*
Nhật Ký










Power of the powerless
CAROLINE MOOREHEAD
Justin Wintle
PERFECT HOSTAGE
Con Tin Tuyệt Hảo
A Life of Aung San Suu Kyi
336pp. Hutchinson. £18.99.
9780091796518

The nineteen years of Aung San Suu Kyi's detention cannot be measured in terms of political gains. Rather, her brave stand should be seen as a beacon of morality in a world better known for corruption and pusillanimity; and as a reminder of the crucial importance of democracy. As Vaclav Havel said, when nominating her for the Nobel Peace Prize, she is an "outstanding example of the power of the powerless".
Con tin tuyệt hảo: Quyền Lực của Không Quyền Lực. Cuộc đời  Aung San Suu Kyi
TLS July 13 2007
Cuộc giam giữ kéo dài 19 năm của bà không thể tính bằng những lợi lộc chính trị. Đúng hơn, dáng đứng can trường của bà phải được coi như là ngọn hải đăng đạo đức, trong một thế giới hư ruỗng, và càng làm cho chúng ta thấy, tự do dân chủ cần thiết, và quí giá biết là chừng nào. Như Vaclav Havel đã từng nói, khi tiến cử bà vào danh sách những người xứng đáng Nobel Hòa Bình, đây là một thí dụ hiển hách của "quyền lực không quyền lực".


Phê
Liệu chúng ta, kẻ ngoại cuộc, thấu hiểu được, cơn hấp hối riêng tư, của những con người trong Nhân Văn, hay ngoài Nhân Văn, thí dụ, một NĐT?
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ
*
"Tình hình đã đẩy những người dân oan này xuống đường biểu tình. Đó là thảm kịch của Việt Nam, chỉ sau thảm kịch thuyền nhân sau 1975."
Nguyễn Khắc Toàn
Càng thấy đúng, càng thấy đau.
Có tí an ủi, là câu nói được thốt lên từ Hà Nội.
*
"Trước đây té ra mình làm vua mà không biết!”
Nguồn
Bài của Trần Hữu Thuần, đọc thú thật.
Lại nhớ, lại thèm, đói, như hồi đi tù VC.
Tác giả, khi đổ tội cho "cái tôi", mà mất Miền Nam, hết còn được làm vua, là mới chỉ có một nửa... cái no.
Ý Gấu muốn nói, cái thằng đã được làm vua, lại muốn làm Đại Đế, làm Vua của Vua.
Chính cái giấc mơ làm Vua của Vua, tức giấc mơ của Bác, thắng trận giặc này, ta sẽ xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn, ai cũng được làm vua, đã làm hại toàn thể dân Mít, chưa kể cái thù ghét Mẽo, bởi vì chẳng nào cha nào ưa Mẽo cả, cái dân Mít Miền Nam, tâm lý của chúng nó là như vậy!
Chẳng bù với bây giờ, cả nước bèn mê Mẽo!
*
Sao Gấu không viết về cái đói, một độc giả, đọc Trần Hữu Thuần, làm cái link, rồi mail, rồi hỏi Gấu, rồi order Tin Văn, như vậy.
Ui chao, thèm sống lại những trận đói mê tơi, những ngày tù VC!
Thế mới thảm! Thế mới thú!
Thú đau thương!
*
Một trong những kỷ niệm đau thương nhất, thú nhất, cảm động nhất, là cái lần ở Đỗ Hải, nhớ nhà quá, trốn trại, bị bắt lại, bị đưa vô tổ trừng giới, cơm ít muối nhiều, bèn phù thũng, đúng thời gian đó, Gấu Cái lên thăm, vừa nhìn Gấu, thấy mập thu lu, ánh mắt có vẻ mừng, nhưng hiểu ra liền, bèn bật khóc.
*
Ông đang trên đường về phương nam tìm vợ, Olga, và con, Andrzej. Họ đều bị bắt, và đã 18 tháng trời, ông không biết số phận họ. Trong một trại tập trung tại Kazakh, vợ con ông cố gắng để đừng bị chết đói, ngoài những giờ lao động khổ sai, bán quần áo vật dụng của họ, hoặc ăn cắp chút bột mì. Vào tháng Hai, 1942, Olga gặp chồng ở Alma-Alta.
Bà kể lại:
"Một ông lão ngồi trên chiếc ghế đẩu... hướng cái đầu về phía phải, và Aleksander đang đứng ở giữa một căn phòng khác, lúi húi viết. Anh cũng không nghe thấy tôi bước vô. Lần chót chúng tôi nhìn nhau, đó là khi anh bị bắt. Lúc đó, anh 40, khoẻ mạnh, tóc đen nhánh, cặp mắt sáng. Đây là một người đàn ông già khằn, ốm nhom, cùng kiệt".
Ông nhớ lại:
"Andrzej trông như một đứa trẻ từ một ghetto Warsaw. Nó bắt đầu có triệu chứng ho lao. Olga bao nhiêu rồi nhỉ? Cô ta mới 30 mà sao trông như một bà già 60."
*
"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa", Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình".
Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử...
"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".
Thi sĩ và nghi lễ trừ tà của thế kỷ
*
Cũng độc giả trên, cũng trong mail, khen Gấu, có trí nhớ, hơn "ông này" !
Tuy nhiên, đọc, phát giác ra, "ông này" và Gấu y hệt nhau, về cái trí nhớ tồi tệ.
Gấu đã từng bị chửi y chang ông này, toàn bạn thân chửi, "thằng khốn, tao mà mày không nhớ, hở, hở?..."
Thảm nhất là, trong một số lần quên đó, đều có lợi cho Gấu cả, và nói quên, bạn đếch chịu tin.
"Mày đã khốn nạn như thế, mà còn giả đò quên, là khốn nạn của khốn nạn!"
Gấu sẽ viết về, cái lỗ hổng to tổ bố của trí nhớ của Gấu, khi nào rảnh...
Tks. Take care. NQT
Ân hận độc nhất của tôi


Đọc Thanh Tâm Tuyền
[Báo Văn, số đặc biệt về TTT]
Bếp Lửa trong văn chương
Trừ đoạn đầu, Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ TTT, phần còn lại, Bếp Lửa trong văn chương, đã được đăng trên Tập San Văn Chương, do một nhóm bạn bè, trong có Gấu, chủ trương.
Ra hải ngoại, đọc một số tác giả ra đi từ Hà Nội, viết về một, Gấu, nhớ bài viết đã thất lạc từ 1973, nhớ Hà Nội của Bếp Lửa, và của Gấu trong Những ngày ở Sài Gòn, nhớ Tập San Văn Chương và bè bạn, Gấu dùng lại cái tít ngày nào, như một liên tưởng. Một nối kết.
Bếp Lửa trong văn chương: Tâm = Bếp Lửa = Hà Nội.
*
Tới khi đọc một bài viết về L'Étranger,  cái tay nào viết bài này, cũng nhận ra, y hệt Gấu khi viết về Bếp Lửa, Hà Nội, Tâm [trái tim] khi "chiết tự" : Meursault = Mer + Soleil = Mặt Trời Địa Trung Hải: Quê hương, Bếp lửa của Camus.
Nhưng không thể nào ngờ được, Trái Tim, Tâm, Bếp Lửa...  của dân Mít, sau cùng lòi ra...  bộ mặt thực: Trái Tim Của Bóng Đen!
*
Đọc lại bài viết, Gấu nhớ một chi tiết thật thú vị. Mấy câu trích dẫn Sartre, trong bài viết, liên quan tới Husserl, (1), sau này, đọc một số TLS, Steiner trích dẫn, đúng câu trên, để vinh danh Sartre, khi ông này ra khỏi Lò Luyện Ngục.
(1) "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."
Sartre. "Situations I", trong bài viết về Faulkner.
*
Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời, về Hà-nội. Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi.
"Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một "Apocalypse Now" (Tận Thế Là Đây), không phải chỉ riêng cho Hà-nội.
Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải chiến thắng, mà huỷ diệt, một thành phố, rồi cùng với nó, là biểu tượng của cả một dân tộc?
Sartre viết, Husserl không hề là một nhà hiện thực. Nhà thơ như Trần Dần, nhà văn như Lê Minh Hà, lại càng không. Đừng coi những dòng kể của bà về Hà-nội, là hiện thực chủ nghĩa, theo một nghĩa thô bạo nhất của nó. Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này.
Câu Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì, Sartre trích dẫn Husserl, nổi quá, đến nỗi, từ điển Robert đã lầm là của Sartre!
Bếp Lửa trong văn chương


Đối Sầu Miên
Một điều thật là tuyệt vời, trang thơ mới ra lò nào, của Tin Văn, là bèn dẫn đầu Top 25 !
Cũng tuyệt vời, là, Talawas bị tường lửa: Thường xuyên Top 25, kể từ khi xẩy ra sự cố!
*
Bài thơ của Trương Kế, thiếu tiếng chuông là thiếu tất cả. Bài thơ của Nguyễn Khuyến, "Ao thu lạnh lẽo...", thiếu tiếng cá đớp động dưới chân bèo, là cũng hỏng.
Chỉ một chi tiết đó, nó "đánh thức" thiên nhiên và nhà thơ và độc giả.
Nói một cách khác, cả bài thơ là... giả, chỉ có chi tiết đó là... thực.
Đời sống mất đi tìm lại được, là theo cả nghĩa đó nữa. (1)
(1) Hemingway, khi được hỏi [?], về nhà để làm gì, đã trả lời, để treo cái nón, chắc là cũng theo cái nghĩa này.
Nhưng Steiner, khi viết về Lukacs, và nhân đó, về văn chương hiện thực, mới giải ra bài toán 'u trầm miên man, phiêu lãng... ' của một cái nón, một tiếng chuông, một tiếng cá đớp động dưới chân bèo.
Ông viết: Khi Balzac tả cái nón, ấy là bởi vì có người đội nó.
[When Balzac describes a hat, he does so because a man is wearing it.]
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ
*
Gấu đã có lần kể về ông khỉ Tôn Ngộ Không, rành "thất thập nhị huyền công", 72 phép lạ, trong có phép "câu đẩu vân", chớp mắt một cái, theo Air Cathay, tới Hongkong, chớp mắt cái nữa, theo Air Thai, tới xứ Phật, tha hồ đi mây về gió, tè một phát, tưởng ở mãi ngàn dặm nơi quê người, vậy mà vẫn ở quê ta, thế mới tài, thế mới gọi là hiện thực huyền ảo!

Bỗng nhớ tới Garcia Marquez.
Trên TLS số đề ngày 13 Tháng Bẩy 2007, có một bài, của tay Joshua Marcus, "Du lịch cùng với Gabriel Garcia Marquez", dọc theo con sông Magdalena, một Mississipi của Colombia, [nhắc tới Mississipi là muốn nhắc tới Faulkner], trong có trích một câu của Garcia Marquez, đại ý, viết tức là "chuyển thơ vô thực tại", hoặc, "chuyển thực tại vô thơ" [poetic transposition of reality], [NHT cũng đã từng nói như vậy, khi đọc thơ ĐĐB, bữa nay dí thơ vô thực tại, bữa mai dí thực tại vô thơ, nhưng ông nói tục hơn nhiều!].
Nhưng câu này của Garcia Marquez, cũng trong bài viết, thì thật hợp với bài này:
"Tôi [Garcia Marquez] nghĩ, một cuốn tiểu thuyết là thực tại được trình bầy qua một mã bí mật... khác hẳn đời thực, mặc dù nó đóng rễ ở trong đó. [I think a novel is reality represented through a secret code... different from real life, althought it is rooted in it."].
Cái chi tiết ông khỉ Tôn Ngộ Không đi ta bà đủ 10 phương, 10 cõi, tè một phát, để cắm rễ vào thực tại, không có không được, trong cái gọi là văn chương hiện thực huyền ảo.
*
Lạ, là không hiểu tại sao Trần Kiêm Đoàn lại coi "đối sầu miên" mới là chi tiết thần kỳ đó, trong bài Phong Kiều Dạ Bạc? Ông viết:
... Nhưng tôi đã thành thật nêu lên nhận xét của mình rằng, chưa có một bài dịch Việt nào chuyển được cụm chữ tài hoa bậc nhất của Trương Kế trong Phong Kiều Dạ Bạc là “… đối sầu miên” ra ngữ điệu u trầm miên man và ngữ cảnh đầy phiêu lãng tương đương trong tiếng Việt cả.
*
Khi Gabriel Garcia Marquez vừa mới 16 tuổi, ông rời làng, do được cái học bổng, và lên Bogota, thủ đô Colombia, học trung học [y chang Gấu, được bà cô nuôi học Hà Nội, sau cái cú đào trộm khoai lang ở đồng làng Thanh Trì].
Để tới đó, ông làm một cú du lịch đường thuỷ, dọc theo con sông Magdalena, chuyến đi đổi đời, a life-changing journey. Gần 60 chục năm sau, nhà đại sứ văn học nổi tiếng nhất của vùng Mỹ Châu La Tinh viết tự thuật: "Bi giờ, tôi dám nói, cái lý do độc nhất, để mà tôi muốn lại được là một thằng bé, là để được lập lại chuyến đi đó một lần nữa".
*
Ui chao, ông này không bảnh bằng Gấu.
Gấu đã từng tắm sông Hồng những ngày ở quê, đúng cái khúc ông bố đã từng bị đảng phái làm thịt. Và trong chuyến bỏ chạy quê hương, Gấu đã được tắm sông Mekong, và, nếu không phải nước sông Mekong chẩy qua một xứ Phật, thì chẳng làm sao rửa sạch nổi mầu đỏ, của
sông Hồng, đã ăn tới tận xương tận tuỷ Gấu!

Forbidden Food
Thức ăn cấm
Nhà văn Nobel Pamuk viết về cái ngày đầu tiên, món "thịt chó nóng" tới Thổ Nhĩ Kỳ, quê hương của ông.

The Great Bolano

Cuốn sách quí nhất của tôi, là tờ thông hành

Nick Gấu
Ôi chao, về già mới ngộ ra một điều là: Không phải hỗn, mà là ngu.
Ngu như Gấu!

Dọn

 Đọc Levi

Gấu, nhà văn