*
Nhật Ký













Tự Khúc Gọi Người

Em về,
Em về, em về
tự hôm qua, tự hôm mai
và tự hôm nay
Em về, em về
Em về
phả hương thời con gái
bưng mặt khóc
giọng cắt da. (1)

Đài Sử
(1) Câu thơ này mới thật là thần sầu:
Tiếng dương cầm tìm lại những ngón tay
NQT

…. Anh Trần Văn Lục ạ, có lẽ tôi sẽ lấy làm mừng nếu tôi có thể đạt tới mức độ tối nghĩa của Roland Barthes, của Gilles Deleuze, Foucault, Kristeva… Đến giờ này tôi vẫn không thể nói rằng tôi đã hiểu hết những tác giả này. Chỉ có điều tôi cũng không thể bắt họ viết đơn giản hơn cho tôi hiểu được. Chỉ có một cách là cố gắng mà hiểu họ thôi. Và tôi mơ ước một ngày có thể viết được như họ.
Nhưng tôi biết rõ không bao giờ tôi có thể đạt tới mức độ «tối nghĩa» như của họ. Và còn lâu mới có một người Việt
Nam đạt tới trình độ ấy. Không chỉ vì dân tộc chúng ta chưa đến lúc sản sinh ra được những đầu óc như thế, và còn bởi vì đại đa số người Việt Nam chúng ta không ủng hộ cho những đầu óc như thế. Thay vì cố gắng để vươn tới sự phức tạp trong tư duy, chúng ta luôn đòi hỏi phải đơn giản hoá, phải làm cho sự việc trở nên dễ hiểu ở mức tối đa.
Nguồn
Sau "An Nam ta cái gì cũng cười", đây có lẽ là phát giác tuyệt vời nhất về Người Việt xấu xí.
*

Cô gái Áo trốn thoát khỏi kẻ bắt cóc cô, nhưng thật khó trốn thoát, những lời dối trá của tên này về bố mẹ của cô.
Liệu những lời dối trá của Bắc Bộ Phủ, đối với cả một miền đất, thì cũng...  rứa?
Và đó là nguồn cơn phát sinh con bọ?
Trường hợp cô gái bị thằng bắt cóc mình nỉ non hoài rằng thì bố mẹ em bỏ em rồi, chẳng thèm nhớ gì đến em nữa, em chỉ còn có anh đây, là người yêu thương em nhất đời... có gì tương tự với... Gấu, thế mới khổ chứ.
Nhưng không phải chỉ mình Gấu gặp trường hợp này, mà rất nhiều đứa trẻ bố mẹ bất hòa, cùng chịu với Gấu.
*
Khi Gấu mới 7, 8 tuổi, ông cụ Gấu bị đảng phái làm thịt, bà nội Gấu cứ liên tục phán, tin tao đi, mẹ mày sẽ bỏ tụi mày đi lấy chồng.
Thế là Gấu đâm ra thù mẹ mình.
Khi Gấu biết thương mẹ, thì mẹ Gấu đã mất từ đời nào rồi.
Để biết được rằng mẹ mình lúc nào cũng thương mình, Gấu phải được giải thoát khỏi mảnh đất đó, vào năm 1954.
Tương tự, cô gái Áo bây giờ mới bắt đầu cuộc chiến đấu hồi phục của mình [but the private healing may just be beginning].

Cuốn Vũ trụ thơ, đầu sách duy nhất của tôi, được nhà xuất bản Giao Điểm in năm 1972, tại Sài Gòn, là do nhiệt tình của người bạn vong niên Trần Phong Giao (1932- 2005), tự ý chủ động chọn bài và in ấn.
Tôi bắt đầu viết những bài điểm sách từ 1960, cho báo sinh viên. Trần Phong Giao đọc được và yêu cầu tôi viết thường...
Đặng Tiến [talawas]
Gấu này nhớ đúng: Đặng Tiến quả là đàn anh, theo nghĩa xuất hiện trước Gấu. Truyện ngắn đầu tay của Gấu, 1965, sau khi xơi hai trái mìn claymore của VC, nằm nhà thương Grall, đọc thơ Cao Đình Vưu [ký Cao Thoại Châu] trên Văn, thú quá, bèn quên cả đau, lôi bản thảo
Những ngày ở Sài Gòn (1965) ra, hỳ hục sửa lại, những lúc bí tiếng Tây khi đọc ông trùm Mác xịt, Henri Lefebvre song song với ông VC Nguyễn Đình Thi, cuốn Triết Học Nhập Môn, ngay trên giường bệnh nhà thương Grall. Buổi chiều, nếu Bông Hồng Đen ghé thăm, thì bèn quẳng tất cả, đi với em giữa những đường hoa bên trong bệnh viện, mơ tưởng:
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và khi đó chiến tranh đã hết.

Nhưng nó đếch chịu hết, kéo dài thêm nhiều niên, còn kéo theo thằng em trai của Gấu đi với nó.



Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Về những tên hề
Gấu này lấy làm lạ, là, tại sao trong số những nhà văn VC 'đào thoát', không có một tay nào có tí tầm như một Milosz, như một Manea, tệ hơn một tí cũng được, mà chỉ tới cỡ me-xừ Bùi Tín, là đỉnh cao nhất nhất, xin lỗi ông cựu đại tá.
Gấu nghĩ, ở đây, đúng như Manea nói, cái cần là đạo đức, chứ không phải tài năng. Mấy ông VC thoát ra ngoài, nhưng cái đầu vẫn bị cùm, thì làm sao mà dám... văng tục như Gấu?
Nhà văn lưu vong

Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc TVX  là đám tù cải tạo.
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bảnTVX, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....

Đúng ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn kiếp ám ảnh hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm, bỏ chạy nó, và bị nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ thống tự bảo vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!
Sư phụ Faulkner chẳng đã từng phán: Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
*
Viết tới đây, Gấu lại nhớ đến một độc giả Tin Văn.
Độc giả quí hóa này, lần đầu tình cờ trượt vô trang Tin Văn, bấm trang Chuyện Văn, thấy bài đầu tiên của nó, là về Weil, bèn sửng sốt la lên, tại sao cái thằng Gấu ngu này lại biết đến tác giả favorite của riêng ta?
Ta cứ nghĩ, trên đời này, ngoài ta ra làm gì còn có một tên Mít nào khác đọc Weil?
Theo như Gấu biết Weil còn là tác giả favorite của Đỗ Long Vân.
Ông này mê cả thầy lẫn trò, tức Alain và Weil.
*
Bao nhiêu năm rồi, Gấu vẫn còn nhớ tên anh bạn tù. Hùng Võ Sĩ.
Cũng xin được đi một đường mở ngoặc ở đây. Những tên tuổi tù cải tạo, để phân biệt với nhau, thường đi kèm với một nickname, thí dụ Hùng Ghẻ, Hùng Võ Sĩ, Hùng Lêu Bêu... Lần đầu gặp một ông, tự xưng danh, tôi là Sơn Mê Ô, Gấu cứ nghĩ ông này gốc gác mũi lõ. Đến lúc ông chơi một bi thuốc lào, rít mạnh quá, miệng lệch qua một bên, lúc đó Gấu mới ngộ, đây là ông Sơn Méo. Méo, đọc kiểu Tây chẳng là Mê Ô sao?
Còn một ông kêu là Thái Dúi. Ông này lười tắm, nên... dái thúi.
Bỗng nhớ đến Dương Văn Ba, ông bạn sau làm dân biểu. Tụi này hồi đó đặt cho anh biệt danh là Ba Bù Loong.
Anh tức điên lên!
Chả là tiếng miền nam viết, đọc, thường bỏ chữ 'g' chót'.


Trang Vương Trí Nhàn
Thời Vô Song
As I read him, Faulkner was hurt into greatness
Philip M. Weinstein, Faulkner's Subject
Jay Parini trích dẫn trong Tiểu sử Faulkner: Một thời thời vô song, One Matchless Time.