*























*

* 
Đọc muộn

Tôi Cùng Gió Mùa

Borges có một câu trứ danh, Mọi bài thơ, đúng lúc [tới điểm cực khoái, hay cực khổ của nó?], biến thành bi khúc.
Every poem in time becomes an elegy
Borges: Possession of Yesterday [Sở hữu Ngày hôm qua]
Câu này mà áp dụng cho bạn ta thì thật tuyệt:
Và còn có thể áp dụng chung cho mọi bài thơ "in time" của Miền Nam sau 1975.
*
Trong bài nghiên cứu dài thòng, "Borges và Nghệ Thuật Tưởng Niệm" (1), Thomas H. Ogden, M.D. đã dựa vào hai bài thơ xuôi của Borges, cả hai đều được viết sau khi ông gặp hai mất mát lớn lao trong đời, và từ đó, đề nghị:
Cái sự tưởng niệm hết đỗi bảnh kia [tác phẩm "Pierre Menard, Author of the Quixote" [1941], và "Borges và Tôi" [1941], chúng xoáy vào một yêu cầu mà chúng ta tự hứa với chúng ta, làm sao tạo ra được một điều gì đó - hoặc một hồi nhớ, một giấc mơ, một câu chuyện, một bài thơ, một đáp ứng cho một bài thơ, và cái một điều gì đó này sẽ được đẻ ra, sao cho xứng đáng, sao cho ngang bằng với cái mất mát khổng lồ kia, hoặc có liên quan tới nó, hoặc đây chính là, kinh nghiệm, chính sự mất mát.
(1) Bài viết này, Gấu có. Bi giờ, ai muốn đọc, là phải chìa đít [credit] ra!

Trong bài đọc Chuyện Kể Năm 2000, khi thiên hạ khen um lên, một tuyệt tác, Gấu này đã lên tiếng, cảnh báo, coi chừng, coi chừng, dựa theo Walter Benjamin, khi ông phán, "Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã man".
Và từ đó, có vẻ như mấy ông Hàn [đã thấm đòn của Benjamin?, hay của Gấu, khi lập lại?], bèn thay đổi hẳn cách cho Nobel.
Và Gấu bèn gật gù, đi một đường ngợi khen, chỉ có mấy năm gần đây thôi, Nobel mới xứng đáng là giải thưởng văn học số 1 trên thế giới.
Trước đây, Nobel được trao cho những tác giả có những thành tựu khổng lồ, suốt đời... Bi giờ, bạn chỉ cần một tác phẩm hách xì xằng, và tác phẩm hách xì xằng này, khi được viết ra, cũng chẳng để vinh danh tập thể, đám đông, nhân loại... Cao Hành Kiện là một ví dụ tuyệt vời: Lịch sử một cá nhân chống lại lịch sử cả một lũ, cả một cộng đồng, cả một dân tộc.
*
Và từ đó, Gấu phân biệt ra được, có một khoảng cách rất lớn giữa tác phẩm người tù của Bùi Ngọc Tấn, và của những sĩ quan Ngụy cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp, Thanh Tâm Tuyền.
*
Sự tương phản càng nổi bật, khi so sánh những dòng thơ của một "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện – mộc mạc, chơn chất - với những dòng thơ của một sĩ quan cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp trong "Tôi Cùng Gió Mùa". Như "hắn" và ông Thanh Vân, ‘mỗi người một mặt bằng khác nhau’, số phận của Nguyễn Chí Thiện nghiệt ngã hơn nhiều: ông từ chối những chói lòa của thơ văn cách mạng, từ chối làm cai tù, chấp nhận làm ngục sĩ liên miên. Ông đâu biết trút nỗi đau của ông vào đâu, nên đành cứ nhè ông Hồ mà "vạc", nhè chế độ mà "chửi", rồi quăng vào tòa đại sứ, hy vọng những lời chửi của ông vọng tới thế giới bên ngoài. "Tã trắng thắng cờ hồng", một ẩn dụ thơ như thế là từ đời sống mà ra. Hy vọng "tã trắng thắng cờ hồng" của ông, là trông vào một Miền Nam ông chưa từng biết tới. Hãy nhớ lại nỗi đau của ông, khi nghe tin Miền Nam thất trận.
Còn những dòng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát của Nguyễn Xuân Thiệp, là do đằng sau ông có cả một đồng đội, cả một chân lý, lẽ phải, chính nghĩa mà chỉ khi vào tù ông mới có được. (Hãy nhớ lại giấc mơ của "nhân loại", khi Cộng Sản Miền Bắc còn che giấu được mục đích chiếm đoạt Miền Nam, bằng cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền: Mơ sáng ngủ dậy, thấy biến thành người Việt!)
Văn nào, thơ nào? Ngay cả những dòng thơ của Paul Celan mà còn bị lạm dụng. Nhưng đây không phải lỗi của ông, như nhà thơ Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ." Bài thơ "Điệu Tango của Thần Chết" của Celan, sau chiến tranh, đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa lớn lao, kỳ diệu, chẳng thua gì câu chuyện "khôi hài đen", một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng lúc đó: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do Thái về Auschwitz!". Chính vì thế, mà Adorno cảnh cáo tiếp: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner). Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:
Còn Đảng là còn Khổ,
Hết Đảng là có Phở!

Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa

Tôi Cùng Gió Mùa, in dưới bảng hiệu nhà xb Văn Học. Khi đó Gấu làm công cho NMG, ông bèn thẩy cho một cuốn.
Thành thử chẳng có lời đề tặng.
Nhưng cái duyên văn nghệ nó lại mắc mớ đến tờ VHNT của PCL, mà trụ sở của nó ở Texas.
Lần bà chủ báo lấy chồng, có mời vợ chồng Gấu.
Bèn quyết định đi dự, nhân tiện gặp NXT luôn. Khi đó anh làm một tờ báo văn học [Phố Văn?] và Gấu có gửi bài đăng.
Nhưng chuyến đi phải huỷ, vào phút chót, vì cái dịch cúm gà cúm vịt gì đó, phát tác tại thành phố Gấu đang ở.
Đi, chẳng lẽ mang virus theo, gieo họa cho bè bạn ?
Giả như trong đám cưới, có người biết, trong số khách mời có người đến từ "thành phố bị vây hãm", làm sao họ dám tới dự?
*
Vì vậy, gọi là bạn, cũng hơi cường điệu.
Nhưng thực sự, Gấu tin, NXT coi Gấu là bạn.
Ấy là vì một cái thư anh gửi, cám ơn, khi nhận được cuốn sách Gấu gửi tặng. Lời lẽ trong thư khiến Gấu tin như vậy.
*
Bạn văn. Dựa hơi bạn bè.
Sao nghe cứ ra dựa lưng nỗi chết?
Tình trạng của Gấu mới thảm. Hồi mới lớn, mê văn chương, chưa ghê bằng mê bạn. Hoặc hai cái mê đó là một.
Thế rồi, gặp thảm họa, rớt xuống bùn đen. Mấy ông bạn quí mừng quá!
*
Cái cay đắng của mấy đấng bạn thân, bạn quí, bạn hiếm của Gấu, về già Gấu hiểu ra được, nhân một ông cũng tốt nghiệp cử nhân triết, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, phán, Gấu không phải thuộc lớp khoa bảng [như ông ta?].
Đó là do họ đều học triết, và đều nghĩ, chỉ có họ mới có quyền nói về triết, về hiện sinh, về phận người, về Camus, về Sartre...
Mấy ông Mít học trường Tây, thì lại nghĩ khác: Mày có biết tiếng Tây không đấy, mà đòi đọc?
*
Ông anh nhà thơ của Gấu chẳng đã từng thực sự ngạc nhiên, khi nghe Gấu nói, mê cuốn Buồn Nôn của Sartre, và đã từng bật cười khi nghe thằng em hét: Sẽ viết về thơ của ông anh.
-Ừ thì viết đi!
Nhưng với ông, là vấn đề 'ngộ' hay không 'ngộ', một tư tưởng triết học. Một cõi thơ.
Hiểu, với ông, có nghĩa là đốn ngộ, là... mặc khải!
*
Thành thử, về già, gật gù nói, thằng đó bạn tao, nó khác rất nhiều, so với khi còn trẻ.
*
Trở lại chuyện tra từ điển.
Nhà văn Lâm Chương có lần cho biết, ông không biết nghĩa của từ hận thù, cho tới khi đi tù VC.
Cũng theo ý đó, Léon Bloy viết:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].
Oanh kích vs Pháo kích

Câu của Bloy, ứng vô trường hợp của Gấu. Có tí khác:
Có những kỷ niệm, hồi ức, mà bạn quên hẳn chúng, chỉ tới khi đau thương bất ngờ thọi cho bạn những cú chết người, và làm bật chúng ra!

*
Paul Eluard: Nhà thơ phải là công dân có ích nhất trong tập thể của y. Thơ không phải một đồ mỹ thuật nhưng là một đồ vật hữu dụng. Thơ thành ra cách bài trí…Thơ giao tranh để đoàn kết mọi người.
Nguồn

Thú thực, Gấu rất ớn những câu phán vô tội vạ như thế này. Bởi vì không có nguyên tác đi kèm, thành thử, không làm sao kiểm chứng được. Tin Văn luôn cố làm sao, có ngay kèm câu tiếng Việt, nguyên tác, hoặc một bản dịch, không phải tiếng Việt, của nó.
Những từ đáng ngờ ở trong câu trên là "công dân có ích nhất trong tập thể của y", "thơ là đồ vật hữu dụng... Thơ giao tranh..."
Quái đản quá!

Tuy nhiên, Gấu post lại câu trên, là vì nó có liên quan tới bài viết, về thơ của NXT.
Thảo nguyên vs Trại tù.
*

Since its publication, in 1923, “The Prophet” has sold more than nine million copies in its American edition alone. There are public schools named for Gibran in Brooklyn and Yonkers. “The Prophet” has been recited at countless weddings and funerals.
Kể từ khi được xuất bản vào năm 1923, Nhà Tiên Tri bán được hơn 9 triệu cuốn, chỉ tính phần Mẽo in mà thôi. Có những trường công lập tên Gibran ở khu Brooklyn, và Yonkers. Nhà Tiên Tri được hát lên ở những đám cưới, và khóc lên ở những đám ma.

*
Ui chao, Tôi cùng gió mùa thật xứng đáng, hoặc hát lên, hoặc khóc lên, y chang! Với, chỉ người Việt hải ngoại mà thôi.
Nhưng, ở trong nước, có thể ngược lại: Hát lên ở đám ma, và khóc lên, ở đám cưới!


Mấy anh VC bốc phét, cú Xô Viết Nghệ Tĩnh là Tổng Diễn Tập cho cú Cách Mạng Tháng Tám; Tết Mậu Thân, Thực Tập Lớn cho Đại Thắng Mùa Xuân 1975.
Giả như học tập tốt, lao động tốt, thực hành tốt, bài bốc phét trên, chúng ta có thể coi Tôi cùng gió mùa, Thơ ở đâu xa, cái mầm của  chúng là từ khí hậu Miền Nam?
Rằng: Chỉ có một cuộc sống như thế, thì, khi gặp hiểm nguy, thì, mới có cứu rỗi?
Đúng như thế. Đây đúng là ý của Holderlin, khi phán:
Nhưng chỉ ở nơi mà có hiểm nguy,
Thì chính ở đó, có cứu rỗi.
"Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve"
Những "où", những "là" đó, là nói về, chỉ một nơi chốn.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger, với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.
*
Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có yêu em nhiều như vậy không?
Cầm Dương Xanh


Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa
Lukacs, trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), coi lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
*
Heidegger, chú giải thơ Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?": Chữ "thời" [time] ở đây, là thời mà chúng ta còn thuộc về [Thời gian của Người]. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Chúa Ky Tô đánh dấu buổi đầu của sự tận cùng của ngày của những vị thần [mark the beginning of the end of the day of the gods]. Đêm xuống. Kể từ đó, ba ngôi hợp một, "the united three" - Herakles, Dionysos, Christ - rời bỏ thế giới, buổi chiều của thời đại thế giới cứ thế chúi vào đêm của nó. Đêm của thế giới cứ thế trải dài bóng đen của nó. Đó là thời đại được định nghĩa như là sự thất bại của thần linh đến với thế gian. Khiếm thần.
*
Đặt hai quan điểm kế bên nhau, chúng ta nhận ra một điều, dù tiểu thuyết, dù thơ ca, cả hai đều là để, đi tìm nhà, để mà về!
*
Thanh Tâm Tuyền, khi tưởng niệm Mai Thảo, "trốn thơ, đành làm nhà văn", là cũng mượn ý thơ Holderlin: Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
*
Không phải tự nhiên mà Hồ Hữu Tường, thay vì đếm những giờ phút còn lại của mình, đã mơ tưởng Đức Phật trở lại với thế gian này.

Cioran phán:
Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie
*
How can one go back
To a ravaged home?
Marina Tsvetaeva: My country
Làm sao trở về, căn nhà hoang?
*
Người xa vắng biết đâu nấm nhà...  mồ?
Back to Sorrento
*
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Và Holderlin, trả lời, qua miệng một người bạn của mình, nhà thơ Heinse, là người, mà câu hỏi đã được đặt ra:
"Những người mà, như bạn nói, những vị tu sĩ của thần rượu vang
Đi từ xứ này qua xứ nọ, trong đêm thiêng"
"But they are, you say, like the wine-god's holy priests,
Who fared from land to land in holy night".
Chúng ta muờng tượng ra cõi thơ của Nguyễn Xuân Thiệp:
Những vị tu sĩ: Những tù nhân
Trải qua đêm thiêng trong những trại tù trải dài thảo nguyên.
Đó là tại sao vào thời đêm đen của thế giới, thi sĩ nói điều thiêng.
Đó là tại sao trong ngôn ngữ thơ Holderlin, đêm của thế giới là "đêm thiêng".
Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré.
Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la "nuit sacrée".
Tại sao thi sĩ?
*
Chúng ta còn gặp cả Trịnh Công Sơn, trong một đêm thiêng của Sài Gòn: Chim thiêng hót lời mệnh bạc!
*

Mùa hạ ta qua vùng thảo nguyên
Bước nhẹ tênh quên thời khổ hạnh
Mê con chuồn chuồn đỏ bay ngang
Thương bầy dê con trên đồi vắng
Gặp trẻ chăn bò đi hát rong
Gọi ấu thơ ta mùa hạ sáng
Đời trôi đi tưởng đời lặng câm
Bỗng tiếng đàn ai trong gió thoảng

(...) Mai mốt chị qua vùng thảo nguyên
Như xưa một lần về quê ngoại
Ngày reo vui vườn chim bay chim
Lòng reo vui reo tà áo lụa
Chị gội đầu bằng nước hoa chanh
Hương tóc bay sang chiều vời vợi
Chị ơi mai qua vùng thảo nguyên
Mang cho em một chùm nhãn chín
Ôi tình xưa như nhãn và sen
Dẫu tình phai khi chưa kịp hẹn

                                                   tr. 63-69

... Người cư ngụ ở thi sĩ...
... L'homme habite en poète...
...Poétiquement habite l'homme...
Holderlin

La poésie est le véritable "faire habiter". Seulement  par quel moyen parvenons-nous à une habitation? Par le "bâtir". En tant que faire habiter, la poésie est un "bâtir".
[Thơ chính là chỗ ở đích thực. Bằng cách nào chúng ta có được chỗ ở? Bằng cách xây xất. Chúng ta làm thơ như làm nhà để ở].
Heidegger: Người ở nơi nhà thơ.

    Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ", không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ.
TTT: Thơ giữa chiến tranh và trại tù.
*
Heidegger có hai bài chú giải thơ Holderlin, bài nào cũng tuyệt vời.
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng, và Người ở nơi nhà thơ.
Chúng ta đọc thơ tù của ba nhà hiền giả, song song với hai bài viết của Heidegger, và song song với tư tưởng thời hiện sinh nơi lưu đầy, chốn tù đầy kia, chính là nơi quê nhà... 
Nói đúng hơn: Thảo nguyên kia, mới chính là nhà.
Chị ơi mai qua vùng thảo nguyên...
*
Những câu thơ không phải là tình cảm, như người ta thường nghĩ, nhưng mà là kinh nghiệm. (1)
Kinh nghiệm trại tù.
(1) "Car les vers ne sont pas, comme certains croient, des sentiments[.... ] Ce sont de exprériments [...]".
Rilke: Cahiers de Malte Laurids Brigge.
[Henri Meschonic trích dẫn, trong Vì Thi Tính I, Pour la poétique I]
*
Trong ba nhà thơ, ba vị hiền giả, trở về từ một cõi thật xa xăm cả về thời gian, lẫn không gian với chúng ta - cõi tù VC - Thanh Tâm Tuyền, tìm thấy ở trong cõi đó, sự "ẩn mật", lòng "không chút oán thù", Tô Thùy Yên, hồn ma hờn tủi, khi về, tưới vài giọt rượu xuống cuộc bể dâu, nhằm giải oan cho nó, Nguyễn Xuân Thiệp "chẳng nói, chẳng làm gì hết.". Ông cứ lặng lờ giữa hai vị hiền giả kia, và có lẽ đã đến lúc chúng ta lôi ông ra, để lên ngôi vị số 1?
*
Trong Inner Workings, tập tiểu luận, trong Hugo Claus, poet, Coetzee viết:
Trong một trong những bài thơ sau này của Hugo Claus, một nhà thơ nổi tiếng bằng lòng cho một nhà thơ trẻ phỏng vấn [Gấu bỗng nhớ đến Hoàng Cầm và cú cho phép một nhà thơ trẻ lặn lội từ hải ngoại về châm đóm cho ông hút thuốc lào, quái quỉ thế!]. Sau vài điếu thuốc lào [vài ly, nguyên văn], mượn hơi thuốc lào [hơi men], nhà thơ trẻ bèn ra đòn:
Lúc này chỉ có hai ta, tớ hỏi thiệt anh già, cớ sao cứ ruỗi ra với đám trẻ, với thế giới hiện đại? Tại sao quá để ý đến những đại sư phụ đã ngỏm củ tỏi? Tại sao quá bị ám ảnh bởi kỹ thuật? Đừng nóng giận, cảm thấy bị xúc phạm, nếu tớ nói ra sự thực này: Ông có vẻ quá hũ nút [hermetic]? Lại còn nhịp thơ của ông, sao nó hiển nhiên quá, trẻ con quá? Đâu là triết lý của ông, đâu là tư tưởng cơ bản của ông, ở trong cõi khùng đó?
*
Nhà thơ già bèn đưa cái đầu trở về với thời trẻ thơ, về những ông thầy đã chết của mình, Byron, Erza Pound, Stevie Smith. "Lối đi đá tảng" [Stepping Stones], ông nói.
Ông nói sao? Nhà thơ trẻ bối rối, không hiểu.
Những hòn đá làm thành những bước đi, để cho bài thơ cứ thế mà bước tới.
Anh già đẩy anh trẻ ra cửa, vừa đẩy vừa khoác lên vai nhà thơ trẻ cái áo choàng. Từ thềm bên ngoài, ông chỉ  mặt trăng. Vẫn không làm sao hiểu ra ý của nhà thơ già, nhà thơ trẻ cứ ngó mãi ngón tay trỏ.
*
Ngón tay chỉ mặt trăng.

*
Cũng ý đó, Borges kể câu chuyện "Bông Hồng của Paracelsus":
"Tôi không quan tâm đến vàng. Những đồng tiền này chỉ để nói lên lòng mong ước của tôi được theo chân Thầy. Tôi muốn Thầy dậy tôi Nghệ Thuật. Tôi muốn bước kế bên Thầy, trên con đường đi tới Cục Đá."
"Con đường 'là' Cục Đá... Mỗi bước đi của bạn, là mục tiêu mà bạn tìm kiếm."
Người đàn ông nhìn vị đại sư, giọng anh thay đổi:
"Nhưng, như vậy là không có mục tiêu?"
Nguồn
*
Nhịp thơ hiển nhiên quá, trẻ con quá, liệu chúng ta có thể nói như vậy về thơ NXT?
Chúng chỉ là những hòn đá tảng cho thơ và nhà thơ dạo chơi giữa thảo nguyên, trong cõi tù?

Liệu Nguyễn Xuân Thiệp, cũng có thể nói, như Hoàng Cầm nói, thơ tôi không cần thông điệp?
Và như chúng ta hiểu, chính cuộc đời của họ là thông điệp của thơ của họ?
Với Hoàng Cầm, là thảm họa Nhân Văn. Với Nguyễn Xuân Thiệp, một cõi tù, ở đó, ông khám phá ra thảo nguyên?
*
Những chú giải cõi thơ của Hugo Claus, của Coetzee, xem ra, lạ thay, có thể áp dụng cho thơ hũ nút, trước trại tù, tức thơ tự do, của Thanh Tâm Tuyền khi dòng thơ này mới xuất hiện, và những dòng thơ trong Thơ Ở Đâu Xa, cũng của chính ông, làm trong tù, và tất nhiên, cho những dòng thơ xem ra dễ dàng, trẻ con, của Nguyễn Xuân Thiệp.
*
Thi sĩ là người, có sống có chết, trong khi hồ hởi ca hát vị thần rượu vang, cảm nhận dấu vết của những vị thần đã bỏ chạy, ôm diết dấu vết còn lại này của những vị thần, và làm dấu cho đồng loại, hướng tới bước ngoặt.
Poets are the mortals who, singing earnestly of the wine-god, sense the trace of the fugitive gods, stay on the gods' tracks, and so trace for their kindred mortals the way to the turning.
Heidegger: What Are Poets For? [Tại sao thi sĩ, Thi sĩ để làm cái gì?]
*
Con đường của những vị thần: Con đường của những tù nhân? Đêm đen: Đêm tù? Điểm ngoặt: 1975?
*
Liệu có thể coi Rainer Maria Rilke, là thi sĩ của thời điêu đứng? Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông mắc míu tới sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm tới cỡ nào, thơ của ông với mãi xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như ông ta đi tới nơi có thể đi?

Gọi là thời điêu đứng, thời đêm đen, không phải chỉ vì Thượng Đế đã chết, mà còn bởi vì những con người có sinh có tử, đếch có ý thức, không lo lắng, có thể nói, bất khả, về chính cái chết của chúng. Chúng đếch có, hay chưa có tới được, cái chuyện, làm chủ chính cái bản chất tự nhiên của chúng. Cái chết rút dù về cõi bí nhiệm. Sự bí mật của nỗi đau lộ ra. Tình yêu không được biết đến, không được học hỏi. Nhưng những kẻ có sống có chết đó, có [are] . Chúng có [are] trong cái gọi là ngôn ngữ [They are, in that there is language].
Heidegger: Thi sĩ để làm cái chó gì?

Tôi Cùng Gió Mùa


Trong một bài viết, Borges bàn về giao tình giữa mù lòa và thơ ca, mà thí dụ hiển nhiên nhất, là trường hợp Homer.
Chúng ta biết, ông viết, ngoài Homer, còn một tay Greek nữa, cũng mù, là Tamiris, mà những tác phẩm đều đã bị mất. Ông Tamiris này uýnh nhau với mấy nữ thần thi ca, và thua, thế là bị mất cây đàn lyre, và.. cặp mắt!
Vẫn Borges cho biết, Oscar Wilde có một giả thuyết rất ư là kỳ cục, một giả thuyết mà người ta coi là sai, nếu nói về tính lịch sử của nó, nhưng thật thú vị, về mặt trí tuệ. Thường ra, những nhà văn chỉ khoái làm cái điều mà họ coi là sâu xa; Wilde là người sâu xa, nhưng cố làm ra tầm phào, nhố nhăng. Ông muốn chúng ta nghĩ về ông, như là một tay bảo thủ; ông ta muốn chúng ta coi ông, như Plato nghĩ về thơ, như một "điều có cánh, thất thường, và thiêng liêng" ["that winged, fickle, sacred thing"]. Well, cái điều có cánh, thất thường, và thiêng liêng được gọi là Wilde đó, nói, Cổ Xưa, The Antiquity, hơi bị thích, cố tình, coi Homer, mù! [Chắc là theo kiểu "Bắt phong trần phải phong trần"?]
Chúng ta không biết, liệu có một Homer? Sự kiện, có tới 7 thành phố giành giật, chôm, ăn cắp, tên của ông, khiến chúng ta nghi ngờ tính cách sử tính của ông [his historicity]. Có lẽ, chẳng hề có, trần một Homer. Có lẽ có rất nhiều người Greek giấu mình dưới cùng một cái tên Homer?
*
Gấu lật lật Borges và vớ được đoạn trên, và bèn đưa ra một giả thuyết, nhân cái vụ ba ông hiền giả, chẳng biết ông nào số 1, số 2, số 3: Liệu sau này, 'nhân loại' muốn, cố tình, nhập, ba ông thành một?
*
Thơ Nguyễn Xuân Thiệp không có tiểu xảo, do đó viết về anh tuy dễ mà khó. Khó khi trích dẫn : thành tâm “ trích diễm ” hoá ra vô tình xuyên tạc ; tỉa lẻ một câu thơ hay, chứng minh được đặc sắc mà không nói lên chức năng của nó trong toàn bộ bài thơ và tập thơ, thì chưa trung thực.
Đặng Tiến đọc Nguyễn Xuân Thiệp.
Coetzee cũng phán như vậy, về nhà thơ Hugo Claus, dễ mà khó. Trẻ con mà thượng thừa.
Đưa cái nhìn nhăn nhó về chính mình, qua những con mắt chê bai, mi là một thứ phế thải, của những thế hệ trẻ hơn, Claus loay hoay, hì hục, manage, tóm tắt đời mình, những khúc, những đoạn có giá nhất của thơ ca của ông. Quả thực, ông cố giữ một khoảng cách với thế giới hiện đại, [tuy nhiên, bằng một cách có ngụ ý, so với cách mà những người chỉ trích ông nhận ra], ông ý thức nhiều đến chuyện, làm thế nào tác phẩm của riêng ông liên hệ tới truyền thống văn học, hoặc theo tính quốc gia, hoặc theo tính Âu Châu. Ông quả đúng là bậc thầy về thể thơ, verse form, thầy đến nỗi, ông có thể biến những truông, những phá, những lên thác xuống ghềnh thiên nan vạn nan thành trò trẻ con, dễ ợt, [Gấu bỗng nhớ đến tiếng đàn của Thánh Cô, khi đàn bản Tiếu Ngạo Giang Hồ lần đầu, ở cái ngõ trúc gì gì đó, khiến chàng Lệnh Hồ Xung ngẩn ngơ, và, một độc giả mắt xanh của Kim Dung, có thể mơ hồ hình dung ra cuộc tình sau đó. Đó mới đúng là phục bút!].
Thanh Tâm Tuyền cũng có cái băn khoăn, như Claus, từ khi thoạt kỳ thuỷ, trong Tôi không còn cô độc: Không đa đa siêu thực, thẳng từ ca dao qua tự do.
*
Trở lại với tiếng đàn của Kim Dung. Ông là bậc đại tài, khi, vào đúng lúc bất ngờ, ra đòn. Trong Cô Gái Đồ Long, khi Côn Luân Tam Thánh gặp Quách Tường, đúng vào lúc bất ngờ nhất, tiếng đàn tỏ tình bật ra. Nhưng mối tình đó, hay, đúng ra, cái echo của nó, phải mãi sau này, mới vọng lên, qua những tiếng lảm nhảm tên người đẹp, Hân Tố Tố, của hai đệ tử, còn là anh em ruột, bị tiếng sư tử hống của Tạ Tốn biến thành mất trí.
Kim Dung là bậc thầy, ở cái điểm, đốt lên, hai lần, một cây diêm.
Nhưng điều này thì liên quan gì tới thơ Nguyễn Xuân Thiệp?
*

Thi sĩ phải thôi đi sao?

Lần đầu tiên, tôi ((NQT) làm quen với G. Steiner, nhân chuyến ghé thư viện Toronto, Canada, tình cờ cầm cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, lật đúng bài Nhà Văn và chủ nghĩa Cộng Sản, trong có nhắc tới cuốn Bác Sĩ  [Dr]  Zhivago của Pasternak, vốn là một trong những cuốn vỡ lòng của tôi. Thế là photocopy ngay tại chỗ, về nhà dịch liền, gửi đăng trên tạp chí Hợp Lưu ở Mỹ.
*
Thuở mới lớn, tôi "mê" Roland Barthes, cách ông đặt vấn đề ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ phê bình... G. Steiner mở cho tôi chiều sâu tối đen của ngôn ngữ, sự câm lặng:
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)
*

Hai từ thôi và sao, là của Nguyễn Tiến Văn. Hình ảnh Tố Hữu thổi kèn đồng, thay vì thổi ống đu đủ, cũng của anh.
Anh là người giúp đỡ Gấu rất nhiều, thời gian dịch Steiner.
Gấu tập tành dịch tiếng Anh qua tiếng Việt, bằng cách dịch Steiner và Borges.
Ui chao, chỉ nội hai chữ đó, là đủ thấy, bản tiếng Việt, bảnh hơn rất nhiều, so với nguyên tác.
Nguyên tác hàm chứa trong nó, câu thơ của Holderlin: Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Nhưng hai chữ thôi sao lại qui chiếu về một giai thoại tuyệt vời, về một thời đại hoàng kim của thơ, thời thơ Đường, và, về một thi sĩ, Giả Đảo.
*
Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần về cái duyên nợ Steiner.
Nếu không gặp ông, chắc chẳng có trang Tin Văn.


*

Đi thi nhiều lần không đậu, làm tăng ở Lạc Dương, pháp danh là Vô Bản. Thường làm thơ than thân, có câu: "Bất như ngưu dữ dương. Do đắc nhật mộ qui" [Không bằng kiếp trâu dê, tối đến còn được về].
Khi ở Trường An, có lần Giả Đảo đi giữa đường, ngâm nga tìm vế đối cho câu "Lạc diệp mãn Trường An" [Lá rụng đầy Trường An], chợt nghĩ ra câu "Thu phong xuy Vị Thủy" [Gió thu thổi sông Vị], thì xô phải quan Kinh Triệu doãn Lưu Thế Sở, bị trói mất một buổi chiều. Lại có lần cưỡi lừa ngâm thơ, được hai câu "Điểu túc trì biên thụ, Tăng xao nguyệt hạ môn" [Chim ngủ cây bên ao, sư gõ cửa dưới ánh trăng], đang do dự không biết nên dùng chữ "thôi" [đẩy], hay chữ "xao" [gõ], vừa đi vừa làm điệu bộ, không để ý đến xe của quan Kinh Triệu doãn đi qua. Chính là Hàn Dũ. Ông Hàn bèn dừng xe, hỏi chuyện, khuyên, nên dùng chữ "xao", rồi mời Giả Đảo lên xe cùng lèm bèm về thơ. Thành ngữ "thôi xao" là do điển cố này.
Tương truyền cứ đến đêm trừ tịch mỗi năm, Giả Đảo đem hết thơ làm trong năm, bầy lên án, đốt nhang vái lạy, rót rượu đổ xuống đất, nói rằng: "Đây là nỗi khổ tâm của ta suốt năm." Vì Giả Đảo cũng như Mạnh Giao đều có tác phong "khổ ngâm" trong khi làm thơ nên Tô Đông Pha gọi là "Giao hàn, Giả sầu" [Giao lạnh, Giả gầy].
Theo Trần Trọng San.
*
Giai thoại trên, tuyệt. Nhưng tuyệt nhất, là nó không có đoạn kết, nghĩa là chẳng ai biết, tại làm sao Hàn Dũ lại khuyên một cách rất hách như trên?
Cái kiểu bỏ lửng như thế này, sau "biến chứng" ra thành những gì gì, nào là liên văn bản, chẳng hề có bản văn chung quyết, văn bản mở....
Nhưng theo bạn, tại sao lại xao, thay vì thôi?
Theo Gấu, có thể, ở đây là vấn đề âm thanh.
Nhưng nếu như thế, liệu gõ cửa mạnh quá, có làm chim sực tỉnh, mà bay đi mất không?
*
Nói bản văn mở thì cũng như nói, trang cuối mất, thiếu, chưa có người viết... Và đây chính là  mật mã, password, đi vô hiện đại tính, nói theo Steiner: Cái bất toàn là cái hoàn hảo, tuyệt hảo.
*
Trên tờ TLS số 30 Tháng 11, 2007, Gabriel Josipovici, trong một bài viết về chủ nghĩa hiện đại, cho rằng, tinh thần của nó, hệ tại ở câu phán thật bảnh của Beckett: Té nữa. Té cho bảnh [Fail again. Fail better]. Theo tác giả, cơn khủng hoảng được gọi là Chủ nghĩa hiện đại, đã qua, nhưng nó để lại một thách đố - và một sự bực mình [an embarrassment].

 
Tôi Cùng Gió Mùa

The Missing First Page: Thiếu trang đầu

Hồ gia đao pháp, do mất mấy trang đầu, cho nên Hồ Phỉ không làm sao thấu đáo võ công gia truyền.

Tay thầy lang Diêm Cơ, nhờ chôm được mấy trang đầu, thành trùm một băng đảng.

Càn Khôn Đại nã Di, Vô Kỵ quá rành, vậy mà không địch nổi mấy vị sứ giả Minh Giáo, từ Thiên Trúc tới. Nhờ bị thánh hỏa lệnh vả vô mặt, để lại vết, và Tiểu Siêu dịch qua tiếng Tầu, chàng ngộ liền. Phần mở ra Càn Khôn Đại Nã Di, không được ghi trên miếng da dê, mà khắc vào mấy thánh hỏa lệnh.

Nếu cái sự đọc chẳng bao giờ chấm dứt, [no reading can ever be final], cái bản văn chẳng bao giờ tận cùng, thì, tất cả những ẩn dụ, là để kể, một câu chuyện, của thất bại đọc, theo Paul de Man: "all allegorical narratives tell the story of the failure to read”.
*
The Missing First Page là tên một chương của cuốn A History of Reading, một câu chuyện về việc đọc sách, của Alberto Manguel.
Tác giả mở ra chương sách bằng một ẩn dụ Kafka.
*
Tất cả những ẩn dụ, ám dụ đều như muốn nói, rằng, cái không thể hiểu được thì không làm sao hiểu được, và điều này, thì chúng ta đều đã biết từ lâu rồi. Từ hồi BHD xưa lận. Nhưng, những vấn đề mà chúng ta phải cụng cựa với chúng, trong một ngày như mọi ngày, thì hoàn toàn khác. Về vấn đề này, có một ông, có lần hỏi: "Tại sao bướng thế? Nếu bạn chỉ việc theo đúng những ẩn dụ, bạn, chính bạn, sẽ trở thành ẩn dụ, và bằng cách đó, giải quyết được tất cả những vấn đề của mọi ngày".
Một người khác nói: "Tôi đoán, đó cũng là một ẩn dụ."
Anh đầu nói: "Bạn thắng."
Anh sau nói: "Than ôi, chỉ trong ẩn dụ".
Anh đầu: "Không, trong đời thực. Nếu chỉ là ẩn dụ mà thôi, thì bạn thua."
[Allegorically, you have lost].
*
Gấu lèm bèm theo kiểu lăng ba vi bộ, bạ đâu xâu đấy, về thơ tù, vô tình rớt đúng ẩn dụ Kafka, "thắng trong đời thực, thua trong ẩn dụ".
Và cái trang thứ nhất bị thiếu của cả một nền văn học Miền Nam, chỉ đến khi vô tù, chúng ta mới tìm thấy nó!
Cái đám bỏ chạy, cái đám hội luận, thay vì đi vô tù, tìm, [làm sao đi?] thì lại về trong nước, hỏi VC!
*
Đọc mấy anh hội luận, khổ cực nhất, là, cứ như bị ai xỉa xói vô mặt, nước nhà độc lập thống nhất, kẻ thù cũ mới, lớn cỡ nào, thì cũng làm thịt hết cả rồi, tuy nhà nước thắng, mà có bỏ... ai đâu? Sao không về, ôm lấy nhau, mà hồ hởi, mà mần thơ, mà điếu đóm, mà xưng tụng lẫn nhau?


 Đang lèm bèm về thơ, gặp bài này.

“Thôi xin ông, ông đừng nói với ai nhé”
Gấu này sợ rằng, những trận đòn nặng nề, sau khi để lại cho đời, những ngạo nghễ ngất trời, Mắt trừng gửi mộng, Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm... đã ảnh hưởng tới thi sĩ, khiến người hơi bị rét, lạnh cẳng.
Thành thử những gì gì, về một ông đại phú Miền Nam, về "tui là người Bạc Liêu", là cũng do những trận sốt rét kinh hoàng những ngày Tây Tiến thấm vào thi sĩ, cũng nên!
*
Gấu đã từng biết một tình trạng y chang, xẩy ra cho một ông bạn cũng thi sĩ.

Đó cũng là thái độ, cách hành xử, của thiên tài âm nhạc Nga, Shostakovich, khi xẩy ra vụ án Brodsky, hay khi ký tên vào một trong những lá thư chống lại nhà bác học Nga, Sakharov, vào năm 1973. Ảnh hưởng khốc hại đến chính ông ta, đến nỗi bà vợ phải viết thư năn nỉ các đồng chí lãnh đạo trong Ủy Ban Trung Ương Đảng, xin đừng cho tiếp tục công bố, nếu không, ông chồng bà sẽ lên cơn đau tim mà đi.
Hậu thế đã từng sững sờ, tự hỏi, tại sao ông ta phải làm như vậy, ở vào cái địa vị của ông ta?

Brodsky giải thích, thảm họa huỷ diệt cá nhân, nó biến cá nhân thành điêu tàn, cát bụi.

Xuân Sắc, còn đi xa hơn Brodsky, khi phán về Chế Lan Viên:
Điêu tàn ư? Đâu chỉ điêu tàn?
Bởi thế, Trần Dần mới lại càng bảnh, khi đích thân ông ta ghi lại cái thảm họa biến ông thành điêu tàn, thành cát bụi. Chúng ta có thể bây giờ mới nhận ra nỗi đau của ông, khi không hề đánh bóng Sổ Ghi, làm cho nó bớt độc, bớt ác.
*
Bằng chứng là sau năm 75 khi có dịp vào Sài Gòn thăm chị gái, ông cũng chỉ ở rịt trong nhà chẳng đi ra đến ngoài. Duy nhất có một lần bà chị gái ép Quang Dũng đi chơi phố thì ông nhất định đòi phải cải trang ăn mặc thành một tay chơi đất Sài Gòn rồi mới chịu bước chân ra đường. Ấy thế mà vẫn có người nhận ra.
Lần đó Quang Dũng đứng chọn sách trong một tiệm bán văn hóa phẩm, một người đàn ông trung niên đi ra bỗng vỗ vai ông hỏi: “Ông có phải Quang Dũng - tác giả Tây tiến không, tôi nhìn giống bức ảnh trong cuốn sách ở nhà lắm”. Ông Vĩnh kể, không hiểu cha tôi học tiếng Nam khi nào mà ông trả lời ngay: “Ông nhầm rồi, tôi ở Bạc Liêu mới zô”.


Về Quang Dũng vô Sài Gòn, không đúng như ông con viết. Chứng cớ là nhà thơ đã đi tìm gặp một số nhà thơ nhà văn Nguỵ, trong có những người cùng quê với ông. Gấu có thấy hình Quang Dũng ngồi với Thái Tuấn, Đinh Cường, Thanh Tâm Tuyền, Trần Lê Nguyễn, trong một tuyển tập thơ, tại nhà một người quen, lần ghé Tiểu Sài Gòn.


*

Bạc Liêu thì phải mới lên chứ sao lại dzô?
Riêng về cái vụ tiền, nếu đúng như thế, thì sợ rằng không hẳn như thế. Nên nhớ Tản Đà đã từng vô Nam, gặp một tay chủ báo [Gấu quên tên], hào phóng, móc bóp biếu hai ngàn, tiền thời còn Tây thuộc, lớn lắm. Tản Đà thản nhiên bỏ túi.
Trong trường hợp Quang Dũng, tôi sợ có gì hiểu lầm giữa hai bên, hoặc do Quang Dũng rét!
Nhận, tụi nó bắt viết tự kiểm thì cũng phiền!
*
Gấu tin rằng, ông con viết sai hoàn toàn về ông bố.
Bức hình trên chứng tỏ điều Gấu nói.
Quang Dũng phơi phới ngồi giữa một đám đại phản động, biệt kích văn hoá, như TTT, TLN,  DQS, thì làm sao mà lạnh cẳng được!
*
Về cái vụ việc Miền Nam trước 1975 mê thơ Quang Dũng, và câu Quang Dũng nói, đừng nói với ai chuyện đó nhé, Gấu chắc không có. Bức hình trên chứng minh.
Nhà thơ chắc phải cảm động lắm, và khi có dịp vào Nam, mới đi tìm mấy ông đại phản động, để mà ngồi chung một chiếu, chẳng những ngồi chung, mà còn chụp hình kỷ niệm!
Brodsky cũng đã từng nói lên cái tâm trạng của ông, khi Volkov hỏi, cảm tưởng của ông, khi biết Tây Phương in thơ của mình.
Cái tập thơ đó được in ở Mẽo, dưới bảng hiệu Inter-Language Literary Associates. Lúc đó tôi đang bị đi đầy. Tôi nhớ là, khi được thả, có người chìa cho tôi coi. Tôi nhìn nó, mà cảm thấy ngỡ ngàng. [It was a sensation of utter nonsense]. Bạn biết không, nó gây cái cảm giác, như thể những bài thơ in ở trong đó, bị nhà nước tịch thu, trong một lần xét nhà, rồi được xuất bản!