*

Tạp Ghi
1 2 3 4 5


















Phê
Phê Bình Là Gì?
For the (sterile) old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer (to all those who want to write): the being of literature is nothing, but its technique.
In short, if we transcribe this truth into semantic terms, this means that a work's specialty is not a matter of its concealed signified (no more criticism of "sources" and "ideas"), but only a matter of its significations. Kafka's truth is not Kafka's world (no more Kafka-ism), but the signs of that world. Thus the work is never an answer to the world's mystery; literature is never dogmatic. By imitating the world and its legends (Marthe Robert is right to devote a chapter of her essay to imitation, a crucial function of all great literature), the writer can show only the sign without the signified: the world is a  place endlessly open to signification but endlessly dissatisfied by it. For the writer, literature is that utterance which says until death: I shall not begin to live before I know the meaning of life.
Kafka's Answer
Thay cho câu hỏi cạn kiệt sức sống, cũ kỹ, tại sao viết? [bản văn] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới, viết thế nào? Và cái như thế nào vét cạn cái tại sao, cụt lộ biến thành thông lộ, và một sự thực xuất hiện. Đó là sự thực của Kafka, đó là câu trả lời của Kafka: hữu thể của văn chương chẳng là gì, ngoài kỹ thuật của nó.
.... Với nhà văn, văn chương chính là tiếng thét, vang vọng cho tới chết: Ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu sống trước khi hiểu được ý nghĩa của cuộc đời.
Ngôn ngữ sống không phải nhờ phê bình
Văn chương và Siêu ngôn ngữ
Trang Roland Barthes
*
The £60,000 Man Booker International prize goes today to the Nigerian author Chinua Achebe in a decision which confers equal lustre on giver and receiver.
In choosing to give the award to a man who is regularly described as the father of modern African literature, the judges have signalled that this new global Booker has achieved the status of an authentic world award in only its second contest.
Man Booker International judges honour Chinua Achebe
Chinua Achebe's long wait for recognition highlights the invisibility of non-western writers
Maya Jaggi
Thursday June 14, 2007
The Guardian
Cái sự chờ đợi quá lâu để được nhìn ra, của cha già văn chương Phi Châu này, cho thấy, đám nhà văn Tây Phương hình như hơi bị mù dở, hoặc cận thị.
Hoặc là do tài "tàng hình" của những nhà văn không phải Tây Phương.
Man Booker Inter trao cho ông, tuy muộn, nhưng đúng là một chọn lựa thực xứng đáng. Nelson Mandela, vinh danh ông nhà văn chiến sĩ của tự do, trong lần kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Chinua Achebe, nhớ lại 27 năm tù của mình, và, lèm bèm, chỉ cần một ông nhà văn như ông này, là tường nhà tù thi nhau đổ xuống...
A long way from home
Đường về nhà xa quá.
Published in 1958, Things Fall Apart turned the west's perception of Africa on its head - a perception that until then had been based solely on the views of white colonialists, views that were at best anthropological, at worst, to adopt Achebe's famous savaging of Joseph Conrad's Heart of Darkness, "thoroughgoingly racist". As research for his 1975 essay on the Conrad book, Image of Africa, Achebe counted all the words spoken in Heart of Darkness by Africans themselves. "There were six!" he tells me, laughing luxuriously. The rest of the time Conrad's Africans merely make animal noises, he says, or shriek a lot.
Khi trao giải Man Booker Intel cho Chinua Achebe, một cách nào, là chấm dứt cách nhìn Phi Châu của những tác giả như Conrad. Chinua Achebe là người phạng Conrad đau ra trò, chữ của một BVVC, khi nhắc tới những lời phê bình của Gấu, về một bài viết của anh.
Chinua Achebe nói về ông, bây giờ, tôi là nhà văn do thực tập mà thành, nhưng khi bắt đầu, tôi chỉ biết, có một điều gì ở bên trong tôi, muốn tôi nói ra, tôi là ai, không nói không được ["I'm a practised writer now,"...  "But when I began I had no idea what this was going to be. I just knew that there was something inside me that wanted me to tell who I was, and that would have come out even if I didn't want it."].
*
“Yếu tố quyết định trước hết chính là nhà phê bình”.
Nguồn
Đọc ông này, và những lời phán của ông, về tình trạng nhiễu loạn phê bình ở trong nước làm Gấu nhớ đến Cioran, và lời than của ông, trong bất cứ mỗi chúng ta, đều có một nhà tiên tri đang ngủ. Và khi nhà tiên tri này thức giấc, là thế giới lại hơi được có thêm, tí ti xấu, tí ti tệ. (1)
Và , "tiện thể", còn làm Gấu nhớ đến bạn hiền NXH, người có nick thật đặc biệt, "ông chủ hãng than"!
Câu phán của ông, "yếu tố quyết định, trước hết chính là nhà phê bình", thực sự, là để nói về chính ông ta, và những phê bình gia như ông, những người không biết viết văn, chỉ biết viết phê bình.
Thứ như thế, đã trở thành phế thải, và chẳng mong chi thay thế, bằng một thứ bảnh hơn - nhà văn là nhà phê bình, và, bảnh hơn nữa, là nhà độc giả, như cả hai nhà kia cộng lại - đây mới là thảm họa văn chương Mít chúng ta.
(1) Dans tout homme sommeille un prophète, et quand il s'éveille il y a plus de mal dans le monde...
Cioran: L'anti-prophète, trong Précis de décomposition (Gallimard, 1949).

Cái sự nhiễu loạn phê bình, về một mặt nào đó, là triệu chứng tốt, cho văn chương ở trong nước, nói theo kiểu một nhà phê bình Mẽo, hình như Epstein thì phải, khi ông cho rằng, những cuốn sách dở có khi cho chúng ta nhiều dữ kiện về một thời đại. Lịch sử ghi nhận, những cuốn sách hồng dành cho thiếu nhi của Bà Công Tước de Segur, có nhiều xác chết quá, và sau đó người ta khám phá ra, ở vào thời của bà, yêu đương thì thầm lén, nhưng chết chóc thì... vô tư. Sự nhiễu loạn phê bình ở trong nước, chắc chắn sau này, sẽ để lại rất nhiều dấu vết...  vô tư như thế, và nhờ đó, hậu thế sẽ hiểu ra, bằng cách nào văn chương Việt Nam vượt qua cơn khủng hoảng, từ chưa từng có phê bình, qua thời kỳ quá độ, nhiễu loạn phê bình, tới một thời tương lai chưa biết ra nàm sao của nó.
Gấu đã có lần đã sử dụng ý niệm "xấu hơn tốt" này, khi đọc Cơ Hội Của Chúa của Nguyễn Việt Hà: Cuốn đầu tiên 'thất bại', mở ra thời đại văn chương tiếp theo thời hoàng kim viết dưới ánh sáng của Đảng.
Cũng vậy, nhiễu loạn hay không nhiễu loạn, đây là lần đầu tiên có phê bình, ở Việt Nam, sau cơn trầm luân "xuyên suốt sợi chỉ đỏ", "hồng hơn chuyên"...
Bài phỏng vấn cho thấy cơn dẫy chết của những tay phê bình chính thức, nhà nước... Sự cay cú của ông ta, khi có người toan tính chỉ tay vào bóng đen, cho thấy điều này. Nhưng nhận xét  "bẻ queo vào chính trị" cho thấy, chừng nào còn toàn trị, là chưa thể nào có văn chương.
Còn điều này, cũng thật quan trọng, là, cái sự khủng hoảng phê bình, đầu nậu, nhà xb chi phối phê bình, có vẻ như chỉ xẩy ra ở thành phố Sài Gòn, chứ không phải ở Hà Nội.
Ở Hà Nội, chẳng có vấn đề gì, cái đó mới thật thê thảm, ngoài sự kiện đang nổi cộm, NHT được phong thánh, bởi Ông Tây thực dân thuộc địa ngày nào, vì những đóng góp trong thể loại truyện ngắn, cũng ngày nào, ngày nào...
NHT đã từng chê, không thích được phong thánh, như trong bài phỏng vấn ở trong nước, cho biết. Ông còn khuyên thế hệ đàn em, biết văn là phải biết mẹo. Mẹo gì, ông không nói.
Không hiểu, ông có biết, nhà văn Nobel Thổ, cũng đã từng từ chối phong thánh như ông?
*
ORHAN PAMUK (1952-)
Did you know?
In 1998 Pamuk refused to accept the prestigious title of "state artist" from the Turkish government. He said that if he accepted it he could not "look in the face of people I care about".
Guardian

Bạn biết chưa?
Vào năm 1998, nhà văn Pamuk - người tố cáo vụ "Mậu Thân Thổ":  Tội diệt chủng - đã từ chối danh hiệu cao quý "Nghệ Sĩ Ưu Việt Của Nhà Nước". Ông nói, nếu nhận, là chẳng dám "nhìn tận mặt những đồng bào mà ông lo lắng cho họ."
Journal 8/31
*
Cái sự kiện thành phố Sài Gòn, trở thành kinh đô văn học, với tất cả những thói hư tật xấu của cái bệnh trưởng thành "của nó", trong có cơn khủng hoảng phê bình, là một điều thật đáng mừng cho những đứa con phải bỏ chạy "của nó", như Gấu này!
Đây là dấu hiệu con phượng hoàng tái sinh, từ cơn phần thư sách năm nào chăng?
Bởi vì Sài Gòn, thủ đô kinh tế, thì là chuyện Diễm ơi xưa rồi, nhưng nay, trở thành thủ đô văn hoá, mới là chuyện đáng mừng, chứng tỏ cơn trầm luân, ở trong Lò Luyện Ngục của nó đã hết?
*
G. Steiner, trong bài viết "Triết gia cuối cùng?" trên tờ TLS (The Times Literary Supplement 19 May, 2000), đã nhắc tới một phương ngôn của người Pháp, theo đó, trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, ngôi sao của Sartre lu mờ so với những "địch thủ" của ông như Camus, Raymond Aron, bởi vì thời gian này, ông còn ở trong lò luyện ngục (purgatoire). Và đây là "phần số", chỉ dành cho những triết gia lớn, tư tưởng lớn. Theo ông, hiện nay, ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, và một số quốc gia Đông Âu, thế giá và huyền thoại của nhà văn đã từng từ chối giải thưởng Nobel văn chương này, đang ở trên đỉnh. Ở đâu, chứ ở Pháp thì quá đúng rồi: sau 20 năm ở trong lò luyện ngục, Sartre trở lại, và đang tràn ngập trong những tiệm sách, với nào là tiểu sử (loại multi-volume), nào hội thảo, đối thoại, gặp gỡ (rencontres)… Theo như Jennifer Trần tôi được biết, tạp chí Văn, trong tương lai, sẽ dành trọn một số báo để nhìn lại "triết gia cuối cùng của nhân loại", đặc biệt bởi những nhà văn Miền Nam đã một thời coi ông là "thần tượng", như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân…
Buồn Nôn

Nhân Dân 'chế biến' phỏng vấn CNN
Nguồn
Gấu này không ưa Bi Bì Xèo, và đã từng lèm bèm nhiều lần.
Nhưng cái tít trên thì thật là tuyệt.
Thêm một tí, thí dụ hai chữ [“Nhật báo”] Nhân Dân là… hỏng!
"Ẩn dụ" 'chế biến' cũng thật đắt!
Bỗng nhớ những bài nhạc Cách Mạng được "chế biến", thời gian Gấu được đi học tập cải tạo.
Thí dụ,
"Cây cuốc cong rồi cây cuốc gẫy",
"Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm,
Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài".
*
Bản văn chế biến mới đích thực nguyên tác.
Như thể người viết ra bản gốc, biết trước, chỉ là tạm thời, trong khi chờ thời gian đem đến cho nó bản đích thực.
Hay nói theo Borges, nhiều khi bản dịch bảnh hơn [ông dùng chữ "trung thực"] hơn bản gốc.
*
Hướng giải quyết vẫn là vận động, thuyết phục bà con trở về địa phương càng sớm càng tốt. Biện pháp ấy là chính. Tôi nghĩ bà con cũng nên hiểu như vậy, vì ở TP.HCM không có cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của bà con, cho dù có tập trung ở TP.HCM đến bao lâu đi chăng nữa, mà đời sống lại thêm khó khăn.
Nguồn
*
Có người dân nào mà muốn khổ như thế đâu, nhưng địa phương chính là lũ ăn cướp, họ mới phải lên thành phố. Bây giờ nói, HCM (1) mà cũng chịu thua, thì đành kêu Trời vậy.
(1) Gấu mô phỏng Bi Bì Xèo, bỏ đi chữ TP.
Hết công nhân biểu tình, đình công, bây giờ đến nông dân, vậy mà Đảng vẫn mặt dầy tự coi là đại diện cho họ.
Hải ngoại lên tiếng, thì lại gán tội bám đít ngoại bang, chống Cộng điên cuồng!
Mà cũng đành phải điên cuồng thù Cộng mà thôi, bởi vì chúng tước đoạt của cả nước, giấc mộng tuyệt vời thống nhất, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn.
Chính vì cả nước tin vào giấc mộng tuyệt vời đó, mà VC thắng trận, rồi trở mặt, trở thành kẻ cướp!
Khi biến thành kẻ cướp, như nhãn tiền hiện nay, thì làm sao không thù?
Còn Đảng là còn Khổ, 
Hết Đảng là có Phở!
Cái Đẹp và Con Thú
7
Bùi Ngọc Tấn & NQT @ BNT's, 2001

... cho dù có tập trung ở TP.HCM đến bao lâu đi chăng nữa...
Cụm từ này khốn nạn quá, đầy vẻ thách thức - phải nói là - luơng tri con người.
Bởi vì, rõ ràng là dân địa phương hết còn trông mong vào lũ ăn cướp tân cường hào ác bá, mới phải lên thành phố chịu cảnh màn trời chiếu đất.
Nếu thực sự muốn lo cho họ, thì bắt buộc phải mở ra một văn phòng tạm thời.
Làm sao lại có thể tuyên bố một cách tàn nhẫn, vô trách nhiệm như thế?

Bạn phải vô trang này, của BBC, và đọc những thư độc giả ở trong nuớc, để cùng đau nỗi đau của người nông dân Miền Nam:
Thanh Thảo, TP HCM
Tôi thấy những người lãnh đạo đang hành xử thật sự quá đáng! không một lên tiếng hay có bất cứ phản ứng gì công khai, và báo chí cũng vậy! Vô cùng quá đáng và đáng hổ thẹn! Một con mèo có khi còn được tọa lạc cả thườn thượt một trang báo, đằng này, con người thì không! Tối hôm qua và sáng hôm nay trời mưa rất to, tôi đi mưa chỉ khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ mà đã muốn xỉu vì lạnh, về tới nhà tôi còn có nước nóng áo lạnh và mùng mền. Còn họ ở đó thì có gì chứ? ăn dầm nằm dề, vật vã ngoài vỉa hè như vậy, ai muốn? người ta muốn nông dân Việt Nam chết hết đi cho rảnh mắt hay sao đó mà?
Nguồn

*
Hình 1: Cô bé Do Thái này không có bằng, hay giấy phép, lái xe đạp. Varsovie, 1937.
Hình 2: Tại bếp ăn dành cho người bản xứ, hai chị em [hai bà xơ?] đang trầm tư trước dĩa cháo. Hỏi, người chị, ngồi phiá bên phải, trả lời, ở đây còn được ăn cháo, ở nhà, mẹ chúng tôi không có cháo ăn. Prague, 1937.
Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, Tháng Sáu, 2007.
Khi gọi cuốn sách của mình bằng cái tên Sự huỷ diệt, La Destruction, (1) mà không phải là, Lò Thiêu, Holocaust, hay Shoah, tiếng Hebreu, Raul Hilberg muốn xác quyết, cung cách mà từ đó bật ra số phận người Do Thái, do chế độ chính trị Nazi gây nên.
(1) Sự huỷ diệt dân Do Thái tại Âu Châu.
*
Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam, tương tự. Chiến thắng của Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.
Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng...  đó là những bằng chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.
Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt Miền Bắc.
*
Khi nào văn chương trong nước dám đụng vô những chuyện như trên, về "Trái tim của bóng đen" [Hà Nội], về Khải Huyền Dối Trá [Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước], về Con Bọ [hiện tượng Chúa Sẩy Thai], thì lúc đó, mới có thể nói đến phê bình văn học.
Theo nghĩa trên, Steiner đã từng phán về Lukacs: Vào thời của ông, thật khó mà làm, một phê bình gia. (1)
Bởi vì còn quá nhiều việc khác quan trọng hơn, "việc cần làm, phải làm ngay"! [Gấu chôm của đồng chí Nguyễn Văn Linh]
(1) Ở thế kỷ 20, thật không dễ dàng đối với một con người lương thiện, để là một phê bình gia văn học. [In the 20th century it is not easy for an honest man to be a literary critic]. Có quá nhiều điều khẩn cấp phải làm. Phê bình chỉ là một tuỳ thuộc.
G. Steiner: Georg Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ sứ của ông.
Trong Ngôn ngữ và câm lặng.
Thật không dễ, đối với một kẻ lương thiện, là phê bình gia, ở vào thế kỷ thứ 20, thế kỷ Gulag.
[In the 20th century it is not easy for an honest man to be a literary critic].
Từ" lương thiện", thật đắt! NQT
*
D.M. Thomas, khi viết về cuộc đời Solzhenitsyn, cũng nhận ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khi chủ nghĩa Cộng Sản ra đời tại Nga, nhưng ông gọi là hiện tượng Kẻ Cứu Vớt, Thiên Sứ...  biến thành Quỉ Sứ.
*
Bởi vì Demon, và Savior, chỉ là một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến thành Demon. Vẫn chỉ là một thứ.
Nên nhớ, không phải Dos là người đầu tiên nhắc tới Demon, Quỉ. Quỉ của Pushkin - viết năm 1830, một trăm năm trước cơn phẫn nộ của Stalin giáng xuống đầu nông dân Nga - mô tả một chiếc xe ngựa bị bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo xe bị quỉ xúi giục và cứ thế lao vào địa ngục.
Tới thời Dos, Những Con Quỉ  [thường được dịch là Lũ Người Quỉ Ám, 1871], Quỉ biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh.
Hãy tưởng tượng, 1921, ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin, và sảng khoái la lên, cứu tinh đây rồi, đây là tri âm tri kỷ, kẻ đồng điệu, người đồng hành. Tầng lớp trí thức Miền Bắc đã đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi, như thế đó, sau Người. Họ thực sự tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may, cơ hội đổi đời. Chính niềm tin này là nền tảng của, thí dụ, "Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng thật bi hùng, bi tráng, bi thương, trai tráng làng, người người trích máu tay, làm đơn tình nguyện xin đi chiến trường miền nam.
Nhưng 1975, tất cả đều chưng hửng. Đều vỡ mộng. Hãy tưởng tượng tâm trạng của DTH lúc đó.
Như một nhà tiên tri, Kafka đã nhìn ra từ bao lâu cảnh này, trong Y sĩ đồng quê.
Độc giả Việt, đọc ông, mà cứ nghe ra giọng của DHT, vào đúng cái ngày cay đắng nhục nhã:
"Ta đã bị bội phản! Bội phản!"
Savior, Vị Cứu Tinh, là tên ở trong chuồng ngựa [với Tướng về Hưu, là chuồng heo], và cũng là Demon, Con Quỉ, như cô gái Rose trong truyện đã than thở: Ngưòi ta không biết trong nhà mình có gì.
Điều này giải thích sự băng hoại sau 1975 của miền bắc, rồi ảnh hưởng đến cả nước. Nó là niềm tin trước đó, được lật ngược lại.
Tuổi Bụi