*

Diary

















 

Beware of Pity
Hannah Arendt and the power of the impersonal
Hãy coi chừng lòng thương hại
Hannah Arendt và quyền năng của sự vô ngã

In 1999, the Croatian novelist Slavenka Drakulić visited The Hague to observe the trials for war crimes committed in the former Yugoslavia. Among the defendants was Goran Jelisić, a thirty-year-old Serb from Bosnia, who struck her as “a man you can trust.” With his “clear, serene face, lively eyes, and big reassuring grin,” he reminded Drakulić of one of her daughter’s friends. Many of the witnesses at The Hague shared this view of the defendant—even many Muslims, who told the court how Jelisić helped an old Muslim neighbor repair her windows after they were shattered by a bomb, or how he helped another Muslim friend escape Bosnia with his family. But the Bosnian Muslims who had known Jelisić seven years earlier, when he was a guard at the Luka prison camp, had different stories to tell. Over a period of eighteen days in 1992, they testified, Jelisić himself killed more than a hundred prisoners. As Drakulić writes, he chose his victims at random, by asking “a man to kneel down and place his head over a metal drainage grating. Then he would execute him with two bullets in the back of the head from his pistol, which was equipped with a silencer.” He liked to introduce himself with the words “Hitler was the first Adolf, I am the second.” He was sentenced to forty years in prison.
Anh ta thích tự giới thiệu về mình: Hitler là Adolf thứ nhất. Tớ, thứ nhì.


Trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Thảo Trường

Rừng Tràm 

Những giấc mơ trong bệnh viện

Note: Chúc PCL chóng lành bịnh. Thăm NN. NQT & Tin Văn.
Ui chao lại nhớ lần tính dự đám cưới của hai bạn. Xong xuôi hết rồi, thì xẩy ra dịch SAR! Tiếc quá! NQT
Nếu kể cả thời gian tá túc trên VHNT, thì Tin Văn cũng được 10 niên.
Rồi lại... 10 niên nữa?


Thềm nắng sau lưng
Note: Đọc, nhớ NNT hồi đầu, hồi mới viết, NNT của  Một Mối Tình.
Nhưng còn làm nhớ đến truyện ngắn  Nội Cỏ Của Thiên Đường của John Steinbeck


Những đứa con của trí tưởng

Travels with Hodorotus Review TLS

Ryszard Kapuscinski, widely regarded as the greatest journalist of the twentieth century, died in January this year. Virtually the last sentence he wrote was the one that concludes this volume of memoirs. It is a description of the receptionist at a hotel in Bodrum, Turkey, the modern name for the ancient town of Halicarnassus, where the ancient Greek historian Herodotus was born. As she greeted the ageing Pole, the “black-eyed” young Turk’s smile was professionally polite, but “tempered by tradition's injunction always to maintain a serious and indifferent mien toward a strange man”.

Kap được nhiều người coi là nhà báo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, chết tháng Giêng vừa rồi [2007]. Cứ kể như câu văn chót ông viết, là câu đóng lại tập chót cuốn hồi ức này của ông. Câu văn tả cô tiếp tân của một khách sạn ở Bodrum, Thổ nhĩ kỳ, tên mới của thành phố cũ, Halicarnassus, nơi sử gia Hy Lạp thời cổ đại Herodotus sinh ra. Mặc dù lịch sự có thừa, đúng dân nhà nghề, nhưng nụ cười của cô thiếu nữ Thổ mắt đen lay láy vẫn phảng phất sự khinh khi, rè bỉu, lãnh đạm, đúng theo truyền thống, đối với một “người dưng”.

Đúng là một câu văn của một tay điểm sách nhà nghề, trên tờ báo văn học số 1 của thế giới. Lịch sự có thừa, nhưng gói gém tất cả những gì bài viết sau đó sẽ mở ra.
1. Herodotus là thầy của Kap.
2. Vẻ lãnh đạm truyền thống này, cũng là vẻ lãnh đạm truyền thống, của những xứ sở mà Kap viết về họ. John Ryle, trong bài điểm cuốn Bóng Mặt Trời xác nhận điều này: "Tác phẩm của ông không được nhiều độc giả Phi châu đón nhận, và họ, cả học giả, lẫn ký giả, thì đều hồ nghi sự chính xác của nó".
3.
Sự tiếp nhận của Tây phương, cũng dè dặt. Đây là nói về tác phẩm The Emperor của ông, vẫn theo John Ryle. Bởi vì "hai lần dè dặt" đối với nguồn, [awareness of its doubly exotic origin]: Một cuốn sách viết về một xứ sở xa vời, và được viết bởi một tác giả cũng vời xa không kém, một "rara avis" [a rare or unique person or thing, nhân vật độc nhất], một bậc thầy, bề ngoài, của một thứ ký giả mới của Tom Wolfe, từ bên trong thế giới CS bò ra.

Ai điếu Kap. trên TLS
*

*
Phi Châu Truyền Kỳ: Kapuscinski và chủ nghĩa thực dân thuộc địa văn chương
John Ryle đọc Bóng mặt trời, The Shadow of the Sun, của  Ryszard Kapuscinski
TLS  27 July 2001

Note: Nhân trong nước cho ra lò một tác phẩm của ông.
*
Ông không viết về những thế giới tưởng tượng, cũng không viết về thế giới nội tâm của riêng ai, mà là một thế giới thực, những sự kiện đã xảy ra, những gì chính mắt ông đã nhìn thấy, và bằng thiên tài của mình, ông phân tích, xâu chuỗi, đánh giá chúng, nâng chúng lên một tầm cao mới; do đó những gì ông viết, ngoài giá trị văn học, mang một sức nặng hiếm có của các tư liệu, dữ kiện."

BBC

Tôi sợ, ngược lại! Me-xừ này vừa làm phóng viên, vừa làm gián điệp!
Tin Văn mới đi một đường về tay này, trục trặc kỹ thuật, bị mất, nay đành phải dịch một số đoạn, trên TLS, để minh chứng cho điều trên.
Herodotus được coi là 'cha già của dối trá', còn Kap (1), thì TLS gọi là 'bà mẹ dối trá'. Vậy mà dám phán là ông không viết gì về thế giới tưởng tượng!
Bài của John Ryle, trên TLS được đánh giá là bài viết hay nhất về Kap. Tin Văn sẽ chuyển ngữ trong những kỳ tới.
John Ryle: Tales of mythical Africa
Where fact meets tropical baroque: Kapuscinski and literary colonisalism
TLS 27 July 2001
*
Kap, Kap, nghe như Cạp, Cạp, khiến Gấu nhớ ra câu chuyện tiếu lâm tại sân gà vịt vào một buổi sáng sớm, anh cu chó hỏi chị gà mái:
-Này, có tin gì mới không?
-Tớ chưa gặp con vịt!
*
We have recently learned from TLS how to review books one has not read (or how to teach about such books at the university). The glorified Ryszard Kapuscinski has experienced more than most, but those who are properly familiar with themes and places he wrote about know that his version is basically fictional--even when there is enough of a veneer of truth to make it believable to many superficial readers. If Herodotus was the "father of lies", Ryszard Kapuscinski deserved the title "mother of lies". That said, it is very enjoyable to read his books, as fiction. And he deserves credit for cutting dictators down to size, but it would have been even better it he had stuck to the truth about them. That is already bad enough..
Chúng ta vừa mới biết, qua TLS, về chuyện làm sao đìểm những cuốn sách mà người điểm chưa đọc, hay là làm sao dậy về những cuốn sách như thế ở Đại học. Kap còn hiển hách hơn thế nhiều, nhưng với dân nhà nghề, họ coi sách của ông là giả tưởng, tuy nhiên, vẫn đánh lừa được nữ dịch giả như Thái Linh, thí dụ! Nếu sư phụ của Kap được coi là 'cha dối trá', thì Kap cũng xứng đáng gọi là 'mẹ dối trá'. Nhưng đọc chúng như là giả tưởng, thì cũng dzui! Ông ta được coi là người nhét những ông khổng lồ bạo chúa vào trong chai, nhưng giá mà ông cố bám vào sự thực về họ. Như vậy cũng đủ khốn nạn rồi!
*
Đây là những tính chất đã trở thành cổ điển của văn phong của Kap; một bên là bức tranh sống động, nơi hầu như chẳng có gì xẩy ra (cảnh tượng bên trong một chiếc xe taxi-bus, tiện ích của những chiếc túi ni lông đối với mấy bà nhà quê, một bên là những cuộc phiêu lưu khiến tóc dựng đứng, nơi Kap có thể mất mạng sống, chết đói, chết khát, chết bệnh thời khí vùng nhiệt đới, rắn cắn, đạn lạc…. hai bên nhập lại đẩy lên một mức, trở thành những suy tưởng mang tính triết học về một thế giới ở bên ngoài Âu châu.
Nhưng chính những dòng suy tưởng triết học của ông làm người đọc nghi ngờ tính chân xác của Kap, khi chọn lựa thể văn “phóng sự”. Sức mạnh văn phong của ông dựa trên sự chính xác, dựa trên một giọng nói của kinh nghiệm, của quyền uy, của một con người, như chúng ta được ông kể lại, trong Shad of Shads, đã sống sót hai mươi bẩy cú đảo chánh và cách mạng, người đã chạy trên những đoạn đường nóng bỏng, những con phố buồn hiu [mượn chữ của Bernard Fall viết về Việt Nam], bị cầm giữ bủa vây ở trong những thành phố, nhà phóng viên ngoại độc nhất còn ở lại trong khi tất cả bạn bè nhà báo của ông đã cuốn gói, như ông viết trong The Soccer War: Tôi đi trên con đường nơi người ta nói, không một tên mọi trắng nào đi mà thấy trở về, "I was driving along a road from where they say no white man can come back alive"...
John Ryle
Chắc chắn, mấy anh Yankee Bi Bì Xèo chưa từng đọc Kap, chắc chắn Nguyễn Thái Linh cũng chưa từng đọc TLS, chưa từng biết đến nghề tay trái của Kap?
Thảm thế!
*
Phi Châu Truyền Kỳ: Kapuscinski và chủ nghĩa thực dân thuộc địa văn chương
TRAVEL
Tales of mythical Africa
Where fact meets tropical baroque: Kapuscinski and literary colonial
JOHN RYLE
Ryszard Kapuscinski
THE SHADOW OF THE SUN 336pp. Allen Lane The Penguin Press. £18.99. TLS £18.49.
071399455 X
In a career extending over four decades, Ryszard Kapuscinski has published accounts of Iran, of travels in his homeland, Poland, and the former Soviet Union, and a collection of reportage from a number of Third-World countries including Honduras, El Salvador, Chile and Bolivia. But his principal subject has been Africa, where, in the late 1950s, in his mid-twenties, after a brief spell in India and Pakistan, he began his career as a foreign correspondent, working for the Polish state news agency. In the 1960s, he covered the early years of independence and the first of the postcolonial civil wars that have ravaged the continent ever since. In the 1970s, he revisited these conflicts in a sequence of works of reflective reportage, works in which he transformed himself from a journalist into an author of international stature. In The Emperor: The downfall of an autocrat, his account of the final years of the reign of Haile Selassie I, which appeared in Polish in 1978, Kapuscinski invented a new subgenre of political reportage. In a series of linked testimonies from former Ethiopian court officials he created an arresting picture of the accelerating collapse of an authoritarian regime. This was a story that had special resonance for his audience in Poland, where dissent against Communist autocracy was growing. The Emperor was also the book that established Kapuscinski's reputation in the West. When it appeared in English translation, in 1983, it was an immediate critical success. In 1987, in Another Day of Life (published in Polish in 1976), he chronicled the beginning of the civil war in Angola and the disintegration of civil institutions in the capital, Luanda. In The Soccer War (1990), he collected vignettes of insurrection and revolution in Ghana and the Congo, Ethiopia and Somalia, juxtaposing them with accounts of conflicts in South America. Each of these books added to Kapuscinski' s reputation, leading more than one critic to compare his work to that earlier chronicler of the tropics and human beings in extreme situations - his compatriot Jozef Korzeniowski, better known as Joseph Conrad.


Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Chân dung Trần Đăng Khoa
TTD
TDK by NQT
*ttd

Xuân Diệu: Phượng Hoàng đậu chốn cheo leo...

Ẩn dụ, ám dụ, hoán dụ... là những hình tượng (figures) tu từ. Nói nôm na, chúng đều là chuyện ví von, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, mơ mơ hồ hồ, về một sự kiện, một sự thật nào đó - con người chưa biết, hoặc là biết nhưng lại không thể nói thẳng ra. Không có tu từ là không có văn chương.
Con người, và nhân loại, ở vào thời trẻ thơ của nó, ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Đây là thời đại hoàng kim của những "nhà văn không văn chương" (écrivain sans littérature). Nhưng dần dà (già), trở nên trơ ra, bị "lão hóa", hết còn ngạc nhiên vì chuyện "tự nhiên". Văn chương bắt đầu bằng những từ "hình như", "như là", "giống như"...
Nabokov, nhà văn Nga, dùng một ẩn dụ để diễn tả cùng một sự thực. Trong bài "Độc giả tốt và nhà văn tốt" ("Bon lecteurs et bon écrivains", trong Văn Chương I, Littérature I, nhà xb Gallimard, tủ sách essais, loại bỏ túi), ông viết: "Văn chương không bắt đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy trối chết từ một cánh rừng ra, và chạy và la "chó sói, chó sói", và một con chó sói bén gót chú bé. Văn chương ra đời cái ngày chú bé la lớn "chó sói, chó sói", và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào. Chuyện chú bé lập đi lập lại một lời dối trá, và sau cùng bị chó sói ăn thịt chỉ phụ thuộc, nhưng điều quan trọng ở đây là: giữa con sói ở góc rừng và con sói ở góc trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là nghệ thuật văn chương."
Vẫn theo ông, trong bài đã dẫn: "Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là... giả tưởng. Gọi một câu chuyện là "chuyện thật, lịch sử thật", là làm "nhục" cả nghệ thuật lẫn sự thực." Hãy bám hiện thực. Hãy viết dưới ánh sáng của hiện thực xã hội chủ nghĩa... phiền một nỗi, Thiên Nhiên, bà mẹ đẻ ra hiện thực chủ nghĩa, vốn luôn luôn đánh lừa. Một nghệ sĩ lớn đúng ra là nên đi theo vết chân của bà, thay vì trung thành với chủ nghĩa hiện thực!"
*
Tu từ là con dao hai lưỡi. Nước đẩy thuyền đi, nhưng nước cũng làm lật thuyền; đây cũng là nguyên lý văn chương: nó chết, khi bội thực tu từ.
Nói nôm na: thùng rỗng kêu to.
Theo ý nghĩa đó, những câu thơ "thần" thường rất đỗi tự nhiên như... một lời nói. Thơ là lời nói, là bề mặt cuộc sống, theo nghĩa, những băn khoăn, thắc mắc siêu hình, "gây ám ảnh" đều phải ngoi lên đó để mà thở. Thơ là lời nói để mà quên đi, thay vì nhớ hoài, bởi vì có nhớ cũng không thể được. (Ôi, anh đâu có nhớ những lời em nói khi từ biệt, và sau này anh bịa đặt, tưởng tượng ra chúng, tưởng tượng ra em...).
Thơ, là để quên đi, chứ không phải để nhớ mãi. Chính vì quên, nên anh tưởng tượng ra em. Chính vì quên mà chúng ta đọc. (It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: Reading, Forgetting; S/Z; bản dịch tiếng Anh).
*
Một hình ảnh thơ thuộc loại quí hiếm thường không viện dẫn đến những hình thức tu từ. Gaston Bachelard coi thi ảnh, "image poétique" khác với ẩn dụ thơ (métaphore poétique), là vậy. Khi dùng bóng hồng để chỉ giai nhân, cánh buồm để chỉ con thuyền, tang thương dâu bể... chúng là những ẩn dụ thơ. Nhưng những câu văn như sau đây chẳng hạn, là những hình ảnh thơ; chúng không cần đến tri thức, không viện dẫn tu từ:
"Cây cầu kêu dưới bánh xe với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân cầu trong buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngã". (Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa)
"Trên chòi canh, hai con mắt nguời lính gác tối đen nhìn qua núi". (TTT, sđd).
Quá chút nữa, ẩn dụ trở thành viễn dụ (vision): con sói trong mê cung của Kafka ngày càng nhập một với con sói của cuộc đời.
Theo nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao Xuân Diệu coi việc làm thơ giống như chuyện cháy nhà. Và đây là một viễn dụ, theo tôi.
*
Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi nhặt nhạnh của nả hả?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập, và cháy nhà là hai việc rất khác nhau."
*
Như trên đã nói, văn chương bắt đầu bằng những từ: "là" (Em là gió, là mây...), "hình như" (là tình yêu), "như" ("sáng nay Nga như một con mèo ngái ngủ...", "buổi sáng sớm tinh sương như một vết thương mới lên da non"...). Tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thậm xưng, cường điệu....) đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Chúng ta tự hỏi: tại sao Xuân Diệu lại so sánh chuyện cháy nhà với chuyện làm thơ? Và cảm giác "mụ lị" của Trần Đăng Khoa, và thái độ "phản tỉnh" (tự kiểm thảo?) sau đó, có thể hiểu như thế nào?
Liệu có thể có một nối kết giữa con sói ở góc rừng, nỗi sợ của cậu bé, chuyện cháy nhà (chiến tranh, B.52, chủ nghĩa toàn trị sẽ phần thư tất cả, chỉ để lại những câu vè...), nỗi sợ của Xuân Diệu, con sói giả tưởng của ông...
Cả hai nhà thơ, Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa đều nhận ra một sự thực: có những câu thơ của Xuân Diệu đã vươn tới cõi thơ Đường, đã trở thành tự nhiên như cây cối, như sỏi đá, người đọc mê luôn, và chẳng cần biết tác giả là ai. Nhưng để cho những câu thơ tồn tại, phải quăng vào đó, một mớ váy đụp... Như một nhà thơ, Xuân Diệu biết rõ, thời gian qua đi, chủ nghĩa toàn trị sẽ qua đi, sẽ bị huỷ diệt, tới lúc đó, nàng công chúa sau giấc ngủ dài, rũ khỏi lớp váy đụp, vươn vai tỉnh dậy...

Là thi sĩ, làm sao ông không biết bài ca dao vịnh Phượng Hoàng:
Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió hòa,
Rũ lông, rũ cánh, lại ra phượng hoàng.
(Tôi viết lại theo trí nhớ).
    Chen Yun (Trần Vân), kinh tế gia, thuộc đảng bộ Bắc Kinh, trước khi mất vào tháng Tư, 1995, đã so sánh chính sách kinh tế Thị Trường Mới (New Market economy) của Trung Quốc như một con chim tư bản lớn lên ở bên trong cái chuồng xã hội chủ nghĩa (a capitalist bird growing up inside a socialist cage).
Liệu đã tới lúc con phượng hoàng thơ vỗ cánh thoát ra khỏi cái chuồng giam giữ nó?
Note: Loạt bài về TDK, Gấu viết theo lời yêu cầu của một người bạn, cho tờ Cánh Én. Một số, sau đăng trên Việt Mercury.  NQT


                                   
Giữa lòng đen
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.

Đỉnh cao chói lọi
Dọn

Dư luận cũng đặt giấu hỏi về sự bất thường của động thái cưỡng chế này của chính quyền tỉnh Hưng Yên ở một địa điểm chỉ cách trung tâm Hà Nội 13 km về hướng Đông Nam.
Đây là thứ tiếng Việt của mấy anh Bi Bì Xèo!
Chính tả sai, ở đâu, không thể sai ở BBC tiếng Việt được!
Thứ nữa, câu văn trên không rõ nghĩa. Đánh dấu hỏi về sự bất thường? "Bất thường" như thế nào? (1)
NQT
(1). Thành thực xin lỗi, Gấu không để ý đến câu sau đó:
Vì thông thường, trong thời điểm diễn ra các phiên họp quan trọng của Đảng và Nhà nước, chính quyền thường tránh không để xảy ra các vụ việc gây xôn xao dư luận, bất lợi cho Đảng.


Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý


Văn chương và Siêu hình: Về cuốn Linh Sơn