*

TẠP GHI

Tản mạn về
Ba Người Khác
 5

Bài liên quan
Ba Người Khác
Tô Hoài
Kim Thuyền Thoát Xác
Một chút gì để sống vì nó
Look on these horrors
Coetzee
Đọc Hitler của Mailer




Tản mạn về
Ba Người Khác
1 2

Sự truy đuổi tên sát nhân Max, của hai cảnh sát Đức, và của những người khác, những Furies [Les Bienveillantes] thời tân hiện đại, nhằm duy trì công lý, là những trang đáng nhớ nhất trong Les Bienveillantes, theo như Justine Beplate trên TLS, tuy họ không phải là những nhân vật trung tâm của cuốn sách, nhưng đây mới chính là điều quan tâm của tác giả, khi viết nó. Một quan tâm về đạo đức.
Giống như trong trường hợp Meursault, Kẻ Xa Lạ, của Camus: Chính cái thái độ không thể nào khóc mẹ, mà thay vì vậy, lại mò đi chơi gái, liền tù tì sau khi mẹ mất, đã, một cách nào đó, đưa anh ta vô tù.
Anh chàng Bối, như thế, thì còn khốn nạn hơn cả anh chàng Meursault!
Nghĩa là chẳng thể là một trong ba người “khác”.
Hai người “khác” kia, đều chạy theo Ngụy, và bị Cách Mạng trừng trị. Chỉ Tô Hoài, sử dụng đòn Kim Thuyền Thoát Xác, là vẫn còn 'nằm vùng' ở trong lòng Cách Mạng.
Như Tô Hoài đã từng trách móc Cách Mạng, sao lại để lọt Võ Phiến, chúng ta cũng có quyền trách móc Cách Mạng: Sao lại để lọt Tô Hoài?
Câu hỏi này thực sự là của tác giả bài viết đang “hot”, trên tờ SGGP.
*
Cùng với Littell, Tô Hoài, Mailer cũng muốn đi vô cái đầu của Hitler, khi còn là một đứa con nít.
Trên tờ NRYB, [Điểm Sách Nữu Ước số Tháng Hai 2007, J.M. Coetzee đọc cuốn The Castle in the Forest của Mailer.
Như Littell, với 15 làm công quả cho cái thiện, nhà văn lão thành người Mẽo có thừa kinh nghiệm để thả hồn phiêu lãng, [felt free to follow the spirit], với những phương pháp dò hỏi mang tính giả tưởng [methods of fictional inquiry] nhằm đưa ra một lối tiếp cận sự thực của thời đại chúng ta, trong một việc làm, interprise, rủi ro hơn nhiều so với những ông sử gia, tiểu sử gia, nhưng phần thưởng sáng giá hơn.
So với Les Bienveillantes The Castle in the Forest,
Ba Người Khác có cái đặc dị nhất, tác giả của nó, ông nhà văn Tô Hoài này chẳng cần đi vào đầu tên đao phủ nào hết: ông là đồ tể, nếu không, thì cũng đồng lõa.
Nếu như thế, có thể đổi văng mạng Ba Người Khác thành Chân Dung Quỉ (1) như là một Nhà Văn Già?
Coetzee dùng "The" Monster.
*
These are not questions that biographers are happy to face. There are limits to what we will ever know for a fact about young Stalin and young Hitler, about their home environment, their education, their early friendships, early influences on them. The leap from the meager factual record to the inner life is a huge one, one that historians and biographers (the biographer conceived of as historian of the individual) are understandably reluctant to take. So if we want to know what went on in those two child souls, we will have to turn to the poet and the kind of truth the poet offers, which is not the same as the historian's.
Which is where Norman Mailer enters the picture. Mailer has never regarded poetic truth as truth of an inferior variety.
*
The primitive is everywhere… sex is what does for them all. Sex, the disease that kills, by its nature… they live for sex, like most people, like all people… All of them live for a sex life, and not a life.
Sống như heo, đâu đâu cũng chỉ là chuồng heo... Đời chỉ có sex mà thôi. Sex, tự bản chất của nó, là giết.... họ sống vì sex, như hầu hết mọi người, như tất cả mọi người... Tất cả họ sống cho sex, không phải sống cho đời.
Thomas Bernhard: Frost Tim Parks trích dẫn, trong The Genius of Bad News. Đọc Thomas Bernhard: The Making of an Austrian, của Gitta Honegger, nhà xb Yale University Press và
Frost, của Thomas Bernhard, dịch từ Đức ngữ bởi Michael Hoffmann, Knof
[NYRB Jan 11, 2007]
*
Ba Người Khác đều dâm quá thể. Liệu có cường điệu quá chăng?
[Một nữ phê bình gia ở trong nước]
*
Chân Dung Quỉ như là một Nghệ sĩ trẻ
.Đó là khi Mailer bước vô bức tranh, ở cái chỗ những sử gia, tiểu sử gia ngưng lại.
[Chúng ta tự hỏi, vào lúc nào Tô Hoài có ý định viết Ba Người Khác?].
Nhà văn Mẽo lão thành này chẳng hề coi sự thực thi ca, the poetic truth, là thứ đồ bỏ [never regarded poetic truth as truth of an inferior variety]. Từ Một giấc mơ Mẽo, Quảng cáo cho chính tớ, Âm Binh, Tại sao chúng ta ở Việt Nam, qua The Executioner’s Song Marilyn, ông không hề “kìm kẹp” tinh anh, the spirit, và những phương pháp tra hỏi giả tưởng, để tiếp cận sự thực của thời đại chúng ta, trong một công trình có thể rủi ro nhiều hơn so với của mấy ông trên, nhưng đem đến những phần thưởng giầu có hơn.
Đề tài cuốn mới của ông là Hitler.
Hitler có thể thuộc về quá khứ, nhưng quá khứ mà ông ta thuộc về, vẫn sống, alive, và ít ra, chưa chết, undead. Trong Lâu đài trong Rừng, Mailer viết câu chuyện một Hitler trẻ, đặc biệt hơn, câu chuyện, làm thế nào Hitler có được [possessed] những sức mạnh ma quỉ.
*
Khi chàng Adolf trẻ tuyên bố, chàng muốn thành một nghệ sĩ, không phải vì chàng hết lòng đam mê nghệ thuật, nhưng vì chàng muốn được đời thừa nhận, như là một thiên tài, và trở thành nghệ sĩ lớn lao, theo chàng nghĩ, là con đường ngắn nhất cho một chàng trai trẻ tối om om [theo nghĩa, chẳng ai thèm biết tới], với một tí tiền lẻ ở trong túi, và chẳng có một dây mơ rễ má nào với giai cấp thượng lưu, để có được sự thừa nhận, tớ là nghệ sĩ lớn lao, cỡ thiên tài.
Vào cái lúc mà chàng  bập vào chính trị, bỏ giấc mơ nghệ sĩ, thập niên 1920, chàng bèn kiếm cho mình một thần tượng. Frederick II of Prussia, Đại Đế Federick. Vào những tháng chót của cuộc chiến, bị vây hãm trong căn hầm trú ẩn, tại Berlin, để giải buồn, Hitler nghe đi nghe lại  recitals thuật cuộc đời Đại Đế Frederick, của Thomas Carlyle, một tay phản dân chủ, mê giống Đức thứ hàng ròng, tay tuyên truyền cho lý thuyết lịch sử của con người vĩ đại.
Hitler bị ám ảnh bởi chỗ của ông trong lịch sử, theo nghĩa, tương lai sẽ nhìn những hành động hiện tại của ông ta như thế nào.
“Đối với tôi, chỉ có hai cách,” ông nói với Albert Speer, “thành công với toàn thể chương trình, kế hoạch của mình, hay thất bại. Nếu thành công, tôi sẽ trở thành một trong những con người vĩ đại nhất trong lịch sử. Thất bại, tôi sẽ bị kết tội, bị ruồng bỏ, và bị trầm luân” [If I fail, I will be condemned, rejected, and damned].
Trong tiểu thuyết của Dostoevsky, có hai tay ở bên lề của xã hội, một là Raskolnikov trong Tội Ác và Hình Phạt, và một, Starvogin, trong Lũ Người Quỉ Ám, họ nghĩ, họ có thể đi con đường tắt để trở thành vĩ nhân, bằng cách làm một cuộc ly dị giữa điều tốt, thiện và sự vĩ đại, lớn lao, nổi tiếng, và khoan khoái phạm những tội ác lớn lao: hành hạ người già cho tới chết, hay hiếp dâm trẻ em.
*
Câu của Auden (1) , ở trên, 'I like hanging around words listening to what they say,' có chất 'thơ ở đâu xa' của TTT, nhưng, 'I have important things I want to say,' thì đúng là tình cảnh khốn nạn của cả văn với thơ ở trong nước. 

(1)   WH AUDEN (1907-1973)

"'Why do you want to write poetry?' If the young man answers, 'I have important things I want to say,' then he is not a poet. If he answers, 'I like hanging around words listening to what they say,' then maybe he is going to be a poet."
"Tại sao bạn muốn làm thơ?' Nếu anh bạn trẻ trả lời, 'Tôi có những điều quan trọng tôi muốn nói', như vậy thì anh ta không phải là một thi sĩ. Nếu trả lời, 'Tôi muốn dong chơi với mớ chữ, nghe chúng nói gì', như vậy có thể anh ta sẽ là nhà thơ".
In 1935 he married Thomas Mann's daughter to provide her with a British passport in order to escape Nazi Germany
Vào năm 1935, Auden kết hôn với con gái Thomas Mann để cô có thông hành Anh, trốn chạy Nazi.
Nguồn

Lúc nào cũng có chuyện quan trọng cần nói, nhưng khi thực sự có chuyện quan trọng cần nói, thì vờ đi.
Chứng cớ? Đụng vào câu chuyện quan trọng, là vụ án CCRĐ, thì là ba thằng lăng nhăng, tuồng ảo hóa vốn đã bầy ra đấy.
Hoặc, như một ông nhóc phán:
Ba Người Khác đã đạt tới sự đơn giản từ lâu rồi
*
Viết về cái đại ác mà đạt đến sự đơn giản từ lâu rồi, thì ... đểu giả thiệt!
*
Ngay những dòng đầu tiên, người đọc bị hút ngay vào thế giới của những rễchuỗi, của cán bộ đội…, những khái niệm giờ trở nên hư hư thực thực mà những thế hệ sau này không tin rằng đã từng hiện diện thống trị một thời.
PTH
Hư hư thực thực là thế nào?
Đây là những chứng cớ của tội ác, được kể bằng một kẻ "khác", trong khi kẻ khác đó, chính là kẻ gây ác, làm sao, thế hệ sau này [lại] tin rằng, hư hư thực thực, và, không tin rằng "đã từng hiện diện thống trị một thời"?
Nhưng trong muôn vàn câu chuyện người ta được biết về một thời cay đắng ấy, (1) câu chuyện ông kể vẫn rất riêng, rất lạ.
Ấy là vì ông đã thoát ra khỏi thân phận làm nhân vật của một giai đoạn để trở thành người quan sát. Ông đứng ở một vị trí tách biệt, cao hơn hẳn đám đông ấy, nhờ thế mà cái nhìn cũng tinh tường hơn và bao dung  hơn. Cho nên nhân vật chính có là tôi với nhân thân rất gần tác giả đi nữa thì nhờ giọng kể bình thản, thuần chi tiết, thuần sự kiện ấy mà các nhân vật từ chính đến phụ hay rất phụ, đều có tính cách riêng đặc sắc và thuyết phục.
PTH
Câu hỏi, "Làm sao ông thoát ra khỏi, ở một vị trí tách biệt..." còn làm nhiều người đau đầu.
Một trong những câu trả lời, là, Tô Hoài đã sử dụng đòn Kim Thuyền Thoát Xác, như một phê bình gia ở trong nước đề nghị, trên tờ SGGP.
(1) Cay đắng, có thể thuổng PTH, để 'mắng mỏ" Gấu: Tại sao anh cay đắng mãi như thế?
Hoặc, mô phỏng Gấu:
"... nếu không có những ngày tháng cay nghiệt đó..."
Cầm Dương Xanh
Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
Hai cái tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
Gấu Nhà Văn, 6
(2) Tinh tường hơn và  bao dung hơn: No comment ! NQT
*
Tuy nhiên, những ngày tháng CCRĐ không thể nào "cay đắng" được. Nhục nhã mới đúng.
Với những người như Tô Hoài. Với lương tâm của cả một miền đất, nếu nó có một lương tâm.
*
Nhà văn Tô Hoài có một khả năng nhớ lạ thường.
PTH
Tôi tin rằng, Tô Hoài, quên, ông ta là đồ tể, hoặc tệ lắm, đồng lõa của đồ tể. Đây cũng là một cái quên rất riêng, rất lạ.
Ấy là vì, chỉ có cái quên phi thường như thế mới viết ra nổi cái cuốn sách chết tiệt như vậy!
Đúng như Todorov đã từng phán: Hồi nhớ là xào nấu quá khứ, sao cho hợp với nhu cầu hiện tại.
*
Vẫn chuyện đổi văng mạng.
Khi được hỏi, liệu có cần một cái tên mới, hợp với thời đổi mới, hợp với ấn bản mới, của cuốn cũ, Đại Khủng Bố, The Great Terror  của ông, Robert Conquest viết cho nhà xb:
"Mi nghĩ ta phải gọi mi bằng cái tên như thế nào, hử thằng vừa ngu vừa khùng?"
Trích trong Koba The Dread, của Martin Amis
*
Nhưng liệu có thể gọi Ba Người Khác, bằng cái tên thật xứng với nó, mô phỏng từ Norman Mailer, và là tít bài điểm cuốn Nhà Hội, House of Meetings của Martin Amis:
Ba Người Khác  hay là Bài Ca của Tên Đao Phủ.
Có lẽ tên này hợp với nó nhất.
Có lẽ còn hợp với rất nhiều tác phẩm ở trong nước.
*
Cái tên do Coetzee đề nghị, cũng đắt đấy chứ: Chân Dung Quỉ như là Nhà Văn Già?
*
Mấy bà vợ sĩ quan cải tạo thì quá rành Nhà Hội rồi!
Nhà Hội
Đây là cuốn sách, kể kinh nghiệm mà bất cứ một anh tù VC nào cũng đã từng trải qua.
Một tác phẩm mà anh nào cũng muốn đọc và muốn là tác giả của nó !
House of Meetings: Nhà Hội. Nơi gặp gỡ, và, nếu là bà xã đi thăm, thì trại viên sẽ được qua đêm tại đó.