*

TẠP GHI

Tản mạn về
Ba Người Khác
  5

Bài liên quan
Ba Người Khác
Tô Hoài
Kim Thuyền Thoát Xác
Một chút gì để sống vì nó
Look on these horrors
Coetzee
Đọc Hitler của Mailer





General fiction
When a master addresses a monster
For 50 years, Norman Mailer has been one of the greatest voices of American literature, but has he overreached himself in The Castle in the Forest?
Adam Mars-Jones
Sunday March 11, 2007
The Observer
Asked at the time of the re-release of The Exorcist in 1998 whether he actually believed in demonic possession, the film's director William Friedkin solemnly replied that he could think of no other explanation for what happened in Germany in the Thirties. He found a supernatural explanation for Nazism more plausible than a historical or political one. In his new novel, Norman Mailer follows this lead, recounting the early life of Adolf Hitler from the point of view of a devil assigned to cultivate his possibilities for evil.
Hỏi, khi cuốn phim Kẻ Trừ Tà tái ra lò vào năm 1998, liệu ông có tin vào chuyện bị ma quỉ chiếm đoạt hồn vía, nhà đạo diễn William Friedkin trịnh trọng trả lời, ông không thể có một giải thích nào khác, trừ nó ra, khi nghĩ về những gì xẩy ra tại Đức vào thập niên 1930. Một cách giải thích như vậy lại dễ 'nắm bắt hơn', so với của lịch sử hay của chính trị.
Trong cuốn tiểu thuyết mới của ông, Norman Mailer đi theo đường dẫn đó, kể lại cuộc đời khi còn trẻ thơ của Adolf Hitler, theo quan điểm, quỉ sứ đã bắt đứa trẻ làm đệ tử.

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
*
Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.
Nguồn
Cao thượng nhất, có lẽ chỉ có mỗi một cách, như trong hình.
*
Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
Đà Lạt
Liệu có thể coi Ba Người Khác là ngọn đỉnh trời của sự nghiệp sáng tạo của Tô Hoài, nhà văn lão thành sống sót mọi tai ương, và "đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó, ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng"?
La mythologie moderne commence par une constatation négative : Dieu a créé le monde, l'homme a créé Auschwitz. Auschwitz était possible puisque nous l'avons rendu possible. C'est le reflet de notre vie. Nous pouvons le considérer comme le résultat de notre négligence existentielle.
Kertesz
[Huyền thoại hiện đại bắt đầu bằng một khúc xương khó nhá: Thượng Đế sáng tạo ra con người, con người sáng tạo ra [Lò Thiêu] Auschwitz. Lò Thiêu xẩy ra là vì chúng ta làm cho nó xẩy ra. Đó chính là tấm gương phản chiếu cuộc đời của chúng ta. Chúng ta có thể coi đó, như là hậu quả của cuộc sống cà chớn của mình].
Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Gulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù Do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.
Đọc Steiner nhân số đặc biệt về ông

Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.

Câu của Kertesz như tiên đoán ra được những câu của mấy ông Mít.
Câu của Steiner khiến chúng ta mơ tưởng: Giả như có một người Cộng Sản chân chính, và là nhà văn, viết về cái vụ Lò CCRĐ?
Có ông, [hình như một nhà phê bình thì phải, khi trả lời phỏng vấn BBC], khi phải nhìn lại vụ CCRĐ, đã động lòng từ bi, và phán: Có lẽ chỉ nên lấy của cải, đất đai của địa chủ thôi, có lẽ nên tha mạng sống cho họ! (1)
(1): Nhưng theo tôi, nhìn rộng hơn, xã hội có quyền nói rằng một mặt, CCRĐ đem lại ruộng cày cho một bộ phận nông dân thiếu đất sản xuất. Nhưng có lẽ nếu chỉ cần làm cái việc là trao ruộng cho nông dân thôi, thì không cần tiến hành đến mức như vậy.
Lại Nguyên Ân trả lời BBC
*
Because I want to retain my faith in human nature, I would like to believe that Stalin and his henchmen were all clinically insane. Surely people who wallow in blood - metaphorically when they order the slaughter of seven million kulaks, and literally when they beat old friends to death - must have lost the ability to distinguish between right and wrong.
Bởi vì tôi còn tin vào con người nên tôi suy ra là, Stalin và lũ giết người đệ tử của ông ta đều khùng điên. Rõ ràng là, những kẻ đầm trong máu, theo nghĩa bóng, khi ra lệnh tàn sát 7 triệu dân ku lắc, và theo nghĩa đen, khi đánh đập những bạn cũ cho đến chết - những con người như thế mất khả năng phân biệt thiện ác.
Nguồn
Cái từ lăng nhăng, mà Nguyên Ngọc dùng để chỉ Ba Người Khác, là phải được hiểu theo nghĩa, như trên.
Liệu, Tô Hoài, qua Bối, khi coi mình là một thằng khác, ông mơ hồ nhận ra, "khác" có nghĩa là mất khả năng phân biệt giữa đúng và sai, thiện và ác ?
*
Cho tới tuổi mười bẩy [1937-1954], ở đất Bắc, đọc Tô Hoài, [Quê Người, Xóm Giếng Ngày Xưa, và một số truyện ngắn không còn nhớ tên], Nam Cao [Lão Hạc, thí dụ vậy], Gấu mường tượng ra một Miền Nam hiền hòa, ấm áp, hai mùa mưa nắng, và, tuy có thực dân Pháp và đồn điền cao su, địa ngục trần gian, thật thèm tới.
Nhưng, "thèm tới" khác với "chiếm đoạt". Trong tất cả những truyện ngắn của Tôi Hoài, có nỗi thèm thuồng mong chiếm đoạt thiên đàng Miền Nam, bây giờ, về già, Gấu nhận ra điều này, khi phải nhớ lại cảm tưởng những ngày còn là một đứa trẻ nhà quê, mồ côi, Bắc Kỳ, đọc ông.
Quê Người, là Miền Bắc tàn nhẫn, khắc nghiệt, cả về thiên nhiên lẫn con người.
Quê Nhà, là Miền Nam.
Quê Nhà, Đàng Trong, hay Thiên Đàng, đối với Tô Hoài và những anh chàng yankee mũi tẹt, chỉ có được, bằng cách chiếm đoạt.
Ba Người Khác, nằm trong dòng suy nghĩ như vậy, là một tác phẩm tiếp nối Quê Người.
Tàn nhẫn hơn, dâm đãng hơn, thú vật hơn.
Không còn cái cảnh hẹn hò bằng những bông hoa ngọc lan, ném vào phòng nàng, và khi nàng ngửi ra mùi hương, là lúc thèm hơi người tình.
*
Cũng nhiều người miền Bắc không may họ hàng phân tán chia ly trong chiến tranh, bây giờ hay nhắc đến chú bác cô dì, ông nội ông ngoại đã từng làm tướng tá hay viên chức trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà một cách công khai, đôi khi pha lẫn tự hào.
Đỗ Hoàng Diệu: Con ngáo ộp là có thật !
*
Buổi sáng cuối cùng cùng với Sài-gòn, ngồi một mình trong quán vắng, nghe giọng ca Thanh Tuyền... Cũng vẫn giọng hát cũ, bài ca xưa mà sao nghe lòng mình thay đổi. Cảm giác đắng cay, tủi nhục những ngày tháng Tư nay đã hết hẳn rồi. Người Sài-gòn đọc trong mắt kẻ thắng trận nỗi thèm khát, mong sao được là Nguỵ. Giờ này, tiếng hát như được cất lên từ đáy mồ biển cả, từ quần đảo ngục tù, như được sống lại từ một con ngựa thành Troie mà Cộng sản miền Bắc trong cơn điên cuồng vơ vét đã vô tình rước về. Nàng Mỵ Nương đang nhỏ lệ hòa tan bao nỗi tủi hờn của những anh chàng Trương Chi suốt đời không biết hát, suốt đời chưa từng được nghe một người hát cho một người...
Và tôi bỗng thấy bớt nhớ Sài-gòn.
Lần Cuối Sài Gòn
*
Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.
Gấu, nhà văn