*
 




*

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

Cứ tưởng bở!
Bài viết của tay Đào Hiếu về TCS này “được, được"!
Cụm từ “cứ tưởng bở” này, cũng đã từng được ông Xì sử dụng, để chỉ me-xừ Gide, khi còn mê thiên đường Xô Viết. Lẽ dĩ nhiên, ông nói bằng tiếng Nga, và khi được dịch ra tiếng Anh, thì là “thằng khờ được việc”, useful idiot. Và khi Gide hết mê CS, sau khi đi Liên Xô về, chửi um lên, khi đó ông Xì gọi Gide là con "rắn độc dâm đãng"!
Và có vẻ như, những me-xừ VC nằm vùng như Đào Hiếu, và, tất cả Miền Nam, đều tưởng bở, tưởng Yankee mũi tẹt là cứu tinh, hóa ra là kẻ cướp!
Ngay trong đám Yankee mũi tẹt này, cũng đa số là những người cứ tưởng bở, giải phóng Miền Nam xong là cùng xúm lại xây cái nhà Việt Nam to lớn đàng hoàng hơn trước.
Nhưng, đẩy cho đến tận cùng, ‘cứ tưởng bở' còn có thể được dùng để chỉ tất cả những người đã tin vào chủ nghĩa CS, tin tưởng vào cách mạng vô sản. Đây là điều mà nhà văn Skvorecky đã phát biểu trong bài diễn thuyết,
Một cuộc cách mạng thì thường là giải pháp khốn nạn nhất, trong đó ông lập lại từ "thằng khờ được việc" của ông Xì, để chỉ những đấng như Đào Hiếu. So với TCS, thì DH 'được việc' hơn nhiều!
TCS ham vui, còn DH, vừa ham vui, vừa ham làm cách mạng, và ham.. giết người, bởi vì có cuộc cách mạng mà không có đổ máu, một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ!
Cứ tưởng bở!
Mình nghĩ nó đôi J, ai ngờ nó đôi Xì!
Mình nghĩ nó cứu tinh, ai ngờ nó kẻ cướp!
*
Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù...
Lần Cuối Sài Gòn


Thằng Khờ được việc


Trang Tin Văn 30.4.2005
Không hiểu sao, trang này hiện đang Top Ten, đầu tháng Tư 2009, qua server!
Không phải vì sắp tới 30 Tháng Tư, bởi vì chính Gấu cũng chẳng hề biết đến trang này, làm sao độc giả mò ra!

Cả bài dưới đây, cũng Top Ten!
Một thời để yêu, để hát, và để chết

Thư tín:
Chú Trụ,
Re: Mr. Bean.
Mới xem hôm qua. Và chợt nhận ra rằng, khi Mr Bean không cười khá giống chú Trụ (qua hình trên trang nhà). Không chừng, khi chú Trụ cười, lại giống Mr. Bean.
Re: Câu hỏi về bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi sĩ đó có thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19 năm văn chương Miền Nam là một điểm son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh hưởng của nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm do sinh sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và khi đi khỏi Việt Nam (cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm về thời hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam gặp những đứa em bà con, những người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Lan N
*
Phúc đáp:
Cám ơn rất nhiều.
Thư viết đúng giọng Mr. Bean. Tuyệt vời!

Mr. Bean
*
Không chừng, khi chú Trụ cười, lại giống Mr. Bean.

Liệu có chuyện chấm hết, với Mr. Bean?
Sau Kỳ hè của Mr. Bean, tôi nghi vậy. Nhưng trước đây 10 năm thì cũng nghi vậy, với cuốn phim đầu tiên. [Cười]. Khi bạn ở lưng chừng đời, như tôi bi giờ, bạn sẽ cảm thấy ơn ớn, súng của mình không còn nhạy, mình 'lão hoá' mất rồi! Tôi luôn luôn coi me-xừ Bean là một nhân vật vượt thời gian, không có tuổi, và tôi muốn anh ta được hậu thế nhắc nhở, như là một tay súng nhanh nhạy, luôn luôn tâm niệm, bắn chậm thì chết, ở cái tuổi 30 hoặc 40.
Ông phịa ra tay này, từ ông, hay từ tình cờ, rồi gia giảm, thêm mắm thêm muối?
Đúng là một thứ từ tôi mà ra. Một kiểu hoá thân của tôi. Me-xừ Bean là cái khúc củi tự nhiên của tôi, khi nó được ra lệnh, hãy tỏ ra khôi hài, hoàn toàn bằng cử chỉ, điệu bộ, để cho ai cũng có thể nhìn thấy, và lập tức nhận ra. Ai thì cũng có những lúc nhăn nhó làm hề như thế cả, nhưng chỉ trong khi tập rượt thôi, không phải ở vào cái lúc bị đẩy ra giữa sàn đời.
Bằng cách nào, làm sao mà cái sự chọc cười, chọc quê của ông vượt biên cương, vượt các hàng rào cản của các miền văn hóa, một cách thật là ngon lành?
Đúng là nhờ cái thưở còn con nít của nó. Mr. Bean bản chất là một đứa bé, bị mắc bẫy, ở trong cơ thể của một người đàn ông. Tất cả các nền văn hoá nhận ra đứa trẻ cùng một đường hướng như vậy, chính vì thế mà nó vượt biên cương, vươn tới toàn cầu. Những cậu bé 10 tuổi thì có chung nhiều trò chơi, ở bất cứ một quốc gia, nhưng khi 30 thì súng của các cậu khác hẳn nhau! Chúng ta lớn lên, trưởng thành, và chính cái cảm tính đó, "súng của tao khác súng của mày", chia rẽ chúng ta!


Câu chuyện thời sự, một người cán chết người, phải ở tù mỗi năm một ngày, đúng cái ngày cán chết người, làm Hai Luá nhớ tới một câu chuyện kinh dị đọc từ hồi còn nhỏ, của Hoffmann, và khủng khiếp hơn nữa, là cứ hơi bị liên tưởng đến ngày 30 Tháng Tư.
Câu chuyện của Hoffmann, như Hai Lúa còn nhớ được đại khái như sau.
Một anh chàng xa quê hương quá lâu, bèn về. Tới làng, thì đã đêm, bèn trọ lại ở quán nước đầu làng. Ở đây, anh ta chú ý tới một ông khách lạ dáng vẻ hết sức bồn chồn, tay đeo một chiếc nhẫn chạm nổi hình một chiếc xe ngựa, bốn con ngựa dáng thật hung hãn, đang phi nước đại.

Sau hồi làm quen, ông khách cho biết, ông là chủ chiếc xe ngựa được khắc trên mặt chiếc nhẫn, và đây là một kiệt tác của một thợ nổi tiếng tại làng này, cách đây năm trăm năm. Ông khách lạ là vị lãnh chúa của vùng này. Mê xe ngựa, mê cho xe chạy như điên trên đường làng, và một lần, đã cán chết đứa con gái nhỏ của ông thợ.
Quá đau đớn, và cũng để trả thù cho đứa con, người thợ này cặm cụi khắc chiếc xe ngựa lên chiếc nhẫn, và nguyền: Mi mê phóng ngựa, thì ta cho phóng ngựa. Cứ mỗi năm, đúng vào ngày mi cán con ta, mi sẽ phải trở về đây, cưỡi chiếc xe này, phóng vòng đua này, rồi sau đó, đi lang lang như người Do Thái phạm tội giết Chúa, đến ngày đến tháng lại trở về.
Khi vòng đua cuối cùng của năm trăm năm được thực hiện, chiếc xe ngựa trên chiếc nhẫn mà ông khách trao tặng anh chàng kể chuyện này, cứ thế mờ dần, và biến mất.
Nhân câu chuyện thời sự, Hai Lúa bỗng nhớ lại câu chuyện ma quái trên, và cứ tưởng tượng một cách thật là ma quái rằng thì là có một dân tộc bị lời nguyền, cứ đến ngày 30 Tháng Tư, là lại diễn lại cái tuồng cuộc chiến 30 năm mới có ngày 30 Tháng Tư này, vui sao nước mắt lại trào?
*
Này coi chừng, bị tẩu hỏa nhập ma đấy, cha nội!
Hai Lúa lại bỗng nhớ đến một lời cảnh cáo của một độc giả Tin Văn.
*
Thư độc giả
Lần này thì không kêu lên “Coi chừng bị THNM”, mà gật gù đồng ý, rằng đúng như thế, dân tộc kia rõ ràng là bị một lời nguyền độc địa, khiến mỗi lần chỉ nghe nói đến 30 Tháng Tư là đã rợn cả người, không biết nên quên hay nên nhớ.
Chao ôi, chẳng lẽ chúng ta cũng bị một ông thợ rèn nào đó trù yểm, một ngàn năm nô lệ chú Chệt, một trăm năm nô lệ thằng Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày, và năm trăm năm sau vẫn còn lang thang chờ khóc một 30-4?
K.
Nguồn


Một cuộc cách mạng thì thường là giải pháp khốn nạn nhất
Josef Škvorecký's Ordinary

Trong Stranger Shores, tập tiểu luận, [1986-1999] nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, nhà văn Nobel, Coetzee đi một đường ai điếu hơi bị sớm nhà văn hiện còn sống, Josef Skvorecky: …  Looking back over his career, Skvorecky produces a humorously modest obituary: “After years of socialism… he was..”. [Nhìn lại  sự nghiệp văn chương.... ]. Không biết ông nhà văn này có quê không, nhưng mới đây, cho ra lò một cuốn thật hách xì xằng [xb năm 2004, bản dịch tiếng Anh, 2009], tờ TLS, số mới nhất đi một đường chào mừng: Josef Škvorecký's Ordinary Lives  A novel that reveals the horror inherent in life under totalitarianism, trong đó để nhẹ nhà phê bình nhớn, Nobel văn chương một câu: In 2002, in Stranger Shores, J. M. Coetzee published a premature obituary on Škvorecký’s literary career, implying he was finished as a writer.
Chính là do đọc bài viết của Coetzee, chê thật nặng nề, mà Gấu bỏ qua ông này, cho tới khi đọc bài viết trên TLS số mới nhất, thì mới ngã ngửa ra rằng, ông, cũng công dân Canada, cũng cư dân Toronto như Gấu, và, cũng mê Faulkner, như Gấu, tuy nhiên, đã từng là ứng viên Nobel văn chương, chưa kể cả lô giải thưởng này nọ.

Xin giới thiệu một bài viết, từ website của ông. Tin Văn sẽ dịch bài này, tặng mấy đấng VC nằm vùng, "mấy thằng ngu có ích", "mấy đứa con nít không hề biết đùa với lửa có khi mang họa, cho tới khi lửa đốt rụi ngôi nhà Miền Nam của chúng!"
They are — if you'll excuse the platitude — like a child who doesn't believe that fire hurts, until he burns himself.
Bài trên TLS vinh danh Josef, nhiều câu tuyệt cú mèo, như để bù lại cho tác giả về những bất công mà Coetzee đối xử với ông


NMG vs Lưu Vong

Cioran mơ một thế giới, ở đó con người chết chỉ vì một cái dấu phẩy. Gấu, có thể cũng mơ một thế giới tương tự khi “từ bỏ thành công” của truyện ngắn đầu tay, Những con dã tràng [Nó sẽ đi xa hơn DNM, ông anh nhà thơ phán], để chọn con đường gian nan khổ ải, ở đó, người ta có thể chết vì…  quá nhiều dấu phẩy!
Ui chao lại nhớ, lần viết xong câu văn, đúng thời kỳ đẹp nhất của đời Gấu:
Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
Rushdie nhắc tới câu văn chứa hàng trăm câu văn.
Câu văn trên chứa cả cuộc đời của Gấu.


“La Peau”de Malaparte
**
Thua ai, thua anh bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!
Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.
Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!
Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người, là làn da của chính anh ta.
*
Cuốn La Peau, bản Việt văn do Gấu dịch, vào những ngày đầu ra hải ngoại, Gấu thấy bầy bán tại một tiệm sách Việt tại thành phố Toronto, cùng với một cuốn khác, cũng Gấu dịch, Ngày dài nhất. Mua về làm kỷ niệm. Không thấy cuốn Những ngày ở Sài Gòn. Một ông bạn cho biết, cuốn đó cũng có, nhưng ở thư viện chính của Toronto, và một đệ tử của anh bạn sau đó đã photocopy cho Gấu một bản. Đưa cho một ông bạn bác sĩ mới quen đọc. Khi trả lại, ông nói, có vẻ hơi bực, đâu có Sài Gòn ở trong đó, chỉ thấy Hà Nội.
Phải đến khi qua Tiểu Sài Gòn, vô tiệm sách Tú Quỳnh, thì Gấu mới thấy đủ cả ba.
Nhân Kundera trong cuốn mới nhất vừa xb, tại Pháp, ca Malaparte thấu trời, Gấu lấy ra đọc lại. [Đã một lần Tin Văn tính post lại cuốn sách, bản tiếng Việt, khi tờ Lire (?), viết về Malaparte, khi cuốn La Peau được tái bản tại Pháp].
Đọc, như nhìn lại được cả hai lần Miền Nam ăn đòn Yankee, một mũi lõ, một mũi tẹt!

*

Con nít Miền Nam cũng chịu cảnh nhục nhã này, ở thủ đô Pnom Penh, Cam pu chia.


Hot
Trên net, đang có mấy cú nóng hổi, chắc không phải do gần tới 30 Tháng Tư.
PD vinh qui bái tổ.
TCS bị một ông bạn thân lôi ra tố, có tham vọng chính trị.
V/v PD. Tình cờ đọc một đoạn trong Tổng Quan văn học, Lời Nói Đầu, cũng đã tiên đoán chuyện PD sẽ trở về, nhưng  hoàn toàn khác hẳn:
Hãy tưởng tượng trường hợp chúng ta đưa nhạc sĩ Phạm Duy ra thả dù ở một vùng biên giới Hoa Việt nào đó, đổi tên ông là Trần Doai… rồi trốn nấp trong khoảng núi rừng Bắc Việt, cứ cất lên đều đều tiếng nói của nhân dân cách mạng, nhân dân giải phóng miền Bắc được chăng?
Võ Phiến
*
Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.
Cái sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ tại lán trại viên, mà là được đưa lên… Đội. Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì mới có cây Tây Ban Cầm dành cho những buổi sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết đàn TBC, nhưng có thể sử dụng nó như là một cây măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti, thì dư sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi từng lán ghi tên trại viên khai bịnh, ngày mai cho nghỉ lao động đưa qua bệnh xá, xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn xách cây đàn đi theo. Tới một lán, gặp tiệc trà, dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc. Trong đám ngồi dự tiệc trà, có một tay, trong lúc hứng quá, bèn cầm cây đàn lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc Thuyền Viễn Xứ,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau", mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.
Nhạc PD Tù VC
*

Nói về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?
Đặng Tiến: Trịnh Công Sơn
Cái nhận định, hình học là nghệ thuật lý luận đúng, trên một hình vẽ sai, Gấu thực sự không hiểu Đặng Tiến moi ở đâu mà ra, hay là đây chính là điều thầy Nguyễn Văn Phú gọi là đường may mắn. Ai đã từng học toán, môn hình học, đều biết, có những bài toán hình học, không thể nào giải được, nếu không tự dưng "phịa ra" một đường, thế là bài toán được giải!
Vả chăng, Gấu này không nghĩ như Đặng Tiến, khi ông cho rằng: Tình Nhớ thì liên can gì tới phản chiến?
Và đây không phải là một trường hợp có thể qui về phạm trù văn học có tên là 'liên văn bản'.

Tình Nhớ chính là nhạc phản chiến, hiểu theo cái nghĩa cao quí nhất của từ này.
Của nhạc này.
Nếu có một phần liên văn bản của nhạc TCS, thì cái phần này phải được hiểu theo nghĩa của Gide, khi ông phán về tác phẩm nghệ thuật, nhân đọc Dostoevsky: Tác phẩm lớn có sự tham dự của Quỉ.
Nhạc Trịnh Công Sơn có sự tham dự của con quỉ chiến tranh.
Nói rộng ra, có vẻ như, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam trước đây, đều được viết theo cách nhìn đó: Viết, sáng tác, trong nỗi lo sợ, hoặc nghệ thhuật, hoặc tác giả, bị trù ẻo, nguyền rủa, huỷ diệt....
Thanh Tâm Tuyền coi đây chỉ là bước đi [nhịp điệu] của thời gian.
Brodsky nói khác một tí: Thời gian được tái sắp xếp lại.
Cái nhịp của nhạc TCS chính là đại bác ru đêm.
Đó là phần liên văn bản của nó!

Tưởng niệm TCS

Trong tù VC, có lần Gấu đã được nghe Hạ Trắng, tấu bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa trưa nắng gắt, đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình, như quá nhớ nhà, nhớ Sài Gòn, lôi cây kèn ra mà gào mà rống, đếch thèm để ý đến lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài đường kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói như thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần nghe ông nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy mà cũng chẳng thể nào cảm thấy "phê" như lần ở trong trại cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại Trung Tâm Ba, Quang Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe tiếp. Vả chăng, còn rất nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài ba. NQT
*
Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng.
*

Bất hạnh độc thân
"Không tổ tiên, hôn nhân, con cái, cho dù mong đến phát khùng.
Tất cả giơ tay ra, nhưng quá xa, làm sao tôi với tới?"
Nhật ký [Kafaka], 21 Tháng Giêng 1921

*

Viết về TCS, một lần, Gấu này đã viện tới Elias Canetti, nhà văn Đức, Nobel văn chương, khi ông mừng sinh nhật lần thứ năm mươi nhà văn Herman Broch:
Đừng sợ nữa. Bạn sợ như vậy là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng mình đều phải chết. Nhưng bạn chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu thế. Bạn đã phục vụ chúng tớ bằng tình bạn trung thành và chân thực. Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
[Nguyên văn tiếng Đức, bản dịch tiếng Anh của Joachim Neugroschel, trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of Words : Don' t be afraid, you have been afraid enough for us. We have all to die; but it is still not certain whether you too have to die. Perhaps your very words are what must represent us to posterity. You have served us with loyalty and honesty. The age will not release you].
TCS vs LS
Chiều qua [4.4.09], xuống phố, vô tiệm sách cũ, vớ được một cuốn viết về Camus, của Germaine Brée, [Habinger Book, Harcourt, Brace & World]. Theo bà Brée này, Camus gọi thế kỷ của chúng ta là ‘thế kỷ của sự sợ hãi’, (1) nhưng rất nhiều trong chúng ta, do sợ nó, nên vờ nó, giấm giúi nó, đẩy nó vào trình trạng ngủ đông [dormant]. Camus coi đây, sự sợ hãi, là một xì căng đan không thể bỏ chạy được, và sức mạnh của ông, như là một nghệ sĩ, là, từ chối những tác phẩm vờ đi những âu lo, sợ hãi của thế hệ của mình.
Âu lo, angoisse là một trong những phạm trù bảnh nhất của chủ nghĩa hiện sinh là vậy.
“Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng với tiếng trống trận của Đệ nhất thế chiến, và lịch sử từ đó, không ngừng chỉ là sát nhân, bất công, và bạo lực”
“Nỗi đau của con người là một đề tài lớn lao quá, đến nỗi đếch có ai dám sờ vô nó.” Camus phán.
Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu!
Tuyệt!
Đúng là bói mu rùa, vớ được con rùa già TC!
NQT

(1)

FOREWORD [by David Carroll]
Albert Camus-Political Journalist: Democracy in an Age of Terror
Our twentieth century is the century of fear .... We live in terror.
-ALBERT CAMUS,
"The Century of Fear" (Combat, November 19,1946)
I have always believed that if people who placed their hopes in the human condition were mad, those who despaired of events were cowards. Henceforth there will be only one honorable choice: to wager everything on the belief that in the end words will prove stronger than bullets.
-ALBERT CAMUS,
"Toward Dialogue" (Combat, November 30, 1946)
Camus @ Combat. Writing 1944-1947 [Princeton University Press 2006]
 


"Không gian chính trị có giới hạn của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp. Chính quyền đã trấn áp cộng đồng mạng, đóng cửa các website và cầm tù những người thông qua mạng internet để thách thức đảng Cộng sản".
BBC
Nhận định trên đây, cũng còn là nội dung bài diễn thuyết, Viết trong Bóng tối, Writing in the Dark, của David Grossman, The Arthur Miller Freedom to Write Lecture, New York, April 24, 2007 [Hình như có cả Dương Thu Hương tham dự, như là thành viên, và đại gia Trịnh Lữ, quan sát viên..?].
Grossman nhớ tới những lời của chú chuột, ở trong một ngụ ngôn nhỏ, ‘A Little Fable’, của Kafka. Khi cái bẫy ngày càng thắt lại, con mèo gầm rú ở bên ngoài, chú chuột nói, “Than ôi, thế giới ngày càng thu hẹp lại”. [Alas, the world is growing smaller everyday].
Sau bao nhiêu năm sống trong cực điểm của chế độ bạo tàn về chính trị, quân sự, tranh chấp tôn giáo, tôi [Grossman] thật buồn mà báo cáo với quí vị là con chuột của Kafka có lý: thế giới ngày càng nhỏ lại. Tôi có thể nói với quí vị về khoảng trống, the void, ngày càng mở ra, giữa cá nhân và nhà nước bạo tàn, và cái khoảng trống này thì không trống rỗng, empty. Nó ngày một đầy ứ lên, bởi sự lãnh đạm, thói đểu giả, cynicism, và trên tất cả, sự chán chường, thất vọng. Sự chán chường thất vọng khiến con người chẳng còn muốn cựa quậy nhằm thay đổi hoàn cảnh, và 'khủng' hơn nữa, nỗi tuyệt vọng về con người, về chuyện tại sao con người lại thoái hoá, băng hoại tới mức như thế, trong cách cư xử giữa con người.
Grossman nói thêm, con chuột của Kafka có lý, khi kẻ ăn thịt chờn vờn trước mặt bạn, thế giới của bạn càng thêm nhỏ hẹp lại.
Và, cũng vậy, là ngôn ngữ mô tả thế giới, nó cũng thu hẹp lại.


100 năm ngày sinh của Simone Weil

Co ai "noi nang" chi may bai cua Weil khg vay?
Khg biet co ai kien nhan doc?
Phúc đáp: Cần gì ai đọc!
Tks. Take care. NQT
*
Date: Tuesday, March 31, 2009, 5:05 PM
Bac viet phach loi nhu the nay - ky qua...
*
Thi phai phach loi nhu vay, gia roi
*
Gia roi phai hien ma chet!
Đa tạ. Nhưng, phách lối, còn thua xa thầy S: Ta là bọ chét!
Phỏng Vấn Steiner


Sao bac ghet talawas...?
Note: Bài viết đuợc talawas post lại.
Bài viết chưa hoàn tất, và hiện đang có mấy ý tưởng cũng thú vị, đại khái như sau:
Tại sao 1954 lại có cú Nhân Văn Giai Phẩm, mà 1975, chẳng có gì?
Tại sao diễn đàn talawas đợt đầu, Gấu coi là thất bại, trong khi BBT lại coi là thành công?

Vì lý do đó, giả như talawas có ý kiến gì về bài viết, Gấu sẽ vờ, tiếp tục mạch viết.
V/v độc giả talawas có ý kiến, xin miễn xía vô, vì không phải độc giả Tin Văn.
Trân trọng. NQT


Kỷ niệm đẹp trong đời viết văn

Đọc loáng thoáng cuốn Vera, của tay Stacy Schiff, Gấu mua xon, từ đời nào, viết về bà xã của Nabokov, vớ được một ‘giai thoại’ thật thần sầu. Vera, một lần, khi một nhà xb xin chân dung ông chồng, đã gửi đi một tấm, khi Nabokov còn là một đứa con nít, kèm ghi chú: "Bạn cứ nhìn vào mắt thằng bé con này, là thấy ra tất cả những tác phẩm của ông chồng tôi".
[If U look carefully into the baby’s eyes, U can see all of my husband’s books].
Kể cho Gấu Cái nghe, bả bĩu môi, sao hay bằng câu của ta. Mà mi đâu có nhớ?
Gấu, nhớ.
Lần đó, tờ Sóng Văn của tay Sao Mai, Gấu cộng tác, qua sự giới thiệu của nhà thơ LH, có làm một cuộc phỏng vấn, không phải nhà văn, mà vợ nhà văn. Gấu Cái trả lời, có hai câu thật bảnh.
Kỷ niệm nhớ đời, trong cuộc đời làm vợ nhà văn nhớn, Gấu Nhà Văn.
Đó là lần rước dâu, từ Cai Lậy về Sài Gòn. Năm đó, lụt lớn [1966, hay 67, Gấu không nhớ rõ].(1)  Có những đoạn đường phải dùng đò. Trên đò, có đủ khổ đau, đủ dùng, không chỉ đời này, mà còn cho đời sau, không chỉ cho “hai”, mà “ba” người ngồi trên đò.
Gấu nhà văn chỉ có vài truyện ngắn, vậy mà có đến vài hình dáng đàn bà…?
Ôi dào, toàn là bản nháp không à. Bản thực sự, viết về tui, ông ta không đủ tài viết ra.
*
Câu của Gấu Cái quả là bảnh hơn nhiều, nếu phải so với câu của Vera.
Bạn có nhớ con thuyền Noé?
Và cuộc di tản ra biển sau 1975?
*
Câu của Vera, còn thua cả câu của Sáu Dân, ngay sau khi giải phóng Sài Gòn.
Nhìn vào vầng trán cháu ngoan Bác Hồ thành phố, thấy cả tương lai Mít.
(1) Gấu Cái đọc, đoạn trên, bực quá, chửi, lấy nhau năm nào, mà mi cũng quên ư?


Simenon trả lời tờ The Paris Review
Nếu chỉ nhìn từ phiá bên ngoài, từ phía độc giả của ông, làm sao họ nhìn ra sự khác biệt, giữa thương mại và phi thương mại?
Có khác biệt lớn: nhượng bộ. Khi viết vì bất cứ mục đích thương mại nào, là luôn luôn có nhượng bộ.
Nhượng bộ, chiều theo ý nghĩ, đời mà, đời thì có trật tự, có người này người khác, có sự ngọt ngào, thí dụ vậy?
Và, còn quan điểm về đạo đức nữa. Có lẽ đó mới là điều thật quan trọng. Bạn không thể viết bất cứ một tác phẩm thương mại nào mà không phải chấp nhận một mẫu mã, một qui luật nào đó. Luôn luôn có mẫu mã, code – như mẫu mã ở Holywood, và ở truyền hình, phát thanh. Thí dụ, hiện đang có một chương trình TV rất tốt, và có thể nói, số 1 về kịch. Hai màn đầu khỏi chê, vì luôn là bảnh nhất trong những thứ bảnh nhất. Bạn có cảm tưởng có một điều gì thật mới, thật mạnh, và đến đoạn chót, thì sự nhượng bộ xẩy ra. Luôn luôn không phải là một cái kết thúc hạnh phúc, cái hậu đẹp, nhưng mà là một điều gì đó xẩy ra, để hòa giải, giao lưu mọi điều mọi chuyện, từ quan điểm của một thứ đạo đức, một thứ triết học – như bạn biết đấy. Tất cả những nhân vật, đóng thật tuyệt vai trò của họ, cho tới phút đó, bỗng xìu xuống, vào đúng 10 phút chót!
Trong tác phẩm phi thương mại, ông cảm thấy không cần phải nhân nhượng, bất cứ thứ gì?
Tôi không bao giờ làm điều đó. Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ. Nếu không thế, viết làm cái chó gì! Đau lắm, nếu không làm được như thế, đến tận cùng.

Ui chao, cái đoạn song đấu giữa Gide và Simenon, dưới đây, làm Gấu nhớ tới thầy Steiner, cũng mê Simenon như điên. Và Gấu hiểu ra, cả hai Steiner, và Gide, đều không có, điều mà Simenon dư dả: sự sáng tạo!
Có lần ông nói Gide đã từng gợi ý cho một trong những cuốn tiểu thuyết của ông, và cú đó thật đắc dụng. Ông ta có ảnh hưởng đến tác phẩm của ông, theo một kiểu đại trà nào đó.
Chắc không có chuyện đó đâu. Nhưng chuyện xẩy ra với Gide tức cuời lắm. Vào năm 1935, nhà xb của tôi cho biết ông ta có tổ chức một bữa tiệc cốc tay, và tôi có thể tới lèm bèm với ông ta, bởi vì ông ta nói, ông ta đọc tôi khá nhiều, và muốn gặp. Tới, Gide quần tôi trên hai tiếng đồng hồ. Sau đó, trở thành bạn quí của nhau. Tháng nào cũng thư gửi bạn ta. Quần bạn ta tới khi ông ta chết. Tới nhà ông, tôi thấy những cuốn sách của tôi, được bạn quí ghi chú tùm lum, khiến tôi nghĩ, chúng là của Gide hơn là của Simenon. Tôi chẳng bao giờ hỏi Gide về chuyện này. Thì cũng thẹn chứ! Làm sao không!
Ông ta có những câu hỏi nào ‘quái’ không?
Hỏi đủ thứ trên đời. Nhưng đặc biệt là về ‘cơ chế’, của cái gọi là ý hướng - cho phép tôi dùng từ - sự sáng tạo, của tôi. Và tôi nghĩ, tôi hiểu ra tại sao ông quan tâm đến tôi. Tôi nghĩ, cả đời Gide mơ trở thành một tay sáng tác, thay vì là nhà đạo đức, triết gia. Tôi đúng là thứ đối nghịch hẳn với ông ta. Chính vì thế mà ông quan tâm tới tôi.
Hai năm sau tôi gặp một trường hợp y chang, với một tay bá tước. Ông ta viết cho tôi y chang Gide viết. Mời tới lâu đài thăm. Tới ,bá tước quần “Simenon nhà văn” ba ngày ba đêm lử cò bự. Ông tới Paris thăm tôi, quần tiếp, và biếu tôi sách của tôi, kèm 'còm' của ông. Cùng một lý do.
Ông gọi tôi là thằng ngu thiên tài!
*
INTERVIEWER
You once told me Gide made a helpful practical suggestion about one of your novels. Did he influence your work in any more general way?
SIMENON
I don't think so. But with Gide it was funny. In 1935 my publisher said he wanted to give a cocktail party so we could meet, for Gide had said he had read my novels and would like to meet me. So I went, and Gide asked me questions for more than two hours. After that I saw him many times, and he wrote me almost every month and sometimes oftener until he died-always to ask questions. When I went to visit him I always saw my books with so many notes in the margins that they were almost more Gide than Simenon. I never asked him about them; I was very shy about it. So now I will never know.
INTERVIEWER
Did he ask you any special kinds of questions?
SIMENON
Everything, but especially about the mechanism of my-may I use the word? it seems pretentious-creation. And I think I know why he was interested. I think Gide all his life had the dream of being the creator instead of the moralist, the philosopher. I was exactly his opposite, and I think that is why he was interested.
I had the same experience two years later with Count Keyserling.
He wrote me exactly the same way Gide did. He asked me to visit him at Darmstadt. I went there and he asked me questions for three days and three nights. He came to see me in Paris and asked me more questions and gave me a commentary on each of my books. For the same reason.
Keyserling called me an imbecile de genie.
INTERVIEWER
I remember you once told me that in your commercial novels you would sometimes insert a noncommercial passage or chapter.
SIMENON
Yes, to train myself.
INTERVIEWER
How did that part differ from the rest of the novel?
SIMENON
Instead of writing just the story, in this chapter I tried to give a third dimension, not necessarily to the whole chapter, perhaps to a room, to a chair, to some object. It would be easier to explain it in the terms of painting.
INTERVIEWER
How?
*
Thằng ngu thiên tài! An imbecile de genie!
Tuyệt!

Niềm bí ẩn đáng sợ.

 Nhà văn Pháp, André Gide, kể lại, một lần một người thân nằm nhà thương; ông ghé thăm, và nhận thấy, người bệnh, người thăm bệnh, kể luôn ông, người nào cũng cầm trong tay một cuốn truyện của Georges Simenon!
Simenon, người Bỉ, viết văn bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ trẻ, ông đã quyết định: sẽ viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ La Gazette de Liège. Thoạt đầu, lo tin vặt, sau tới chuyện trong nhà ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay, ký tên Georges Sim, ra đời năm 1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện nhỏ về Liège”. Dời đi Paris vào năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ, ông bắt đầu thực sự vào nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết đăng nhiều kỳ (romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique), ướt át… Từ 1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn chuyện kể, và rất nhiều bài báo.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ người Pháp, Colette. Bà khi đó làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè thử thời vận của mình.
“Ham làm văn quá” (nhiều tham vọng văn chương, ambitions littéraires), Colette phán. Chỉ một câu đó, Simenon ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng thế giới của mình, bằng những nhân vật bình thường, những ngôn từ bình thường. Những câu chuyện của ông, cũng bình thường, và có thể xẩy tới, cho bất kỳ một con người bình thường nào trên đời.
Độc giả người Việt chúng ta có thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam, để làm một nhịp cầu đi vào thế giới văn chương của Simenon. Đây là câu chuyện một anh chàng nghèo ơi là nghèo, được bạn bè đãi một chầu, khi ra về, vô tình mặc lộn áo khoác, trong có bóp tiền dầy cộm.
Khoảnh khắc ‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không nên ‘cứ thế tà tà ra về, chơi luôn cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số đều là những con người bình thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện bất thường; thí dụ như trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme qui regardait passer le train, 1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy vọng về hưu có tí tiền còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền bạc, trốn lên Paris với bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy tớ quá thất vọng vì giấc mộng an hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay đẩy ông chủ xuống sông, chỉ kịp cứu được (chỉ kịp níu lại được) chiếc cạc táp. Trong là tiền. Vô số là tiền. Thêm địa chỉ cô bồ.
Anh lần tới, lạc vào một thế giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư? Được cung phụng hết mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao quên được trần gian cực khổ?
Trần gian khổ cực, có điều gì không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể bỏ: cứ 5 giờ sáng thức giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.
Câu chuyện chấm dứt khi cảnh sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa Ngục, cứ hướng Địa Ngục/Thiên Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng kiến cảnh tượng anh gối đầu lên đường ray, trong khi chuyến xe tốc hành buổi sáng đang lao tới…
George Steiner, trong một bài phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris, đã coi Simenon là tiểu thuyết gia dị thường nhất của thời đại chúng ta. Ông phân biệt: “Có những cuốn tiểu thuyết mà người ta gọi là lớn, chúng sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang tính trí thức. Khá nhiều tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn Người Không Phẩm Chất (Man Without Qualities), của Musil, được hằng hà những triết gia cũng như là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm. Đừng đòi một chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của thời đại chúng ta - đừng cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges Simenon. Tôi có thể lấy trên giá sách của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10 trang của Balzac, hay 20 trang của Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy, Balzac cũng vậy): Simenon chỉ cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với một tiếng ồn lớn. Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ quán rượu kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe giao sữa, tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người đi vô Khu Cầu Muối (Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló dạng. Simenon không chỉ đem đến cho bạn một thành phố, không chỉ một điều không một sử gia nào có thể vượt được, về nước Pháp, nhưng còn điều này: rằng hai hoặc ba con người liên quan tới câu chuyện, đã sẵn sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó, Simenon cho bạn nhận ra rằng những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm cửa, rồi những tiếng chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mò. Và thế là bạn nhập vô mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là mysterium tremendum (điều rất thiêng), về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum, Jacques Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng sợ, bí mật làm bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you tremble). Cũng trong bài viết, ông giải thích thêm: (God is the cause of) Thượng Đế là nguyên nhân của “the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà văn là kẻ muốn ngang hàng với ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ” Maigret, viên thanh tra cảnh sát với chiếc ống vố, được “người viết giả tưởng dị thường nhất của thế kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr le Letton”. Được nhà xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret lập tức trở thành nổi tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn ảnh qua tài tử Jean Gabin.
Như trên đã nói, Simenon sử dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng những chữ cầu kỳ, không “cố tình viết văn”, nhờ vậy mà mà Jennifer tôi được hân hạnh làm quen với ông rất sớm, từ những ngày mới chập chững đọc văn ngoại: như một cách học tiếng Tây!
Mai Thảo cũng là một người rất mê Simenon. Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường Tự Do, Sài Gòn (trước 1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác giả đã từng tự giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua lại, nhòm ngó, và cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có, không phải một, mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông nhận lời thách đố của một tờ báo.
Cuốn Maigret sau cùng, Maigret et Monsieur Charles, xuất hiện năm 1972, sau đó Simenon nghỉ viết. Với chiếc máy ghi âm, ông đọc hai chục bài “Dictées”, và sau khi cô con gái Mari-Jo tự tử, ông ghi lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires intimes (1981).
Simenon mất tại Lausanne vào năm 1989. Cả đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của nhân sinh, của cõi người, và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm sao hiểu nổi nỗi đau của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình yêu của một người bạn trai.
Niềm bí ẩn đáng sợ!
Gấu nhà văn