*
Nhật Ký









*

Fascinating Narcissism

Thu phố ca
Tình cờ đọc bài của Trần Văn Tích, trên một số Văn Học cũ. Post lại, qua dạng scan, phần viết về Thu Phố Ca, của Lý Bạch.
Kỳ tới, Tin Văn sẽ đưa ra cách đọc của Gấu, ly kỳ hơn, và thuyết phục hơn!

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

*
Và bỗng nhiên ông đổi giọng xưng hô mày tao hung dữ:
-Tao thích ở với bà con nông dân lao động. Họ không thớ lợ. Dễ chịu.
-Vâng. Nhân dân lao động. Giang hồ tứ chiếng. Cửu vạn. Làm thuê. Lưu manh trộm cắp. Đĩ điếm... Dễ chịu.
ÔngThi ngồi im.
*
Cuốn Mạc Xịt đầu tiên mà Gấu được đọc, là cuốn bằng tiếng Tây, trong tủ sách "Que sais-je?", Gấu nhón từ kệ sách của TTT, trong căn phòng của ông, trong, một hai lần, vắng ông, theo chân ông em vô, vì một chuyện lặt vặt gì đó.
Cứ như là đi vô thánh đường!
[Hai câu thơ :Khi anh đi anh đi vào sương đen/ Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết
là trong một bài thơ TTT làm, treo trên tường, nơi bàn viết, thời gian sắp bị gọi đi Thủ Đức, hình như vậy. Không phải thơ đăng báo. Còn mấy câu nữa, nhớ đại khái, khi anh đi trời đầy sương mù, sương trên má em, trên đám cỏ, thành phố khuya dài, chùm áo cũ, chúng ta một mình, bơ vơ... ]
Cuốn sách mỏng chắc ông mang theo, từ Hà Nội, vì bên lề, có nhiều câu ghi chú, là những nhận xét, hoặc cảm nghĩ của ông, bằng tiếng Tây.
Tôi bỗng nhớ đến một lần bà cụ C. nói, hồi ở Hà Nội, mỗi lần chui vô Tàng Kinh Các, tức thư viện thành phố, là ông mò tới khu kinh điển Mác Xít, đến nỗi mật thám Tây phải ghi tên ông vô sổ bìa đen.
Không biết có phải ông biết thằng em chôm sách của ông, và cũng sách Mác Xít, khi thằng em cũng bắt đầu mê đọc sách, ông ban cho ba lời khuyên, trong có một, là từ kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi. Vừa đọc, vừa học, vừa dịch, vừa viết.
Cung cách viết trang Tin Văn, là vẫn trong tinh thần này, cộng thêm tí hồi tưởng, nhìn lại, trong khi chờ chuyến tầu suốt.
Cũng trong tinh thần đó, khi dịch tước "hiệp sĩ văn chương" của Steiner, "Extraordinary Fellow", Gấu bèn dịch là Nghiên Cứu Sinh, (1) vì nghĩ rằng, ông này, tuy là thầy thực, nhưng suốt đời đọc sách, không coi mình là một ông thầy, bởi vì với Steiner, thầy là phải cỡ Alain cơ. Mà Alain chỉ là một ông giáo làng!
Than ôi, một ông suốt đời thù ghét, chỉ một thứ, chủ nghĩa toàn trị, qua hai 'phát hiện' của nó, là CS và Nazi, mà lại ban cho ông ta cái chức tước Viện Sĩ Ưu Tú của Nhân Dân thì nhảm thật.
Đáp lời HN
(1) Sự thực, từ này do NTV đề nghị. Gấu thấy chí lý quá, bèn gật đầu!
*
Nhà sàn chú Thi ở Hưng Yên
Giấc đại mộng, viết  sử thi Điện Biên Phủ, của NĐT, sau những Xung Kích, Vỡ Bờ, làm Gấu nhớ đến những tác phẩm đã hoàn tất, nhưng không cho xuất bản của TTT, như Ung Thư, Thềm Sương Mù, không khí Miền Bắc, Hà Nội, và Đêm Xóm Lách Mịt Mùng, không khí Sài Gòn, Miền Nam.
NĐT là lớp đàn anh của TTT. Ông có một cuộc chiến chống Pháp, mà ông hăm hở tham gia, còn TTT lắc đầu, [ra ngoài đó, thì cũng là một cách đánh đĩ, Bếp Lửa]
TTT có một cuộc cách mạng tưởng tượng, khi cách mạng Hung bùng nổ ra, và một cuộc chiến mà ông chưa từng bắn một viên đạn, sau đó.
Chúng ta tự hỏi, tại sao những dở dang, như thế.


Người thứ ba
Dẫn nhập
Nhưng phải đến già, Gấu mới hiểu được Greene, sau khi đã "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, vài cuộc tù, hai quê hương, một, miền bắc, vào năm 1954, và một, miền nam vào năm 1988, ấy chết, tí nữa quên, và cả một lô bạn quí".
*
Chàng [Greene] mời nàng [Catherine Wilson] chia với chàng bi thuốc chót. Không có ngọn đèn dầu lạc, họ loay hoay nướng thuốc bằng đèn cầy...
Norman Sherry: Tiểu sử Greene, Tập II

Dọn
Trong cái rủi có cái may, như người mình thường nói. Gấu tin rằng, DA đã ngộ ra điều đó, sau khi gặp nạn.
Thái độ của ông, sau đó, qua bài viết của ĐTĐ, cho thấy.
Ông đâu cần đến nhà biên khảo dởm đóng vai hiệp sĩ đòi hỏi công lý cho ông!

Le Devoir de l'écrivain

Gulag, a history

Ba thằng lăng nhăng
Tình cờ đọc lại bài viết của chính mình, Một chuyến đi, Gấu khám phá ra, chính Gấu, thêm Primo Levi nữa, đã tiên đoán sự ra đời của Ba Người Khác, trong dòng văn chương của Tô Hoài.
Như thế, Nguyễn Tuân cũng đã tiên đoán ra được số phận của Tô Hoài, và những tác phẩm chưa ra đời của bạn mình. 'Bỏ cái nắp đi', cái nắp ở đây, chính là sự kiềm chế bản năng, thú năng ở con người. Nhờ CCRĐ, 'nhất đội nhì giời', cái nắp được dịp bật ra, biến ông thành một thằng lăng nhăng dâm đãng.
Sau khi chiếm được Miền Nam, nguyên nhân sự tha hóa của những người CS, có thể thu gọn, chỉ cụm từ: bỏ cái nắp đi.

Gấu, nhà văn
*
Bộ trưởng giáo dục VNCH, Trần Hữu Thế,
phát bằng Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện cho Gấu [1960]
Vậy mà dám nói, không thuộc giới khoa bảng! Láo quá!
[Ôi chao Gấu sao hồi đó đẹp trai thế, trẻ thế!]
Gấu học Bưu Điện là cũng do 'gợi ý' của TTT.
Đậu xong Tú Tài  II, thấy khó tiếp tục quá, thời gian này Gấu ăn nhờ ở đậu Bà Trẻ. Bà thì không sao, nhưng Dì Nhật, con bà cả, mặt lúc nào cũng một đống, Gấu cứ phải trốn sang bên bà cụ C.
Vấn kế ông anh, ông biểu, thì đi làm, vừa làm vừa học.
*
Khi TTT đọc truyện đầu tay của Gấu, Những con dã tràng - không đưa cho ông coi, mà gửi thẳng xuống tòa soạn báo Sáng Tạo, ở đường Ký Con, với một bút hiệu lạ hoắc, Sơ Dạ Hương - phản ứng của ông, theo như kể lại của bà cụ C, nó mừng lắm, nó nói với tao, thằng Trụ nó viết văn, được lắm, mẹ ạ, nó sẽ đi xa hơn Dương Nghiễm Mậu.
Nhận xét của ông, về già, ngẫm lại, Gấu mới hiểu đầy đủ ý nghĩa.
Nó liên can đến kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi.
Ông anh không khen thằng Gấu viết hay hơn DNM, mà là, sẽ đi xa hơn DNM.
*
Nhận xét của ông, ngay hồi đó, sau khi sướng đến điên lên, Gấu đã manh nha ra, một trong những lời cảnh cáo của nó:
Không thể viết như DNM, nếu muốn đi xa hơn DNM.
Xa, ở đây, còn có nghĩa, khác.
Nếu có cách nào viết ‘khác’ DNM, thì sẽ đi xa hơn DNM.
*
Cô H. - con gái ông chú của Gấu, ông Th, mà Gấu đã từng nhắc tới, nhiều lần, thí dụ trong bài viết Tên của cuộc chiến - học y khoa, cũng mê văn chương, đọc Gấu ngay khi bắt đầu viết văn, nhận xét, anh viết thì chắc sẽ hơn mấy người kia, rồi cô nói thêm, chẳng có ai có được mảnh bằng trung học, thì làm sao viết hoài được.
Trước đây, Gấu vẫn nghĩ như thế, nhưng sau này, Gấu nghi ngờ, hình như không phải như thế.
*
Đọc liên can đến phần tâm linh của con người, và khi đọc người khác, là để tìm ra tâm linh của mình, đã sẵn có ở trong mình, nhờ đọc, mà nó được nhớ ra, theo ý niệm ‘réminiscence’, hay ‘répétition’, của Kierkegaard.
Cái câu đề từ, của Kierkegaard, trên đầu truyện Cõi Khác viết từ thập niên 1960, là theo nghĩa đó.
[Celui qui veut la répétition a muri dans le sérieux: Kẻ nào muốn lập lại là đã ngộ, Kẻ muốn sự lập lại, là đã chín mùi trong thần thái nghiêm túc.]
Bạn gặp người yêu của bạn, bị tiếng sét đánh bổ nhào, nhưng gặp như thế đó, chỉ là gặp lại.
Đây cũng là ý nghĩa câu thơ Đinh Hùng:
Chưa gặp em anh đã nghĩ rằng…
*
Gặp, là gặp lại, vậy mà cũng rất nhiều khi hơi bị lỡ hẹn, nhỡ tầu..
Hay ngay khi gặp lần đầu nhưng tất cả đều đã muộn, đã không thể sửa chữa được, và đó là ý nghĩa của thảm kịch, thần thánh cũng phải cúi đầu khuất phục.
Cõi Khác

*
*
I Am a Strange Loop (Basic Books; 412 pages)
Kinh nghiệm gặp lại tâm linh của mình, có khi ở trong một người thân yêu từ tiền kiếp, trong cái vòng luân hồi lạ thường [a trange loop] có một tay diễn tả thật là tuyệt vời, trong cuốn, nhan đề trên.
*
How can something be both true and unprovable? This idea, loosely known as "incompleteness," came as a logical bombshell to all right-thinking mathematical philosophers--you could compare it in its impact (a little glibly) to Heisenberg's famous uncertainty principle. It turns out that mathematics isn't a neat straight line; it's a loop, and a deeply strange one at that.
Làm sao một điều vừa đúng, vừa không đúng.... Toán học không phải là một đường thẳng, mà là đường vòng khép kín.
Kiếp trước lỡ không được hửi tay người đẹp, thì kiếp này được hửi! (1)
Cái vòng tròn đứt quãng được nối lại.
Nhưng cố... hửi là mang họa!
(1) Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi!
Thơ Phạm Thiên Thư phổ nhạc: Đưa em tìm động hoa vàng.
Nhưng câu này, thật khó hiểu: Chim ơi, chết dưới cội hoa.
*
In 1993 Hofstadter's beloved wife Carol died suddenly of a brain tumor at only 42, leaving him with two young children to care for. Hofstadter was overwhelmed by grief, and much of I Am a Strange Loop flows from his sense that Carol lives on in him - that the strange loop of her mind persists in his, a faint but real copy of her software running on his neural hardware, her tune played on his instrument. "It was that sense that the same thing was being felt inside her and inside me - that it wasn't two different feelings, it was the same feeling,"