*
Nhật Ký









*
Kính gửi anh NQT,
Nhìn hình trên web,
hơi buồn, vì dạo nầy đại ca ốm và già đi nhiều.
Sao vậy? NLV
Phúc đáp:
Nhớ Em quá!
*

Những vòng đồng ký ức
Nguồn
Note: Gấu đọc và bỗng nhớ đến Ngoại Ô, Dĩ An và Linh Hồn Tôi, của Cung Tích Biền, Con Thú Tật Nguyền của Ngụy Ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu. NQT

Hai Trầu & NNT
Có thể, nhiều người không tin, sự kiện, đám khốn kiếp bỏ chạy, thù hận lá cờ Miền Nam và chế độ VNCH, hơn cả Cộng Sản, Cộng thù một, chúng thù mười, đồng thời "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, đưa bà lên mây xanh, niềm hận thù và nỗi say mê, tưởng không chút liên hệ, nhưng là hai sắc thái, hai biểu hiện khác nhau, của chỉ một mặc cảm tội lỗi.
Theo Gấu, đó là sự thực.
Gấu viết, "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, là theo nghĩa đó. Họ say mê Miền Nam ngày nào, bây giờ Nguyễn Ngọc Tư là hiện thân. Họ tiếc nuối Miền Nam đã không còn. Nếu còn chăng, là ở Nguyễn Ngọc Tư, một Miền Nam mà vì sợ chết, họ đã một lần bỏ chạy và cứ đời đời nhớ tiếc!
Hơn thế nữa, cái tội ác, trời không dung đất không tha của họ, là đã góp phần hơi bị nhiều vào chuyện đó.
Không những say mê, cả người lẫn văn, mà Nguyễn Ngọc Tư còn là người, họ đưa lên bàn thờ, hàng ngày khấn bái, xin bà tha tội đã làm mất Miền Nam!
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là vậy.
Nếu viết, là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó.
*
- Chị nghĩ thế nào về thực trạng phê bình hiện nay?
- Đôi khi tôi thèm được một nhà phê bình nào đó quất cho vài roi để lớn lên. Bởi tự soi gương không bao giờ thấy hết những khiếm khuyết của mình. Đôi lúc nghe bạn bè cằn nhằn lúc này Ngọc Tư viết "chán chán làm sao", tôi cũng muốn biết cái "chán chán làm sao" là thế nào. Có ai giúp tôi không?
- Có thể hình dung thế nào về Nguyễn Ngọc Tư?
- Tôi không mê cải lương. Tôi chỉ thích thú với nghiệp của người nghệ sĩ. Họ có thể sống nhiều cuộc đời, nhiều vai diễn khác nhau. Còn tôi, hình dáng buồn cười, thô mộc, quê mùa, không trau chuốt. Hai mươi bảy tuổi vẫn yêu, vẫn tin rằng cuộc đời này màu hồng (mà tới một cái tuổi nào đó sẽ thấy nó đen thui) nên vẫn thích viết về những người tốt. Có điều những người đó sẽ không sung sướng vì tôi nghĩ, tốt mà được đền đáp thì người đời rủ nhau đi sống tốt hết rồi.
- Chị nghĩ mình là người viết dễ hay khó?
- Người ta bảo tôi viết văn dễ như ăn cháo. Nhưng thấy vậy mà không phải vậy đâu.
*
Thấy vậy mà không phải vậy.
Phải dân nhà nghề mới phán một câu như thế, và đây là chân lý văn chương: thứ văn chương "viết như là không viết", "viết văn dễ như ăn cháo", là thứ văn chương số 1.  Và cùng với nó, là thứ nhà văn không văn chương, "écrivain sans littérature" [chữ của Barthes, trong Không độ của cách viết ], của một thời đại hoàng kim, khi con người [còn] ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật.
TTT từng có câu, một câu thơ hay [thì] tự nhiên như là một lời nói, là cũng theo nghĩa này.
Bạn đọc thơ Đường, và bạn cũng có cảm tưởng y như vậy, dễ như ăn cháo, tự nhiên như một lời nói. Tất cả những dụng công, những mầy mò, những 'thôi', 'sao', là những giàn giáo, đều được gỡ bỏ, chỉ còn lại bài thơ, hay bài văn.
Người ta thường ví, triết học ở Đức, như những đỉnh núi cao, với những Nietzsche, Kant, Heidegger... Sang đến Pháp, nó chảy dài ra như những cánh đồng bằng. Heidegger vẫn thường ngạc nhiên, về những triết gia, thí dụ, Sartre: Tại sao ông ta lắm tài thế, viết đủ thứ. Văn Ngyễn Ngọc Tư giống như đồng bằng sông rạch Miền Nam, tới khúc nào cần len lỏi, ngóc ngách, tới chỗ nào cần bao la bát ngát, dàn trải... là do thiên tài của nơi chốn quyết định. Thành thử, dễ như ăn cháo, đa phần do đó. Ngoài Bắc không có món hột vịt lộn, không có nghề chăn vịt, không có cảnh, trên là trời, dưới là sông nước, và đàn vịt, và vì thế, không có thứ văn chương, câu văn dài, như được thơ, mưa, và hơi thở của chữ, và nhất là nội lực chuyển tải, một khi câu văn chấm dứt, thì cũng giống như bạn lặn ngụp dưới nước quá lâu, phải ngoi lên mặt nước để thở.
*
Có một lần, Gấu nghe một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư 1954 như Gấu, than một câu, nghe thật 'không đúng' một chút nào, "Tao có cảm tưởng cuộc chiến vừa qua, là giữa đám Yankee mũi tẹt, chứ không phải cuộc chiến Nam Bắc, như của tụi Mẽo. Miền Nam chỉ có mỗi tội quá tốt với tất cả, từ những tên 'di dân' từ đời nảo đời nào, thí dụ như bạn Cao Bồi của chúng ta, tới Yankee Ky tô, Phật giáo... và sau cùng là đám chính gốc Hà Lội, Bắc Bộ Phủ".
Chỉ là cuộc chiến Yankee mũi tẹt giết Yankee tẹt mũi.
Thảm thật!
Nhục thật!

Vụ việc Viet Weekly, theo tôi, chủ yếu là do tờ này chôm bài của Hà Văn Thùy, trên talawas. Ông này, khi viết bài được chôm đó, là để trả lời một bài viết của một tác giả khác, cũng được đăng trên talawas. Nội dung bài viết, là để nhắm vô cuộc trao đổi đó. Những lập luận liên quan đến ông Hồ, đến vụ 911...  thì cũng chỉ nằm ở trong cuộc tranh luận đó. Khi tách ra, là khác đi.
Cộng động người Việt ở Mỹ, do không ngờ chuyện chôm chĩa như vậy, coi HVT là một người của VW. Nếu VW ghi rõ nguồn, sẽ chẳng có cạnh tranh không lành mạnh, chẳng có biểu tình gì hết. Tờ VW có mặt cũng đã khá lâu, đấm đá khá nhiều đàn chị đàn anh, đâu có ai thèm chấp! Sự thực là như vậy. Gấu khá rành chuyện này.
Cú đột phá, phỏng vấn Víp Va Ka, cũng hay đấy, nhưng giá Víp Va Ka để cho một tờ khác, “khá” hơn, phỏng vấn, thì vụ việc nó sẽ khác đi.
Cứ giả dụ một tờ báo Mẽo phỏng vấn, thí dụ tờ Time chẳng hạn, rồi ra hai ấn bản song song, bản tiếng Việt, bản tiếng Anh, coi có bảnh không? Giả dụ đấy, nhưng Gấu sợ rằng, một ông VC về chiều như Víp Va Ka, chẳng làm nổi chuyện đó!
Người ta nói chọn mặt gửi vàng là vậy.
[Time chắc hơi khó, vả lại chẳng mắc mớ đến khúc ruột ngàn dậm.
Gạ mấy anh Cờ Lăng, chắc được!]
Cấp tiến gì cái chuyện cố tình ăn cắp một bài thật độc, của đích danh VC, thứ thật độc, để chọc tức cộng đồng, chơi nổi, gieo gió thì gặp bão, là chuyện bình thường!
*
Nói chuyện bảnh, Gấu nhớ đến chuyến Ngài Chủ Tịch Triết đại náo Huê Kỳ, Ngài nói phét, thấy dân chúng Mít vẫy cờ vàng chào đón, Ngài đã tính cho xe dừng lại. Ngài nói phét cho dzui, nhưng nếu là Tướng Râu Kẽm, ông này dám làm thật.
Gấu cứ tiếc hùi hụi, giá VC có một tay như Tướng Râu Kẽm!
Không biết có ai còn nhớ, một lần Tướng Kỳ đứng duyệt binh tại đường Thống Nhất, nhân ngày Quốc Khánh Đệ Nhị Cộng Hòa, VC đặt pháo tại nhà má Bàn Cờ, cứ thế nã tới. Cũng gần mà. Đám quan khách nhốn nháo, người chui xuống sàn gỗ, người bò lăn trên cỏ, ngay bên hông Vương Cung Thánh Đường. Tướng Râu Kẽm vẫn tỉnh bơ, đứng ngay người duyệt binh! Coi TV bữa đó, thấy mà thèm, được đi một đường vuốt râu kẽm, ngợi khen!
Bảnh thật!
Ngay cả việc ông trở về bắt tay VC, và cùng đi chơi gôn với mấy cả quỷnh, cũng thật bảnh.
Đúng là dân Sơn Tây, có khác!

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao

Trang NNT

Rồi tôi, cô bé mười ba bấy giờ biết những chấn động đầu tiên trong đời qua màn mưa phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt nát, những manh biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi trên vỉa hè sau cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng thanh rền rĩ niệm kinh suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước đập rộn rã vào cửa liếp và những chậu kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm ruột xanh từng chùm đã đốn đi, thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh tuần tiễu chạy rút giữa lòng đường."...
Bạn nhận ra ngay, Sài Gòn của những ngày xuống đường, ở trong Mưa Mùa Xa.
Bạn nhận ra ngay, Miền Nam ở trong Xa Mùa Mưa.
Tôi nghĩ, những nhà văn miền bắc chưa từng nghĩ đến những câu văn dài, như được thơ, mưa, và hơi thở của chữ, và nhất là nội lực chuyển  tải, một khi câu văn chấm dứt, là bạn cảm thấy gần như kiệt lực...
Mai Ninh & Nguyễn Ngọc Tư

Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ

Bếp Lửa trong văn chương 1
Khi đọc Lý Thuyết về Tiểu Thuyết của G. Lukacs, Hai Lúa đang vẽ ra ở trong đầu của mình, cuốn tiểu thuyết tương lai, một đại tác phẩm của "chàng", và cuốn này sẽ nối liền được hai thành phố, là, Hànội và Sàigòn.
Đọc Lukacs, ổng nói vô ích, mày sẽ không thể chọn cho mày một chỗ đứng nào ở trong cuốn sách đó. Bởi vì, bất cứ một cuốn tiểu thuyết nào, cũng phải đẻ ra từ một cái đầu ý thức hệ!
Bạn không thể nào tưởng tượng ra được, cơn chấn động, nỗi thất vọng khủng khiếp ở "thằng bé", khi giấc mộng lớn bị ông Lukacs vứt vô thùng rác!
Trong bài Phỏng vấn dởm HL đã nói đến nỗi thất vọng toán học. Nỗi thất vọng văn chương này còn khủng khiếp hơn nhiều!
Chỉ mãi sau này, đọc Barthes, (1) Hai Lúa mới biết rằng, mình vẫn có thể viết được một cuốn sách nối liền được hai thành phố, mà chẳng cần phải chọn bên!
(1) Nếu những nguyên lý mang tính ý thức hệ này nọ này khả hữu cùng một lúc, chẳng hồ nghi, một chọn lựa mang tính ý thức hệ không làm nên cái gọi là HữuThể, Being, của phê bình, và chân lý không phải là Đất Thánh, [Sanction: phê chuẩn, thừa nhận], của nó. Roland Barthes: Phê bình là gì?
Đối Sầu Miên
Giây phút nhiệm mầu, có khi, không phải chỉ con người, mà không gian, thời gian, thiên nhiên...  cũng cầu cho có được, và chờ đợi nó xuất hiện để hoàn tất định mệnh của.. thơ.
Đã có lần Gấu lèm bèm về câu thơ của Vương Bột:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
Cái cò đơn chiếc kia, ở bến sông vắng lặng kia, không gian về chiều kia, đã chờ cho đến khi giây phút nhiệm mầu xuất hiện, là, khi ráng chiều rớt xuống, để mà bay lên, nhập vào thành một, nối liền trời đất thành một giải, "thu thủy cộng trường thiên nhất sắc", giải tỏa lời nguyền, của thơ:
Trời đất từ nay xa cách mãi!

Người Về
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có nhắc tới trong một số Văn Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!

Nick Gấu

Đọc Levi

Những nhà văn được lấy ra khỏi đội lao động, để viết như điên... Ui chao, thôi đành vậy, đành phải bắt chước nhà văn nhớn Nobel văn chương, Gunter Grass, nghĩa là, đành phải thú tội trước bàn thờ:
Gấu này, trong hai năm lao động khổ sai tại nông trường Đỗ Hải, được lấy ra khỏi đội lao động, là cũng để làm một sock-writer. Cứ gần đến ngày lễ lớn của dân tộc, là viết như điên, để ca ngợi Đảng và Nhà Nước VC.
*
Gấu ở trại tù Đỗ Hải trên hai năm trời, "sống sót" mùa này mùa nữa (1), là nhờ mấy trăm bạc ông trustie nghĩ tình tha không bỏ túi.
Ông khuyên, hãy bỏ tiền mua một chức trustie, thế là Gấu trở thành ông y tế trưởng của Đội Sản Xuất số 3, logo của nó, không phải tinh thần thế giới như của me-xừ Đinh Tuấn Anh, mà là: Đội Ba Kiên Trì, Vững Tiến, Tiến, Tiến.
Tiến mãi, mệt quá, biến thành ... Tiền.
Ấy là vì tay Đội Trưởng, từ Thanh Niên Xung Phong qua, tên Lưu Minh Sơn, được đội viên thân ái gọi bằng cái tên Lưu Manh Sơn, rất mê tiền!
Chính vì mê tiền mà ra cái logo "...Tiến, Tiến... Tiền" đó!
Ông con trai, một thằng cu tí chừng hai, hay ba tuổi, tên Lưu Minh Giang, gọi theo tiếng Nam, thành Lưu Manh Gian
Nguồn
*
Me-xừ trustie thương tình không vồ mấy trăm bạc Gấu Cái bỏ vô cái bị cói đựng gạo, đã từng đọc Gấu, đúng ra, đọc mấy cuốn sách Gấu dịch, trong có cuốn "Khách lạ ở thiên đường", của nhà văn kiêm y sĩ  Anh gốc Scotlands, A.J. Cronin. Tay này rất mê Cronin. Rất tâm đắc cuốn Chìa Khoá Vương Quốc, The Keys of the Kingdom, Gấu đã từng kể chuyện này.
Anh khuyên Gấu, lấy mấy trăm bạc đó mua một chức trustie. Thế là Gấu trở thành tay trưởng y tế của Đội Ba, công việc thường ngày, ngay buổi tối hôm trước, đi từng "nóc gia", coi có tay nào khai bệnh, nếu "thích" thì ghi vô danh sách, sáng mai, sau giờ chào cờ, kêu tên cho phép nghỉ buổi lao động, và sau đó dắt lũ bệnh nhân qua bên bệnh xá khám bệnh, xin thuốc điều trị. Được nghỉ thêm nữa, là do tay trưởng bệnh xá, ngoài thẩm quyền của Gấu.
Trường hợp đặc biệt, gặp tay nào Gấu "thích" quá, nghĩa là mới thăm nuôi, địa nhiều, đồ ăn đồ uống nhiều, thì Gấu 'nói nhỏ' với trưởng bệnh xá, xin thêm cho một hai bữa nữa, ở nhà, khỏi lao động, tha hồ mà phục vụ Gấu, và đồng bọn trusties khốn kiếp!
Nhưng tay "đồng-độc giả" Cronin có hậu ý. Anh nói nhỏ với Gấu, chân trưởng y tế Đội của mày chỉ là cách chữa lửa tạm thời thôi. Nếu có một thằng khác, mới thăm nuôi, chi địa nhiều hơn cho ông đội trưởng Lưu Manh Sơn, là mày ra rìa.
Thành thử, mày phải trổ tài viết văn thì mới chắc ăn được. Chỉ có cách đó mới không bị hất văng ra khỏi bộ chỉ huy Đội.
Ui chao trong đời Gấu, có hai tay rất tin tưởng vào Gấu, ngay cả những lúc Gấu hết còn tin tưởng ở mình, đó là Châu Văn Nam, nhiếp ảnh viên UPI. Nhờ anh, Gấu chạy trốn, và thoát, quê hương. Nhưng trước đó, nếu không có tay trustie tin vào tài văn của Gấu, thì làm sao thoát được trại tù Đỗ Hải.
*
Đọc Nhà Hội, Gấu nhận ra, Gấu đã bỏ uổng phí những ngày ở Đỗ Hải, và bây giờ, cố gắng chuộc tội, bằng cách nhẩn nha nhớ ra dần dần những chuyện thường ngày ở tù.
Gấu như nhận ra cái nhìn nghiêm khắc của tay trustie, tao cứu mày, là để mày viết ra những chuyện đó, chứ đâu phải để cho mày viết như điên, vào những dịp lễ lạc, để ca ngợi Bác và Đảng?