*





Người Về

Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày

Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt 

Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy

Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi

Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối 

Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi 

Giật mình,
một cái vỗ vai

Hoàng Hưng

Gấu nhớ, trong Gulag, có một đoạn Solz tả, về cái cảm giác giữa những người đã từng ở Gulag, và sau đó, được trả về đời. Họ nhận ra nhau ngay, giữa phố đông người. Chỉ ánh mắt gặp nhau, là biết liền đằng ấy và tớ đã từng ở trong đó.
Gấu mê nhất, câu "Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui".
Nhưng cũng lạ nhất, tò mò nhất, là cái thời gian "một năm sau".
*
Bài thơ của Hoàng Hưng, như được biết, là một trong 100 bài thơ hay. Không hiểu thi sĩ có tiên tri ra được cái sự bí nhiệm của con số hay không, nhưng có vẻ như ông rất quan tâm đến nó, chỉ để "đếm" thời gian: vợ khóc 'một' đêm. con lạ 'một' ngày. Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui, hai năm sau còn toát mồ hôi. Năm năm, muời năm... một hôm, một đêm...
Liệu tất cả những cân đo đong đếm đó, là để qui chiếu về câu: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại?
Câu này, lại trở thành một ẩn dụ, nếu so cảnh tại ngoại của ông, như được miêu tả trong bài thơ:
Có vẻ như cái cảnh trở về đời kia, vẫn chỉ là, tù trong tù.
Tuy nhiên, khi đọc như thế, có vẻ như hạ thấp bài thơ.
Bài thơ Hoàng Hưng bảnh hơn cách đọc đó nhiều. Có cái vẻ thanh thoát, vượt lên trên tất cả của nhà thơ. Đây cũng là điều nhân loại tìm đọc Gulag của Solz: Cái thái độ đạo đức, nhân bản của tác phẩm và của tác giả, mới bảnh làm sao. (1)
(1) The book was also written as a treatise on the subject of survival. The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre, Varlam Shalamov  (a kind of Russian Primo Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a moral fable of  the condemned soul seeking, in the grueling  experience of prison life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope. This was another reason why his writing was such a huge success in the West.
Giọng kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy tìm mong sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già".(1)
Nó đem đến hy vọng.
(1) Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ. [Đa tạ. NQT]
The Solz. Reader
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có nhắc tới trong một số Văn Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!