*

 




*

Gậy Ông Đập Lưng Ông

Cuộc chiến vượt biên giới, vào sâu đất liền giết hại đồng bào ta đập phá nước ta năm 1979 của những tên xâm lược TQ được giải thích là một cuộc “đánh nhau”! Nghĩa là không có kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược. “Địch” ở đây chính là Việt Nam, giết Việt Nam tức là giết địch (!) Thứ lý luận lưu manh truyền kiếp và tàn độc đó lại được “anh em ta” ở nhà xuất bản Văn Học dịch ra in thành sách để đồng bào mình đọc(!) Thật không còn gì bỉ ổi hơn, khi những tư tưởng đó được giới thiệu ở bìa sách là : “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng”!
*
Cái đoạn trên đây, Gấu không dám xuyên tạc, nhưng giả sử me-xừ Đào Hiếu đổi đi một tí, là nó biến thành cuộc chiến giữa ta, Miền Bắc, và địch, Miền Nam liền tù tì!
“Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng”!
Tuyệt!
Nào đâu là Nguỵ bị giết, nào đâu là liệt sĩ được nhân dân đời đời nhớ ơn!




Trò chuyện với dòng sông

 Quê hương tưởng tượng

Nhưng con người, thứ nhân sinh hèn mọn không làm sao nhìn trọn sự vật: chúng ta đâu phải là thần thánh, mà chỉ là những sinh vật bị thương, những gương kiếng bể vỡ, chỉ có những cái nhìn thủng lỗ, hay, chỉ có thể nhìn qua lỗ thủng! Những sinh vật mảnh, miểng, manh mún, vụn vặt… với tất cả những ý nghĩa của những từ này. Nghĩa, ý nghĩa.. là một thứ khung, giàn, công trình… mà chúng ta xây dựng lên, từ những mảnh vụn, những định kiến, những giáo điều, những vết thương dậy thì, [childhood injuries], những mảnh tin tức báo chí, những nhận xét may mắn đọc được ở đâu đó, những phim ảnh coi từ hồi nào, những thành công nho nhỏ, những con người yêu thương, hoặc hận thù; có thể chính là vì chúng bất toàn, manh mún, tủn mủn như thế, cái công trình mà chúng ta gọi là "‘đời của mi' đâu rồi hôm nay không đi đón mi" (1), mà chúng ta đã chiến đấu bảo vệ nó một cách kiên cường, dũng mãnh, và nếu cần, đem cả cái chết ra để mà bảo vệ! Cái vị trí toàn cảnh như me-xừ Fowles đòi hỏi như thế đó, theo tôi, là một cách chịu thua, đầu hàng một ảo tưởng mà chúng ta gọi là guru-illusion, qua đó, tác giả ông nhà văn, nghĩ mình là một thứ Thượng Đế.
(1)  "Đời của tôi", Bích Nga thường gọi chàng bằng những tiếng kỳ cục, "Đời của mày hôm nay đâu rồi, sao không đi đón mày?"...
Lan Hương
Nhà văn không còn là những vị hiền giả ban phát sự khôn ngoan từ bao thế kỷ. Và những kẻ trong số chúng ta buộc phải dời đổi văn hóa đành chấp nhận vẻ tạm thời của mọi sự thực, mọi chính xác, đành chấp nhận chủ nghĩa hiện đại giáng lên đầu lên cổ chúng ta. Chúng ta đâu có vỗ ngực xưng tên, chúng mình là những thi sơn thi bá, bởi vậy, mặc sức mà miêu tả thế giới của chúng ta, theo cách mà chúng ta, nhà văn hay không nhà văn, cảm nhận nó, ngày này qua ngày nọ.
Trong Những đứa trẻ của nửa đêm, người kể chuyện, Saleem, tới một lúc, đã sử dụng ẩn dụ màn ảnh ciné để lèm bèm về vấn đề cảm nhận, perception: “Giả dụ như bạn đang ngồi, ở hàng ghế chót trong một rạp ciné rộng lớn, và cứ thế lừ đừ tiến tới… cho tới khi mũi của bạn chạm vô màn ảnh. Bộ mặt của những ngôi sao cũng từ từ biến thành những cục, những hạt, những điểm, cứ thế nhẩy múa, những chi tiết nhỏ bé biến thành to lớn, thô kệch, chẳng giống ai… tới một lúc, rõ ràng là, ảo tưởng, chính nó, là thực tại.” Sự chuyển động tới màn ảnh, là ẩn dụ về sự chuyển động kể, a metaphor for the narrative’s movement, xuyên qua thời gian, tới hiện tại, và cuốn sách, chính nó, trong cung cách mà nó gần gũi với những sự kiện đương thời, mất đi mọi viễn tượng chiều sâu, và trở thành manh mún [partial]. Tôi không muốn cố gắng [thí dụ] viết về một tình trạng Khẩn cấp, cùng một cách như là tôi viết về những sự kiện xẩy ra cả nửa thế kỷ trước. Viết về chuyện xẩy ra ngày hôm kia, tôi cảm thấy mình không trung thực, khi cho rằng, có thể nhìn toàn thể bức tranh. Tôi chỉ có thể chỉ cho thấy, một số mẩu đoạn của nó.
*

Một lần tôi tham dự vào một hội nghị về cách viết hiện đại tại New  College, Oxford. Rất nhiều nhà văn, trong có tôi, hăm hở nói về sự cần thiết  những cách thức, đường hướng mới để miêu tả thế giới. Thế rồi nhà viết kịch Howard Brenton đưa ra đề nghị, sự cần thiết ghê gớm như chúng ta đang hăm hở lèm bèm đó, thì cũng có giới hạn, ấy là bởi vì, chẳng lẽ văn chương chỉ có thế, miêu tả, ngoài ra là chấm hết, là chẳng có gì nữa ư?
Hãy cho tôi áp dụng câu của Brenton vào trường hợp những nhà văn đặc biệt Ấn độ, ở Anh, viết về Ấn độ. Liệu họ có thể làm hơn cái chuyện, miêu tả, từ một khoảng cách cái thế giới mà họ bỏ lại đó ? Liệu khoảng cách như thế mở ra những cánh cửa khác?'
Đây là những câu hỏi có tính chính trị, lẽ dĩ nhiên. Và như thế, chúng phải được trả lời, ít ra, một phần, bằng thuật ngữ chính trị.
Trước hết, tôi phải nói ra điều này: miêu tả, tự thân nó, là một hành động chính trị. Nhà văn da đen Mẽo Richard Wright có lần phán, nhà văn Mẽo, đen và trắng oánh nhau, trên một trận tuyến về bản chất của thực tại. Những miêu tả của họ không xứng hợp với nhau, chúng chỏi nhau, chảnh nhau. Thành thử, cái việc tái miêu tả, redescribing, thế giới, là bước đầu tiên để thay đổi nó. Đặc biệt là vào những thời kỳ mà Nhà nước [ta, đảng VC của ta] nắm mẹ nó mất thực tại vào trong tay của chính họ, và dã tâm, manh tâm vặn vẹo nó, gọt rũa, đánh bóng, tẩy xóa, sửa đổi... quá khứ sao cho hợp với yêu cầu hiện tại, và tạo ra những thực tại dởm, thực tại thay thế, ở trong nghệ thuật, trong đó có tiểu thuyết của hồi ức, hồi nhớ, hồi ký… tất cả đều được chính trị hoá, [viết dưới ánh sáng của Đảng như mấy anh chị nhà văn VC thường tự hào]. Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực, như Milan Kundera viết, ‘là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên’. Nhà văn và nhà chính trị là hai địch thủ tự nhiên, thường ra là như vậy. Cả hai bên đều cố gắng làm thế giới, make the world,  theo như hình ảnh của chính họ. Họ đánh lộn cùng trên một địa bàn. Và tiểu thuyết là một cách để từ chối ấn bản chính thức của nhà nước, của những nhà chính trị, về sự thực.
“Sự thực Nhà nước” về cuộc chiến ở Pakistan, thí dụ, quân đội Pakistan không phạm hành động dã man nào ở vùng mà hồi đó có tên là Đông Pakistan, và bây giờ là Bangladesh. Ấn bản này thì được đảm bảo bởi rất nhiều người tự miêu tả họ, là những nhà trí thức. Và ấn bản chính thức về tình trạng khẩn cấp tại Ấn độ, thì được Bà Gandhi, trong một chương trình mới đây, trên đài BBC, diễn tả, trơng một cuộc phỏng vấn. Bà nói, có một dúm người cho rằng, trong khi tình trạng khẩn cấp được ban hành, đã xẩy ra những điều tệ hại, thí dụ như bắt buộc triệt sản, cắt ống tinh trùng, đại khái như vậy, nhưng bà can đoan, chẳng hề có những chuyện đó. Người phỏng vấn, Mr. Robert Kee, đã vờ đi, không cật vấn gì thêm về một lời tuyên bố như vậy. Thay vì vậy thì ông nịnh bà, và nói với thính giả chương trình Panorama, rất nhiều lần, bà là một người dân chủ, và thật xứng đáng được coi như vậy.
Vì vậy, văn chương, khi gặp trường hợp như trên thì bèn nói thẳng vào mặt nhà nước, nói như vậy là nói dối. Là bẻ cong sự thực. Nhưng, liệu chỉ những người bên ngoài Ấn độ mới dám nói bảnh như thế? Hay, bởi vì chúng ta chỉ là những thứ dân chơi tài tử, không phải dân chuyên nghiệp, trong những vấn đền như vậy, bởi vì chúng ta không liên quan tới những chuyện thường ngày ở huyện [do ở xa, biết gì mà nói?], và khi nói như thế, chúng ta chẳng bị hiểm nguy gì hết. Hơn nữa, ai cho phép chúng ta nói ra như thế?
Câu trả lời của tôi thì thật là giản dị. Văn chương tự nó đánh giá nó, tự kiếm ra giá trị của nó ở trong chính nó. Nói rõ hơn, điều chứng nghiệm một cuốn sách, thì không phải là khả năng, giá trị của tác giả viết nó, mà là phẩm chất của cái được viết ra. Có những cuốn sách khủng khiếp được thẳng ra từ kinh nghiệm, và có những chiến công lạ thường do tưởng tượng mà có được, một khi tác giả của chúng bắt buộc phải tiếp cận những đề tài, từ phía bên ngoài.
Văn chương không phải là thứ công chuyện sao chép một số đề tài nào đó, cho một vài nhóm nào đó. Về phẩn rủi ro: những rủi ro thực sự mà bất cứ một nghệ sĩ gặp phải trong tác phẩm mình, là khi người đó đẩy tác phẩm của mình tới những giới hạn của sự khả thể, trong toan tính có được tối đa, điều gợi suy nghĩ. Những cuốn sách trở nên tốt, khi chúng cheo leo ở mỏm, đỉnh, mép, bờ, và chỉ cần xém một tí, là tiêu táng thòng, và kẻ đẻ ra nó, tẩu hoả nhập ma, do cái điều anh ta dám, hay không dám, trên bình diện ‘nghệ thuật’
.


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Gấu có một kỷ niệm, cũng thuộc loại để đời, về một đấng bạn quí, nhưng cứ ngần ngại không viết ra, ấy là vì, có thể đấng bạn quí lại nghĩ thằng khốn nạn Gấu già rồi, sắp chết rồi, không lo tu, mà cứ lo vạch lưng ra cho người ta coi, cứ nhè mấy thằng bạn quen từ thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường mà phạng, nhưng không viết thì cứ tức anh ách, khốn nạn thế chứ. Và cũng không làm sao xếp nó vào vui hay là buồn?
*
One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
Một giai thoại chót, và ký sự của tôi,
[về những ngày tháng đó], hoàn tất.
Đây là do Ông Trời hành tôi.

D.M. Thomas viết "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong tao", "mê" nhất đoạn, trong lời tựa  Solz. mở ra "ẩn dụ" Lò Cải Tạo, hay Gulag:
Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một 'mẩu tin vô ý vô tứ như thế', ['thiếu cẩn trọng', chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá 'nhà nước ta'.
Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với hứng thú, with relish".
Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những ánh mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!
*
Trao đổi giữa người viết và bạn đọc
           Qua trao đổi email với BBT, tôi được biết một số ý kiến của vài bạn đọc trong diễn đàn Ô Thước. Tôi xin ghi lại nguyên văn một email của bạn đọc:
Gởi BBT VHNT,
Ý kiến của vài bạn đọc trong diễn đàn OT cho thấy tác giả NQT thỉnh thoảng gây ngộ nhận với phương pháp trích dẫn trong các bài viết của ông: tỉ dụ như có bạn phải hỏi lại xem câu văn là trích hay của tác giả NQT v.v.
Ngay trong bài viết về Chân Dung và Đối Thoại của Trần Đăng Khoa, ông cũng làm tôi hoang mang không biết lúc nào là văn TDK, lúc nào chuyển sang NQT. Xin lỗi về sự kém cỏi về tầm hiểu biết của người đọc nhưng nếu trích dẫn mạch lạc thì kém mấy cũng hiểu được vấn đề hơn. 

Về dịch thuật, khi chuyển ngữ câu La littérature est "invention" = Văn chương là "bịa đặt". Dù đúng theo lối dịch từng chữ nhưng sai lạc trong cả câu văn. Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả trình bầy.
Xin góp ý với ông NQT và BBT".
            Trước hết, tôi (NQT) rất cảm ơn bạn đọc đã theo dõi những bài viết của tôi trên VHNT. Những thắc mắc hoàn toàn liên quan tới văn chương, cho thấy nhu cầu trao đổi giữa người viết và người đọc là cần thiết, và có tác dụng tốt cho cả người viết lẫn độc giả. Tôi đã trả lời riêng cho độc giả trên, nhưng suy đi nghĩ lại, thấy đây là một vấn đề cần bàn thêm, với sự tham gia của nhiều độc giả khác nữa. Như vậy, chúng ta (bạn đọc, BBT, người viết) sẽ càng gần gũi nhau hơn.
            Xin trả lời v/v trích dẫn.
            Trong quá khứ, tôi đã hơn một lần được bạn đọc, và một số bạn văn, góp ý về v/v trích dẫn. Đây không phải là vấn đề "nhập nhằng" giữa viết và dịch, mà là do lười biếng, không chịu phân đoạn rõ rệt. Một phần ỷ y, người đọc nếu chú tâm một chút, sẽ nhận ra. Tôi lấy thí dụ, trong bài viết "Văn chương sám hối?", một độc giả hỏi đoạn: "Trần Đăng Khoa sinh ngày... y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự", là trích dịch, hay là của NQT. Ngay trước đó, tôi đã viết: "Xin ghi lại Chân Dung Tự Họa để độc giả tiện bề theo dõi." Nhưng tôi đã sơ ý không dùng ngoặc kép để phân biệt, và chấm dứt phần trích dẫn. Thứ nữa, nếu là một văn bản in, tôi có thể dùng chữ in nghiêng (italic), để phân biệt, nhưng trên VHNT, không thể sử dụng hai kiểu chữ (font) khác nhau.
Tôi nhắc lại, ở đây, không có "sự kém cỏi về tầm hiểu biết của người đọc", mà chỉ có "sự ẩu tả của người viết". Xin nhận lỗi, và cố gắng khắc phục.
            "Về dịch thuật, khi chuyển ngữ câu La littérarure est "invention" = Văn chương là "bịa đặt". Dù đúng theo lối dịch từng chữ, nhưng sai lạc trong cả câu văn. Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả đã trình bày".
            Ở đây, tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả email.
            Trước hết, lại nói về trích dẫn. Tôn trọng Nabokov, khi trả lời, tôi không hề để chữ invention vào trong ngoặc, như là bạn đã "tự ý" đặt vào. Và đây là một lầm lẫn, đưa đến lầm lẫn thứ nhì, khi bạn viết: "Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả (NQT) đã trình bày."
            Như trong bài trích dẫn, "Người đọc tốt và người viết tốt" (trong Văn Chương tập I, bản tiếng Pháp, nhà xb Fayard, loại sách bỏ túi), Nabokov phân biệt giữa văn chương (giả tưởng, bịa đặt), và sự thực. Ông đã viết một cách thật là "nặng nề": Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là giả tưởng. Gọi câu chuyện là "chuyện thực", là làm nhục cả nghệ thuật lẫn sự thực. (La littérature est invention. La fiction est fiction. Appeler une histoire "histoire vraie", c'est faire injure à la fois à l'art et à la vérité.) Vì sự thực liên quan tới hiện thực cho nên ông giải thích thêm: Thiên Nhiên không ngừng đánh lừa. (La Nature trompe sans cesse). Ông viết: "Mọi nghệ sĩ lớn đều là ảo thuật gia lớn, và cũng thế, Thiên Nhiên là tổ sư đại bịp.... Nhà văn của giả tưởng chỉ việc đi theo con đường Thiên Nhiên đã vạch ra"  (Tout grand écrivain est un grand illusionniste, mais telle également est l'architrompeuse Nature.... L'écrivain de fiction ne fait que suivre la voie tracée par la Nature.)
Người viết hy vọng trong một số tới, sẽ cống hiến bạn đọc VHNT bản chuyển ngữ bài viết của Nabokov, và chúng ta sẽ bàn luận thêm về giả và thực, trong văn chương.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả.
NQT
Bài này mới tìm được trong đống hầm bà làng documents, vni_font
Nhân tiện, xin độc giả Tin Văn tha lỗi, vì bài vở loạn xà ngầu không làm sao theo dõi được, như một độc giả than phiền.
Sẽ nhờ người sửa sang nhà cửa.
Sorry abt that.
NQT
Note: Bài này, chắc cũng xưa lắm rồi Diễm ơi, từ cái thuởi Tin Văn còn ăn nhờ ở đậu VHNT của PCL.


Tổ Quỉ

Đỉnh cao chói lọi
Lời Cuối Cho Nam
Sau 25 năm, tờ Điểm Sách New York 25 May, 2000, qua bài Việt Nam: Lời Cuối, tác giả Jonathan Mirsky đã điểm một số sách mới ra lò viết về vết thương cũ như Argument without End, Reporting Vietnam, American Tragedy (Bi kịch Mẽo), Guerrilla Diplomacy (Ngoại giao Du Kích)…

Bởi là vì bàn cho lắm, tắm cởi truồng (argument without end) cho nên Jennifer tôi xin được bỏ qua những nhận định của tác giả bài viết về những tác phẩm trên, mà chỉ ghi lại những gì ông viết về Bảo Ninh, và Dương Thu Hương, hai nhà văn Miền Bắc trực tiếp tham dự cuộc chiến và sau cùng đã thất vọng.
Mirsky, tác giả bài viết đã khuyên một trong những ông tác giả những cuốn sách "bàn cho lắm tắm cởi truồng" kể trên, là nên đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ‘một cuốn tiểu thuyết mãnh liệt, trong đó đưa ra đề nghị, chiến thắng sau cùng của Việt Nam không thể giải thích một cách giản dị bằng những yếu tố như là sự yếu ớt của người Mỹ, hay là hỗ trợ của thế giới dành cho miền bắc.’ ‘Chiến thắng tiếp theo chiến thắng, tháo chạy tiếp theo tháo chạy’, Bảo Ninh viết. "Đường ra trận như không tận cùng, não nề, và chẳng đưa tới đâu… binh sĩ đợi chờ trong sợ hãi, hy vọng họ lọt sổ, trong số những lực lượng tăng viện, lao mình vào một vùng mà chỉ thoát ra bằng cái chết". Sau chiến tranh, Bảo Ninh vẫn viết, rằng "bộ đội miền Bắc đã được lệnh phải cảnh tỉnh trước những ý nghĩ như là: Miền Nam đã chiến đấu anh dũng, xứng đáng, dù thế nào đi chăng nữa."

Mirsky viết về cuốn mới nhất của Dương Thu Hương, Memories of a Pure Spring, do Nina McPherson và Phan Huy Đường dịch từ tiếng Việt. Không giống những cuốn trước, Memories… không phải là tiểu thuyết viết về chiến tranh, mặc dù bối cảnh là một nước Việt Nam đang cố hồi phục sau một cuộc chiến đã chấm dứt từ 25 năm về trước, và nhiều nhân vật trong cuốn sách đã chiến đấu trong đó. Cuộc chiến được tưởng nhớ như là một thời kỳ của chủ nghĩa anh hùng, quyết tâm, não nề, và có vẻ như là một chiến thắng hổng, rỗng (… and does not seem to have much of a victory). Ai cũng đói khổ, ngoại trừ đám viên chức ăn hối lộ ngập hầu ngập cổ. Sợ công an là thường trực, ở bất cứ mọi nơi. Những tù nhân chính trị bị đối xử một cách tàn nhẫn. Nhân vật chính, Hung, là giám đốc một đoàn hát, vợ là một nữ ca sĩ 16 tuổi xinh đẹp có giọng ca vàng, tên Sương. Vợ trở thành ngôi sao. Đôi lứa được ngưỡng mộ. Nhưng anh chồng mắc vào một vụ chính trị và mất việc, trong lúc ngôi sao Sương ngày một sáng chói. Anh chồng đâm say sưa, nghiện ngập, và vào tù vì toan tính vượt biển. Cuốn tiểu thuyết đưa ra một cái nhìn mới đây (a recent view) về cuộc sống Việt – hoặc là trong những quán cá phê, những ba, nhà hát, hay trong những căn nhà của người dân – khách du lịch, hay những thương gia Tây phương không nhìn thấy nó (invisible to tourists and Western businessmen.) Hầu như chẳng có ai hạnh phúc. Hung nhớ lại, trong chiến tranh đoàn hát được lệnh phục vụ một đơn vị tình nguyện, gần 300 phụ nữ sống ở bên kia rặng núi. Họ sống ở trong rừng, xa gia đình, làng mạc, không một bóng đàn ông… Họ gần như phát khùng, một cơn khùng điên tập thể (mass hysteria). Đoàn của anh đã tới đây hai lần, và lần nào cũng vậy: những cô gái - như một đàn ong – vây lấy anh. Một lần chạy trối chết, anh núp vào một bụi rậm, và nhìn lại, anh thấy những cô gái ngồi, ôm gối, khóc nức nở; cả bọn cứ thế khóc trên vai nhau, chụm thành một đống. Đây là một cảnh tượng làm bạn nổi da gà…
Jennifer Tran


Dọn

Tục ngữ Việt Nam có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến.
Vương Trì Nhàn
Nhà viên ngoại họ Vương, dựa vào câu “Lưỡi không xương…”, mà đưa ra phán quyết về sự tha hóa của ngôn ngữ, là một sự lầm lẫn lớn, theo Gấu.
Cái sự tha hoá của ngôn ngữ chẳng liên quan mắc mớ gì đến cái lưỡi không xương, và Gấu còn sợ rằng, họ Vương lầm lẫn cái đẹp, sự đa dạng của ngôn ngữ, thành cái xấu, là sự băng hoại của nó. Giả như, thay vì cái lưỡi không xương, mà là cái lưỡi gỗ, thì sự tình còn khốn nạn tới cỡ nào!
Để chỉ trích một con người nói xuôi cũng được, nói ngược cũng được, người Việt mình mượn ngay cái lưỡi làm hình ảnh minh họa, và lấy ngay cái đẹp của ngôn ngữ, mà vận cái xấu của con người sử dụng nó. Nói rõ hơn, câu châm ngôn không nói về sự tha hóa của ngôn ngữ, mà tâm địa khốn nạn của người dùng. Vương viên ngoại lầm quá lầm rồi!
*
Sự tha hóa khủng khiếp nhất của ngôn từ, nếu hiểu theo Vương viên ngoại, chính là, bụng thì bụng ăn cướp, mà miệng lưỡi thì thốt ra lời giải phóng, bắt Nguỵ đi tù lao động khổ sai, thì nói đi học tập cải tạo. Ba cái tha hóa ngôn ngữ tầm phào, lẻ tẻ, như Vương viên ngoại chỉ ra trong bài viết, chỉ là hậu quả tất yếu, hỗ tương, dây chuyền…  của lời nói dối vĩ đại, hào nhoáng, thắng xong trận giặc này, ta sẽ xây cái nhà Mít [cái nhà ở đây, xin hiểu theo nghĩa của Heidegger, tiếng Mít] đàng hoàng hơn!
Tuy nhiên, quả có một sự tha hóa trong tiếng Mít, tương tự như trong tiếng Đức, như Steiner chỉ ra, nhưng vấn đề này vượt ngoài không chỉ ‘tâm và tầm’ của họ Vương, mà còn tất cả giới nhà văn, trí thức Bắc Kít, theo tôi, cả ở trong lẫn ngoài nước, vẫn theo tôi.
Chỉ một khi họ dám nhìn thẳng vào "tội ác", thì mới có cơ may cứu rỗi, người Mít, tiếng Mít:
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng
Cái sự tha hóa của ngôn ngữ tiếng Việt, còn là ở cái sự bắt ngôn ngữ phục vụ những mục đích chính trị, chỉ có tính nhất thời, giai đoạn. Đây là điều Kundera chỉ ra, và Gấu áp dụng nó, khi đọc Chuyển Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tuấn.
*
Đây là một tác phẩm văn chương trác tuyệt, như nhận xét của một tác giả. Lạ nhất, khó hiểu nhất, chính là từ "trác tuyệt". Với Đêm Giữa Ban Ngày, người đọc hải ngoại tá hoả vì những phát giác ghê tởm, về một ông Hồ và bà vợ của ông, về một Trần Quốc Hoàn… nên quên đi vẻ đẹp của một bông hồng khư khư cầm trong tay… Người đọc khóc cho những thân phận tù đầy, ra khỏi tù chỉ mong được trở lại, nên quên đi những dòng thơ cách mạng trác tuyệt ở trong CKN 2000. Nghịch lý là ở chỗ đó: đâu là cái đẹp, đâu là con vật? Người đọc có thể chịu đựng được những chi tiết độc, ác, những sự kiện tàn nhẫn trong văn Nguyễn Huy Thiệp; người đọc có thể thông cảm với giọng đanh đá, thái độ "dù có rũ bụi tôi cũng không dám làm quen", và khẳng định, "thế hệ tôi quả không uống giọt sữa nào, bút không chấm giọt mực nào của tiền chiến" của Phạm Thị Hoài. Người đọc trân trọng một giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một vầng trăng goá, như trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà; nhưng giọng văn đầy ắp yêu thương, quá khỏe mạnh, đầy niềm tin vào con người, ở CKN 2000, làm người đọc khựng lại: liệu vẫn có thơ, sau (trại tù) Tân Trào? Liệu vẫn có thơ sau những vần thơ, mà "cũng như hắn, Phương thích mấy câu thơ của Maia:
Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm"?
(CKN 2000, trang 106)
Mayakovsky , nhà thơ, nhà tiên phong, người cổ võ lớn lao nhất cho chế độ mới tại Nga, đã tự sát bằng súng vào năm 1930. Lẽ dĩ nhiên, những ông thần Đỏ đã làm ông thất vọng, nhưng "có thể", ông nhận ra, cái phần trách nhiệm của ông, từ những vần thơ "hắn và Phương thích" ở trên. Như Kundera chỉ ra, cách mạng Nga cần cả hai: nhà thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky (xin xem bài "Mùa Thu, những di dân", đã đăng trên VHNT). Theo ông, đây là thời đại mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera nhớ lại những năm tháng sống dưới ánh sáng cách mạng tại xứ sở quê hương (Tiệp khắc, 1948), ông đã nhận ra sự mù lòa trữ tình và vai trò cao cả của nó (the eminent role played by lyrical blindness). Những "giơ cao thẻ Đảng-bài thơ," "mặt trời chân lý chiếu qua tim"… là không thể thiếu trong thế giới toàn trị. "Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là nhà tù khi trên tường nhà giam dán đầy thơ, và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó" (Kundera, Những Di Chúc Bị Phản Bội). Cây đa Tân Trào (biểu tượng cách mạng Mùa Thu) biến thành trại tù là vậy.

*

Một trang Tin Văn Cũ

Ẩn dụ Lò Cải Tạo, cái sườn...
Ẩn dụ Quần Đảo, cái sườn tác phẩm, trở đi trở lại, và là tít của nhiều chương: Những Con Tầu của Quần Đảo, Những Bến Tầu của Quần Đảo,Từ Đảo tới Đảo, Quần Đảo Mọc Lên Từ Biển.
"Hãy cẩn thận, về điều này: Anh chiến đấu vì cái gì - và có thể nhờ vậy, anh sẽ có được nó."
Châm ngôn Nga.
D.M Thomas: Solzhenitsyn, Thế Kỷ Trong Ta.

Nói tóm lại, một gã vui nhộn, quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với bất cứ một ấn bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản.
Sau thành công của vở kịch "Elizabeth Bam", một hài kịch về một người đàn bà chờ… "được bắt và được giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch của ông là… "trò múa may phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền chuyên chính vô sản". Ông bị bắt ở ngay trên đường phố, vào năm 1941. Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà được thông báo, ông chết hai ngày trước đó. Mười bốn năm sau khi mất, tên tuổi của ông được phục hồi. Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông vào danh sách: viết chuyện cho nhi đồng.


Tháng Tư  Mộ Khúc
Bài ca nhịp phách đưa người chết

 Lời Cuối Cho Nam

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Chúng nó làm phát xít
Chúng nó làm cộng sản
Chúng ta làm tù nhân
Thanh Tâm Tuyền

Trước một bé chết đói

Lưu Vong và Ngôn Ngữ

Bích Khê
Thơ lạ như thần ưng
Đà Lạt
Đêm Té Sấp

Gửi Diên Trường

Người tình của Văn Cao

Giả sử có một "em" mê văn chương, nhưng không mê nhà văn, thì sao? Có một trường hợp, do Lawrence Durrell kể, trong Bộ Tứ Alexandria: Một em rất đoan trang, và rất diễm lệ. Em viết văn hoài mà không thành. Đi coi bói. Ông thầy nói, đó là do em "còn đoan trang" quá. Thế là em đến gặp một văn sĩ, năn nỉ: Anh ơi, hãy làm cho em trở thành đàn bà đi, để em làm văn sĩ!


Con Bọ của Kafka và cuộc chiến Việt Nam

Gửi Ông Tụ
Man Booker Prize
Tướng Về Hưu  VS Tướng Âm Binh (1)

Mặc dù Kadare vẫn được ngưỡng mộ, như là một thi sĩ tại Albania, danh tiếng quốc tế của ông, là do văn xuôi mà có, đặc biệt là những tiểu thuyết lịch sử. Cuốn nổi cộm đầu tiên của ông, Tướng Âm Binh, nguyên bản tiếng Albania xuất hiện vào năm 1963, bản tiếng Anh, The General of the Dead Army,1971. Nhìn thời gian cuốn sách được xb, tác giả khi đó chỉ mới hai mươi bẩy tuổi, Tướng Âm Binh có thể được coi như là một tác phẩm về tuổi trẻ, tuy nhiên, đây luôn là một trong những cuốn tiểu thuyết gây tác động, effective, nhất, của Kadare. Và được biết đến nhiều nhất.
"Như một con chim kiêu ngạo và cô độc, bạn sẽ bay trên đỉnh những ngọn núi thầm lặng và bi thiết kia, kéo những con người trẻ tuổi đáng thương của chúng ta, ra khỏi chốn bấu víu hiểm nguy, lởm chởm đá nhọn kia." Đó là viễn tượnng của viên tướng Ý, trên đường đi cùng một vị tu sĩ buồn bã, cả hai có nhiệm vụ tới Albania nhặt nhạnh xương cốt của những binh sĩ của ông ta, đã ngã xuống hai mươi năm trước. Ông ta bắt đầu thực hiện những bổn phận, theo một nghĩa rất ư là lớn lao, rất ư là hiển hách, và cho rằng, chỉ những trách nhiệm cao cả như thế đó mới xứng đáng với cương vị một viên tướng. "Trách nhiệm mà ông đang thực hiện, thì có đâu thua gì sự cao cả của những người Hy Lạp, những cư dân thành Troy, sự trang nghiêm của những nghi lễ cúng tế, an táng thời Homer." Vị tướng thấy mình ở trong một xứ sở u ám, mưa liên miên, dân chúng thì u sầu ủ rột, như lúc nào cũng ăn năn, sám hối một điều gì, và trong một không khí như thế, ông ta bắt đầu thực hiện cái trách nhiệm cao cả của mình, là thu gom những tro than, những xương tàn của một đội quân đã nằm xuống trong tan hoang rã rời. Dần dà, và không thể tránh được, ông thấy mình đối đầu với những thực tại điêu đứng của quá khứ, và bị ám ảnh bởi tính phù phiếm, vô vị, chẳng ra cái thống chế gì, chính là nhiệm vụ cao cả của mình. Bao nhiêu dự  tính, bao nhiêu mộng đẹp, cao cả mà ông vẽ ra từ những thuở nào, nay trở thành cơn ác mộng cá nhân, của riêng ông, khi, mớ xương cốt của viên đại tá ghê tởm, Colonel Z, được một bà già điên khùng ném, ngay dưới chân ông
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.
Mưa xối xả trên kính trước chiếc xe díp nhà binh được dành riêng cho vị tướng là một ẩn dụ bình dị trong văn Kadare. Vào lúc Tướng Âm Binh được xuất bản, cơn mưa xối xả thường hằng [constant], và nhiều cảnh khác ở trong truyện cứ thế lừng lững đi thẳng vào văn học Albania. Những đám mây bão xám xịt, bùn, và thực tại ủ rột, đơn điệu của một ngày như mọi ngày,chúng đối chọi thật sắc bén với phương đông hồng sáng chói không thể nào khác được, cùng cả trăm ngàn những vinh quang, những chiến thắng của Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội. Cũng thế, là viên tướng Ý. Ở đây, chúng ta thấy một thủ thuật đắc ý nhất, của nhà văn, hơn bất cứ thủ thuật nào khác, nhằm đạt được tham vọng, kéo văn học của xứ sở của mình thoát ra khỏi sự dửng dưng, cả về văn phong lẫn đề tài của nó, thoát ra khỏi cái nhìn Albania xa vời và bị ám ảnh bởi quá khứ, dưới mắt ngây thơ và không thể nào hiểu nổi của người ngoại quốc. Ao ước của nhà văn, hay viễn tượng của ông, là làm sao tạo được hình dáng cho một xứ sở Âu Châu, đã trở nên tách biệt hẳn ra khỏi Tây Phương, còn hơn cả Tây Tạng, và còn giúp cho những người dân Albania, chính họ, nhìn rõ mảnh đất quê hương, như là những người khác sẽ nhìn nó như vậy.
Sau lần xuất bản đầu, 1963, và lần sau, có sửa chữa lại, 1967, chính bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm, Tướng Âm Binh, Le Genéral de l’armée morte, 1970, đã đạt cơ sở cho sự nổi tiếng quốc tế của Kadare. Bản tiếng Anh, xuất hiện liền sau đó, đã được tái bản ít nhất là sáu lần.

Cái gì đã khiến cho Kadare, sống trong một chế độ Stalinist tàn bạo nhất, không thể tưởng tượng được, có đủ can đảm để viết rồi xuất bản một cuốn tiểu thuyết với những nhân vật chính là một viên tướng Phát xít và một tu sĩ người Ý? Bởi vì can đảm là cần thiết, ở đây.
(1) Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!
TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, 2000, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, first rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".

*

Về tác giả Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá, [hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.
Rẻ tiền, là 60 ngàn Anh Kim!
Nhưng, với tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare nhận xét, “Danh sách chót không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính giới thiệu bài viết về Kadare trên Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS, rất thú vị, về ông, sẽ cống hiến các bạn trong những kỳ tới.

Nhật ký Tin Văn


Hỏi Nát Lương Tâm, Hề, Nhân Loại!

Gấu và e-VHNT

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn[g] Chúng Ta.

"Bà xã biểu tôi, đã tới lúc nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn, nhưng tôi chưa thể chết".
Ẩn nói, "Chẳng có nơi nào cho tôi, để mà đi tới. Địa ngục thì dành những tên lừa đảo. Thứ này thì đầy rẫy ở Việt Nam. Thành thử, địa ngục bây giờ nghẹt cứng rồi."
["My wife tells me it's time to make room for the younger generation, but I can't die yet," he says. "Hell is reserved for crooks, but there are so many of them in Vietnam, it's full".]
Bass
Qua tin báo chí, viên tướng tình báo cộng sản, Phạm Xuân Ẩn, trước nằm vùng tại miền nam, có gặp gỡ phái đoàn quay phim, khi đang được quay tại Sài Gòn và cho biết, ông có chứng kiến vụ nổ bom trên, và cho biết thêm, ông biết nhà văn Graham Greene là gián điệp Anh. Điều này thế giới đều biết, vì Greene cũng chẳng giấu. Nhưng chi tiết trên chứng tỏ, Ẩn đã hoạt động gián điệp từ lâu. Và cái việc, vào giờ chót, ông ta đưa Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời ông Diệm, lên máy bay ra nước ngoài, chứng tỏ một điều: hai người có thể đã hiểu rõ nhau từ khuya!
NQT: Tản mạn về phim & Những ngày ở Sài Gòn

greene

Greene đi hành quân cùng lính Tẩy tại Phát Diệm

Ẩn được thưởng mề đay chiến công sau chót, là do vai trò của ông chơi trong chiến dịch sau cùng, Chiến Dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn. Nhưng việc làm sau cùng của chàng, trong chiến tranh, là một hành động vì bạn. Trong những giờ phút sau cùng Sài Gòn sắp rơi vào tay Cộng Sản, Ẩn xếp đặt cho cuộc trốn chạy của một người thầy cũ, Ông Trùm Gián Điệp Của Miền Nam, Trần Kim Tuyến. Trong bức hình trứ danh chụp cảnh chiếc trực thăng cất cánh, trên đỉnh một căn nhà vẫn cứ bị lầm là Toà Đại Sứ Huê Kỳ, thực ra, là mái một căn cứ của Xịa, cách đó hai dẫy nhà [blocks], người cuối cùng đang leo thang lên máy bay, là Trần Kim Tuyến. Bên dưới, đệ tử của Ông Thầy, Phạm Xuân Ẩn đứng, vẫy tay, bye bye.

continatal

Một trong những căn phòng tại khách sạn này trên đường Catinat, là nơi Phượng và Fowler [nằm hít tô phe] chờ Pyle, mở ra Người Mỹ Trầm Lặng. Đây cũng là nơi Time đặt văn phòng. Ngay sau khi Diệm chết được ít lâu, Gấu có ghé, như là chuyên viên Bưu Điện kiếm job phụ, nhưng người Time cần, là một chuyên viên viễn ấn. Khi đó chưa có Ẩn.
Nayan Chanda, làm cho Reuters và Far Eastern Economic Review, nhớ lại cảnh, nhìn Ẩn đứng ngay trước Dinh Độc Lập vào ngày cuối của cuộc chiến, khi chiếc xe tăng Cộng Sản số 843 xô tung cổng sắt tiến vô.
"Có một nụ cười là lạ, diêu diễu nở ra trên khuôn mặt anh ta. Có vẻ như anh ta hài lòng và cảm thấy hòa bường với chính anh ta. Tôi thấy kỳ kỳ," Chan nói.
Sau đó, Chan hiểu ra rằng, anh ta đang ăn mừng chiến thắng của Cộng Sản, mà trong chiến thắng đó, có công lao nằm gai nếm mật ròng rã ba mươi năm của chàng.
Bass


W. Faulkner: Tại sao tui?

Dream Textures
A brief note on Nabokov
W.G. Sebald