*


















Thủ Thiêm


*

Giấc Mơ “Tầu Lạ”, sau Giấc Mơ Mẽo


Thơ mỗi ngày

*

The Gift

"Thiên tài" Brodsky: Những hạnh của bất hạnh
Joseph Brodsky and the fortunes of misfortune.


Kundera en Pléiade

« Ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau ".

Đâu chỉ là thời của ghê rợn, của CCRD, của Đấu Tố, của Nhân Văn Giai Phẩm, mà còn là thời của thơ ca trữ tình, Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm.
Thời Của Văn Cao: Thi sĩ lên ngôi trị vì cùng với đao phủ.

*

*

Âu Châu trong mơ của Kundera

Ông ta hết còn là 1 tác giả của 1 cái xứ ở dưới đó, một xứ CS!

Trung Âu là 1 ám dụ về phía âm u, une allégorie du côté sombre, của thế kỷ 20, thông qua, via, sự vinh danh của cái “căn cước thật” của nó.

Tiểu thuyết, một biểu hiện sáng suốt, une expression lucide, của thế giới.

Nếu tiểu thuyết là 1 nghệ thuật, thì sự khám phá ra văn xuôi, la prose, là nhiệm vụ của nó, và không có 1 thứ nghệ thuật nào khác làm được điều này.

Bài viết về K, trên tờ Books, rất thú vị. TV sẽ post và dịch dọt, nhân ông vô Pléiade.


Hoàng Đế Cởi Truồng thắng Man Booker năm nay

Miền Nam Việt Nam đọc Roth rất sớm, qua cuốn Goodbye, Columbus, 1959 [Saul Bellow phán, cuốn thứ nhất nhưng không phải cuốn của 1 kẻ mới bắt đầu, "a first book but ... not the book of a beginner"], do Phan Lệ Thanh dịch.
Cuốn này thì thật tuyệt. Quá tuyệt.
GNV làm sao cứ nhớ hoài cái cảnh, em đang tắm trong 1 bể bơi, và ra lệnh cho GNV đứng kế đó, nè, thằng lùn lé đần kia, nhặt cho ta cái kính râm.

Cú sét đánh, mặc khải, tình yêu như trái phá, yêu từ cú nhìn đầu tiên, yêu không là nhìn nhau mà là nhìn về cùng 1 hướng, yêu là chết ở trong hồn 1 tí.... đối với tên nhóc. (1)

Vụ Roth vớ Man Booker, chứng minh “lý thuyết” của bà Huệ, lại mafia Do Thái ban giải thuởng cho 1 tên Do Thái! 

Cái bà nữ giám khảo, "quit job" khi Roth được giải, nhận xét về ông, mới cay độc làm sao, và, thật là đúng: Còn nhiều tác giả đáng được trao giải hơn, so với Roth. Theo Gấu, có thể Man Booker khi trao giải cho Roth, là để "giải lời nguyền" của vị thư ký Nobel, văn chương Mẽo không xứng đáng để được Nobel.

Trong cột báo của mình trên Guardian Review, Callil cho biết bà còn bực mình, vì giải thưởng thất bại trong cái việc vinh danh dịch dọt –danh sách chót gồm những tác giả TQ, TBN, Italy, Lebanese… - Tại sao không 1 trong họ, mà thay vì thế, thì là Roth, “lại một đấng Bắc… Mẽo”

(1) Chỉ mãi tới khi sắp xuống lỗ, thì GNV mới hiểu ra được, tại sao lại nhớ hoài xen này: Gấu đã mong được như vậy.

Bạn còn nhớ cái cảnh, G và anh bạn cùng tới nhà BHD, vào 1 buổi sáng, G nhờ anh bạn đưa giùm cái thư, vì bị cấm cửa. Anh bạn vô, đưa, BHD để cái thư lên bàn, và ra lệnh:

-Anh V. phụ em khiêng cái giuờng.

Khi đó, em mới dọn nhà từ Phan Đình Phùng lên Gia Long.

-Em mày láo quá, nó sai tao khiêng giường cho nó!

-Thế thì sao mày không để tao?
*

Lớp học trò chúng tôi, đa số biết Paris qua... Thanh Tịnh. Con đường tới Paris bắt đầu bằng cảnh: mẹ tôi âu yếm dẫn tay tôi trên con đường làng, tôi vẫn quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi thấy lạ. Con đường làng Việt Nam dẫn hai đứa chúng tôi tới những lối đi nơi vườn Lục Xâm Bảo, và bầu trời hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc của Thanh Tịnh, bỗng lẫn vào bầu trời chập chùng Mùa Thu Paris, những chiếc lá vàng rơi trên những pho tượng trần, những bữa cơm tối ăn dưới ánh đèn... ôi chao, tôi lại thấy cảnh này, ở nơi vườn Bờ Rô Sài Gòn, những ngày quen cô bé... 

Cô bé, là, BHD

Gặp Gỡ Cuối Năm

Coetzee điểm Cú Độc Nhắm Vào nước Mẽo, The Plot Against America, của Roth, so sánh Roth với Shakespeare.

Gừng càng già càng cay, Roth has grown in stature as a writer as he has grown older. Ở đỉnh cao của ông, at his best, thì ông vào lúc này đúng là 1 “bi đại tiểu thuyết gia thực sự” [a novelist of authentically tragic scope].
Ở vào cực đỉnh cực, tức phút cực khoái của ông, at his very best, ông có thể vươn tới đỉnh Shakespeare, he can reach Shakespearean height.

Còn bà nữ chủ khảo Man Booker thì chê thậm tệ ông vua cởi truồng:

Ông ta cứ ngày nọ qua tháng kia, lèm bèm hoài về chỉ 1 đề tài [BHD, hà hà], trong bất cứ 1 cuốn nào, mới ra lò, hay ra lò đời xửa đời xưa. Cứ như thể ông ta ngồi mẹ lên mặt bạn và làm bạn hết thở!

TV sẽ giới thiệu bài của Coetzee, thật là tuyệt, tất nhiên! C. gọi Roth là 1 văn hiện thực viết chuyện không thực!

Coetzee viết, một cuốn tiểu thuyết lịch sử, theo định nghĩa, được đặt để trong 1 quá khứ lịch sử [Nguyễn Huệ quả có ra Bắc, thí dụ, nhưng cái hành động nhét cứt, thì chắc là không… chắc lắm đâu, sĩ phu Bắc Kít đừng lo!]. Quá khứ “Cú độc chơi anh Mẽo” không thực. Nó giống 1984 của Orwell, và giông giống cõi của Borges, nếu nhìn từ xa.


Callil said that "he goes on and on and on about the same subject in almost every single book. It's as though he's sitting on your face and you can't breathe".

Callil giải thích, lý do bà không ủng hộ Roth là ông “viết đi viết lại về một chủ đề trong hết cuốn này đến cuốn khác. Thử tưởng tượng mà xem, nếu ông ta ngồi trước mặt bạn, chắc bạn sẽ không thở được”.

Thanh Huyền [eVăn]

Ngồi trước mặt thì thở vưõn cứ được.
Nhưng ngồi lên mặt, thì thua!

Cái bà nữ chủ khảo, kiêm nghề điểm sách này, quả là cực độc! Đúng dân nhà nghề!
Ngồi lên mặt.
Ông vua cởi truồng.
Tuyệt!

Ẩn dụ này, còn nhắm ban chủ khảo Man Booker.
Roth cởi truồng mà mấy vị cứ làm như ông ta trong bộ áo Hoàng Đế! 


VN War & AP & UPI

Phan Nghị, một cây bút phóng sự của 20 năm văn học miền Nam

DTL Blog

Viết về PN mà bỏ qua 1 giai thoại kỳ tuyệt về ông, thì thật là tiếc.
Cả cuộc chiến Mít, có hai giai thoại, về VC, một nằm vùng, 1 vượt Trường Sơn.
VC nằm vùng: 5 tên đu 1 cọng đu đủ, no effect, cọng đu đủ tịnh như không!
VC vượt TS. Phan Nghị kể, trong Đường Mòn HCM:
Bạn cứ coi cái bàn chân của anh ta thì biết: Nó dày đến nỗi không cần giầy!

Giai thoại đầu, tưởng Ngụy phịa ra để chọc quê đám nằm vùng, nhưng không phải.
Gấu đã từng nghe, một ông tỉnh trưởng kể, về 1 lần khám phá ra 1 cái hầm của VC: Lôi anh ta lên, xanh lét, nhìn suốt qua thân thể, mỏng dính, như tầu lá.

Và ông lắc đầu: Thua!

Nạn nhân đầu tiên của nghiệp phóng sự, của Miền Nam có thể là ký giả Doãn Bình của nhật báo Tự Do. Ông xâm nhập vùng VC, khi còn Diệm, và mất tích. Dương Nghiễm Mậu, vào những năm cuộc chiến căng thẳng, có thể ông ngửi ra được, sắp đi đong, đã bỏ viết ‘giả tưởng’ làm 1 phóng sự gia, viết thẳng từ không khí nóng bỏng của cuộc chiến. Tác phẩm của Phan Nhật Nam cũng có thể coi là phóng sự được, theo GNV.


Chứng Từ TTT 

Bài viết này, TV đã nhắc tới, và hình như có post lại, nhưng chưa kiếm ra.
Tuy nhiên, ngay khi bài viết xuất hiện trên net, của 1 tác giả [1 tay sưu tầm ở trong nước, hình như đăng trên phongdiep website, GNV này đã đặt câu hỏi, tại sao không cho biết nguồn].
Lý do là, có rất nhiều câu chắc là không phải do TTT viết.

Thí dụ:

54.  Văn chương cũng chỉ là cuộc trò chuyện, mỗi ngày mỗi hư hỏng vì sự nảy nở của cá nhân (Mỗi ý thức đều muốn sát hại ý thức khác – Hegel).

Câu của Hegel: Ý thức đuổi theo cái chết của ý thức.
Chaque conscience poursuit la mort de l'autre.
Simone de Beauvoir trích dẫn, làm đề từ cho cuốn Nữ Khách, (L'invitée), của bà.

Ý nghĩa của từ "salaud" của Sartre, như trong bài viết diễn tả, không đúng ý của Sartre.
Đây là do tam sao thất bản.
Có thể. NQT

**

Vào lúc mà tôi nói, hữu phái, thì với tôi, có nghĩa là, đám xà lù.


Russia: Miền Đông Hoang Dã

Raymond Carver

Carver được coi như là cha đẻ của thứ truyện ngắn mini.

Truyện ngắn của ông, như Fat, được Enright diễn tả thật tuyệt vời như sau đây:

Fat là 1 thí dụ lớn về làm thế nào mà 1 truyện ngắn được “cắm vào đời” [dùng những từ của bà Huệ, Gió-O, khi "xoa đầu" NTHL, áp dụng vô đây thì thật là tuyệt: Cái gì của Linh là do Linh nẩy bật ra. Tuổi đôi mươi sắc như một nhát dao. Linh cứa vào đời sống bằng tinh hoa và nội lực một ông cụ non lẫn một đứa trẻ già]: cái đầu vô của vết thương thì như là của 1 mũi dao, nhưng cái hệ quả thì lại chết người!

Enright viết:

Như tất cả những truyện ngắn của RC, Fat có vẻ đơn giản. Một cô bồi bàn không được nêu tên, kể với cô bạn, Rita, về chuyện phục vụ 1 ông khách mập. Cô thích thằng chả, dù phì lũ. Cô thích phục vụ ông ta. Cuộc quen của họ mặc dù bình thường, ngắn ngủi, và chỉ có tính giao tiếp, hình thức, nhưng thật là dịu dàng - và, như một truyện tình, nó xuất hiện là để chửi bố cái thế giới loài người còn lại vây quanh nó!

Ui chao, đọc 1 phát, là Gấu nghĩ ngay đến truyện  ngắn của... Gấu Cái!

Cái thứ truyện ngắn “viết như không viết”, về cái mảnh đất thần tiên Tara không còn nữa, hóa ra y hệt thứ truyện ngắn của RC: đầu vào thì nhỏ xíu như vết muỗi chích, như cái xước da, nhưng đầu ra, là hậu quả của cả 1 cuộc chiến tàn nhẫn, dã man...

Thảo nào H/A phán, hay hơn cả Cô Tư, vì nó rất tự nhiên.

Cái gọi là tự nhiên, là cái viết mà như không viết, nhưng, để có được như vậy, là nhờ cái nền của nó, là cái xã hội Ngụy, bị VC kết án tử.

Một tí tỉ tì ti tình mà cô bồi bàn cảm thấy – cái khoảnh khắc mà cô gật gù, thằng chả mập này cũng đường được - mới nhức nhối làm sao, khi, sau đó, vào buổi tối, khi cô ở trên giường với Rudy, bạn trai của cô: Đúng là cái cảm tưởng, lén chồng, lên sân thượng “ngắm trăng sao", của người đàn bà ngoại tình của Camus: giá mà có tí ti thay đổi, nhỉ?


ZADlE SMITH.