*
Nhật Ký









* 


NGUYỄN LƯƠNG VỴ
TAM TẤU KHÚC DU TỬ /CỦA/ LÊ VÀ…
Lóng xương cây quên lá thức, lâu rồi

Thu phố ca

Miền Cỏ Hoang
Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện, chỉ lọc ra vài câu, tuyệt bút, với riêng Gấu.
Cỏ léc vẫn rập rờn xanh biếc một màu, ngàn ngàn lớp sóng xô đuổi nhau chạy qua, xôn xao, khấp khởi. Heo may thổi lồng lộng buốt lên tận óc. Lại mưa phùn hay đổ vào buổi chiều tối, giăng mắc lên làng mạc một màn sương mờ dày đặc....
Trong hơi may, trên những triền đồi hoang chỉ còn độc mỗi lũ trẻ chăn trâu. Chúng co ro trong áo tơi, da tái xám giữa lồng lộng gió. Trên muôn triệu lá léc xanh xuyên qua lớp lớp mưa phùn là trong trẻo, là réo rắt, là huyền hoặc tiếng sáo. Chưa bao giờ tiếng sáo nổi (1) niềm da diết đến thế. Không đứa nào lên tiếng. Chúng nắm chặt tay nhau nhìn về hướng ngôi nhà nhỏ bên kia đồi. Phía đó, một làn khói bếp mỏng bay lên, vẽ một đường cong mềm mại, rồi tỏa tỏa vào trong chiều muộn.
(1) Nguyên là "nỗi", Gấu sửa lại là "nổi", sử dụng như một động từ, giống như "trổi", không biết có đúng ý của người xưa hay không? NQT
Trang Trần Thanh Hà

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Người thứ ba
Dẫn nhập
Người Mỹ Trầm Lặng
Norman Sherry, người viết tiểu sử Greene, còn là người viết tiểu sử Conrad. Như thế, chắc là có sự gì tương tự, giữa hai ông này? Theo nghĩa, cả hai cùng quan tâm đến trái tim của bóng đen? Miền Greeneland bao gồm Phi Châu, Việt Nam thời hậu VNCH, hậu chiến?
*
Greene không ưa Mẽo, [làm sao ưa?], và đã có lần trả lời, nếu được chọn, sẽ sống những ngày cuối đời của mình, ở Liên Xô thay vì Mẽo.
Sự tình không đơn giản như vậy. Trong bài viết về Greene, mở ra tác phẩm Visiting Mrs. Nabokov, Amis kể chuyến đi thăm Greene, hỏi, và ông này trả lời:
-Ý tôi muốn nói, là, ở đó, họ tưởng thưởng nhà văn một cách thật là xứng đáng, khi coi nhà văn như là một hiểm nguy, because the pay writers the compliment of regarding them as a danger. Nói rõ hơn, tôi muốn chấm dứt những ngày cuối đời của mình ở Gulag hơn là ở California.
Cũng trong bài viết, Martin Amis kể một giai thoại thật thú vị: Greene đã từng gia nhập Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn, chỉ để "hy vọng một chuyến đi Moscow miễn phí"!

Dọn
Những sự kiện, đưa cây thơ TTT vô trồng ở Văn Miếu, sự cố Vietweekly, cha Lý bị bịt miệng ngay trước toà... và sự kiện phong tước cho hiệp sĩ Rushdie, tưởng như không mắc mớ, nhưng mà thật mật thiết, và cùng nói đến cái gọi là tự do.
Đâu có phải mấy tay Hồng Mao không tiên liệu được, phong tước cho ông Rushdie này là căng lắm đấy. Nhưng không thể làm khác. Thế mới ghê, cái chuyện tự do ở xứ người!
Xứ mình, ngày nào cũng đã từng bảnh như vậy.
Đó là khi ông VC nằm vùng Vũ Hạnh đi tù, sách của ông vẫn được ra lò khơi khơi, giới nhà văn nhà báo độc giả vẫn nồng hậu đón nhận, coi cái chuyện đi tù của ông ta chẳng liên can gì tới khí hậu văn chương Miền Nam.
Gấu bỗng nhớ đến bài viết của Coetzee, Tác phẩm cổ điển là gì?, trong đó ông nhắc đến sự kiện, vào Tháng Mười 1944, trong khi Đồng Minh uýnh nhau với khối Trục sôi sùng sục, và rốc kết Đức rớt xuống London dài dài, thì, nhà thơ T.S. Eliot, 56 tuổi, chơi một bài diễn văn chủ tọa, tại hội Virgil Society, ở London. Ông này đếch thèm để ý đến những tiếng ồn ào của chiến tranh, đếch thèm nhắc đến chúng, trong bài diễn văn, ngoài chuyện, xin lỗi khán thính giả, cái ồn ào đó khiến ông gặp khó khăn, không có được một số sách cần thiết cho câu chuyện bữa nay.
Cái tít bài nói chuyện của Eliot, chính là cái tít bài viết của Coetzee, và có lẽ, là nội dung, hay bảnh hơn nữa, thông điệp, của tất cả những con chữ trên Tin Văn: Chúng đều muốn trở thành... cổ điển!
Bởi vì cái gọi là cổ điển, tự biện bạch về chính nó, như là sự sống sót.
[The classic defines itself by surviving].

Ác Mộng
Cái sự kiện chủ tịch nhà nước VC đi Mẽo, chỉ nói chuyện đô la, Todorov đã tiên tri từ đời thưở nào, và Tin Văn đã tường trình ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên net.
Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, đây là lúc "thanh toán quá khứ". Khi mà người ta còn thấy trước mặt, một sức mạnh không làm sao tránh né, khi đó, sự đau khổ vẫn còn có ý nghĩa. Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortureuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này.
[Cựu toàn trị không làm sao nhìn ra ý nghĩa cuộc đời, hiện tại toàn trị lại càng không].
Sống trong sự dối trá, cá nhân trở thành đồng lõa. Theo Vaclav Havel, đây là chủ nghĩa tự động-toàn trị (auto-totalitarisme) của xã hội. Vẫn theo ông, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn những chế độ bạo chúa truyền thống, ở đây không có thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy: họ vừa là đao phủ, vừa là nạn nhân, tuỳ theo mức độ nào đó. Mỗi cá nhân là một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: Một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống; phần kia, tôi điều khiển nó, làm cho nó hoạt động. Đây chính là phần số bi thảm mà chế độ toàn trị đã áp dụng lên mỗi cá nhân.
Kẻ bán xới
Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người.
Vườn thú tuổi thơ
*
Việt Nam 'sẽ thôi trấn áp đối lập'. Ông đại sứ nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại với Việt Nam về nhân quyền Việt Nam sẽ không tiếp tục điều mà một số nhà hoạt động nhân quyền coi là cuộc trấn áp bất đồng chính kiến tệ hại nhất trong vòng 20 năm qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine nói với BBC.
BBC
Ui chao, tưởng ông Triết nói với BBC.
*
Không hiểu vì lý do gì mà thông dịch viên của ông Triết tránh không dịch chữ 'human rights' (nhân quyền), thay vào đó dùng chữ 'tự do chính trị.'
BBC
Trong một cuộc họp lịch sử như vậy, mà còn "bịt miệng" ngôn ngữ, thì đúng là ô hô ai tai rồi! NQT
Liệu có thể coi, môn võ "bịt miệng" này, cũng nằm trong cái gọi là black farce của lịch sử, và liên can tới 20 triệu người chết?

Ba thằng lăng nhăng

Gấu, nhà văn
Hà Nội của Anh Môn
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!
*

Chưa từng có nhà văn nào viết về thành phố tuổi thơ thê lương như thế này:
Un étranger dans une ville étrangère
Một kẻ lạ trong một thành phố lạ
Je ne sais pas écrire sur le feu et le sang. Si j'écris jamais quelque chose sur cette guerre, je ne parlerai pas du feu et du sang, mais de la sueur et de la vomissure, du pus et de la pisse.
Tớ đếch biết thứ văn chương viết bằng máu và lửa. Cứ giả như, có khi nào viết một cái gì đó, về cuộc chiến này, thì cũng không phải là những dòng "đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà sẽ là một thứ văn chương viết bằng mồ hôi, bằng ói mửa, bằng mủ lậu tim la hột xoài, bằng cứt đái.
*
A l’âge de neuf ans, j'ai connu le siège et le bombardement de Jérusalem. C'était la première fois que je voyais un cadavre. Un obus tiré depuis le poste d'artillerie de la Légion arabe sur Nebi Samhil frappa un Juif religieux et lui ouvrit le ventre. Je le vis, allongé dans la rue. C'était un petit homme avec une barbe hirsute. Son visage était pâle et étonné tandis qu'il agonisait. Cela se passait en juin 1948. Je détestai longtemps cet homme parce qu'il apparaissait dans mes rêves et me terrifiait. Je savais que Jérusalem était environnée de forces qui souhaitaient ma mort.
Plus tard, je quittai la ville. Je l'aime encore comme on aime une femme qui vous dédaigne. Quelquefois, quand je n'avais rien de mieux à faire, j'y allais pour la courtiser. Certains chemins et allées me connaissent bien, même s'ils font semblant de m’ignorer.
Năm 9 tuổi, tôi biết thế nào là bị vây hãm, và bom đạn, ở Jérusalem. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một xác chết.... Tôi ghét kẻ chết đó trong nhiều năm, vì ông ta cứ hiện ra trong những giấc mơ của tôi, và hăm dọa tôi..
Sau đó, tôi rời bỏ thành phố. Tôi vẫn còn yêu thành phố, như bạn yêu một người đàn bà, và người đàn bà này thì khinh khi bạn. Đôi khi chẳng có gì hay hơn để làm, tôi trở về ve vãn thành phố. Vài con phố, vài lối đi, biết thật rành về tôi, ngay cả khi chúng làm bộ vờ...
*
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời. Hà Nội, thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những ngày ở Sài Gòn (1965)
*
Ôi chao, hoá ra những dòng trên làm tan vỡ mối tình của Gấu với BHĐ.
Hoá ra nàng ghen. Ghen với "Mai, Mai để anh kể cho em nghe...",  và ghen cả với... Hà Nội.
Chỉ đến khi BHĐ đi xa rồi, Gấu này mới hiểu, nhất là khi nghe một độc giả chửi, sao ngu thế, đàn bà yêu người nào, là chỉ muốn sở hữu một mình, chỉ muốn ăn tươi nuốt sống...
*
Nhưng có lẽ không phải như vậy. Và nếu yêu là như thế, BHĐ không yêu Gấu, đúng như thánh nữ đã có lần phán, ta yêu mi bởi vì mi yêu ta nhiều quá. Cái thứ tình yêu đầy đam mê của mi đó, ta không có.

Tiền Kiếp của Gấu
Vài kỷ niệm về Mai Thảo