*
Nhật Ký









*
Happy Birthday to you, Jennifer.
Mừng cô Thảo bẩy tuổi. Tin Văn
10-3-2007

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
HOÀI ÂM HOÀI
Harmonica

Đọc thơ NLV

Tưởng Niệm Trịnh Công Sơn

Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...

He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.
Note: Trang này có lâu rồi, mà... quên. NQT
*
Lá khô vì đợi chờ mà đi với Cái dưa thời khú, mới thật là tuyệt cú mèo!
Đang trừu tượng bật sang liền cụ thể, thế mới tài tình!
Cũng như đời mình quá âm u làm nhớ tới Henry Miller.
Nhắc tới Henry Miller, Gấu chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ" của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư phụ, nhưng chưa hề nhắc tới những đoạn tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những đoạn viết về lá.
Và đây là một thiếu sót rất lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John Updike, trong một bài viết, đã thẳng tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện, làm một cái tổng kê, vậy mà bỏ qua một xen thật là tuyệt vời của Miller!
Xen đó mà bỏ qua thì thật là quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!
Đó là xen Henry Miller hồi nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo dậy dương cầm, không biết làm sao tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ phải cầm tay chú, bắt đập đàn, bèn kín đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ phóng ra ngoài, dương oai diệu võ, và đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm tay thằng học trò, thì thằng con nít bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.
Cô giáo giật nẩy mình, tát cho thằng học trò một cái.
Nhưng ngay buổi chiều hôm sau, thằng bé lén đi theo cô giáo về nhà, và đè được cô giáo ra trên thảm cỏ trước nhà cô.
Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!

Về Cây Thơ TTT tại Văn Miếu
Nguồn
Theo Gấu, khi trích dẫn và cắt xén, như thế, PHT hẳn phải biết, ai cũng biết, điều đó. Như vậy, cái ý định đem cây thơ TTT vào sân Văn Miếu, mới là chủ ý của người trồng cây.
Về "Tại sao Phan Huyền Thư không tự viết ra những suy nghĩ của mình về Thanh Tâm Tuyền, người đã “ảnh hưởng” đến cô, đã “dắt dẫn” cô “đến với văn chương” (như cô đã phát biểu trước báo chí)? Suy nghĩ của cô, dù có thiếu sâu sắc đi nữa, vẫn đáng quý, vì đó là tấm lòng chân thành của cô đối với nhà thơ quá cố, phải thế không? Nếu cô không đủ tự tin để đưa ra lời nhận định của mình về Thanh Tâm Tuyền, thì cô có thể trích lại lời của người khác (dù số lượng văn trích chiếm gần như toàn bài!), nhưng đã làm thế, tại sao cô lại không ghi xuất xứ? Có phải cô không muốn, hay không dám, công khai ghi tên các nhà văn Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc vào cây thơ? Nếu cô ghi “trích Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc”, thì cô có bị ai khiển trách không?".
Thật sự, khó mà viết về thơ TTT. Ngay cả bài của Đặng Tiến, theo Gấu, cũng... thường thôi! Xin lỗi "bạn" ĐT. (1)
(1): Thường thôi.
Thí dụ, ông đưa ra nhận xét và không đẩy đến tận cùng, nó: TTT không có truyền nhân. Tại sao?
*
Hay là, đề nghị, Hoàng Ngọc Tuấn thử đưa ra một vài phát kiến, "những suy nghĩ của mình", về thơ TTT?

Ghi xuất xứ cũng hơi kẹt, và quả có thể bị ai khiển trách thực, và quá nữa, chưa chắc đã đưa được cây thơ TTT vô trồng ở sân Văn Miếu.
Người Việt nói, cái khó nó bó cái khôn, là vậy. (1)
(1) Nên nhớ, khi TTT mất, ngay cả một diễn đàn nổi cộm như talawas, mà còn không dám trực tiếp loan tin và chia buồn. Từ đó, tới nay, chưa đầy một năm [ông mất ngày 22 Tháng Ba, 2006], trên talawas đăng lại gần như toàn thể tác phẩm của ông, và bây giờ, sắp tới ngày giỗ đầu, cây thơ TTT đã được đem trồng ở Văn Miếu, quả là những an ủi lớn lao cho thơ và cho tất cả chúng ta.
Đó mới là điều cần nói. NQT
*
Về trường hợp BBT.
Theo Gấu, ông này hiểu lầm một câu của TTT, nói với thằng em, là thằng Gấu này. Khi nhìn những đoàn quân VC tiến vô Sài Gòn, ông nói, may quá, mình không còn phải viết văn nữa.
Ngay sau khi bài viết của BBT xuất hiện, Gấu đã chỉ ra những sai sót này rồi, trên Tin Văn.
Đây là một câu nói, đúng, thực, cả về tính cách riêng tư và đại thể của nó.
Vào thời kỳ đó, như Gấu biết, TTT đã quá chán văn chương. Tác phẩm của ông, ngay cả cuốn hách xì xằng nhất, là Một Chủ Nhật Khác, cũng đã lấy tiền trước, và viết để trả nợ. Khi VC chiếm được Miền Nam, ông biết, chẳng bao giờ ông có cơ hội cầm lại cây viết nữa. Mừng, có, như một giải thoát. Cả về hai mặt văn chương và cuộc đời. Bởi vì, có thể, ông không tin, ông còn làm ra thơ, còn viết ra văn. Chính vì thế, khi vào tù, lại làm được thơ, ông quá mừng. Như ở trong bài Thơ Giữa Chiến Tranh Và Trại Tù cho thấy.
Ra hải ngoại, ông làm thơ lai rai, cũng thật khó mà nói, ông sáng tác trở lại. Lần chót, Gấu được nói chuyện điện thoại với ông, ông nói, trời cho sao thì hưởng vậy. Nói như thế, theo Gấu, là ông không còn nghĩ rằng, ông lại có hứng làm thơ, viết văn.

PHT lên tiếng

Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy không, thưa ông?
Ông Thầy TTT
*
Tháng tư mùa xuân rắc bụi.
Những đám mưa thưa viển vông thoáng chốc.
Gió ướt thổi không trên mặt sân mầu gạch, những bờ thành và ghế băng xi măng xám, lục lạo bên đồi thông, vi vút quanh những sợi dây điện mảnh.

Trên đây là một số câu văn trong Một Chủ Nhật Khác.
Chúng là những câu thơ, đúng hơn.

Đây là điều ngay từ khi mới bắt đầu viết văn, Hai Lúa đã nhận ra, và còn nhận ra thêm một điều: Không ai có thể làm đệ tử của "TTT_ như là nhà văn" được. Bởi vì ông không viết văn, mà là làm thơ_khi viết văn!

*
Viết như thế chỉ là miêu tả?
Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự "sắp xếp" của người viết.
Như vậy "cách" miêu tả rất quan trọng?
Đó là quan niệm của Kafka, kỹ thuật chính là linh hồn của văn chương.
Bụi


Ngàn năm sau của một thuở Saigon
ĐLK

Đọc thơ Cao Thoại Châu
Đưa người ta không đưa đi đâu,
Sao lại có phở ở trong lòng?
Phở chiều không tái, không vè nạm
Sao đầy mỡ gầu trong mắt trong?
*
Sẽ đợi người trên một bờ sông
giữa đôi bờ là dòng nước chảy
chiếc đèn chài giữa trời sao rơi vãi
đêm nay về có lưới được hồn tôi

đêm nay về có lưới được hồn tôi  làm nhớ đến thơ của Gấu:

Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối,
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.

Bạn ta may mắn hơn, lưới khư khư chờ vớt hồn mình!

Trang thơ Cao Thoại Châu

SUBJECT: BRODSKY

Walter Isaacson
The Legacy of a Distant War
In Vietnam, the U.S. still has one battle left to fight
Thời Báo, Time 12 Tháng Ba, 2007
Di sản từ cuộc chiến ngày nào:
Tại Việt Nam, Mẽo vưỡn còn một trận đánh dở dang, phải đánh tiếp.
Trận đánh cuối cùng ở Việt Nam
The Last Battle of Vietnam

General fiction
When a master addresses a monster
For 50 years, Norman Mailer has been one of the greatest voices of American literature, but has he overreached himself in The Castle in the Forest?
Adam Mars-Jones
Sunday March 11, 2007
The Observer
Asked at the time of the re-release of The Exorcist in 1998 whether he actually believed in demonic possession, the film's director William Friedkin solemnly replied that he could think of no other explanation for what happened in Germany in the Thirties. He found a supernatural explanation for Nazism more plausible than a historical or political one. In his new novel, Norman Mailer follows this lead, recounting the early life of Adolf Hitler from the point of view of a devil assigned to cultivate his possibilities for evil.
Hỏi, khi cuốn phim Kẻ Trừ Tà tái ra lò vào năm 1998, liệu ông có tin vào chuyện bị ma quỉ chiếm đoạt hồn vía, nhà đạo diễn William Friedkin trịnh trọng trả lời, ông không thể có một giải thích nào khác, trừ nó ra, khi nghĩ về những gì xẩy ra tại Đức vào thập niên 1930. Một cách giải thích như vậy lại dễ 'nắm bắt hơn', so với của lịch sử hay của chính trị.
Trong cuốn tiểu thuyết mới của ông, Norman Mailer đi theo đường dẫn đó, kể lại cuộc đời khi còn trẻ thơ của Adolf Hitler, theo quan điểm, quỉ sứ đã bắt đứa trẻ làm đệ tử.

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
*
Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.
Nguồn
Cao thượng nhất, có lẽ chỉ có mỗi một cách, như trong hình.
*
Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
Đà Lạt
Liệu có thể coi Ba Người Khác là ngọn đỉnh trời của sự nghiệp sáng tạo của Tô Hoài, nhà văn lão thành sống sót mọi tai ương, và "đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó, ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng"?

Gấu, nhà văn
Mời bạn bước vào thế giới văn chương Phi châu, như một cuộc tìm kiếm viên huyền ngọc trong rừng rậm, một hành trình vô tận đầy hứng khởi.
Welcome to the world of African Literature, an eternally inspiring expedition into the heart of the jungle, hunting for a precious black pearl.
Nguồn
Có vẻ như ông Mít viết những dòng trên cũng thuộc loại nhà văn hề tuồng NHL? (1)

(1) Thú thực, lần đầu đọc câu văn, sau đây, do không biết tiếng Đức, Gấu cứ muờng tượng ra ý nghĩa của từ aufheben, của Hegel, qua hình ảnh một cây gậy, ['cây gậy làm mưa' của Đỗ Kh.], và bất giác nhớ đến câu thơ của Trần Dạ Từ, từ thời còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, khoảng 1965, tại Sài Gòn; cái gì gì... 'đứng trước gió, lúc lắc cho tình nhỏ thức giấc', đại khái vậy, và sự bực tức của một độc giả của tờ Nghệ Thuật, sau đó.

....chưa bao giờ tôi thấy cái ý nghĩa của khái niệm aufheben của Hegel rung lên theo hoàn cảnh con người và lịch sử Việt Nam như bây giờ: Hãy vượt qua quá khứ kiêu hãnh của mình để tìm ra được chính mình, hỡi những người cộng sản Việt Nam!
Nguồn
*
Thư tín
Date:   Sat, 10 Mar 2007 07:35:17 -0800 (PST)
            From:
            Subject:  Ve cai ten "Da Mau"
            To:   
            Chào bác,
"Mầu da của con người, cũng như tiếng nói của nó, là một cái chi thiêng liêng, đâu có phải chuyện so bì hơn thiệt, đứng núi này trông núi nọ, phải chi mình da trắng, phải chi mình đừng da mầu. Ngay cả chuyện đem nó ra để chứng tỏ, tao da mầu bảnh hơn da trắng, cũng là một chuyện tởm lợm." (1)

Đọc bài của bác thấy đúng quá, nên viết ít giòng chia sẻ ý kiến của tôi. Tôi thấy mấy người lấy cái tên "da mầu" mà xấu hổ dùm cho họ. Tại sao họ lại tự động nhét mình vào một cái identity của ai đấy đặt cho mình ?
Thật là một sự ngu ngốc thiếu suy nghĩ của người trí thức.
Đâu phải ai đặt cho mình cái tên nào là mình phải chịu. Bây giờ bọn trắng đang mạnh thì bọn nó gộp mọi dân khác vào chữ "da mầu", thế nhỡ mai mốt, dân da đen mạnh lên bá chủ thế giới rồi lúc đấy, liệt bọn trắng và bọn vàng vào tên gì?
Tên Da Màu không có một ý nghĩa hay ho nào, thế quàng nó vào "thân phận Việt Nam" làm gì. Tôi thấy mấy người này nên đóng cửa trang web, đổi tên khác cho rồi, nhờ bác nói lại với họ như thế.
NTC
(1) Câu trong mail, là câu cũ, "the old version", Gấu đã sửa lại, như trên.
Thì vẫn cái tật, chưa viết đã hăm he sửa! NQT
Note: Đã tính không post, nhưng mấy dòng chót của mail khiến không dám phụ lòng độc giả NTC.
NQT


Nhưng nếu, với Hà Nội là nỗi nhớ lạnh. Với Sàigòn, nhớ bùn. Và cũng lại nhờ D.H Lawrence mới bật ra nỗi nhớ này.
"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Lần Cuối Sàigòn
Hay như câu thơ này.
... Biết đâu em sẽ thèm mùi bùn
Bốc lên từ những hốc, hẻm, ngõ sâu
Từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới
Thơ NQT