*
Notes


Dọn

1
2
3
4
5











Dọn

Trả lời mấy cái mail của học trò NHQ:
Nếu các bạn muốn “công khai”, thì gửi cho NHQ, đề nghị cho đăng trên Tiền Vệ, hoặc NHQ Blog VOA.
"Gấu này” sẽ công khai trả lời.
Còn nếu muốn Tin Văn đăng mấy cái mail đó, thì hãy xin phép Thầy NHQ, nếu Thầy NHQ cho phép mấy bạn thay mặt Thầy “dậy bảo” Gấu này, thì lúc đó, sẽ tính, sau!
Regards. NQT

12. Rõ ra chữ
Đối với những đề tài như thế nầy, xin tôn ông Nguyễn Hưng Quốc là sư phụ. Nếu như Nguyễn Du mà sống lại, ông sẽ sửa câu thơ nổi tiếng của ông lại là: Rõ ra chữ "bụng", bằng ba chữ "tài". Xin bái phục.
Người gởi: Quoi Pham (Canberra)
11-10-2009 - 01:43:14

Note: Hết thuốc chữa!
Nhà đại phê bình cứ vô tư hiểu, tâm là tim! Như tim gan phèo phổi lòng dạ… và đều đợp được cả!
C’est terrible! (1)
(1) Cái này thuổng Võ Phiến. Ông có nhân vật, khi phởn quá, tới quá, là phun ra câu trên: Khủng quá, khủng quá!
Gấu này không bao giờ dám nhắc tới nhà đại phê bình nữa, chấm dứt 'dọn' ông, và tuyên bố đầu hàng!
Touché!
Thua!
NQT

Alexa cho biết, trong ba tháng vừa qua, số lượng độc giả Tin Văn tăng 100 %
Có vẻ như, tăng là do ba 'chuyện thị phi', không phải do 'phẩm chất' của Tin Văn!
Cứ đà này, chẳng mấy chốc mà bằng Chợ Cá!
Đáng ngại thật!
Nay tuyên bố, huỷ bỏ mục Dọn!
NQT


... chắc chắn rằng nhà văn gốc Việt đoạt giải Nobel ấy không viết bằng tiếng Việt, mà viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hay một ngoại ngữ nào khác. Vì nếu anh viết bằng tiếng Việt, mà anh không đủ bướng bỉnh, gan lì, bất chấp quần chúng, thì anh nhất định bị cả cái xã hội người Việt bảo thủ trong nước cũng như hải ngoại bóp gãy ngòi bút sáng tạo của anh từ trong trứng nước.
Tiền Vệ

Nobel văn chương không đòi hỏi phải viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng có đề xuất, nên có bản dịch, đề phòng mấy ông Hàn không đọc được tiếng… Mít, giả dụ như DTH được năm nay!
Chính vì thế mà khi Cao Hành Kiện được Nobel, đã có dèm pha, ‘gà nhà’, vì một thành viên đã dịch, và giới thiệu với ban giám khảo tác phẩm của ông.
Hay là, khi nghe tin hành lang Pasternak ẵm giải, Xịa đã vội vàng có ngay một bản dịch tiếng Anh, đúng theo yêu cầu!

Còn cái vụ gan lì, bất chấp gì đó, miễn còm!
Tuy nhiên, Mít nói, bẽ gãy, không nói, bóp gãy.
Ui chao, giả như năm nay DTH được, thì không biết dân Mít khốn khổ khốn nạn tới mức nào!
NQT

Quả là như vậy. Linda , Nam Lê, Vũ Trần... viết tiếng Pháp, tiếng Anh thì được giới phê bình và độc giả quốc tế ca ngợi, nhưng nếu các bạn ấy viết tiếng Việt thì chắc chắn là bị độc giả người Việt cho ăn đòn. Vì sao? Vì văn chương của các bạn ấy mới mẻ, ý tưởng của các bạn ấy mới mẻ. Mà đa số người Việt dù còn ở quốc nội hay đã ra hải ngoại mấy mươi năm vẫn không thể bỏ được tâm lý sợ cái mới. Cái mới về vật chất thì chắc chắn là không sợ, mà còn ham nữa, nhưng cái mới về tư tưởng, về nghệ thuật, thì họ lại sợ.
Tiền Vệ

Những tác giả Mít viết bằng tiếng nước ngoài hiện đang nổi cộm, như Nam Lê, như Linda Lê, như Trần Minh Huy, nếu như chúng ta đọc họ, thì đều nhận ra, họ viết cho họ, vì họ, chứ không vì cái mới, vì bất chấp cộng đồng, vì bất cứ cái gì gì. Mỗi người trong số đó, có những đam mê, những thôi thúc văn chương của riêng từng người. Nam Lê với cái tít cuốn đầu tay, Con Thuyền, cho thấy, đây là viết về thuyền nhân, mà tác giả là một. Nhưng nếu chỉ có thế, thì chưa chắc đã... sống sót, và nổi như thế. Linda Lê, như chúng ta đã từng nghe bà phán, bà có trong bà một đứa trẻ đã chết, và nó là Việt Nam. Nhưng, nếu chỉ có thế, cũng hỏng! Trần Minh Huy ôm trong mình cả một kho tàng chuyện cổ tích Việt, nhưng vẫn chưa đủ. Chứng cớ, cuốn mới ra lò của bà không còn là vấn nạn Việt Nam. 
Nào có ai sợ gì đâu, cả tác giả lẫn độc giả. Vả chăng, chả ai sợ cái mới, nếu nó thực sự mới, thực sự cách mạng, thực sự lật đổ, cái cũ. Chứng cớ, thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền, lúc đầu mà chẳng bị la ó, chê bai, vậy mà sau đó, vẫn sống, và còn sống khoẻ.

Giả như "Hậu Vệ" có một cái gì mới, trình ra coi, coi có ai sợ không?
Mới, như Thơ Con Cóc ?
Như truyện ngắn độc đáo của nhà biên khảo HNT ?
Đâu có mới. Đây chỉ là một thứ truyện cắt dán.  
Hay truyện ngắn Nguyễn Viện?
Truyện ngắn NV, theo tôi không mới. Nó cũng không phải truyện ngắn, đích thực, mà chỉ là một giả danh văn chương, tác giả viết nó nhằm mục đích khác.

Người viết bài này, theo tôi, chưa từng đọc những tác giả như Nam Lê, như Linda Lê, hay Trần Minh Huy, nhưng cố tình lôi họ vào bài viết, để bênh ông NHQ, và chủ trương "đổi mới" của Hậu Vệ!
Chán thế!
*
Note: Bài viết này, không nằm trong ‘dọn’, nhưng "cao" hơn.
Gấu muốn, nhân dịp này, tổng tấn công ba cái đồ dởm, tự coi mình là mới, mà chẳng có cóc khô gì, và cũng nhân đó, lập lại điều gọi là ‘đẳng cấp’ ở trong văn chương.
Đẳng cấp, ở đây, được sử dụng theo nghĩa của từ ‘hierarchy’, của Milosz, khi ông vinh danh Brodsky:


“Nắng mới” là gì?

Vũ Quần Phương cho đó là “nắng đầu mùa”, nhưng lại mâu thuẫn khi viết tiếp “mỗi năm chỉ có một lần”. (3) Đã là “đầu mùa” tại sao lại chỉ có một lần một năm? Sự nghịch lý này rất dễ giải thích: tự trong tiềm thức, ông đã đinh ninh nắng mới là nắng đầu xuân.
Đặng Tiến, không nói rõ, nhưng dường như cũng hiểu như vậy, cho nên khi nhắc đến câu Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa, ông viết: “Ánh sáng bỗng chói chang, rực rỡ, bài thơ chuyển màu và chuyển mùa, từ xuân sang hạ: nội tâm vốn không có thời gian”. (4)
Với Lưu Trọng Lư, tác giả bài thơ, không chừng lại khác: với ông, nắng mới có vẻ như là bất cứ thứ nắng nào xuất hiện sau một chuỗi ngày âm u, ướt lạnh, không nhất thiết phải gắn liền với mùa nào. Trong hồi ký Chiếc cáng xanh, ông viết:
Tôi tưởng như còn diễn lại trước mắt tôi một cảnh tượng hằng ngày: giữa những hôm mưa lạnh, ẩm ướt, bỗng rớt vào một ngày nắng ráo, mẹ tôi thường mở rương ra lấy cái bộ áo - vâng - chính cái bộ áo cổ y ấy để phơi trên một hàng giậu. (5)
Tính chất hàm hồ ấy xuất phát từ bản thân từ “nắng mới” vốn là một kết hợp khá mới mẻ và còn tự do, chưa định thức và chưa có một ý nghĩa rõ ràng, cố định.
Về phương diện cấu trúc ngữ nghĩa, “nắng mới” khác với những cụm từ thông thường chúng ta hay dùng: nắng sớm, nắng trưa, nắng chiều, nắng vàng, nắng hanh, nắng nhạt, nắng gắt, nắng ấm v.v... Trong tất cả những cụm từ này, từ phía sau bao giờ cũng có chức năng hạn định ý nghĩa của từ “nắng” phía trước: hạn định màu sắc, cường độ, tính chất và nhất là hạn định về thời gian. Đó không phải là cái nắng chung chung, muôn thuở. Đã đành. Đó cũng khó có thể là cái nắng của một ngày, một khoảng thời gian quá dài cho bao nhiêu thay đổi trong dáng hình của nắng.
Trường hợp “nắng mới” rõ ràng là khác. Dù hiểu theo nghĩa nào, là nắng đầu xuân, đầu hè hoặc nắng của một ngày ráo tạnh rớt vào giữa chuỗi ngày mưa gió, “nắng mới” tuy vẫn là cái nắng trong một thời điểm cụ thể song nó lại được đặt trong mối tương quan với một khoảng thời gian dài, đối lập với những ngày tháng trước đó.
Hơn nữa, bản thân khái niệm “nắng mới” còn gợi ra tính chất chu kỳ: cứ mỗi dịp chuyển mùa hay chuyển thời tiết là một lần nắng mới. Đều đặn. Nhịp nhàng.
Hai đặc điểm này làm cho cụm từ “nắng mới” có một hàm nghĩa đặc biệt: nó bao gồm cả ý niệm về không gian lẫn ý niệm về thời gian.
Bài thơ “Nắng mới”, do đó, theo tôi, không phải là một bài thơ mô tả nỗi niềm nhớ mẹ. Nó chỉ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa tâm sự thương nhớ của con người với không gian và thời gian họ sống. Điều này giải thích lý do tại sao ngay cả khi mẹ chúng ta còn sống, chúng ta vẫn thích và thường ngâm nga bài “Nắng mới”. Chỉ cần trong lòng dậy lên niềm nhớ nhung xa xôi nào đó.
NHQ. Blog VOA

Note: Cách hiểu từ ‘nắng mới’ ở đây, đúng như của Vũ Quần Phương và Đặng Tiến. Nhà đại phê bình không nắm được nghĩa của nó, ở trong một ‘họ từ’ [famille de mots], thí dụ, gạo mới, cơm mới, rượu mới… đều có nghĩa ‘đầu mùa’. Như thế nắng mới và nắng đầu mùa, như nhau. Tuy nhiên, nắng mới còn được sử dụng, như ngày nắng đầu tiên, sau những ngày mưa bão lũ… kéo quá dài.

Bởi thế, nó còn được sử dụng như một ước mong 'thay đổi', ‘cách mạng’, ‘lật đổ’…, thí dụ tờ Nắng Mới của nhóm Montreal, nguồn tài trợ là từ lực lượng kháng chiến HCM, cái tít của nó được sử dụng theo nghĩa này.

Mít chúng ta quá quen với hình ảnh phơi quần áo, của bà mẹ, hay bà chị, hay cô em gái, và nhất là, của một cô gái, nhân một ngày nắng sau những ngày mưa dài.
Đọc Đôi Bạn, thí dụ, độc giả nào mà không nhớ, chiếc áo cánh mầu trắng của Loan phất phơ bay trong gió bên nhà hàng xóm, và Dũng, khi nhìn thấy [cũng một thứ ‘áo mới'], lúc đầu còn ngơ ngác, và khi hiểu ra thì mừng rỡ, vì biết rằng, áo của Loan, và Loan nghỉ hè, mới về nhà!

Nhà đại phê bình sợ rằng không rành cả tiếng Việt!


Nắng Mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Mẹ tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
Lưu Trọng Lư


Bài thơ “Nắng mới”, do đó, theo tôi, không phải là một bài thơ mô tả nỗi niềm nhớ mẹ. Nó chỉ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa tâm sự thương nhớ của con người với không gian và thời gian họ sống. Điều này giải thích lý do tại sao ngay cả khi mẹ chúng ta còn sống, chúng ta vẫn thích và thường ngâm nga bài “Nắng mới”. Chỉ cần trong lòng dậy lên niềm nhớ nhung xa xôi nào đó.
NHQ. Blog VOA

Một bài thơ, từ đầu đến cuối, chỉ nhắc tới bà mẹ đã mất từ khi cậu bé LTL mới lên 10, vậy mà ông phê bình đại phán, không phải nhớ Mẹ!
Rồi ông giải thích, chứng cớ là 'đám tụi mình' vẫn ngân nga, dù nhiều người trong đám chúng mình, Mẹ chưa mất?
Ông này còn ngây thơ hơn cả Gấu nữa.
Gấu mê một em, em lấy chồng từ hồi nảo hồi nào, bây giờ già cằn, sắp đi, những chắc là sau Gấu, vậy mà vẫn mơ, vẫn nghĩ vẫn còn là của mình!
Chán thế!
Nhưng ngây thơ của Gấu, dù sao cũng dễ thương hơn ngây thơ của nhà phê bình, vốn là do cái [n]gu quái đản của ông mà ra: Ông thích nói ngược thiên hạ!

Nhà phê bình bỏ qua một từ thật là thần sầu trong bài thơ, thành ra đọc sai đi, sái đi, quá xa.
Chữ thần trong bài thơ là chữ 'không', trong 'Chập chờn sống lại những ngày không'.
Gấu đọc câu thơ, là bèn chập chờn sống lại những ngày em bỏ Gấu đi lấy chồng, không còn em nữa, vậy mà vẫn nhớ, vẫn nhớ hoài!

Còn một từ nữa, cũng lạ, là từ đỏ, trong áo đỏ.
Gấu nghĩ, đây là áo của Cu Tý LTL, bà mẹ thấy nắng, bèn vội vàng mang phơi, sợ ẩm, sợ mốc.
Thành thử nhà thơ lại càng nhớ Mẹ!
*
Viết đàng hoàng đi...
Độc giả TV

*
Yes, I do!
NQT
*
Có vẻ như, nhà phê bình, chuyên gia về thơ của chúng ta, chỉ rành dăm ba bài ca dao, [nhưng cũng chưa chắc, chứng cớ, bài ‘Hôm qua lên núi hái chè’ ông nhớ lộn tứ lung tung], mấy nhà thơ tiền chiến, vốn liếng chỉ có vậy?
Chưa thấy ông lên lớp về Đường thi, thí dụ?
Thơ tiếng Anh, tiếng U, chắc cũng chưa từng?
Thua cả Gấu, chưa từng dám vỗ ngực xưng tên nhà phê bình, tuy có mon men bên lề, lèm bèm về thơ!

*

Một trong những triết gia ăn nói ngược ngạo bậc Thầy, theo Gấu, là Wittgenstein.
Giá mà ông gặp nhà đại phê bình, nhỉ!

Vài câu của ông.

“Văn là người”. “Văn chính [même] là người”.
Câu thứ nhất, nghèo nàn, do ngắn ngủi như là một đề từ. Câu thứ nhì, đúng, và mở ra mọi viễn tượng khác. Nó nói, văn phong là hình ảnh của con người [Elle dit que le style est l’image de l’homme]

Có những nhận xét [remarques] gieo [như mạ], có những nhận xét gặt [như lúa].

Minh triết thì không đam mê. [La sagessse est sans passion]. Niềm Tin, La Foi, ngược lại, Kierkegaard gọi nó là một đam mê, une passion.
Tôn giáo, như thế, thì cũng giống như biển sâu, yên nghỉ, lặng lẽ; ở bên trên, trên mặt, có thể có những ngọn sóng.

Chỉ cần một tư tưởng bé tí là đủ để làm đầy cả một đời.
[Comme une petite idée peut cependant remplir toute une vie]
Cũng cách đó, người ta có thể cả đời rong chơi trong một góc Sài Gòn, và tưởng tượng ra rằng, làm gì có cái gì ở bên ngoài, và cứ giả dụ như có gì, thì cũng chẳng thèm, thèm để làm cái gì!
[De la même facon qu'on peut, sa vie durant, parcourir la même petite province et s'imaginer qu'il y a rien en dehors d'elle]

Tình cảnh của Gấu, bị đẩy ra khỏi Sài Gòn, là ngoài ý muốn!

 Tại sao viết?
Trả lời câu hỏi tương tự, một lần, trên tạp chí Thế Kỷ 21 tại California, tháng 4, 1994, tôi đặt vấn đề: Tại sao người ta thích hỏi nhà văn là tại sao anh (hay chị) viết văn? Tại sao không ai hỏi cái câu hỏi tại sao ấy với những hạng người khác, với các chính khách, các bác sĩ, các luật sư, kỹ sư, hay với các nhạc sĩ, các ca sĩ, chẳng hạn? Có phải với những nghề ấy, vấn đề đã quá hiển nhiên? Đó là những nghề hoặc có tiền hoặc có danh hoặc có cả hai, đôi khi lại thêm quyền lực nữa. Người ta chỉ hỏi các nhà văn: tại sao anh/chị viết văn?
NHQ Blog VOA

Đọc bài này, Gấu nhớ ra, tại sao nhà phê bình thù Gấu.
Chính là do một lần, đọc Người trả lời một tay phỏng vấn cò mồi nào đó, [không phải trên tạp chí Thế Kỷ 21], khi tay này hỏi, tại sao Người viết, và Người buông, độc một chữ:
Ngứa!

Lần đó, Gấu nghĩ thầm, Người hách thật
Cũng bỏ qua, nhưng liền sau đó, Gấu đọc, trên báo chí, thấy có tới mấy ông mấy bà lập lại ý của Người, ông bà nào cũng trả lời, cũng như Người, tôi viết vì ngứa quá!

Gấu 'hốt' [hoảng hốt] quá. Cứ đà này, độc giả Mít sẽ nghĩ, nhà văn Mít đều bị giang mai, lậu, mào gà, chim có mủ… cho nên, ông bà nào cũng ngứa quá, phải viết!
Hà, hà!  

 Thế là, nhân viết về Nguyễn Du, [đại thi hào Mít khiêm tốn hơn, chỉ dám nhỏ nhẹ, viết để mua dzui cho thiên hạ], Gấu bèn nhắc xa xa tới Người, cũng để 'cảnh báo', này, nếu ngứa thì gãi, gãi không hết thì đi gặp bác sĩ, đi bệnh viện ‘da liễu’, thử coi sao, chứ để bịnh nặng quá, có khi gây biến chứng, thành bất lực, không đẻ đái gì thì bỏ mẹ!
Lần đó, Gấu nhận được cái mail của độc giả, ông Gấu này 'hóm' quá!
*
Người viết có một anh bạn, mê văn chương. Mê lắm, nhưng cứ nay lần, mai lữa, vì còn nhiều việc phải làm. Nào lo cho xong cái nhà, kiếm mấy chân hụi cho bà xã để dành tiền lo cho xấp nhỏ… tới lúc rảnh rang, tính viết văn, thì phát giác ung thư đã ăn tới tận cổ họng. Văn chương, ở ngay "làng kế bên" (The next village, Kafka)* vậy mà cả một cuộc đời dài như thế, hạnh phúc như thế, "vưỡn" chẳng nhín ra được một tí thời giờ cần thiết cho nó!
Lại có một anh, lúc tre trẻ cũng viết được một, hai truyện ngắn, cứ tạm cho là được, vì báo này báo nọ đăng, ông bạn ấy, ông bạn ớ gật gù, "Được, Được!". Rồi cũng đầu tắt mặt tối với cuộc nhân sinh cõi người ta, bởi vì "có thực mới vực được đạo", bèn quyết định làm ông…. chủ báo: đây cũng là công việc gạn lọc, ban bố cho đời những "thiên tài"!
Lại có ông cũng đẻ ra tác phẩm này tác phẩm nọ, nhưng hình như không được đời nhắc nhở, khen ngợi, bèn ‘băn khoăn’, không hiểu mình có để lại cho đời một cái gì không, không hiểu ba trăm năm sau, thiên hạ ngu đần có nhận ra những điều cao cả về "thời đại của chúng ta" được gói ghém ở trong đó: ôi chao, ông bạn biết tỏng ra một điều là tác phẩm của mình chỉ đáng vứt vô thùng rác. Cũng chính Flaubert, uất ức với con điếm là như thế, mà còn nhận ra "chân lý": Nhà văn phải làm sao cho hậu thế tin rằng, đếch có một thằng nhà văn như thế, đã từng có mặt ở trên cõi đời này. Đây chính là một trong những lý do, cổ nhân không thèm ký tên dưới tác phẩm của mình. Vô danh thị, vậy là được rồi.
Lại có ông, cứ mong được người đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ than: đây là nghiệp của tôi. Ông khác thì nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu được. Ôi ngứa thì gãi, nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết nghiệp. Đừng để ba trăm năm sau, thiên hạ khóc cho cả… đất nước mình!
Ba trăm năm sau

Bài viết của Người, từ thuở "Xưa rồi Diễm ơi", điều này chứng tỏ, Người dậm chân tại chỗ, làm biếng đi và làm biếng đọc.

Tại sao người ta thích hỏi nhà văn là tại sao anh (hay chị) viết văn? Tại sao không ai hỏi cái câu hỏi tại sao ấy với những hạng người khác, với các chính khách, các bác sĩ, các luật sư, kỹ sư, hay với các nhạc sĩ, các ca sĩ, chẳng hạn? Có phải với những nghề ấy, vấn đề đã quá hiển nhiên? Đó là những nghề hoặc có tiền hoặc có danh hoặc có cả hai, đôi khi lại thêm quyền lực nữa. Người ta chỉ hỏi các nhà văn: tại sao anh/chị viết văn?
NHQ

Câu hỏi “tại sao” này, người ta cũng hỏi tất cả mọi người, chứ không phải chỉ hỏi mấy ông nhà văn. Thí dụ, nếu hỏi một ông bác sĩ, thì chắc là có ngay một câu trả lời thật rõ ràng, cứu người. Hỏi thầy giáo, yêu trẻ con, muốn chúng nên người. Hỏi ca sĩ, có giọng hát hay, có dáng đẹp….
Chỉ riêng mấy ông nhà văn, nếu đúng thứ thiệt, là thật khó trả lời, và câu trả lời thể nào cũng lại biến thành một câu hỏi khác, và cứ thế, cứ thế.
Hơn nữa, câu hỏi “Tại sao viết” này, chỉ trở nên gay gắt, có thể là cùng với trào lưu hiện sinh, cùng với cuộc chiến ai thắng ai, và cùng với nó, là thái độ dấn thân của nhà văn. Nó liên quan tới Sartre, và vấn đề mà ông nêu ra, trong cuốn ”Văn chương là gì ?” của ông.
Hơn thế nữa, quả là giới nhà văn hay bị tra vấn về tại sao viết, ấy là vì viết văn nó mắc mớ tới cái chuyện sáng tạo: Phịa ra một cái gì trước đó chưa có!
Theo đó, Koestler mới nói, sáng tạo liên quan tới ba giới, nhà văn, nhà bác học, và anh hề.
*
Theo Gấu, nhà phê bình quá lười đọc, bởi vì có thể nói, trong bất cứ một bài phỏng vấn một nhà văn thuộc bậc… sư, chúng ta đều tìm thấy một câu trả lời, cho câu hỏi tại sao viết, và chúng thường rất khác nhau, hoặc, chúng thường bổ túc cho nhau.
Còn một chút xíu, liên quan tới vấn đề… chi tiết: Có lẽ, nhà phê bình, lần sau, nếu vẫn bổn cũ post lại, post hoài, post mãi, thì nên bổ túc, cho độc giả biết, ông thường ngứa… ở đâu, mỗi khi viết!
Không lẽ chỉ ngứa ở mỗi... một chỗ?
Bất giác Gấu lại nhớ đến cái chuyện tiếu lâm, nói xấu mấy bà: họ rất ưa được gãi, ở kẽ hai ngón chân, "nhất là" giữa hai ngón cái!
Thảo nào, mấy bà, mỗi lần lỡ đọc một bài phê dởm, bực quá, thường phán, chẳng bõ ngứa!

Em lên anh nhé?

Hoàng Ngọc-Tuấn nói:
03/12/2009 lúc 7:11 chiều
Tôi thấy trong danh sách “các nhà văn nhà thơ bằng hữu đã dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ trong việc phỏng vấn, xuất bản hay đã ủng hộ bằng nhiều cách khác nhau” anh Nguyễn Đức Tùng có ghi tên tôi (Hoàng Ngọc-Tuấn) và tên anh Nguyễn Hưng Quốc.
Thật ra chúng tôi đã tuyệt đối không có đóng góp hay ủng hộ gì cả vào việc xuất bản cuốn sách này. [Thơ từ đâu tới?]
Ngay từ thời gian đầu của loạt bài phỏng vấn trên talawas, chúng tôi có chuyển cho anh Nguyễn Đức Tùng vài địa chỉ email của vài nhà thơ mà anh muốn liên hệ để phỏng vấn. Chỉ có thế thôi.
Dẫu sao, chúng tôi xin cảm ơn lời cảm ơn rộng lượng của anh Nguyễn Đức Tùng.
Talawas.

Note: Một ông thì rộng lượng quá [NDT].
Một ông thì hẹp lượng quá! [hai ông mới đúng]
Giá có một tay ‘đại lượng’ như… Gấu, chẳng hạn, là đủ bộ tam sên!
Một ông tính mượn tí danh hão của nhà phê bình, nhà khảo luận, quảng cáo thêm cho tác phẩm của mình, vốn đã hão!
Hai ông kia, thì cự tuyệt thẳng thừng!
Cũng một thứ "bạc giả, bạn giả", như bạn quí của Gấu đã từng phán, chăng? (1)

(1)
Tôi gọi Nghiêu Đề là một người bạn thật trong một vài người bạn thật của tôi, bởi có những người bạn tưởng là bạn nhưng là bạn giả, giống như bạc giả vậy. Không nên xài bạc giả, nguy hiểm lắm
Blog NXH & Bạn hữu. VOA
*

V/v NDT

Theo Gấu, vụ xb “Thơ từ đâu tới”, gồm những bài phỏng vấn của NDT, với một số nhà thơ trong và ngoài nước, là một thiện ý của giới cầm viết ở trong nước.
Họ muốn có được một cú giao lưu như thế. Bởi vì nếu không, chúng ta không thể hiểu được, tại sao những Lê Đạt, Hoàng Cầm lại nhận lời. Không lẽ họ không ‘bảnh’, so với VL, TTY?
Trong thiện ý đó, Trung Trung Đỉnh, đã cố gắng dàn xếp với giới kiểm duyệt, và rất bực, khi bị qua mặt, tình tiết cú qua mặt này xin đọc Blog Nguyễn Trọng Tạo, nhưng vẫn bỏ qua, chứng cớ là màn vĩ thanh, như đăng trên talawas.
Cho nên, cái vụ này, không liên quan tới nhà nước VC, không liên quan tới kiểm duyệt VC.
Còn cái chuyện liên quan tới nhà biên khảo HNT, cũng chẳng mắc mớ gì tới chuyện kiểm duyệt, mà chỉ vì NDT tính muợn tí tên tuổi của mấy ông này, khi "cám ơn" họ đã giúp đỡ này nọ. Mấy ông này, đã trả lời thẳng thừng rồi, là xong, đâu cần phải khoe tao bảnh hơn mày, đếch cho phép nhà nước VC kiểm duyệt tác phẩm?
Toàn chuyện ruồi bu!

Trong vụ này, rõ ra là đám BVVC bảnh hơn đám hải ngoại! (1)
Chán thế!
NQT
(1) Mi lại muốn "làm lợi cho CS", hử ?
*

V/v "chở sách về tù", của đám nhà văn hải ngoại, Gấu là người đầu tiên nếm thú đau thương.
Lần đó, đám BVVC mở lời trước, Gấu nể tình, quả đúng là như vậy, gật đầu. Khi được anh Lê Tự, của báo Đại Đoàn Kết phỏng vấn, Gấu cũng nói ra điều này, nhưng do nghe, rồi về viết lại, anh viết, chuyến này về Gấu mang về theo hai cuốn sách, tính xin xb, khiến Gấu hoảng quá, bèn đi một đường đính chính. Cũng rét vậy. Và sự thực nó không đúng như vậy.
Một trong số những BVVC còn đưa Gấu ra Hội Nhà Văn ở Hà Nội, để gặp ‘mấy anh’, vẫn nể quá, Gấu cũng đi, và may quá, chẳng có anh nào ở đó, bữa đó. Có vẻ như biết Gấu không ham, anh ta đề nghị, tụi này sẽ download bài trên net, tự nguyện cắt xén, đưa kiểm duyệt, rồi lo in ấn, xb, anh vờ đi coi như không biết tới. OK?
Một ông nữa, thì yêu cầu Gấu chuyển bản thảo về, qua email, tới hai lần lận, nhưng sau đó cũng im re. Theo Gấu, anh ta biết, nếu cắt xén, thì coi như chẳng còn gì.
Chuyện xb sách ở trong nước, vào thời điểm bây giờ, chỉ là chuyện ruồi bu. Có cái gì hay, cứ đưa lên net, là trong nước đọc. In, chưa chắc họ đã đọc, vì biết chỉ là cứt đái.
Bởi vì nếu không là cứt đái, thì đã không qua được kiểm duyệt!
Đây là nói chuyện ôm tác phẩm ngoại, về xin đi tù VC, không liên quan gì tới tác phẩm ở trong nước.
Ở trong nước, thì đã có câu của Borges: Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ.
NHT, thí dụ, rất rành chuyện này. Ông bắt Nguyễn Huệ sống dậy, làm giùm ông cái việc ông cần làm.
*

Tờ Granta, số 64, Mùa Đông, 1998, đặc biệt về Miền Đông Hoang dã của Nga xô, Russia, The Wild East, Tin Văn đã từng chôm một vài đoạn ở trong đó. Trong bài Intro, được scan dưới đây, và nếu có thể sẽ được dịch, có đoạn:
Về văn chương, Nga có một truyền thống hiện thực chủ nghĩa, lớn, có lẽ lớn nhất, và có vẻ như nó đang dậm chân tại chỗ. Có lẽ thực tại, chính nó, vào lúc này thì hơi bát nháo, và sự thực về nó, thì cũng hết còn bị dồn nén, cho nên những nhà văn mới của Nga thường khoái biếm văn và những trò kỳ quái mang tính ám dụ. Những thể loại văn học mà một khi mất nội dung xã hội, họ bắt buộc phải sử dụng chúng nhằm tránh né khó khăn, và thất bại, khi muốn vươn tới những xã hội khác, những ngôn ngữ khác.
Nhận xét trên thật quá đúng đối với văn chương Mít ở trong nước. Nào là rung chuông tận thế, nào là ẩn dụ "cởi truồng", chờ hoài chờ huỷ không thấy kinh, và chỉ thấy kinh, [có tháng] vào ngày lễ ra trường ngợp cờ đỏ, hay bị bóng đè, bị hồn ma tiền nhân, hay ma net hiếp...
[Note: Những dữ kiện nêu ra ở đây, chỉ có tính minh họa, không nhằm khen chê bất cứ tác giả nào].
Theo Gấu có một sự băng hoại khủng khiếp ở trong văn chương trong nước. Nhà văn hàng ngày phải chứng kiến những tội ác chưa từng có trong lịch sử nước Mít, thí dụ, đại gia xả xui bằng cách lấy trinh hàng loạt trẻ em, ông hàng xóm hiếp đứa con nít 5 tuổi nhà kế bên bằng mồi nhử là ba cục kẹo...  Khủng khiếp hơn nữa, những con quái vật này không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt thật nhẹ. Khủng khiếp hơn nữa nữa, chính nạn nhân năn nỉ khoan hồng cho chúng, bởi vì đành phải chấp nhận một tí tiền bồi thường bên ngoài tòa án, nếu không, chẳng được gì. Và do sợ hãi, do bổng lộc, do hèn hạ...  nhà văn đành câm miệng trước tội ác, và để quên nhục nhã, viết biếm văn, viết ẩn dụ cởi truồng.
Cứ giả dụ, nhà văn ý thức được những cái ác nhan nhản trước mắt, nhưng do không kiếm ra nổi một thứ ngôn ngữ trung tính, một cách viết trắng, như cách viết của Camus, thí dụ, và sử dụng thứ ngôn ngữ ô nhiễm, [nào đại gia, nào máu, nào đạn...], hoặc ngôn ngữ dối trá nâng bi quá khứ, tác phẩm cũng không thể nào đọc được.
Cái sự băng hoại của ngôn ngữ, cái sự dối trá mới đáng sợ làm sao!
Làm thế nào để làm điêu tàn một xứ sở?

Trang Yiyun Li

Trong chợ sách, ở bên Tây, DCT ca ngợi hai tác giả cùng có mặt, Bảo Ninh, và Thuận.
Bảo Ninh, thì ‘xưa rồi Diễm ơi’, nhưng Thuận, với Chinatown, theo tôi, không phải là cõi văn Mít.
Phải coi nó là một tác phẩm ngoại, ngay cái tên của nó, đã cho thấy.
Nếu coi đây là hai tác phẩm tiêu biểu, thì sẽ có một lời giải thích liên quan tới cả hai:
Chính cái sự bế tắc của Bảo Ninh, và cùng với nó, văn học Mít sau 1975, đẻ ra thứ văn chương ngoại lai, tả pí lù Chinatown.

Những đứa trẻ bị những đại gia phá trinh, những người dân Mít bị chà đạp, mất nhân phẩm, những Lê Công Định, thí dụ, không hề có mặt ở trong Chinatown.
Thứ ngôn ngữ ở trong đó, không chấp nhận họ.
Những thể loại văn học mà một khi mất nội dung xã hội, họ bắt buộc phải sử dụng chúng nhằm tránh né khó khăn, và thất bại, khi muốn vươn tới những xã hội khác, những ngôn ngữ khác.
Câu trên, có thể áp dụng cho Chinatown, và rất nhiều tác phẩm khác, kể cả thứ viết cho nhi đồng, như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa, thí dụ, của một tay giả đò làm con nít, trong khi giả đò nhắm mắt coi phim sex diễn ra nhan nhản trong xã hội.
Nhật Ký Tin Văn


Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.

Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?

"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich, trong một lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra: Khi bạn bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn – rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó – như vậy là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.

Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố nhà nước. Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady) vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi [Volkov] bắt buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào thời gian mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).

Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên talawas.org), vào đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới thấy thế nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí Bắc Hà.

Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Đúng ra, bà phải đăng trên ta là gì, xin lỗi độc giả ta là gì.
Gấu đâu cần bà xin lỗi?

Nay, post lại, và xin lỗi độc giả ta là gì, về cái phần sơ sót của Gấu. NQT
Nhật Ký Tin Văn

Note: Nhân chuyện "chở sách về tù VC" &  "Thơ từ đâu tới"
*
Cái vụ Thơ đến từ đâu này, sở dĩ bị chửi, ấy là vì một số nguyên nhân:
Hải ngoại, cho đến bây giờ, chưa có một tay viết nào thật bảnh, để nói chuyện đứng đắn về giao lưu với trong nước.
Nói rõ hơn, đám mò về, toàn là đồ dởm!
Chán thế!
Bắt buộc phải có một tay, làm cái công chuyện ‘hi sinh’, nhưng phải thứ thiệt cơ!
[Này, đừng có nghĩ là Gấu gợi ý vời Gấu đóng vai 'hi sinh' này đấy nhé. Già rồi, hết xí oách rồi! Phải một tay còn trẻ mới ăn khách!]
Chúng ta đã từng bỏ lỡ một cơ hội như vậy, vào năm 1954, khi ngoài Bắc có cú Nhân Văn Giai Phẩm, mà trong Nam đếch có!
Lại chán thế!
Bây giờ, cũng thế, đám trong nước, theo Gấu, đều thực tình muốn giao lưu, vì cái tình hình trong nước nó quá mức thê thảm rồi, phải có tiếng nói của hải ngoại cùng giúp sức với họ, phụ những tiếng nói như của Lê Công Định, Tô Hải, vân vân và vân vân…
Cứ “em chả, em chả”… thì cũng hỏng!