*
Nhật Ký










The Stasi on Our Minds
By Timothy Garton Ash
The Lives of Others
a film directed by Florian Henckel von Donnersmarck
"Cớm dòm ngó cái đầu chúng ta"!

Tôi thật sự không thể tin được việc một cô giáo yêu cầu 32 học sinh lớp mình tát vào mặt bạn cùng lớp. Và quái dị là 32 em này cũng nhẫn tâm tát vào mặt bạn mình. Phải chăng sự tàn nhẫn với đồng loại đang phát triển thành hệ thống ở Việt Nam.
Nguồn

Tin Văn hiện đang gặp 'sự cố' disk space, server đang checking, cleaning...
Hôm qua, [May 21, 2007] không upload bài mới được.
Mong bạn đọc thông cảm.

Kierkegaard

Bernard Kouchner – ‘Bộ Trưởng Không Biên Giới’
Tay này phải nói là đại ân nhân
của 'dân tộc người đi thuyền',
một giống dân
 phát sinh từ "bộ lạc người 'Kinh'"!

retour aux classiques
par Linda Lê
UN DYBBUK  AMOUREUX

Sáng tác mới nhất của Thảo Trường
                               những cánh hoa trắng
                   trên cây khô                                           

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Nỗi lòng vân cẩu
Tứ tấu khúc la violetta
Xa lơ tím hết nụ em cười

Un étranger dans une ville étrangère
Một kẻ lạ trong một thành phố lạ
Tôi không như Steiner, cái giá để trả cho một cuộc sống không tổ quốc, tôi sẽ không chịu trả.
Với lũ chúng tôi, đi tới đâu, là mang theo cái bi kịch da vàng, da [do] thái tới đó.
-Oz 'bàn về' rất nhiều phụ nữ, nhưng đa số ghét cái kiểu mà ông ta bàn về họ. Những nhân vật nữ của ông ta thì như con nít, và khùng khùng.
Tôi không viết về đàn bà hạnh phúc, không viết về đàn bà, đàn ông hạnh phúc. Đồng Ki Xốt, với một tay chữa trị bệnh lý, chẳng phải là một thứ khùng khùng và con nít?
Có một thứ văn chương bi thảm ở một phần của thế giới. Nếu Cá Voi Trắng của Melville, ra lò với cái tên Garcia Marquez, thì đây sẽ là một ẩn dụ về sự độc tài.
Oz trả lời phỏng vấn 2
Oz trả lời tờ Tin Nhanh


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Dọn
First-world enclave, tạm dịch "ốc đảo thượng lưu" hoặc "tô giới thượng lưu" là cụm từ học giả Nguyễn Bá Chung dùng để mô tả Sài Gòn và những thành phố khác của miền Nam. "Sài gòn và nhiều thành thị khác của miền Nam vào thời điểm đó giống như những hòn đảo thanh bình và tiện nghi trong một biển lửa mà chúng ngoảnh mặt làm ngơ. Được bảo vệ bởi lực lượng quân sự Hoa Kỳ và nuôi sống bởi viện trợ hào phóng của Mỹ, những thành phố này mang dáng dấp của những tô giới thượng lưu trong vùng đất nghèo khổ của những đất nước kém mở mang."
Nguồn da mầu
Cái tay viết những dòng này, là một tay bỏ chạy, thành thử chẳng hiểu gì về cuộc chiến “da beo” Việt Nam, và những ốc đảo thượng lưu, tô giới thượng lưu là do ông ta tưởng tượng ra.
Cái giọng khốn nạn ‘mà chúng ngoảnh mặt làm ngơ, được bảo vệ,... hào phóng’… gì gì đó, nếu không có mầm hận thù Ngụy, VNCH là không thể viết được!
Ở đây vẫn là chuyện 'tâm khốn nạn đẻ ra văn chương khốn nạn': Mỹ là mẹ đạo hạnh.
*
Làm sao biết, phần nào, nhà nước cấm không cho đọc, để mà coi như đó là một cái 'goal', mục tiêu của một trang văn học net hải ngoại, xin thưa, dễ lắm:
1. Đọc eVăn. Chuyên văn học huề vốn, không nhạy cảm. Từ đó, suy ra phần không huề vốn, nhạy cảm.
2. Giới thiệu những tác giả đã từng có kinh nghiệm về thế giới toàn trị. Những ông như Milosz, Kundera, Brodsky, Solz... Nếu có ông nào trong nước đã dịch, thì bổ sung phần bị thiến, bị dịch sai đi.
3. Không cần thiết phải làm sống lại cái thây ma văn học Miền Nam trước 1975.
Phần này, nên để cho talawas làm, như đã và đang làm, có lợi hơn, đúng hơn, và công bình hơn.
Khi talawas mới xuất hiện, Gấu đã tưởng 'goal' của diễn đàn, là số 2, như logo 'ta là gì' hứa hẹn, nhưng mừng hụt!
Mấy ông bà Miền Nam, đều có tư ý, mỗi khi làm việc công ích 'phục sinh' [chữ chôm của KT] thây ma này. Một ông Miền Trung chẳng hạn, sẽ bệ ngay ông VP ra làm chủ trì. Một thằng như Gấu chẳng hạn, có thể, sẽ lôi ông anh ra, cũng nên!

Le Devoir de l'écrivain
« le devoir de l'écrivain est de rapporter l'horrible vérité, le devoir civique du lecteur est d'en prendre connaissance »
"Bổn phận nhà văn là trình ra sự thực ghê rợn, bổn phận công dân của độc giả, là biết đến sự thực này"

Doris Lessing
Gulag, a history

Ba thằng lăng nhăng
Ba người khác

*
Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire,
Tháng Năm 2007
Tôi nói với cô con gái, Oscar Wilde đã mất tại khách sạn bố con mình đang trọ này, mắt cháu sáng rỡ, ở phòng nào hả bố?
Banville, ghé Paris nhân Biển được dịch qua tiếng Tây, đã làm quà cho tay ký giả tới phỏng vấn ông, bằng mẩu chuyện mở đầu như trên, qua đó, độc giả có thể nhận ra, tác phẩm của ông đều bắt từ đâu đó, từ văn hóa bình dân hiện đại, hay từ những bậc thầy cùng dân Ái nhĩ lan của ông,  Beckett và Joyce.
[Cái kiểu cái nọ xọ cái kia, của người phúc ta, mượn hoa hiến Phật này của ông, Gấu này cũng ‘có phần đồng ý’ lắm lắm!]
Thí dụ, khi cần tìm một ẩn dụ về ‘hứng’ [yên sĩ phi lý thuần: inspiration], ông bèn chôm từ một phim của RidleyScott, Alien: "một cái gì bất thình lình quất mạnh vào mặt anh, làm anh tê liệt, làm quanh anh khiếp viá và trong cơn đau ghê rợn đó, anh bèn đẻ ra một con quỉ nhỏ".
Khi cần diễn tả cái nhìn bi quan về cuộc đời của chính ông, ông đưa ra hai tay khác đỡ đòn, đó là Donald Westlake và… Simenon [“hai trong số những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ 20”].
Biển
  thắng Booker 2005, đánh bại tác phẩm mới nhất của những danh thủ đương thời như Julian Barnes, Zadie Smith, hay Kazuo Ishiguro. Trước giải, bán chưa tới 5000, sau giải, 500 ngàn, tác giả bèn than thở, như tất cả các giải thưởng, giá trị của Booker hơi bị có tính thương mại. Thật là ngu đần, vào thời buổi này, khi nghĩ rằng, giải thưởng, bất cứ giải nào, có một giá trị văn học tự thân. Người đọc thấy cái băng “Booker Prize” quàng qua Biển, thế là bèn xỉa tiền, cặp nách về nhà, để ngay bên dưới cái bàn nhỏ, mặt bàn là một tấm kính sáng choang, ở nơi phòng khách, rồi tặc lưỡi, cứ để đó, là ai cũng biết là mình đã đọc rồi!

Gấu, nhà văn
The past beats inside me like a second heart
All works of art are scar tissue.
Tác phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu]  thì cũng như vết sẹo [ở trên tay cô bạn],
và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
Càng đập càng nhớ... vết sẹo!
John Banville
Về vết sẹo này, của cô bạn, tuy có thật, nhưng Gấu chỉ có thể tưởng tượng khi nằm mơ, vì chưa từng được chính mắt nhìn thấy.
Gấu cũng đã có kể, cái lần Gấu Cái giận điên người, vì thằng chồng nằm mơ, cầm tay vợ, lại tưởng cầm tay người khác, đến khi sờ không thấy, bỗng bật lên lời, vết sẹo đâu rồi, và tỉnh giấc, và biết trong đời mình đã gây nên một mối đại thương tâm.
Ôi chao, có thằng chồng nào khốn nạn như thế chăng, mặt dầy như thế chăng?
*
Cái thằng cha học trò nghèo, tương tư người đẹp đến liệt giường liệt chiếu, trước khi đi tầu suốt, chỉ mong được hửi tay người đẹp một lần, kiếp sau, được thoả nguyện, thằng cha đó chính là... Gấu.
Cái chuyện được cầm tay người đẹp đó, cũng không thể nào thực hiện được, nếu không có sự tiếp tay của con quỉ chiến tranh.
Gấu đã từng tả cái lần đầu được cầm tay người đẹp trước khi từ giã Sài Gòn, lừng lững khốc liệt bước vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ.
Ba muơi năm sau, gặp lại, để giải thích cái lý do chỉ được cầm tay, cố cưỡng là mang họa, người xưa giản dị nói:
-You are not available!
*
Lần đầu tiên anh cầm tay em, là bữa đi ciné. Lần đầu, vì hôm sau anh phải đi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung. Em như miễn cưỡng "chiều" anh. Ở trong rạp, anh cầm tay em, em giật ra. Bực mình, anh giữ chặt lại. Nghĩ sao, em để yên. Anh như nghe em nói: thôi được rồi, tui thương ông đó. Được chưa?
Cầm Dương Xanh