*

TẠP GHI

Tản mạn về
Ba Người Khác
 5

Bài liên quan
Ba Người Khác
Tô Hoài
Kim Thuyền Thoát Xác
Một chút gì để sống vì nó
Look on these horrors
Coetzee
Đọc Hitler của Mailer

Ce qu'il faut craindre, ce n'est pas tant la vue de l'immoralité des grands que celle de l'immoralité menant à la grandeur.

ALEXIS DE TOCQUEVILLE, De la démocratie en Amérique [Về dân chủ ở Mỹ].

Henning Mankell trích dẫn, trong Người Cười, L'homme qui souriait, tiểu thuyết trinh thám, nguyên tác tiếng Thụy Điển

Điều đáng sợ, không phải viễn ảnh về sự vô đạo đức của những đại gia, thí dụ như Tô Hoài, nhưng mà là của sự vô đạo đức, chính nó, đưa đến đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử.

*

Henning Mankell, sinh năm 1948, tại Harjedalen, sống giữa Mozambique và Thụy Điển, nhà văn đa dạng, một trong những bậc thầy không chối cãi của tiểu thuyết trinh thám Thụy Điển. Loạt tiểu thuyết  - với nhân vật trung tâm, ông cò cảnh sát Wallander, đã đem đến cho tác giả giải thưởng lớn về văn chương trinh thám, của Hàn Lâm Viện Thụy Điển – miêu tả cuộc sống tại một thành phố nhỏ Scanie, và những cuộc tra hỏi đáng ngại của cảnh sát, đối diện một xã hội trượt ra khỏi họ. Tại Pháp ông được Prix Mystère de la Critique, Calibre 38, và le Trophée 813.

Như nhân vật thần kỳ, ông cò Maigre, của Simenon, Wallander cũng đối diện với bài toán thiện/ác, nhưng Wallander bị cái ác hỏi thăm sức khỏe hơi bị nhiều, so với Maigret. Tại làm sao mà có những kẻ, tay này thì làm việc thiện, lo cho cái mỹ, cái lý tưởng, cái chân lý, tay kia, làm thịt người một cách thật tàn nhẫn, và thật vô phúc cho kẻ nào, thí dụ như Wallander, cản đường họ.

Ở cuối Người Cười, một nhân vật hỏi Wallander:
Đâu là giới hạn của sự độc ác.
-Làm sao tôi biết được? (1)
Người kia xì một cái, bĩu môi: Mi là cảnh sát mà mi không biết, thì ai biết?
*

Đâu là giới hạn của cái ác ở trong Ba Người Khác?
Mi là nhà văn, tức một thứ cảnh sát của lương tâm, mi trực tiếp tham dự cái ác, làm sao mi không biết?

*

Và đây là câu trả lời của Wallander:
Hãy cố cưỡng lại cái ác, được chừng nào tốt chừng đó.
-Nhưng làm sao cưỡng lại sự không thể hiểu được?
Tôi không biết. Nhưng phải làm. (2)
(1) Je ne suis pas bien placé pour répondre à cela.
(2) Nous devons résister de notre mieux. Essayez, du moins. C’est la seule chose que nous puissions faire.
-Comment résister à ce qui est incrompréhensible?
Je ne sais pas mais on doit le faire.

*

Không thể so sánh trường hợp Tô Hoài viết Ba Người Khác, với Tolstoy viết Chiến Tranh và Hoà Bình, như Lại Nguyên Ân nghĩ, bởi vì một bên là sự kiện lịch sử được nhìn lại, sống lại, dưới con mắt của một người sinh sau đẻ muộn, một bên là một tội ác mà người viết có tham dự, như là một tác nhân, hoặc nhẹ hơn, một đồng lõa. 

Có vẻ như Tô Hoài chỉ coi ông như một đồng lõa, một thằng lăng nhăng, khi viết nó, vì đây là một cách tối hảo cho cả ông lẫn tác phẩm đúng như những nhà phê bình ở trong nước đọc nó, chỉ là một trò đùa của số mệnh. Tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy.

Sự kiện Ba Người Khác bị cấm một thời gian dài khiến Gấu nhớ đến trường hợp một tác phẩm của Boll, như W.G. Sebald ghi lại trong bài viết Air War and Literature [Không kích và Văn chương].

“Những khía cạnh u tối nhất của hành động cuối cùng của sự huỷ diệt, mà đa số dân chúng Đức trải qua, được coi như là một thứ cấm kỵ, một tủi hổ, phải được giữ kín giữa những người trong gia đình [remained  under a kind of taboo like  a shameful family secret], một bí mật mà có lẽ không thể nào được thừa nhận, ngay cả ở những nơi chốn riêng tư. Trong những tác phẩm văn học viết ở cuối thập niên 1940, có lẽ chỉ có một, của Heinrich Boll, Thiên Thần Thì Câm Lặng, Der Engel schwieg [The Angel was Silent] là đưa ra được vài ý nghĩ về những độ sâu thăm thẳm của sự khủng khiếp, ghê rợn, mà, chúng sẽ đè nặng lên trí não, tâm tưởng, của bất cứ ai thực sự muốn nhìn những điêu tàn, những đổ nát chung quanh họ. Khủng khiếp, ghê rợn đến độ, nhà xuất bản, và ngay cả Boll cũng không thể nào lường được: một câu chuyện hình như được đánh dấu bởi một sự ảm đạm vô phương cứu chữa. Chính vì thế, nó đã không được in ra, cho đến năm 1992, gần 50 năm sau đó. Thực ra, chương 17, kể những nỗi đau thương chết người của Frau Gompertz, ngay cả bây giờ đọc vẫn còn nhức nhối. (1)

(1) Reading it, one is immediately aware that this of all novels, a tale which seems marked by irremediable gloom, was more than readers of the time could be expected to take, as Boll's publishers and probably Boll himself thought. As a result it was not published until 1992, almost fifty years later. Indeed, the seventeenth chapter, relating the death throes of Frau Gompertz, is so unremittingly somber that even today it makes painful reading. The dark, stickily clotting blood described in these pages as it pours from the dying woman's mouth in floods and spasms, spreading over her chest, staining the sheets, dripping over the edge of the bed to the floor and forming a glutinous puddle - inky and, as Boll is at pains to emphasize, intensely black-hued blood - symbolizes the despair that militates against the will to survive, the bleak depression that refuses to lift and to which the Germans might have been expected to succumb in view of such a horrific end.

*

 Nhiều người bảo Ba người khác đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào là thuật kim thiền thoát xác. Đọc xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm.

Sài Gòn Giải Phóng online

*

Thật là tuyệt cú. Đúng giọng Thánh Thán.

Thú thực Gấu không thể có được những nhận xét thần sầu như trên.

Nhất là lại từ một tờ báo ở trong nước.

Kim thuyền thoát xác: Đòn Mộ Dung Cô Tô này mà đánh vào những tay như Tô Hoài, như Nguyễn Khải, thì thật cũng đủ đáng nhớ đời!

"Bằng thứ giọng bình thường hóa tội ác..".: Ôi chao, thuật ngữ của Hannah Arendt, "sự tầm phào của cái ác", mà chuyển qua tiếng Việt như thế này, thì mới sướng làm sao!

"Đương nhiên, đọc văn học, phải cố gắng tách tác phẩm ra khỏi những hiểu biết về tác giả, nhiều bậc thầy đã dạy thế, nhưng khi chính tác giả tự ghép mình vào tác phẩm thì tách làm sao được... ": Ôi chao, đây chính là điều mà độc giả của Littell sợ cho ông, và chính tác giả cũng sợ cho mình: Nhập vào tay Đại Ác [phi Ta ra, thằng nào dám vô Địa Ngục?], đã khó, thoát ra mới thiên nan vạn nan.

Bài quá đã, chỉ sợ bị delete, Gấu bệ ngay về đây, và ban cho nó một cái tên:

Kim Thuyền Thoát Xác

Cám ơn "Bạn ta". NQT

Mùa địa ngục. Ba Người Khác lạ sao, bị cấm xb, như để nở ra đúng vào mùa vụ của nó, góp mặt với thế giới, với Les Bienveillantes, chẳng hạn. Ngược lại, như để đáp lễ, cuốn này sắp có bản tiếng Việt, của Cao Việt Dũng.

Tuy nhiên, còn một cuốn, cũng thật là khủng khiếp. Cuốn Mùi, nguyên tiếng Đức, của Patrick Suskind, một tác giả Đức. Trên Tin Văn cũng đã từng nói tới.

Tên sát nhân này là Jean-Baptiste Grenouille, sinh tại Paris 1738, có biệt tài lạ lùng là ngửi, đánh hơi, trong khi hắn, khác hẳn mọi người, không có mùi người riêng. Chính vì thế, hắn tạo ra một thứ mùi tuyệt đối, hương tình [un parfum absolu qui permettrait d'inspirer l'amour], và làm thịt những thiếu nữ còn trinh để luyện hấp tinh đại pháp [pour leur dérober leurs effluves les plus secrets]. Làm thịt được 25 thiếu nữ thì bị bắt, bị kết án tử, nhưng bởi vì hắn có trong người bí kíp hương tình tuyệt đối, thế là 'nhân loại' bèn xin ân xá cho hắn.

*

 Cái vụ Sài Gòn Giải Phóng đăng bài phạng Tô Hoài đang nổ lớn, đúng như Gấu ngửi ra, ngay khi được một độc giả rỉ tai. Xin đọc talawas một số bài liên quan.

SGGP: Nghiêm túc xem xét nội dung bài "Đọc Ba người khác"
Thư Trần Khốt, độc giả talawas v/v Ba Người Khác
SGGP: Đọc Ba Người Khác

Khi đi một đường, "chỉ sợ bị delete" là Gấu đã gài trái mìn claymore ở đây.

Chính vì vậy, lần này, bài "vẫn chưa được delete".

Thú vị thật.

*

The Landscape of Memory

Mai xa lắc trên đồn biên giới,
Còn một chút gì để nhớ, để thương
Thơ Vũ Hữu Định

Và để sống vì nó.

Something to live for là tên bài điểm cuốn Solovyovo: Câu chuyện về hồi nhớ ở một làng Nga xô [390 trang, nhà xb Bloomington, Indiana University Press, bìa mỏng US 24.95], của Margaret Paxson. Tác giả bài điểm sách Caroline Humphrey. Báo Phụ trang văn học Thời Báo, TLS số 5 Tháng Giêng 2007, mục Nhân Chủng Học.
Đề tài của cuốn sách, một cách nào đó, là vụ CCRĐ tại Miền Bắc.
Và Gấu cứ tưởng tượng ra rằng thì là, cái làng Nga kia, cũng đã từng đau xót, vì để cho một cô gái chết vì khát nước, ngay bên bờ một cái ao bên ngoài nhà cô.

*

Marx viết, ‘Truyền thống của tất cả những thế hệ đã chết đè nặng lên não bộ của những người còn sống, như một cơn ác mộng’. [The tradition of all of the dead generations weighs like a nightmare on the brain of the living’. Lịch sử Nga thế kỷ 20 hầu như là quá nhiều những trận đánh tàn khốc, để cố làm sao làm bật gốc, tàn phá, huỷ diệt gánh nặng những truyền thống quá khứ, và thay chúng, ở trong những cái đầu của người dân Nga, bằng ‘tương lai sáng ngời’ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Cuốn sách của Paxson miêu tả những hạt rơi hạt rụng, ra bên ngoài trận đánh đó.
Bởi vì đối với những người dân tại một làng tại một vùng rừng phía Bắc [lại phía Bắc], nước Nga, mà Paxson cẩn thận tránh không dùng nhà quê, peasants, để gọi họ, chính quá khứ mới sáng ngời.
Dân làng ở đây rất tởm cái hiện tại xáo trộn [deorganized], và vô đạo đức.

*

“Quá khứ sáng ngời” không phải là một thời đặc biệt. Với một số người, thì đó là quãng thời gian không rõ ràng, a vague time, trước Đệ Nhị Thế Chiến. Với một số người khác, đó là những năm tháng ảm đạm của nạn đói, khoảng 1947, nhưng nói này nói kia, chẳng qua nói thiệt: nó trùng với thời kỳ Stalin ngự trị.

*

Đọc bài điểm, phong cảnh của hồi nhớ, quá khứ sáng ngời, bỗng Gấu nhớ tới những dòng, viết, chân ướt chân ráo, nơi xứ người, về cái gọi là hồn nhân hậu, la nostalgie, của con người.

 Lịch sử Việt Nam gần đây thôi, lại cho một thí dụ về chuyện cuộc đời bắt chước huyền thoại văn học. Đó là chuyện Trương Chi, Mỵ Nương. Theo truyền thuyết, anh lái đò Trương Chi, người thì thực xấu, hát thì thực hay. Nhưng những chàng Trương Chi của cuộc đời thì suốt đời không biết hát, hoặc chỉ nghe một câu hát "Đường ra trận mùa này đẹp lắm".

Hiểu theo nghĩa đó, nước cờ của Hư Trúc có thể cắt nghĩa như vầy: Sau khi tiếng hát "thương nữ bất tri vong quốc hận" làm siêu đổ những miếu thiêng, những đền đài, danh tướng, và làm sập luôn cả một miền đất, cũng lại tiếng hát đó kết nối mọi hy vọng, đổ nát, vì lần này nó cất lên từ quần đảo ngục tù, từ mồ sâu biển cả, cuối cùng đã giải oan được lời thề "Phanh thây uống máu quân thù".

 Có thể cắt nghĩa nước cờ Hư Trúc, khi được áp dụng vào cuộc chiến Việt Nam, qua một hình ảnh mượn từ huyền thoại Hy Lạp: Con ngựa thành Troie. Huyền thoại trở thành hiện thực cùng với cuộc tập kết của những người Cộng Sản Miền Nam, khi họ được lệnh Đảng, mỗi người phải để lại, "ít nhất" là một cái bầu cho một cô gái Miền Nam. Huyền thoại tái xuất hiện khi Miền Nam tan hàng, bỏ chạy, để lại tình người Việt trong từng câu nói, từng cách sống, từng lời hát, nói tóm lại cái được gọi là tình tự dân tộc. Niềm bí ẩn, điều tối kỵ này lần đầu tiên được bộc lộ với đồng bào Miền Bắc, ngay trong ngày 30 tháng 4 năm 75, khi họ đụng chạm thực tế Miền Nam. Đùng một cái, đồng bào Miền Bắc thu hồi, tìm thấy lại cái gọi là khí thiêng dân tộc, hồn sông núi, hồn nhân hậu (nostalgia), cái phần của tiền nhân ở trong họ, mà bấy lâu nay bị chủ nghĩa Cộng Sản lên án, cố tình hủy diệt.
Nước Cờ Của Hư Trúc

*

Something to live forCòn một chút gì để sống vì nó bàn chuyện, dân làng quan niệm hóa quá khứ, nói chung, qua những lễ lạc, hội hè đình đám, vòng theo năm tháng, mùa màng, và sự tưởng nhớ ông bà tổ tiên của họ. Nhưng sự quan tâm nhiều, của một độc giả chung chung, là cách mà tác giả cẩn thận đào bới những giá trị tinh thần và đạo đức, làm bật lên ‘quá khứ sáng ngời’, và làm cho nó trở thành quí giá, cho ngày hôm nay.

Những con người, đa số đi hết nửa cuộc đời, hoặc già cả, cuộc sống của họ đã và đang cùng cực đến mức, không thể nào thể nào tưởng tượng được. Bị trói, hoặc tự trói vào nhà cửa ruộng vườn, họ bị đánh cho tơi tả ra, và bị đẩy vào những nông trường tập thể, hợp tác xã, rất nhiều người trong họ có bà con thân nhân đã bị bắt và chết trong trại lao động khổ sai, cũng có vài người sống sót, họ ăn cỏ mùa đói, và từ tối đến sáng cặm cụi ở ngoài đồng. Ngay cả những ngày nghỉ được phép ở nông trường, hợp tác xã, họ cũng chẳng dám đi đâu, làm sao dám rời con trâu, cái cầy, là những đảm bảo cho cuộc sống của họ?

Dân làng lý tuởng hóa cái thời mà họ thì đồng đều như nhau, đối xử với nhau đồng đều, tương thân tương ái, tối lửa tắt đèn làng trên xóm dưới có nhau, cái quê mình ngày nảo ngày nào đó.

[Đến đây, độc giả Ba Người Khác có thể nhìn ra móc nối của nó với cuốn trước đó, cũng của Tô Hoài, Quê Người. Quê Người, như thế, đã tiên đoán ra cuộc CCRĐ khủng khiếp sau đó. Nhìn như thế, Ba Người Khác quả đúng là một kiệt tác cuối đời của nhà văn lão thành Tô Hoài. Nhưng đau nhất là, làm thế nào mà viết nó, hoàn thành nó, bằng cái giọng văn khốn nạn như thế, qua những thằng lăng nhăng như thế?]

*

Ông bạn nào cũng hỏi: “Có Ba người khác không?”.

Talawas

-Đã đọc Plato chưa?

Crucially, he has no memory of the killings.

Kỳ cục làm sao, hắn ta chẳng nhớ gì về những vụ giết người.

[Look on these horrors  TLS đọc Les Bienveillantes của Littell]

Hãy tỏ ra thân ái với Quỉ, liệu đây là thái độ của những nhà phê bình ở trong nước, khi vồ vập Ba Người Khác?

Không chỉ họ.

Trên tờ TLS số 15 tháng 12, 2006, có nói về câu lạc bộ nóng này. [The hot club: Sympathy for the devils. Alastair Sooke điểm một số sách tôn giáo mới xb]

*

Vào năm 1948 khi Graham Greene, trên tờ Người Nữu Ước, ca ngợi Quỉ, George Orwell viết, Greene “có vẻ như muốn chia sẻ ý tưởng, của Baudelaire, rằng có một nét rất ư là phân biệt, distingué, một khi ‘được’ trầm luân, of being damned.”

Ai đã từng coi cuốn phim The Devil Wears [Quỉ Mặc Hàng Xịn] Prada, của Meryl Streep, đều biết, Quỉ đã trở lại sàn diễn.

Ba Người Khác của Tô Hoài, như thế, là đã nhập vào dòng “hậu hiện đại”, với Les Bienveillantes, thí dụ vậy.

Có tí khác: Ông là member của câu lạc bộ ‘hot’ nói trên.

*

Khi Jesus gặp một người bị Quỉ ám, Ngài yêu cầu Quỉ hãy hiện thân, Quỉ đáp: “Tên ta là Legion, và ta là rất nhiều.” [My name is Legion, for we are many]

“Hãy xin lỗi Quỉ Sứ, bởi vì chúng ta từ xưa tới giờ chỉ được nghe tiếng nói của một phía: Thượng Đế, tác giả của mọi cuốn sách. [An apology for the devil: it must be remembered that we have heard only one side of the case: God has written all the books”. Samuel Butler].

Và nếu như thế, liệu chúng ta có đòi hỏi quá đáng, về một thái độ đạo đức của Tô Hoài, khi viết Ba Người Khác?