết thối rữa. Nó trở thành bạn đường của tôi, cái bóng của tôi, hơi thở của tôi…. Phải mất ba chục năm làm giặc tôi mới hiểu và làm chủ được, ý nghĩa của một từ. Thật đau thương. Cũng vậy, tôi nghĩ, là nhà văn là kẻ bị kết án khổ sai, bởi vì, trước khi sử dụng một từ, phải chiến đấu với những bóng ma của nó. Tôi chúc những nhà văn, những kẻ mơ mộng, những kẻ khùng điên, và những kẻ bị kết án một chiến thắng huy hoàng. DTH

Tags: | Edit Tags

Saturday August 2, 2008 - 05:55am (PDT) Edit | Delete

Comments

(1 total) Post a Comment

bài này hay quá, cám ơn bác đã post.

Saturday August 2, 2008 - 09:40pm (ICT) Remove Comment


Chim thiêng

NMG vs Lịch Sử


Dọn Kít

Võ tướng quân vs BBC

General Giap fights another battle

Cả bài viết có hai câu ăn tiền nhất bị mấy anh thợ dịch diệt mất một câu!
*
Bộ Chính trị kết luận về bauxite
Cơ quan quyền lực cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam ra kết luận về khai thác bauxite, khẳng định đây là 'chủ trương nhất quán'.
BBC
Ui chao Gấu, bói mu rùa, và biết trước nghị quyết của BCT, khi viết: "Tướng Giáp uýnh một trận uýnh khác" [và lần này thua!]!
Chỉ tội nghiệp đám sĩ phu Bắc Hà!
Chắc là anh nào anh nấy đang run như cầy sấy!
*
Một tháng qua là những ngày cực kỳ mouvementé đối với Toàn. Ba tài liệu dịch song song, gồm một tập truyện ngắn cho nhà Nhã Nam, một cụm bốn tập truyện trẻ em cho nhà Đông A, và một cuốn tiểu luận của nhà văn Ba Lan Milosz được NN cho, một cuốn sách nói về sự cầm tù của tư tưởng, La pensée captive, đã nghĩ thầm trong đầu về việc dịch cái tên – Ngục trung tinh thần – định đọc xong rồi sẽ làm một bài điểm sách công phu, công việc cũng gần mất công như dịch cả cuốn sách. Bên cạnh đó? Bên cạnh đó, còn ơi ới đòi những bài báo về giáo dục, và còn quan trọng hơn nữa bên cạnh đó là công việc Toàn vừa mới khởi động và đang điều hành ba nhóm soạn sách giáo khoa tiểu học (bí mật nhé!). Công việc cuối cùng này mới cần, vì Toàn đã cảm nhận được sự xúc động của các cộng sự: họ nghèo nhưng đều đồng tình làm không công, không có dự án, không có tài trợ, và chưa chắc đã được "nghiệm thu", nhưng vẫn phải làm nhanh, làm đẹp, làm tử tế cho ba tập đầu của cả ba bộ sách được ra kịp trước năm học mới; đối với trẻ em, mất một ngày có khi là mất một năm học, và có khi là mất cả đời người… Nào đã hết! Nhà thơ tám mươi tuổi TVP lại giục sớm sớm in một tập thơ nữa mới chết người ta chứ!
Thế rồi đùng một cái ông Huệ Chi gọi điện tới "anh phải thảo ngay bản kiến nghị thôi". Thì thảo. Mấy giờ sau, lại là điện của Huệ Chi, "đọc rồi, viết thế không được, viết thế thì đi tù cả nút à?" Thì khổ quá, chơi với nhau mà không biết tính nhau! Toàn không làm gì thì thôi, hễ làm là phải triệt để. Không làm triệt để, có nhiều lúc thế vẫn thời phải thế, nhưng cứ có cảm giác mình đã thành một người không tử tế, mình đánh lừa bạn bè, mình mời bạn uống nước đun chưa sôi, gây cho bạn chứng khó chịu vùng thận. Thế là bẵng đi không nghĩ đến chuyện kiến nghị bauxite được mấy tuần và được "tập trung làm công việc chuyên môn". Rồi lại điện thoại. Vẫn lại Huệ Chi. "Anh phải thảo ngay bản kiến nghị thôi, cấp bách lắm rồi, nhịp tim tôi lên 97 rồi…" và không quên dặn dò "anh phải viết cho ôn tồn, coi như các ông ấy cũng như mình, đều lo cho đất nước, nhưng lúng túng về giải pháp… thế thôi … có khi chính các ông ấy cũng ký vào kiến nghị đấy". Hình như Huệ Chi đùa như vậy. Ông Cổ Cận Trung đại mà đã đùa là cách mệnh lắm!
Và thế là hai giờ sau, bản kiến nghị lại ra đời, chín chín phần trăm như bản anh em đặt bút ký, một phần trăm là mấy chữ phải sửa, thí dụ vì Toàn nghĩ mình không là trí thức nên không chịu viết "anh em trí thức …", chỉ viết "người Việt Nam …", nhưng phải sửa lại thành "anh em trí thức chúng tôi", vì quả thật sau đó đúng là bao nhiêu chữ ký đều của anh em trí thức thật!
Nguồn
Nhưng, biết đâu, cũng chỉ dzui thôi mà, hoặc... chuyện của Cuội?
*
"đọc rồi, viết thế không được, viết thế thì đi tù cả nút à?" Thì khổ quá, chơi với nhau mà không biết tính nhau! Toàn không làm gì thì thôi, hễ làm là phải triệt để. Không làm triệt để, có nhiều lúc thế vẫn thời phải thế,
"anh phải viết cho ôn tồn, coi như các ông ấy cũng như mình, đều lo cho đất nước, nhưng lúng túng về giải pháp… thế thôi … có khi chính các ông ấy cũng ký vào kiến nghị đấy".
No còm! NQT


Là Quỉ hay là Thượng Đế?
Biển và Chim

“… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”
Đây là lời phán nhà phê bình NTS, trong buổi họp chi bộ tại nhà xb Nhã Nam, để lên đề án, ra nghị quyết… đối với tác phẩm Biển và Chim của Bùi Ngọc Tuấn. và nhà văn của chúng ta bèn tự kiểm điểm liền tù tì, đây cũng là một mối băn khoăn của chính tôi, trong khi viết dưới ánh sáng của Đảng!
Gấu, nhà văn, cũng đã băn khoăn về vấn đề chi tiết, là Thượng Đế, và là Quỉ ở trong văn chương. Vấn nạn nằm ở đây là, những chi tiết ở trong Biển và Chim, là Quỉ hay là Thượng Đế?
[If not God, the devil lies in the detail. Câu này của Beardsley, Steiner trích dẫn, trong Errata]
Đây cũng là vấn đề làm nhức đầu Steiner. Biện chứng về cái một/cái hơn một, the one/the many. Về cái vẫn vậy, cái khác biệt, the same/the different....
Gấu sẽ trích dẫn ông, ở hai tác phẩm liên quan tới buổi họp chi bộ tại trang Tin Văn, bữa nay!
Note: Gérard Genette có hai bài viết về đề tài này, thật thú vị, trong Figures I. Vũ Trụ Đảo Điên [L'univers Réversible], viết về Thơ, và Không tưởng văn chương, [L'utopie littéraire], viết Borges.
Nhẩn nha, Gấu chơi luôn cả hai!


Đọc muộn thơ bạn

Tôi Cùng Gió Mùa

Liệu Nguyễn Xuân Thiệp, cũng có thể nói, như Hoàng Cầm nói, thơ tôi không cần thông điệp?
Và như chúng ta hiểu, chính cuộc đời của họ là thông điệp của thơ của họ?
Với Hoàng Cầm, là thảm họa Nhân Văn. Với Nguyễn Xuân Thiệp, một cõi tù, ở đó, ông khám phá ra thảo nguyên?
*
Bằng chứng là sau năm 75 khi có dịp vào Sài Gòn thăm chị gái, ông cũng chỉ ở rịt trong nhà chẳng đi ra đến ngoài. Duy nhất có một lần bà chị gái ép Quang Dũng đi chơi phố thì ông nhất định đòi phải cải trang ăn mặc thành một tay chơi đất Sài Gòn rồi mới chịu bước chân ra đường. Ấy thế mà vẫn có người nhận ra.
Lần đó Quang Dũng đứng chọn sách trong một tiệm bán văn hóa phẩm, một người đàn ông trung niên đi ra bỗng vỗ vai ông hỏi: “Ông có phải Quang Dũng - tác giả Tây tiến không, tôi nhìn giống bức ảnh trong cuốn sách ở nhà lắm”. Ông Vĩnh kể, không hiểu cha tôi học tiếng Nam khi nào mà ông trả lời ngay: “Ông nhầm rồi, tôi ở Bạc Liêu mới zô”.

Về Quang Dũng vô Sài Gòn, không đúng như ông con viết. Chứng cớ là nhà thơ đã đi tìm gặp một số nhà thơ nhà văn Nguỵ, trong có những người cùng quê với ông. Gấu có thấy hình Quang Dũng ngồi với Thái Tuấn, Đinh Cường, Thanh Tâm Tuyền, Trần Lê Nguyễn, trong một tuyển tập thơ, tại nhà một người quen, lần ghé Tiểu Sài Gòn

*

Bạc Liêu thì phải mới lên chứ sao lại dzô?
Riêng về cái vụ tiền, nếu đúng như thế, thì sợ rằng không hẳn như thế. Nên nhớ Tản Đà đã từng vô Nam, gặp một tay chủ báo [Gấu quên tên], hào phóng, móc bóp biếu hai ngàn, tiền thời còn Tây thuộc, lớn lắm. Tản Đà thản nhiên bỏ túi.
Trong trường hợp Quang Dũng, tôi sợ có gì hiểu lầm giữa hai bên, hoặc do Quang Dũng rét!
Nhận, tụi nó bắt viết tự kiểm thì cũng phiền!
*
Gấu tin rằng, ông con viết sai hoàn toàn về ông bố.
Bức hình trên chứng tỏ điều Gấu nói.
Quang Dũng phơi phới ngồi giữa một đám đại phản động, biệt kích văn hoá, như TTT, TLN,  DQS, thì làm sao mà lạnh cẳng được!
*
Về cái vụ việc Miền Nam trước 1975 mê thơ Quang Dũng, và câu Quang Dũng nói, đừng nói với ai chuyện đó nhé, Gấu chắc không có. Bức hình trên chứng minh.
Nhà thơ chắc phải cảm động lắm, và khi có dịp vào Nam, mới đi tìm mấy ông đại phản động, để mà ngồi chung một chiếu, chẳng những ngồi chung, mà còn chụp hình kỷ niệm!
Brodsky cũng đã từng nói lên cái tâm trạng của ông, khi Volkov hỏi, cảm tưởng của ông, khi biết Tây Phương in thơ của mình.
"Cái tập thơ đó được in ở Mẽo, dưới bảng hiệu Inter-Language Literary Associates. Lúc đó tôi đang bị đi đầy. Tôi nhớ là, khi được thả, có người chìa cho tôi coi. Tôi nhìn nó, mà cảm thấy ngỡ ngàng. [It was a sensation of utter nonsense]. Bạn biết không, nó gây cái cảm giác, như thể những bài thơ in ở trong đó, bị nhà nước tịch thu, trong một lần xét nhà, rồi được xuất bản!"


Sao bac ghet talawas...?

… chuyện ông Loan rút súng bóp cò làm tù binh xịt máu và văng óc, chúng ta đều đã có ý kiến...
Đỗ Kh. talawas
Không ngờ xuống cấp đến mức như thế này!
Hết thuốc chữa!


Kỷ niệm, kỷ niệm

Entry for October 07, 2008

Tình đầu

Khi gặp BHD, cô bé 11 tuổi, cũng là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư, nhưng đã lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những gì gì, người nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm với chiếc răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử chẳng có mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp, mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật!


Đói và Đất Bắc.

Nhà thơ Joseph Brodsky sinh tháng Năm 1940 tại St. Petersburg. Khi Đức quốc xã xâm lăng Nga-xô, ông được hơn một tuổi.

Hơn một tuổi, nhớ gì được, nói chi nhớ được gì, nhưng đây là cuộc vây hãm dài nhất lịch sử cận đại, từ ngày 8 tháng Chín năm 1941 đến 27 tháng Giêng 1944.

Cuộc vây hãm 900 ngày thành cái tên của nó (thực sự chỉ có 872 ngày). Con số người dân thành phố chết, chỉ riêng trong năm 1942, là 650 ngàn người, phần lớn do đói, bịnh và pháo.

Ông kể, "Tôi còn nhớ khá rõ cảnh tượng mẹ tôi đẩy chiếc xe, trên có một đứa bé là tôi, qua những con phố ngập tuyết. Chập tối, trên trời, những đợt sáng phòng không quét qua quét lại. Đó là tuổi thơ của tôi…

Mẹ tôi đếm coi ai đã chết, ai còn sống; có người cứ thế lịm đi, ngay trên giường của mình. Những lần cha tôi từ mặt trận trở về, ba má tôi thường nói về những chuyện đó…"

Khi được hỏi, họ có nói chuyện người ăn thịt người, thời gian thành phố bị vây hãm, ông trả lời, "Họ có nói. Tất nhiên thôi.”

***

Năm 1954, khi rời đất bắc, Gấu mang theo khá nhiều kỷ niệm về cái đói.

Nửa thế kỷ sau, trở lại. Bà chị hỏi, “Em có còn nhớ, một lần, mợ [mẹ] đi vắng, chị ở nhà thổi cơm bằng nồi đất, em ngồi bên cạnh bếp, chị đi đâu ra bên ngoài, rồi chị nghe em kêu, "Chị ơi, chị ơi, cái nồi cơm nó nứt ra kìa….".

Hơn nửa thế kỷ, khi trở về, đứa em mang theo câu trả lời: cái nồi đất nứt ra làm đôi vì không chịu nổi lượng gạo nở thành cơm mà nó chứa đựng. Sức chứa của nó nhỏ hơn, so với cơn đói của mấy chị em.

Một trong những lý do đứa em vào Nam, là để mang đi một phần cơn đói, như vậy những người thân yêu còn ở lại có thể chịu đựng được phần còn lại.


Simenon trả lời tờ The Paris Review

Cuộc đời mỗi người là một cuốn tiểu thuyết.