*

Tạp Ghi



















30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?

Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải
Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Đi tìm cái tôi đã mất Nguyễn Khải — Cập nhật : 06/05/2008 21:57
Tuỳ bút chính trị cuối cùng của nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008)
Đi tìm cái tôi đã mất (3 và hết) Nguyễn Khải — Cập nhật : 06/05/2008 21:59
 
Đi tìm cái tôi đã mất (2) Nguyễn Khải — Cập nhật : 05/05/2008 23:47

Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.
Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
Nguồn

Vì bài viết chưa đăng hết, cho nên chưa dám có ý kiến. Tuy nhiên, hai đoạn trên có vẻ chửi bố nhau.
Cũng không hiểu cái tít là của Nguyễn Khải?
Về trường hợp Nguyễn Khải, khi ông mất, Gấu có đi một đường bói mu rùa, ông chọn Đảng thay cho Bố, vì ông không được Bố thừa nhận. Bố là quan, ông thuộc dòng con thứ.

*

Gấu đọc Thời gian của Người, và bị hớp hồn. Nhân vật Quân ở trong đó, cứ như là một thứ siêu điệp viên, cộng thêm một hiệp sĩ, giống y chang anh chàng dũng sĩ trong Cửa Tùng đôi cánh gài [của Nhất Hạnh], tạ Thầy, hạ san, xuống núi, hành đạo. Gấu còn nhớ, cái cảnh anh chàng Quân đi vô khu, gặp đồng chí, cấp trên, mặt phải bịt kín... mãi sau này, mới biết, đây là hoá thân của Cao Bồi, tức Phạm Xuân Ẩn.

Vòng sóng đến vô cùng có thể coi như phần tiếp nối Thời gian của Người. Anh chàng Quân bây giờ làm chủ một xí nghiệp, bị bao vây trùng trùng điệp điệp bởi lũ bọ, tham nhũng, hủ hoá, triệt, khử lẫn nhau...
*
Bài viết của Gấu, Viết báo ở hải ngoại, cho một tờ "báo hải ngoại", khi còn ở Sài Gòn, là được gợi hứng, khi đọc Nguyễn Khải.
Có thể nói, có một thời kỳ, ngay sau 30 Tháng Tư 1975, tất cả Miền Nam đều có cái không khí... Nguyễn Khải! Hay nói một cách khác: Quả là đã có một thời văn chương lẫm liệt đúng như Người phán.
Lẫm liệt một thời

Nào là:
Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng
Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng

Ui choa, lại thấy nhớ công trường Phạm Văn Cội, Củ Chi Thành Đồng, thời gian Gấu đi cải tạo lần đầu.

Hay:
Tổ Quốc ơi ta yêu Người mãi mãi,
Từ trận thắng hôm nay,
Ta xây lại bằng mười.

Bài này hình như cũng nghe lần đầu ở trại cải tạo, nhưng mà là lời hai:
Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm
Từ trận thắng hôm nay
Ta ăn độn dài dài!

Còn nhiều. Nhiều lắm.
Và nạn nhân đầu tiên của không khí phấn khởi đó, là me xừ Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, như Gấu đã từng kể qua.

Nạn nhân đầu tiên của VC
*

Đọc sơ sơ Bút Ký Chính Trị, dù chưa đăng trọn bài viết, đã tiên tri ra được, sẽ không có được một tí "khó hiểu nào về cái cực ác".
Vẫn một thứ lẫm liệt "Vũ Như Cẩn":

Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
 *
Điều khó hiểu của cái cực ác

Tôi không tài nào hiểu làm sao cái điều tệ của con người lại có thể tạo nên được một tác phẩm yêu thương. Đó là nỗi ám ảnh bệnh hoạn bám dai dẳng theo tôi bắt tôi phải đặt câu hỏi này. Tên cảnh sát mật vụ SS đứng đầu trại tập trung, ngày thì tra tấn tù nhân, tối về nghe nhạc du dương với con cái, đọc thơ văn lãng mạn. Tôi không làm sao hiểu và cũng chẳng ai giải thích cho tôi, cả ông Lacan, cả những người chuyên giải mả các cấu trúc, không một ai giải thích cho tôi được. Không một cố gắng để hiểu bí ẩn to lớn này của tâm hồn con người. Tôi không tin bộ óc có hai phần, phần xưa và phần... Chỉ là chuyện đùa. Nếu gần bên phòng hơi ngạt, người ta chơi một bản nhạc của Bach, thì cho phép tôi có một nhận xét hoàn toàn ngu xuẩn: tại sao âm nhạc không lên tiếng nói không? Nó cứ hằn trong tâm trí tôi mãi. Tôi đã 75 tuổi (năm 2005) tôi sắp chết mà cũng chưa hiểu. Âm nhạc không lên tiếng nói không, tranh vẽ cũng không lên tiếng nói không, thơ văn cũng không lên tiếng nói không. chỉ còn lại câu hỏi của các câu hỏi.
Đó, người ta vẫn nghe cải lương, vẫn nghe “mưa vẫn mưa rơi...” và người ta vẫn làm dự trù kế hoạch 68 dù biết thành phố đó toàn người quen của mình, học trò, bạn bè, thân thích.
Vì thế cái đẹp chẳng cứu được gì... Cái đẹp là cái cuối cùng bám vào để nói rằng có một cái gì đó còn có thể cứu được thế giới xấu xa người ăn thịt người này. Nếu không còn cái đẹp thì chẳng lẽ con người ở trong hố với sư tử sao?
Đó, gởi bác.

[Độc giả Tin Văn]

*

And  let my works be seen and heard
By all who turn aside from me…
Pushkin, The Prophet 

Đối với nhà văn, mất mát là thu nhập, Guenter Grass nói, về tai ương khủng khiếp giáng xuống dân Đức.
Trong nhiều năm sau 1975, Gấu vẫn thường tự hỏi, về mình, về người, và về TTT: giả như ông không trở về Đất Bắc như người tù, thì làm sao lại ‘làm được thơ’, ở một nơi chốn không thể làm thơ.
Milosz nói đến những bài thơ của ông, làm ở ‘hậu môn thế giới’, Kertesz, khi ông nói đến chút mặt trời trong địa ngục, là cũng cùng một kinh nghiệm như vậy?
Còn nhớ, thời gian TTT bị gọi động viên, và ra  trường, được điều về làm gác kho xăng, một lần ngồi Quán Chùa với Mai Thảo, nhắc chuyện trên, ông có vẻ buồn, chứ không mừng cho bạn mình: giá mà ‘nó’ đi lính, thứ kia kìa, thì chắc là sẽ ghê lắm đấy!
Đẩy cho đến tận cùng suy nghĩ trên, nhân ngày giỗ đầu [nhân ngày giỗ thứ nhì. NQT], và nhân ý kiến cho rằng, ông đã thoát, đã đạt, đã ngộ, thì, một ông TTT như thế liệu có ích chi, cho cả một độc giả bây giờ, [And  let my works be seen and heard/ By all who turn aside from me…Pushkin, The Prophet], hay cả một nửa độc giả, trước đây?
Nói rõ hơn, như khi ông trả lời Lê Hữu Khoa, làm sao lại viết, như chưa có gì xẩy ra, chúng ta phải hiểu câu này như thế nào?
Liệu, chính cái việc gác cây xăng, chưa từng bắn một phát súng [như ông đã có lần tự trào], đã khiến ông không thể nào viết, lại viết?
Và, giả như ông, đã từng bắn rất nhiều phát súng, thì sao?

*
Akhmatova, với Bà, nghệ thuật và đạo đức là một, đã nhìn thế kỷ ‘thực’, the ‘real’ century, - trong đó, Con Người, từ chối hình ảnh của nó, và cố tìm cách biến mất - như là một cái bóng từ từ xuôi theo dòng Neva, dọc hai bến bờ, kè đá, lịch sử của nó. Cô độc như chưa từng cô độc, giữa cả đám nghệ sĩ, bà tiên đoán điều ghê rợn, the horror, và trở thành một Cassandra tân thời. Viết Kinh Cầu, vào thập niên 1930, khi đứng xếp hàng trước nhà tù, mỏi mòn chờ tin đứa con trai, bị kết án tử hình, bà viết một tác phẩm đầy ám ảnh, về sự thống hối, repentance, của đám nghệ sĩ, trước Cách Mạng.

Làm sao thống hối, nếu không phạm tội?
Nếu không bắn một phát súng?
Theo Gấu, cái sự TTT không thể viết lại được một phần lớn, là do ông sạch quá, tiết tháo quá, cương trực quá.
Đúng như Milosz đã từng nhận xét, về nhà thơ bẩn của thế kỷ: Nếu mi không bẩn, ta đâu có giao cho mi cái trọng trách cứu chuộc thế gian?
*
Ông anh chỉ có một. Khác hẳn “thằng em”.
Có mấy thằng cha Gấu?
Có rất nhiều, và toàn thứ cà chớn!
*
Về cái vụ bẩn này, nhà thơ Nobel vừa mới mất, Milosz, có nói tới, trong một "ẩn dụ" rất ư là tuyệt vời, và chỉ những ai đã từng sống ở trong một chế độ toàn trị mới viết ra được. Một phần nào, ông được Nobel là nhờ vậy.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. (1)
Là nhà thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!

Nhưng phải những nhà văn sống ở "giữa hai lằn đạn", như nhà văn Do Thái, Amos Oz, mới ngộ ra, sạch, là nguy hiểm chết người!
Mới sống cái kinh nghiệm giao lưu hoà giải bi thương nhất của thế kỷ: Ngủ Với Kẻ Thù. Sleeping with the enemy.

Mời một ông nón cối, hay một cô văn công vô nhà, chưa ăn thua gì hết.

Phải "ngủ" với luý, hay với ẻn, thì mới "giải oan cho cuộc biển dâu này" được!
Mấy ông VC sẽ nói: Thì vẫn kinh nghiệm "tam cùng" của tụi tớ!
Nhưng ngủ với luý hay với ẻn, mà không yêu, cũng vứt đi.
"Khi người ta yêu, người ta không phản bội", một nhân vật của Oz phát biểu.
Nhật Ký
*


Note:
Gấu bị cái tít "đi tìm cái tôi" của bài viết của Nguyễn Khải làm 'lạc đường'.
Chẳng có đi tìm, mà cũng chẳng có bút ký chính trị. Chỉ là lèm bèm của một anh thợ văn VC.
Tuy nhiên, cũng nhân đây, lèm bèm về tay sừng sỏ nhất, của cả đám. NQT

Cái sự bị lừa của Gấu, là do, đúng lúc đang đọc bài của Sontag viết về Victor Serge, về mấy tác phẩm thật hách xì xằng của tay này, thí dụ, Trường hợp đồng chí Tulayev, bài của Nguyễn Khải xuất hiện, thế là bị liên tưởng, ui chao, bút ký chính trị, di chúc không thể bị phản bội, đi tìm cái tôi đã bị Đảng chôm mất... thế là lạc đường!
*
Ấy đấy, cũng như vậy, là trường hợp đám Ngụy đi trình diện học tập cải tạo.
Ui chao chỉ 10 ngày phù du, xong, là về xúm nhau xây cái nhà Việt Nam hậu chiến!
*
Ngày xưa, có ông triết gia Tầu, thầy Tử Sản gì đó, bị anh người làm lừa, sự thể cũng hơi giông giống đám Ngụy bị VC lừa.
Anh người làm được thầy đưa tiền đi mua một con cá, hay đem một con cá biếu một người bạn, Gấu không nhớ rõ. Anh người làm ghé quán, kêu xị đế, và nhờ nhà hàng nhóm lửa nướng giùm cá.
Về, anh nói với Thầy, đang đi đường, thấy cá ngáp ngáp, sợ cá chết, thả xuống nước, nó quãy đuôi đi một mách.
Thầy mừng quá, may cho đời cá, thoát cũi xổ lồng!
Anh người làm cười, nói với bạn, ai nói Thầy Tử Sản minh triết, ông bị ta lừa như đứa con nít.
Miền Nam thua cuộc chiến, sau đó đi cải tạo, là y chang thầy Tử Sản, bị thằng đầy tớ đánh lừa. Nó lừa hữu lý quá, nhân đạo quá, "tình quá", thế là cứ thế chui vào Lò Cải Tạo!

Giả tưởng [tiểu thuyết] là sự thực, theo Serge. Sự thực của sự tự vượt [self-transcendence], sự bắt buộc, bổn phận, trách nhiệm, obligation, đem tiếng nói đến cho những người bị câm hay bị bịt miệng. Ông rất tởm thứ tiểu thuyết tự thuật, khoe cái đời riêng tư của mình ra, giống như đàn bà khoe "nội y".
"Những cuộc sống cá nhân đếch làm tôi quan tâm. Nhất là cái của tôi".
UI chao sướng chưa. Đúng y chang Gấu!
Đời Gấu bảnh quá, đã năm lần bẩy lượt tính đem ra khoe, may quá , may quá!
*
Serge trích dẫn một ông Tây [ông không nói, tay nào]:
Khi anh tìm kiếm sự thực, khủng khiếp nhất, là, khi anh kiếm thấy nó.
[What is terrible when you seek the truth, is that you find it].
Đúng là tình trạng Miền Nam, khi tìm thấy sự thực "Mỹ cút, Ngụy nhào, giải phóng, thống nhất đất nước, xây dựng cái nhà Việt Nam lớn hơn cả nhà của Mẽo!"

*
Buổi giảng đầu tiên tại Irvine “Thực trạng kinh tế VN” khá ồn ào vì bị một số Việt kiều biểu tình “đả đảo”, đòi “Đặng Phong hãy nói về nhân quyền!” Họ đòi bằng được phải có đại diện vào giảng đường chất vấn. Tôi đồng ý, có ba người xấn vào nóng nảy lên án tình trạng tham nhũng ở VN và chính quyền tham quyền cố vị. Về tham những, tôi nói đúng có tham nhũng - nhưng chính quyền Sài Gòn  trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh, họ chịu. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ... không hề muốn xuống ghế. Vì bản chất người cầm quyền có ai chịu tự nguyện rời chức vụ đâu? Tôi cũng chỉ là một công dân, có nguyện vọng chính quyền không nên tham quyền, và được bày tỏ nguyện vọng đó như mọi công dân khác.
Nguồn
Có một số vấn đề:
Làm sao ông biết mức tham nhũng của VC để mà so sánh.
Tham nhũng của Miền Nam dù có gấp 10 lần thì cũng khác tham nhũng của VC hiện tại. Đám chóp bu Miền Nam cố vơ vét để chuồn trước khi tầu chìm, khác hẳn VC vơ vét, để làm sập niềm tin. Cái sự mất niềm tin làm hại chế độ, làm hại đất nước chứ không phải tham nhũng.
Đúng như ông nhận xét, tham nhũng của Miền Nam góp phần giải phóng thống nhất đất nước, giống như sự thất trận của miền đất này. Tham nhũng của VC, căn nguyên và hậu quả của nó khủng khiếp hơn nhiều. Gấu không tin ông hiểu nổi những chuyện, thí dụ Chúa Sẩy Thai, Cái Cực Ác, gen đột biến, biến thành ruồi...

Ông cũng quên không nói về nhân quyền. NQT

Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh, họ chịu.
Nguồn

Cái này, chỉ một mình ông phán, một mình ông nghe.
Ông làm sử kinh tế? Cái món này nghe cũng mới đấy. Từ hồi nào? Trước đây, hay là sau này?
Và bộ cứ làm sử kinh tế là có đủ số liệu chứng minh? Ông lấy ở đâu ra vậy? Hay là cái đám tham nhũng Miền Nam ngày nào, mỗi lần bán thuốc Tây cho VC là phải thông báo cho ông?
Nếu đúng như thế, ông còn bảnh hơn cả Phạm Xuân Ẩn.
Nổ vừa vừa thôi, cha nội!
Ẩn câm như hến, vậy mà chết còn khó đi, nổ kiểu này, sợ hết đi luôn!
*
Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể.
Nguyễn Khải: Bút ký chính trị
*
Cái sự người CS ghét hài hước, Kundera đã từng chỉ ra. Những gì ông viết đều xoáy vào đề tài này. Người CS ghét nhất nó, chắc chắn, nhưng không "chỉ vì nó có thể....", mà còn là vì, đây là hiện đại tính, vẫn theo Kundera:

Kundera coi tiểu thuyết là sản phẩm của Âu châu. Và nó là một cuộc hôn nhân giữa sự không-nghiêm trọng và chuyện chết người. Chúng ta sẽ cùng với ông chứng kiến một cảnh trong "Cuốn Sách Thứ Tư" của Rabelais. Giữa biển cả, chiếc thuyền của Pantagruel gặp một con tầu chở cừu của mấy người lái buôn. Một người trong bọn thấy Panurge mặc quần không túi, cặp kiếng gắn lên nón, đã lên tiếng chế riễu, gọi là anh chàng mọc sừng. Panurge lập tức trả miếng: anh mua một con cừu, rồi ném nó xuống biển. Vốn có thói quen làm theo con đầu đàn, những con kia cứ thế nhào xuống nước. Bọn lái buôn hoảng hốt, cố níu lại, và bị kéo theo, vì quá tiếc của. Panurge cầm cây chèo xua ra xa mỗi lần họ cố bám vào thuyền, trong khi rao giảng về những sự khổ đau của cõi này, so với hạnh phúc đời đời ở nơi họ sắp tới. Câu chuyện không thực, vô lý, không thể xẩy ra; nhưng liệu có một bài học đạo đức từ đó? Phải chăng Rabelais muốn tố cáo sự thô lỗ, tính bủn xỉn, keo kiệt của những người lái buôn, và cách trừng phạt họ, của anh, làm chúng ta hài lòng? Hay là ông muốn chúng ta phải phẫn nộ, vì sự độc ác của Panurge? Hay là tác giả muốn "phỉ báng" tôn giáo? Chúng ta tha hồ đoán, nhưng mỗi câu hỏi là một cái bẫy.
Octavio Paz nói: "Không có diễu cợt, trong Homer hay Virgil; Arosto có vẻ như đã thấp thoáng nhận ra, nhưng phải tới Cervantes nó mới định hình... Diễu cợt là phát kiến lớn lao nhất của tinh thần hiện đại". Cần phải nhấn mạnh, đây là ý tưởng cơ bản: Diễu cợt không phải là một lề thói cư xử (practice), của cổ nhân. Rằng diễu cợt (humor) không phải là tiếng cười (laughter), sự nhạo báng (mockery), châm biếm (satire), nhưng là một thể loại đặc biệt của "tếu" (comic); Paz nói, "tếu" đụng tới đâu là làm cho mọi chuyện trở nên hàm hồ tới đó. Những người chẳng cảm thấy "tếu", về cảnh tượng Panurge rao giảng cõi sau hạnh phúc, trong khi dìm những người lái buôn xuống biển, họ sẽ chẳng hiểu một tí gì về nghệ thuật tiểu thuyết.

Những đứa con của tiểu thuyết

Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể.
NK
Những lèm bèm, như trên, của Nguyễn Khải nhảm, đại nhảm.
Lạ, là ông khởi nghiệp văn, bằng cú đánh thẳng vào "hang ổ" của Ky Tô giáo, ở Miền Bắc, là vùng Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nếu Gấu nhớ không lầm.

Tại sao mấy ông nhà văn VC lại ưa nhắc tới Thượng Đế, Thập Tự, sau khi đã từ bỏ... Thượng Đế?
Có vài câu trả lời sau đây.

Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie.
Nói rõ hơn, đây là hiện tượng 'ăn trả bữa' của mấy người bịnh khi hết bịnh.

Nhưng, có lẽ câu trả lời của Jean Améry, là thú vị, và rất ư là cần thiết cho mấy ông nhà văn VC.
Ông Thánh của Lò Thiêu, như nhà văn Nobel, Kertesz, gọi, viết, trong một tiểu luận, "Làm cách nào vượt lên trên cái không thể vượt lên trên, cái quá cả tội ác, và hình phạt": Điều độc nhất khiến tôi phân biệt tôi, với đám quản giáo, là một niềm âu lo, một nỗi băn khoăn. Nó lay động ở trong tôi, đôi khi thật mãnh liệt. Chắc chắn một điều, đây không phải là một băn khoăn siêu hình, mà là xã hội [sociale].
Điều hành hạ tôi, không phải là, Có hay Không Có Thượng Đế, Hữu Thể hay Hư Vô, mà chính là Xã Hội.
Chính xã hội tước bỏ niềm tin cậy của tôi về thế giới.
Đối với tôi, không phải thật khó khăn làm người, cho nên, thôi thì đành làm bọ!
[Ce n'est pas parce qu'il m'est devenu difficile d'être un être humain que je suis devenu un être inhumain.]
Thơ từ đâu tới
*
Áp dụng một cách thông minh và thiên tài, câu của Ông Thánh Lò Thiêu vào Việt Nam sau 1975, cộng thêm nhận xét của anh VC nằm vùng Đào Hiếu, thì nó như thế này:
Thật quá khó làm người, khi chiến lợi phẩm thì đầy rẫy, cho nên tôi ăn bậy, và gen bị đột biến, và biến thành ruồi.
*
-Vâng, nhưng theo một đường lối rất khác. Những người buộc tội tôi "tản mạn" (scattering), là họ phỉnh nịnh tôi đấy. Thị kiến của riêng tôi, hầu như chỉ xoáy về một điểm. Khi còn là một gã quá trẻ, tôi cho xuất bản cuốn Tolstoy hay là Dostoevsky, trong đó, tôi nhắc đi nhắc lại mãi, rằng điều phân biệt hai nhà văn này với một Flaubert hay một Balzac, đó cũng là điều làm họ giống Melville, và đó là chiều thần học (theological dimension), tức là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng Đế. Cuốn sách nói về điều mà Những Hiện Diện Thực mở rộng ba mươi lăm năm sau đó. Tôi tin tưởng rằng có một số chiều nào đó, trong văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, và cả trong triết học: chúng sẽ không thể nắm bắt được, nếu câu hỏi, có hay không một đấng Thượng Đế, bị coi là vô nghĩa.
Kẻ vô thần mạch lạc, là một sinh vật rất ư hiếm hoi. Anh ta gây hứng khởi cho tôi, thứ hứng khởi bao gồm khiếp sợ lẫn kính nể sâu thẳm nhất. Chín mươi tám phần trăm chúng ta sống trong thứ nước dơ gồm các mê tín, mộng tưởng, sợ hãi, và hy vọng lưu cữu từ bao đời, mỗi lần có tiếng chuông điện thoại reo trong đêm, và chúng ta nghe, rằng con cái của chúng ta đang trong một tai nạn xe cộ, chúng ta bắt đầu kêu gào Thượng Đế, cách này hoặc cách khác. Đó là một thân phận nhục nhã. Một kẻ vô thần thực sự, và một tín đồ với một niềm tin sâu thẳm thực sự – một người mà theo người đó, có một trật tự trong vũ trụ, một người mà ngay cả cái chết của đứa con mình, thật không thể chịu nổi, ngay cả một cái chết như vậy cũng có một ý nghĩa theo một chiều hướng nào đó – những con người ấy mới ít ỏi, mới đáng tự hào làm sao! Chúng mình nói tới niềm tin sâu xa của tôi, rằng có một cái ác tuyệt đối. Tôi cầu mong tôi cũng được tin tưởng sâu xa như vậy, về một cái tốt tuyệt đối.
 Nhưng tôi cảm thấy rõ ràng là, chúng ta ở Tây Phương sẽ không còn có thể sản xuất ra những trật tự nào đó, về văn chương và nghệ thuật và âm nhạc và tư tưởng, nếu sự nhất trí văn hóa là cái điều mà chủ nghĩa thực chứng luận lý và triết ngữ học ở Oxbridge, sẽ nói: rằng một câu trong có chứa từ Thượng Đế bắt buộc phải là một câu vô nghĩa. Nếu quan điểm này lấn lướt, tôi nghĩ chẳng còn gì để nói nữa.
Steiner
Chúng mình nói tới niềm tin sâu xa của tôi, rằng có một cái ác tuyệt đối. Tôi cầu mong tôi cũng được tin tưởng sâu xa như vậy, về một cái tốt tuyệt đối.
Tuyệt!
Đúng là Thầy phán!
*
Cái sự kiện Nguyễn Khải hay lảm nhảm về Thượng Đế, theo Gấu, sau khi bói mu rùa, là có liên quan tới Ba Ngôi:
Đảng-Bố-Thượng Đế.
Do bị Bố từ chối, ông chọn Đảng thay thế, và liên hiệp với Đảng, chống lại Thượng Đế, một ông Bố tối thượng.
Đó là lý do ông đóng vai hiệp sĩ, xông vào hang ổ Ky Tô giáo ở Bắc Việt, khi khởi nghiệp văn.
Về già, phát giác Đảng cũng chỉ là một thứ Bố dởm, ông trở lại với Thượng Đế, và tự hỏi, liệu Ngài có cười và tha thứ cho Khải này?
*
Nên nhớ, Kepler, khám phá ra Mặt Trời là trung tâm thái dương hệ, là từ ý niệm Ky Tô giáo: Chúa ban phát ánh sáng tới cho muôn loài.
*
Note: Sau khi bói mu rùa, phán một quẻ về Nguyễn Khải, như trên, kiểm tra lại quẻ, ứng nghiệm 100%.
Chứng cớ:
Tôi cô độc bẩm sinh. Nếu không có cách mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần tôi đến tìm ông cha tìm hiểu về Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong lúc chờ, tôi ra mua thuốc lá. Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua loại nào? Con biếu cha bao diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
Nguồn
Ui chao, đành phải "tự sướng, tự khen" Gấu một phát!
*
Có bao giờ ông ân hận hay tiếc nuối vì những gì mình đã viết, và chưa viết?
(Với câu hỏi này, nhà văn Nguyễn Khải im lặng. Ông không trả lời. Sợ làm phiền ông, cũng ngại đụng đến một nỗi niềm nào đó mà ông chưa muốn tỏ bày, tôi gấp cuốn sổ ghi chép lại...)
Nguồn

Nguyễn Khải có thể viết hay hơn Nguyên Ngọc, nhưng thua xa Nguyên Ngọc. Một cách nào đó, NN xổ toẹt những tác phẩm của mình, cho anh hùng Núp đi chỗ khác chơi.
NK không làm được điều này.
Gấu tự hỏi, không biết NK đã từng được kết nạp?
Nhân nói chuyện kết nạp, Martin Amis, nhà văn Tây Phương đầu tiên viết về Gulag, cho biết, Graham Greene vô Đảng, để hy vọng được đi chơi Moscow miễn phí [The time he joined the CP... "in hopes of getting a free trip to Moscow"].
Amis nhắc chuyện này, trong bài viết về lần gặp Greene, trong cuốn Visiting Mrs. Nabokov.
"Có một sự thiện cảm nào đó, mà Đức Giáo Hoàng hiện tại có vẻ không thừa nhận, giữa người CS thuận thành, và người Ky Tô thuận thành [the believing Catholic]... Tôi [Greene] không nghĩ tôi thay đổi gì nhiều, kể từ khi tôi gia nhập Đảng CS vào lúc 27 tuổi. Lạ, là có một bà Indian viết một cuốn sách, trong đó, bà cho rằng, tôi là người độc nhất của thập niên 1930, mà niềm tin không thay đổi. Orwell thay đổi, Auden thay đổi, Isherwood thay đổi. Tôi giữ nguyên thiện cảm của mình cho giấc mơ của chủ nghĩa CS, dù sao đi chăng nữa, tuy nhiên, đọc cái danh sách như vừa kể ra đó, sao thấy nản quá! Tất cả chúng ta đều là những người mất niềm tin ở ngay trong những niềm tin của chính mình".
"We're all unbelievers within our own faiths".
Gấu tôi tin rằng, Nguyễn Khải mất niềm tin về chủ nghĩa CS, nhưng không đủ dũng khí để nói ra điều này.
Gấu mở cuốn sổ ghi chép của tay phóng viên nói trên, và ghi tiếp như thế.
*
Trong một bài phỏng vấn, tay phỏng vấn xin Nguyễn Khải biếu anh ta cuốn nào mà ông nghĩ bảnh nhất của ông, Nguyễn Khải đã lấy ra cuốn Gặp gỡ cuối năm.
Theo Gấu, khi chọn cuốn này, một cách nào đó, có vẻ như NK muốn nhìn lại thời của ông bằng tiếng cuời, trước khi sang trang. Đây không phải cuốn hay nhất của ông, nhưng vui nhất, như cái định nghĩa của ông, và của nhiều người về mùa xuân bất diệt của nhân loại: Chủ nghĩa CS.
Gấu nghĩ, cuốn tuyệt nhất của ông, là Thời gian của Người.
Sau này, Gấu thường tự hỏi, liệu chăng, NK đã mường tượng ra, sau thời gian của người tới thời gian của bọ, và từ đó ông viết tiếp Vòng sóng đến vô cùng?
Trong cuốn này, người đọc biết trước số phận của nhân vật chính: Hoặc bị làm thịt, hoặc biến thành bọ.
Thời gian của Người  là "giả tưởng của giả tưởng". Đây là "giấc mơ ở trong giấc mơ", như Trang Chu nằm mơ biến thành bướm, tỉnh dậy tự hỏi, ta là bướm hay bướm là ta.
Giấc mộng thống nhất đất nước đã thành sự thực, vào đúng lúc, không có thống nhất đất nước.
Vẫn là công thức của Lukacs:
"Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Lưu vong và Tiểu thuyết
Cuộc hành trình bắt đầu bằng những trại tù, bằng những chuyến vượt biển, bằng những sống sót, những cơ may hội nhập nơi xứ người.
*
Trong những cuốn viết về PXA, hay nhất, lại là cuốn hư cấu cuộc đời của ông, tức cuốn Thời gian của Người.
Thế mới thú!
Văn chương bảnh hơn cuộc đời, là như thế đó!
*
Nguyễn Khải bị đồng bọn nhà văn VC chê, là nhà văn phóng sự. Nhưng đây là điểm mạnh nhất của ông, theo Gấu. Ông ngửi ngay ra, trong cái sự kiện thời sự đó, cái gì sẽ trở thành thiên thu, bất diệt, nếu có bàn tay của một nhà văn sờ vô. Ông khám phá ra PXA trước tất cả mọi người. Trước chính cả PXA, nếu chúng ta tin rằng, ông bạn Cao Bồi của Gấu đã coi cuốn của em Ngọc Hải nào đó, viết về ông, là hách xì xằng nhất, trong tất cả.
Làm sao so được với Thời gian của Người!
Những cuốn của các tác giả nước ngoài, theo Gấu, cũng đồ dởm, thí dụ cuốn Điệp viên tuyệt hảo. Cái tít thì chôm của Le Carré, để  chửi xỏ PXA. Vậy mà báo chí nhà nước, luôn cả đệ tử của Người, ở ngoài nước, khen um lên. Làm Gấu bạn cũ một thời của Cao Bồi bực quá, bèn phải chõ miệng vô.
*
Thời gian của Người làm Gấu nhớ đến Darkness at Noon của Koestler.
Cũng là những tác phẩm bước ra từ đời thực, tạo ngay cho chúng một cõi giả tưởng riêng.
Sau này, cùng với đà phát triển của ruồi, của bọ, Thời gian của Người ngày càng có giá, theo Gấu. Nó sẽ còn hoài hoài, như giấc mộng của cả nước, về một vòng tay lớn, về một từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười.
PXA suốt đời "nằm gai nếm mật", [ăn cơm quốc gia, lãnh luơng Mẽo, thờ ma VC], là cũng vì giấc mộng đó.
Ông quằn quại mãi, đi không được, là cũng vì chuyện đó!

Phạm Xuân Ẩn, sau 30 Tháng Tư 1975, tên của ông vẫn hiện diện trên tờ Time đến cả một năm sau mới bị "delete".
Điều gì làm cho Nguyễn Khải ngửi ngay ra ông để mà đưa vô tác phẩm?
NK đã từng gặp PXA?
Ông vào Nam khi nào, và khi nào thì quyết định viết hai tác phẩm mà ông nghĩ sẽ là những dấu mốc cho một thời, và cho một đời của ông: Thời gian của Người Điều tra về một cái chết?
Ông được Đảng order viết hai cuốn này, như Nguyễn Thi, khi viết Người mẹ cầm súng?
*
Nhà thơ TTT, ở tù, tỉnh giấc hôn thụy, khi nhận được thư nhà, báo tin Mai Thảo đã thoát. (1)

(1) Đầu năm 78, ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ. Bài Nhớ Thi  Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của anh.
Trong đất trời

Bản thân Gấu, khi cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng, trong một buổi tối, tại một thư viện Bắc Mỹ, nhìn thấu cái chết của Tam Ích, và sự xuất hiện của trang Tin Văn! (1)
*

Hannah Arendt đánh dấu ngày tỉnh giấc hôn thuỵ của bà, the awakening day, 27 Tháng Hai, 1933, tức là ngày toà nhà Reichstag bị lửa đốt rụi.
Hitler vin vào cớ đó, huỷ nhân quyền, tấn công ly khai. Bà nói: Tôi cảm thấy có trách nhiệm.
Liệu có nhà văn VC nào cảm thấy trách nhiệm, về cái cú thuốc tù VC trại Phú Lợi, vin vào cớ đó, MTGP ra đời?
Còn ai hơn được chứng nhân, nhà văn, nhà chuyên môn học Nam Bộ, me-xừ SN?
*
(1) Mưa.
Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của một lần khác thì rất khác.

Người em yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng lang thang và chỉ lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững vàng để em tì cằm vào những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa, em thỉnh thoảng kéo áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát lạnh ướt đẫm ấy một nụ hôn vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều rất trong, như mưa. Ngay cả mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long lanh. Và, có phải môi em rất ấm?

"Vai em tròn [hay mềm?] dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa"

Em hay lẩm nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.

Cũng lại một awakening khác nữa, của Gấu.
[Note: To U, CM, with Tks. NQT]
*
Ui chao sến ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài Gòn bấy nhiêu.
Gấu này chẳng đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến sao?
*
PXA, khi còn sống, chưa từng bao giờ nhắc tới hoá thân của ông, là nhân vật Quân, trong Thời gian của Người.
Ông nghĩ sao về Quân, chúng ta thử tưởng tượng, khi nhớ lại bộ mặt của ông, ngày 30 Tháng Tư, qua một ký giả nước ngoài. (1) Gấu nhớ là, còn có một bức hình, người hai mặt, thần Janus, một nhìn về Bắc Bộ Phủ, một nhìn xuống Sài Gòn, đang bị được giải phóng, nhờ công của ông. Hình này, trên tờ Time, post sau ngày 30 Tháng Tư, khi vẫn nghĩ Ẩn là người của họ.
(1) Nhà báo Nayan Chanda, lúc bấy giờ là thông tín viên của Reuters và tạp chí Far Eastern Economic Review, nhớ lại đã trông thấy Ẩn có mặt trước của Dinh Độc Lập trong ngày cuối của cuộc chiến khi chiếc xe tăng Cộng Sản số 843 xông vào đè bẹp chiếc cổng sắt. "Trên gương mặt Ẩn tôi thấy nở một nụ cười khác lạ và kỳ quặc. Dường như trong anh có niềm tự mãn và thanh thản. Thật tôi không sao hiểu được thái độ của anh," Chanda nói. "Trước đó vợ và các con của anh đã được di tản bằng máy bay ra khỏi Việt Nam, vậy mà dường như anh không một chút bận tâm." Về sau Chanda mới nhận ra rằng lúc ấy Ẩn đang vui mừng chiến thắng của Cộng Sản, chiến thắng mà anh đã góp phần giành được trong 30 năm qua của anh.
*
Trên tờ Điểm sách London, có một bài, của tay bác sĩ được Greene đưa vào cuốn A burn-out case.
Michel Lechat: Graham Greene at the Leproserie [Greene ở nhà thương cùi ở Yaonda, Congo]
Bài rất thú. Tin Văn scan và nếu rảnh, sẽ chuyển qua tiếng Việt.
Graham Greene at the Leproserie
*
Nếu đúng như Nguyên Ngọc nhận xét, Nguyễn Khải là tay bảnh nhất trong đám, thì thảm quá. Ông này chưa hề bao giờ nói ra được một lời về cái ác tuyệt đối của VC: Lò Cải Tạo.
Bút ký chính trị, được viết năm 2006, tức là lúc chót đời, vẫn chỉ là một cú tự sướng, trước khi đi!

Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Nguồn
Câu văn cay đắng nhất:
Thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng!
Suốt một đời, Nguyễn Khải ra rả nói, biết ơn Cách Mạng. Nhờ có Cách Mạng mà ông được đổi đời, khi bị Bố xua đuổi. [Những điều này, do ông nói ra, không phải Gấu. NQT]
Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Câu này đúng týp tự sướng!
Nhưng câu sau đây, tuyệt hơn, vì nhân danh của đám, không chỉ một Nguyễn Khải:
Et on admire que ces hommes, ces révolutionnaires (communistes ou marxistes) n'aient pas été abandonnés de l'espérance:
Và người ta ngưỡng mộ những con người này, những con người cách mạng (Cộng Sản hay Mác Xít), chẳng bao giờ "được" hy vọng bỏ rơi!